Kiểm Tra Sinh Học 10 - HKII - Cơ bản




       Sở GD & ĐT Bình Dương                                        KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2009-2010
Trường THPT Chuyên Hùng Vương                                             Môn thi: SINH HỌC – 10KHXH
                - - - - - - - - - - - - -                                                                  Thời gian làm bài: 60 phút
               ĐỀ CHÍNH THỨC                                                               (Không kể thời gian phát đề)
- - - - - - - - - - - - - - - - - -
Họ và tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Số báo danh: . . . . . . . . . . . . .Lớp: . . . . . . .Mã Đề 828

Text Box: MÃ ĐỀ THI: 828

Câu 1:  Một quần thể VSV được nuôi cấy trong môi trường, sau 2 giờ 20 phút đã có số tế bào là 128000. Biết thời gian thế hệ của loài này là 20 phút. Tìm câu đúng:
       A.  Không kết luận nào đúng
       B.  Số tế bào ban đầu của quần thể là 1000
       C.  Số lần phân chia của các tế bào là 5 lần
       D.  Quần thể đã trải qua 8 thế hệ tế bào
Câu 2:  Việc làm tương, nước mắm là lợi dụng quá trình
       A.  Phân giải polisacarit.                                 
       B.  Lên men rượu.                                 
       C.  Phân giải protein.
       D.  Lên men lactic.
Câu 3:  Vi sinh vật nào sau đây không sinh sản bằng bào tử?
       A.  Đa số vi khuẩn .              
       B.  Nấm rơm.
       C.  Nấm mốc.                 
       D.  Xạ khuẩn.                
Câu 4:  Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại ở pha
       A.  Suy vong.
       B.  Lag                            
       C.  Log
       D.  Cân bằng                              
Câu 5:  Quá trình tiềm tan là quá trình
       A.  ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường.
       B.  Lắp axit nucleic vào protein vỏ.
       C.  Virut nhân lên và phá tan tế bào.
       D.  Virut sử dụng enzim và nguyên liệu tế bào để tổng hợp axit nucleic và nguyên liệu của riêng mình.
Câu 6:  Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 - 10 phút?
       A.  Vì nước muối vi sinh vật không phát triển.
       B.  Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức.
       C.  Vì nước muối gây co nguyên sinh vi sinh vật không phân chia được.
       D.  Vì nước muối gây dãn nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra.
Câu 7:  Quá trình ôxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là axêtaldehyt được gọi là:
       A.  Đường phân.   
       B.  Hô hấp hiếu khí.
       C.  Hô hấp kị khí.            
       D.  Lên men êtylic.         
Câu 8:  Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì:
       A.  Nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được.
       B.  Nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn.
       C.  Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn kí sinh bị ức chế.
       D.  Trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.
Câu 9:  Vi sinh vật nào sau đây có thể sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính?
       A.  Vi khuẩn hình cầu.             
       B.   Nấm mốc.              
       C.  Vi khuẩn hình sợi.
       D.  Vi khuẩn hình que.
Câu 10:  Trong điều kiện nuôi cấy liên tục, một quần thể vi sinh vật gồm 25 tế bào. Sau 30 phút, số tế bào của quần thể vi sinh vật đó là 100. Thời gian thế hệ g của quần thể trên là bao nhiêu?
       A.  5        
       B.  10      
       C.  15      
       D.  6        
Câu 11:  Cơ chế tác động của chất kháng sinh là:
       A.  Ôxi hoá các thành phần tế bào.
       B.  Gây biến tính các protein.                         
       C.  Bất hoạt các protein
       D.  Diệt khuẩn có tính chọn lọc.                                
Câu 12:  Lõi của virut cúm là:
       A.  ADN.            
       B.  Protein
       C.  ARN.             
       D.  ADN và ARN.
Câu 13:  Trong quá trình sinh trưởng của VSV, nguyên tố C, H, O, N, S, P có vai trò:
       A.  Cân bằng hóa thẩm thấu
       B.  Hoạt hóa enzim
       C.  Cấu tạo nên thành phần tế bào VSV
       D.  Là nhân tố sinh trưởng
Câu 14:   Trong số các virút sau, loại  virút chứa ADN (hai mạch) là:
       A.  Virút khảm thuốc lá.
       B.  HIV.
       C.  Virút cúm.
       D.  Phagơ T2.
Câu 15:  Trong quá trình phân bào của vi khuẩn, sau khi tế bào tăng kích thước, khối lượng, màng sinh chất gấp nếp tạo thành hạt:
       A.  Ribôxom.                             
       B.  Lizôxôm.
       C.  Mêzôxôm.
       D.  Gliôxixôm.                          
Câu 16:  Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì:
       A.  Tế bào có tính đặc hiệu.    
       B.  Virut và tế bào có cấu tạo khác nhau.
       C.  Virut có tính đặc hiệu
       D.  Virut không có cấu tạo tế bào      
Câu 17:  Trong các hình thức sinh sản sau đây, hình thức nào đơn giản nhất?
       A.  Giảm phân.      
       B.  Phân đôi.          
       C.  Nguyên phân.             
       D.  Nảy chồi
Câu 18:  Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là:
       A.  Biến tính các protein.
       B.  Diệt khuẩn có tính chọn lọc.                                
       C.  Ôxi hoá các thành phần tế bào.                            
       D.  Bất hoạt protein.
Câu 19:  Khi cho 1 tế bào vi khuẩn và một tế bào động vật vào môi trường rất nhược trương thì hiện tượng gì xảy ra?
       A.  Cả 2 tế bào đều trương lên nhưng không vỡ
       B.  Tế bào vi khuẩn bị vỡ, tế bào động vật trương lên nhưng không vỡ
       C.  Cả 2 tế bào đều bị vỡ
       D.  Tế bào động vật bị vỡ, tế bào vi khuẩn trương lên nhưng không vỡ
Câu 20:  Đặc điểm chỉ có ở vi rút mà không có ở vi khuẩn là:
       A.  Chứa cả ADN và ARN.
       B.  Chỉ chứa ADN hoặc ARN.
       C.  Có cấu tạo tế bào.
       D.  Chứa ribôxôm, sinh sản độc lập.
Câu 21:  Cho sơ đồ sau đây:
                     
                                                                                    .
                                   

Vị trí ( 1 ) và ( 2 ) trong sơ đồ trên lần lượt là:
       A.  Enzim prôtêaza và đường mantôzơ.                    
       B.  Vi khuẩn và rượu êtanol.
       C.  Nấm mốc và axit piruvic.
       D.  Nấm mốc và rượu êtanol.                          
Câu 22:  Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với kiểu dinh dưỡng còn lại?.
       A.  Vi khuẩn lưu huỳnh.              
       B.  Vi khuẩn nitrat hóa.           
       C.  Vi khuẩn sắt.
       D.  Vi khuẩn lam
Câu 23:  Nếu trộn axit nuclêic của chủng virut B với một nửa prôtêin của chủng virut A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lai sẽ có dạng:
       A.  Vỏ giống A và B , lõi giống B.
       B.  Giống chủng A.
       C.  Giống chủng B.
       D.  Vỏ giống A, lõi giống B.
Câu 24:  Yếu tố vật lý ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình muối chua rau quả là:        
       A.  Độ ẩm.                      
       B.  Độ pH.
       C.  Nhiệt độ.      
       D.  Ánh sáng.                             
Câu 25:  Các loại bào tử sinh sản của vi khuẩn bao gồm
       A.  Nội bào tử, ngoại bào tử.
       B.  Bào tử đốt, ngoại bào tử.                           
       C.  Nội bào tử, bào tử đốt.                               
       D.  Nội  bào t ử, ngoại bào tử, bào tử đốt.
Câu 26:  Mục đích của việc sử dụng môi trường nuôi cấy liên tục trong công nghiệp là gì ?
       A.  Để tăng thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật
       B.  Để thu nhiều sản phẩm và sinh khối tế bào vi sinh vật
       C.  Để duy trì mật độ tế bào vi sinh vật ở mức độ tối thiểu trong dịch nuôi cấy
       D.   Để hạn chế sinh trưởng của vi sinh vật
Câu 27:  Sản phẩm của quá trình lên men rượu là:
       A.  Etanol và CO2.
       B.  Etanol và O2.                                   
       C.  Nấm men rượu và O2.
       D.  Nấm men rượu và CO2.                              
Câu 28:  Để diệt các bào tử đang nảy mầm có thể sử dụng:
       A.  Các loại cồn.                                   
       B.  Các hợp chất kim loại nặng.                                 
       C.  Các andehit.
       D.  Các loại khí ôxit.
Câu 29:  Xạ khuẩn sinh sản bằng
       A.  Bào tử đốt.                           
       B.  Bào tử vô tính
       C.  Ngoại bào tử
       D.  Nội bào tử.                           
Câu 30:  Sự hình thành ADN và prôtêin của Phagơ diễn ra ở giai đoạn nào?
       A.  Giai đoạn lắp ráp.
       B.  Giai đoạn tổng hợp.
       C.  Giai đoạn hấp thụ.  
       D.  Giai đoạn xâm nhập. 
Câu 31:  Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất
       A.  Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
       B.  Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được
       C.  Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
       D.  Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được
Câu 32:  Ứng dụng không dựa vào sự phân giải ở vi sinh vật:
       A.  Cải thiện công nghiệp thuộc da   
       B.  Cung cấp chất dinh dưỡng cho sinh vật  
       C.  Sản xuất gôm sinh học       
       D.  Tạo bột giặt sinh học
Câu 33:  Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực
       A.  Thanh trùng nước máy
       B.  Tẩy trùng trong bệnh viện
       C.  Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại.   
       D.  Khử trùng phòng thí nghiệm.                                
Câu 34:  Để thủy phân tinh bột ứng dụng trong sản xuất kẹo, xirô, rượu... con người sử dụng enzim ngoại bào:
       A.  Amilaza       
       B.  Xenlulaza    
       C.  Lipaza          
       D.  nuclêaza      
Câu 35:  Một quần thể VSV có 100 tế bào. Sau 60 phút nuôi cấy, số tế bào của quần thể là 1600. Tìm câu đúng:
       A.  Quần thể đang ở cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng
       B.  Số lần phân chia của quần thể là 5 lần
       C.  Quần thể sẽ không tiếp tục phân chia nữa
       D.  Thời gian thế hệ của loài VSV này là 15 phút
Câu 36:  Capsome là:
       A.  Đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virut.
       B.  Đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi virut.
       C.  Lõi của virut.
       D.  Vỏ bọc ngoài virut.
Câu 37:  Vi khuẩn H. pylori ký sinh trong dạ dày người thuộc nhóm vi sinh vật:
       A.  Ưa kiềm.      
       B.  Ưa trung tính.                      
       C.  Ưa axit
       D.  Ưa lạnh
Câu 38:  Trong nuôi cấy không liên tục , để thu hồi khối lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng lại ở thời điểm nào là tốt nhất ?
       A.  Pha suy vong
       B.  Cuối pha lũy thừa đầu pha cân bằng
       C.  Đầu pha luỹ thừa
       D.  Cuối pha tiềm phát đầu pha lũy thừa
Câu 39:  Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20phút, số tế bào trong quần thể sau 2h là:
       A.  104.26
       B.  104.23.                              
       C.  104.24.                                   
       D.  104.25                                               
Câu 40:  Quá trình phân giải đường glucôzơ thành rượu do tác nhân nào sau đây?
       A.  Vi tảo.
       B.  Vi khuẩn.                             
       C.  Nấm sợi.                   
       D.  Nấm men.              

--------------------- HẾT ---------------------
Đáp án
1 B
2 C
3 A
4 C
5 A
6 C
7 D
8 C
9 B
10 C
11 D
12 C
13 C
14 D
15 C
16 C
17 B
18 A
19 D
20 B
21 D
22 D
23 C
24 B
25 B
26 B
27 A
28 B
29 A
30 B
31 D
32 C
33 A
34 A
35 D
36 A
37 C
38 B
39 A
40 D




1 comment:

  1. câu 37 vi khuẩn HP trong dạ dày ưa kiềm chứ nhỉ?? .-.

    ReplyDelete

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu