ĐỀ THI THỬ MÔN SINH HỌC - KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2011



Trang Anh Nam

ĐỀ THI THỬ MÔN SINH HỌC - KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2011

I. Phần chung cho tất cả thí sinh: (32 câu, từcâu 1 đến câu 32)

Câu 1:Enzim restrictaza dùng trong kĩ thuật chuyển gen có tác dụng là

a) mở vòng plasmit và cắt phân tử ADN tại những điểm xác định.
b) cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định..
c) chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
d) nối đoạn gen vào plasmit.

Câu 2:Khi một gen thực hiện 4 lần nhân đôi thì sốgen con tạo thành được cấu tạo hoàn toàn từnguyên liệu do môi
trường nội bào cung cấp là
a) 16
b) 14
c) 8
d) 15

Câu 3:Các cơchếcách li có vai trò quan trọng trong tiến hoá là
a) ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau, giúp mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng.
b) làm cho tần số kiểu hình của quần thể được ổn định qua các thế hệ của loài.
c) ổn định thành phần kiểu gen trong quần thể.
d) làm cho tần số tương đối các alen trong quần thể duy trì không đổi

Câu 4:Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột
biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBb × AaBb cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ
a) 9:16
b) 27:128
c) 15:36
d) 9:64


Câu 5: Ởngười, gen qui định màu mắt có 2 alen (A và a), gen qui định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen qui định
nhóm máu có 3 alen (IA, IBvà IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Số kiểu gen
tối đa có thể được tạo ra từ3 gen nói trên ở trong quần thể người là
a) 10
b) 54
c) 24
d) 64

Câu 6:Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây
có tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 ?
a) Aabb x AAbb.
b) Aabb x aaBb.
c) AaBb x AaBb.
d) aaBb x AaBb

Câu 7:Nguyên nhân gây bệnh phêninkêtô niệu ở người là do một loại
a) đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
b) vi khuẩn
c) đột biến gen

d) đột biến lệch bội.


Câu 8:Một gen chỉhuy tổng hợp một phân tửprôtêin có 298 axit amin và có nuclêôtit loại G = 540. Đột biến làm
gen bịmất 3 cặp A-T, sốnuclêôtit mỗi loại của gen đột biến là
a) A = T = 360 và G = X = 537
b) A = T = 357 và G = X = 540
c) A = T = 354 và G = X = 540
d) A = T = 360 và G = X = 540

Câu 9:Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm
a) mô tảquan hệdinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
b) mô tảquan hệdinh dưỡng và nơi ởgiữa các loài trong quần xã.
c) mô tảquan hệdinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
d) mô tảquan hệdinh dưỡng giữa các cá thểtrong quần thể.

Câu 10:Hiện tượng đồng qui tính trạng là hiện tượng
a) các nòi sinh vật khác nhau thuộc cùng một loài nhưng có kiểu hình tương tự.
b) một sốnhóm sinh vật có kiểu hình tương tựnhưng thuộc những nhóm phân loại khác nhau, có kiểu gen
khác nhau.
c) tiến hóa diễn ra theo hướng phân li, tạo thành những nhóm khác nhau nhưng có chung nguồn gốc.
d) sinh vật vẫn giữnguyên tổchức nguyên thủy của chúng trong quá trình tiến hóa.

Câu 11:Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền nhưsau P: 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa. Cho tự thụ phấn thì F4 kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ là
a) 0,032.
b) 0,2.
c) 0,0625
d) 0,0125

Câu 12:Khi nói vềsựhình thành loài bằng con đường địa lí, điều nào sau đây không đúng?
a) Là phương thức hình thành loài có ởcả động vật và thực vật.
b) Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơthểsinh vật.
c)  Cách li địa lí là nhân tốtạo điều kiện cho sựphân hóa trong loài.
d) Sựhình thành nòi địa lí là bước trung gian đểhình thành loài mới.

Câu 13:Dùng cônsixin đểxửlí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội
trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu
gen Aaaa ở đời con là
a)16:36
b) 6:36
c) 18:36
d) 8:36

Câu 14:Quần xã sinh vật là
a) một tập hợp các quần thểkhác loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, gắn
bó với nhau nhưmột thểthống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định.
b) một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.
c) một tập hợp các quần thểkhác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.
d) một tập hợp các quần thểkhác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm
nhất định

Câu 15:Trong một tếbào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân,
cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại
giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
a) ABb và a hoặc aBb và A.
b) ABB và abb hoặc AAB và aab.
c) Abb và B hoặc ABB và b.
d) ABb và A hoặc aBb và a

Câu 16:Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể chỉ liên quan đến một hay một số cặp nhiễm sắc thể gọi là
a) thể tứ bội.
b) thể lệch bội
c) thể tam bội
d) đa bội thể lẻ.

Câu 17:Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh
thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
a) nơi ở.
b) sinh cảnh
c) ổ sinh thái
d) giới hạn sinh thái

Câu 18:Trong một quần thể động vật giao phối, một gen có 2 alen A và a, gọi p là tần sốcủa alen A và q là tần số
của alen a. Quần thể được gọi là đang ởtrạng thái cân bằng di truyền khi tỉlệcác kiểu gen của quần thể tuân theo
công thức
a) p2+ q2= 1
b) P2+ pq + q2= 1
c) P2+ 4pq + q2= 1
d) P2+ 2pq + q2= 1

Câu 19:Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố ảnh hưởng
a) mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
b) kiểu phân bố cá thể của quần thể.
c) cấu trúc tuổi của quần thể.
d) sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.

Câu 20:Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
a) quần thểnhưng kết quảcủa chọn lọc tựnhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sựphân hoá vềmức độthành
đạt sinh sản
b) quần thểnhưng kết quảcủa chọn lọc tựnhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen qui định các đặc điểm
thích nghi với môi trường.
c) các cá thểnhưng kết quảcủa chọn lọc tựnhiên lại tạo nên các quần thểsinh vật có kiểu gen qui định kiểu
hình thích nghi với môi trường.
d) các cá thểnhưng kết quảcủa chọn lọc tựnhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi
trường.

Câu 21:Một cơ thể dị hợp 2 cặp gen, khi giảm phân tạo giao tử BD= 30%, kiểu gen và tần số hoán vị gen (f ) của
cơthểtrên là
a) BD:bd; f=40%
b) Bd/bD; f=40%
c) Bd/bD; f=30%
d) BD:bd; f=30%

Câu 22:Hiện tượng di truyền chéo liên quan đến trường hợp nào dưới đây?
a) Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thểthường.
b) Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thểgiới tính X không có alen trên Y.
c) Gen qui định tính trạng nằm ngoài nhiễm sắc thể.
d) Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thểgiới tính Y

Câu 23:Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên.     (2) Giao phối ngẫu nhiên. (    3) Giao phối không ngẫu nhiên.    
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.     (5) Đột biến.     (6) Di - nhập gen.
Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là
a) (1), (3), (4), (5).
b) (1), (2), (4), (5).
c) (2), (4), (5), (6)
d) (1), (4), (5), (6)

Câu 24:Tiến hành giao phấn hai cây đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ: 7 cây hoa màu trắng. Cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F2 chiếm tỉ lệ
a) 3:16
b) 1:4
c) 1:16
d) 7:16

Câu 25:Trường hợp di truyền liên kết gen xảy ra khi
a) bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản.
b) không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính.
c) các gen qui định tính trạng nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
d) các gen qui định các tính trạng phải trội hoàn toàn.
Câu 26:Sựkiện nào dưới đây không thuộc giai đoạn tiến hóa tiền sinh học?
a) Hình thành các chất hữu cơphức tạp prôtêin và axit nuclêic.
b) Sựhình thành màng.
c) Sựxuất hiện tếbào nguyên thủy
d) Sựtạo thành các côaxecva

Câu 27:Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?

(1): ABCDxEFGH →ABGFExDCH     (2): ABCDxEFGH →ADxEFGBCH
(x là kí hiệu tâm động)

a)  (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
b) (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động
c) (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
d) (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.

Câu 28:Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói vềgen cấu trúc?
a) Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình
phiên mã.
b) Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit amin
(intron).
c) Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽcác đoạn mã hoá axit amin
(êxôn) là các đoạn không mã hoá axit amin (intron).
d) Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tựnuclêôtit: vùng điều hòa, vùng mã hoá, vùng kết
thúc.

Câu 29: Một chuỗi thức ăn của sinh vật trên cạn thường có ít mắt xích là do
a) giữa các loài ngoài mối quan hệ hỗ trợ còn có mối quan hệ cạnh tranh.
b) các loài thân thuộc không ăn lẫn nhau.
c) tiêu hao năng lượng qua các bậc dinh dưỡng là rất lớn.
d) quần xã có độ đa dạng thấp.

Câu 30:Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?
a) Ađênin (A)
b) Guanin (G).
c) Uraxin (U).
d) Timin (T).

Câu 31:Cho các biện pháp sau:

(1) Đưa thêm một gen lạvào hệgen.                             (2) Cấy truyền phôi ở động vật.
(3) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệgen.     (4) Gây đột biến đa bội ởcây trồng.
Người ta có thểtạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp

a) (1) và (3)
b) (1) và (4).
c) (2) và (4).
d) (2) và (3)

Câu 32: Ởngười, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định thuận tay trái. Trên nhiễm
sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không được
sinh ra từ cặp bố mẹ AaXMXmx aaXMY?
a) Con gái thuận tay phải, mù màu.
b) Con trai thuận tay phải, mù màu.
c) Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường
d) Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường.
II. Phần riêng (8 câu): Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)
A. Theo chương trình Chuẩn ( 8 câu, từcâu 33 đến câu 40)

 

Câu 33:Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm thay đổi
số lượng nuclêôtit của gen?
a) Thêm một cặp nuclêôtit.
b) Mất một cặp nuclêôtit.
c) Thêm hai cặp nuclêôtit.
d) Thay thếmột cặp nuclêôtit.

Câu 34:Hệsinh thái nào sau đây có đặc điểm là được cung cấp thêm một phần vật chất và có sốlượng loài hạn chế?
a) Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
b) Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
c) Hệ sinh thái biển.
d) Hệs inh thái nông nghiệp.

Câu 35:Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?
a) Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sựphân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
b) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.
c) Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện của môi trường.
d) Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.

Câu 36:Trong tiến hóa, nhân tố làm cho đột biến được phát tán trong quần thểvà tạo ra nhiều biến dị tổ hợp là
a) quá trình giao phối
b) quá trình đột biến.
c) quá trình chọn lọc tự nhiên.
d) sự cách li.

Câu 37:Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là
a)  các tế bào khác loài đã hòa nhập trở thành tế bào lai
b) các tế bào đã được xử lí loại bỏ thành tế bào.
c) các tế bào sinh dục tự do
d) các tế bào xôma tự do được tách ra khỏi tổ chức sinh dưỡng.

Câu 38:Trong các nhân tố dưới đây, nhân tố chủ yếu quyết định trạng thái cân bằng số lượng cá thể của quần thể là
a) kiểu phân bố cá thể của quần thể.
b) mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
c) khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
d) sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể

Câu 39:Trong quá trình hoạt động của opêron Lac, đường lactôzơcó trong môi trường sẽ
a) liên kết với chất ức chế giúp cho vùng vận hành không cản trởenzim phiên mã hoạt động.
b) liên kết với vùng vận hành để cản trở quá trình phiên mã.
c) liên kết với gen điều hòa để vận hành quá trình phiên mã.
d) liên kết với các gen cấu trúc của opêron giúp thực hiện phiên mã

Câu 40:Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vịtiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là
a) cá thể
b) nòi
c) quần thể.
d) loài
 

B. Theo chương trình Nâng cao ( 8 câu, từcâu 41 đến câu 48)

Câu 41:Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, điều nào sau đây là không đúng?
a) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN
b) Trong quá trình nhân đôi ADN, có sựliên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
c) Sự nhân đôi ADN xảy ra ởnhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
d) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng


Câu 42:Người ta thường sử dụng phép lai nào sau đây để tạo ưu thế lai?
a) Lai khác nòi.
b) Lai khác thứ
c) Lai khác loài.
d) Lai khác dòng


Câu 43:Cho giao phối hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt được F1100%
thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1giao phối với nhau ởF2thu được tỉlệ70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân
đen, cánh cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài. Mỗi gen qui định một tính trạng, qui luật di truyền
chi phối hai tính trạng trên là
a) tương tác gen
b) liên kết gen không hoàn toàn (hoán vị gen).
c) di truyền liên kết với giới tính.
d) phân li độc lập


Câu 44:Vai trò chính của quá trình đột biến trong tiến hóa là đã tạo ra
a) sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ
b) những tính trạng khác nhau giữa các cá thể.
c) nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
d) nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.


Câu 45:Hiệu suất sinh thái là
a) tỉ lệ phần trăm giữa năng lượng được tích tụ ởmột bậc dinh dưỡng nào đó so với năng lượng được tích
tụ ởmột bậc dinh dưỡng bất kì ởtrước nó.
b) tổng năng lượng tích lũy qua các bậc dinh dưỡng.
c) sự thất thoát năng lượng qua các bậc dinh dưỡng.
d) hiệu số giữa năng lượng được tích tụ ởmột bậc dinh dưỡng nào đó so với năng lượng được tích tụ ở
một bậc dinh dưỡng bất kì ở trước nó.


Câu 46: Ở sinh vật lưỡng bội các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì
a) alen trội phổ biến ở thể đồng hợp
b) các alen lặn có tần số lớn.
c) các alen lặn ít ở trạng thái dị hợp.
d) alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình.


Câu 47:Trong quan hệ cùng loài, hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau là ví dụ về mối quan hệ
a) ức chế- cảm nhiễm
b) hỗ trợ.
c) cạnh tranh.
d) hội sinh


Câu 48:Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim sâu và ếch đều ăn châu chấu và sâu, rắn
hổ mang ăn ếch và chim sâu. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
a) rắn hổ mang
b) châu chấu và sâu.
c) chim sâu và ếch.
d) rắn hổ mang và chim sâu.


Script provided by Tranganhnam@yahoo.com




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu