ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TOÁN - LỚP 9



 

PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP

TỔ PHỔ THÔNG


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: TOÁN - LỚP 9

Ngày kiểm tra: thứ Năm, ngày 19/12/2019

Thời  gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi)

ĐỀ BÀI:

Bài 1: (2,0 điểm) Tính:

a) b)  

Bài 2: (2,5 điểm) 

Cho các đường thẳng (d1) và (d2) .

  1. Vẽ đồ thị (d1) và (d2) trên cùng một mặt phẳng tọa độ. Tìm tọa độ giao điểm của chúng bằng phép toán.

  2. Hàm số y = ax + b có đồ thị (d3). Biết (d3) song song (d1) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là 2. Tìm a, b.


Bài 3: (1,0 điểm) 

Cổng chào thành phố Long Xuyên có dạng là một tam giác cân. Khoảng cách giữa hai chân cổng chào B và C là 34m. Góc nghiêng của cạnh bên BA với mặt phẳng nằm ngang là 620. Hãy tính chiều cao AH từ đỉnh cổng chào xuống đến mặt đường (đơn vị mét và làm tròn 1 chữ số thập phân).



Bài 4: (1,0 điểm) Một người dùng thước vuông góc để đo chiều cao của 1 cây như hình vẽ. Sau khi đo, người đó xác định được: HB = 1,5 (m) và BD = 2,3 (m). Tính chiều cao BC của cây (Làm tròn 1 chữ số thập phân).






Bài 5: (1,0 điểm) 

Trong đợt kiểm tra cuối học kỳ I, lớp 9A có 43 bạn đạt ít nhất 1 điểm 10; 39 bạn đạt ít nhất 2 điểm 10; một số bạn đạt ít nhất 3 điểm 10; 5 bạn đạt 4 điểm 10 và không có bạn nào đạt 5 điểm 10 trở lên. Hỏi số bạn đạt ít nhất 3 điểm 10 của lớp 9A là bao nhiêu biết tổng số điểm 10 của cả lớp là 101.

Bài 6: (2,5 điểm) 

Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ngoài đường tròn. Từ A vẽ hai tiếp tuyến AB, AC của đường tròn (O) với B và C là hai tiếp điểm. Vẽ đường kính BD của O; AD cắt (O) tại điểm thứ hai là E. Gọi H là giao điểm của OA và BC, K là trung điểm của ED.

  1. Chứng minh: Năm điểm A, B, O, K, C cùng nằm trên một đường tròn; OA vuông góc BC.

  2. Chứng minh: AE.AD = AC2.

  3. Đường thẳng OK cắt đường thẳng BC tại F. Chứng minh: FD là tiếp tuyến của đường tròn (O).


-Hết-

HƯỚNG DẪN CHẤM TOÁN 9 HK1 NĂM HỌC 2019-2020

Bài 1

   

  

Bài 2:

  1. Lập bảng giá trị    

  • Đúng mỗi cặp giá trị 0,25 ( 4 cặp )
    Vẽ đúng 2 đồ thị ( 0,25 x 2)

  • Chú ý: Nếu hệ trục không hoàn chỉnh trừ 0,25 đ

  • Tìm tọa độ giao điểm

  • Tìm đúng x= -2       (0,25)

  • Tìm đúng y = 2 và kết luận đúng tọa độ giao điểm ( 0,25 )

  1.      Tìm được a =1      ( 0,25 )

     Tìm được b = -2    ( 0,25)

  • Chú ý: nếu không có điều kiện của b ( tha )

Bài 3:

  • Nêu được H là trung điểm của BC ( 0,25đ) 

  • Tính đúng HB = 17  (0,25 ) 

  • Tính đúng AH 32,0    (0,25 )

( chú ý: kết luận AH 31,9 thì trừ toàn câu 0,25 đ )

  • Kết luận đúng   ( 0,25 ) 

  • Chú ý: Học sinh chỉ cần nói H là trung điểm của BC là được ( không cần lập luận). Nếu không có ý đó thì mất 0,25 đ ban đầu còn các ý sau chấm theo thang điểm.

Bài 4: 1điểm

 Chỉ cần nêu ra được tứ giác AHBD là hình chữ nhật ( nếu không nêu hcn trừ 0,25 )

Rồi suy ra:

HA = BD = 2,3     ( 0,25 )

Xét tam giác ABC vuông tại A, có AH là đường cao ( không có đường cao AH vẫn chấm )

     

BC = BH  + CH = 1,5 + 2,32:1,5 5 m

Vậy cây cao khoảng 5m                            ( 0,25 )

  • Chú ý: Bài toán thực tế phải vẽ hình (không có hình thì không chấm còn hình có số đo các góc chưa chính xác trừ 0,25 điểm toàn câu )

Bài 5: (1,0 điểm)

-Gọi x (học sinh) là số học sinh đạt ít nhất 3 điểm 10 (x nguyên dương) 0,25
-Tìm phương trình đúng
  43 + 39 + x + 5  =101 0,25
-Giải phương trình đúng tìm được x = 14 0,25

-Kết luận đúng                                                       0,25

 Cách khác:Gọi x  là  số bạn đạt ít nhất 3 điểm 10 (x nguyên dương) 0,25

 Ta có:  

Trong số x bạn có ít nhất 3 điểm 10 thì có 5 bạn có 4 điểm 10 và không có bạn nào đạt 5 điểm 10 trở lên, nên có (x-5) bạn đạt đúng 3 điểm 10. 0,25

Lập luận tương tự như thế, ta có (39 – x) bạn đạt đúng 2 điểm 10, 43 – 39 = 4 bạn đạt đúng 1 điểm 10.

Vậy ta có phương trình:

5.4 + (x-5).3 + (39 – x) . 2+4.1 = 101 0,25

Giải ra ta được số bạn đạt ít nhất 3 điểm 10 là: x = 14 bạn. 0,25


Chú ý: Hs giải theo cách khác gv chấm theo thang điểm tương tự, hs 

0,25

Bài 6: (2,5 điểm)






  1. Chứng minh năm điểm A, B, O, K, C cùng thuộc đường tròn

Chứng minh 4 điểm A, B, O, C cùng thuộc đường tròn đường kính OA          0,25

Chứng minh K  cùng thuộc đường tròn đường kính OA             0,25

*Chứng minh OA vuông góc với BC

Nêu được 0,25

Chứng minh 0,25

Chú ý: Thiếu luận cứ trừ 0,25 điểm cho toàn câu

  1.  Chứng minh AE.AD = AC2

Chứng minh 0,25

Chứng minh AB2 = AE. AD 0,25

AC2 = AE. AD 0,25

 c)  Chứng minh FD là tiếp tuyến của (O)

Chứng minh OB2 = OH. OA 0,25
Chứng minh OH. OA = OK. OF 0,25

Chứng minh OD2 = OK. OF và kết luận đúng 0,25


  • Chú ý: HS làm cách khác giáo viên phiên điểm tương tự
















PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP

TỔ PHỔ THÔNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9

Ngày kiểm tra: thứ Năm, ngày 12/12/2019

Thời  gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi)


ĐỀ BÀI:


PHẦN I: (3,0 điểm) Đọc - hiểu văn bản và Tiếng Việt 

Đọc phần văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

     (…)Một nhóm cô giáo ở Hà Tĩnh thấy cuộc sống khó khăn của các học trò vùng núi, đã đi xin và mua lại xe đạp cũ về sửa để mang tặng học trò. Một người thợ sửa xe đã giúp các cô sửa chữa và thay thế linh kiện hoàn toàn miễn phí. Mười bốn chiếc xe đạp cũ được các cô đưa lên vùng núi để trao tặng cho các em.

Biết mình sẽ qua đời khi mắc bệnh ung thư thần kinh đệm não cầu, bé gái Hải An, chỉ mới 7 tuổi, quyết định hiến giác mạc đem lại ánh sáng cho hai bệnh nhân, để một phần tốt đẹp của em ở lại với đời. 

Một lái xe Grab đã không ngần ngại thời tiết nóng và hành trình mưu sinh khó khăn của mình, dừng lại giúp một cô gái nước ngoài tìm lại chiếc ví rơi lọt dưới cống. “Thêm lý do để yêu con người Việt Nam”- cô gái Albany Owens chia sẻ trên mạng xã hội câu chuyện này với nỗi cảm kích và ngưỡng mộ. Hàng loạt bình luận tích cực khác về con người và đất nước Việt Nam sau câu chuyện này được tiếp tục chia sẻ. 

Những câu chuyện giản dị về lòng tốt, sự tử tế, bao dung của con người Việt Nam trong một năm qua - một bức tranh không thể đầy đủ nhưng vẫn mang lại cho ta rất nhiều hy vọng và niềm tin về nhân tính tốt lành. 

 (Trích Những lòng tốt giản dị của 2018, theo tuoitre.vn, 01/01/2019)

a) Tìm trong văn bản trên ít nhất 2 dẫn chứng được tác giả nêu ra về “lòng tốt, sự tử tế, bao dung của con người Việt Nam” trong năm 2018.

b) Qua văn bản trên, những câu chuyện giản dị về lòng tốt đã gợi nhắc cho em điều gì ? 

c) Tìm 1 lời được dẫn theo cách trực tiếp có trong văn bản trên.

d) Tại sao em kết luận đó là lời được dẫn theo cách trực tiếp ? 

PHẦN II: (7,0 điểm) TẠO LẬP VĂN BẢN 

Câu 1: (3,0 điểm) Nghị luận xã hội 

Nhà văn Tolstoi có câu: “Đọc một quyển sách tốt chẳng khác nào được trò chuyện với một người thông minh”.

Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (tối thiểu nửa trang giấy thi) trả lời câu hỏi: Vì sao phải đọc sách? 

Câu 2: (4,0 điểm)  Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Vì hạnh phúc tương lai

Ánh đèn khuya vẫn miệt mài

Bên mái trường mến yêu

Thầy cô cho em mùa xuân.”

Lấy đề tài mái trường mến yêu, kể một câu chuyện đáng nhớ nhất của em.

Đề 2: Bài thơ “Ánh trăng” như một câu chuyện nhỏ của nhà thơ Nguyễn Duy. Em hãy đóng vai người lính trong bài thơ kể lại câu chuyện ấy. 

(Lưu ý: Bài viết có sự kết hợp đối thoại, độc thoại nội tâm và yếu tố nghị luận)


-Hết- 



HƯỚNG DẪN CHẤM 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 9

Ngày kiểm tra: 12/12/2019


PHẦN I.  Đọc - hiểu văn bản (3 điểm):

a) Tìm trong văn bản trên ít nhất hai dẫn chứng được tác giả nêu ra trong văn bản về lòng tốt, sự tử tế, bao dung của con người Việt Nam” trong năm 2018.

       - HS chỉ đúng hai dẫn chứng được tác giả nêu ra trong văn bản vềlòng tốt, sự tử tế, bao dung”, không nhất thiết phải chép nguyên văn cả câu (đoạn) cho một dẫn chứng, hs có thể chỉ cần nêu những từ cơ bản để toát lên được dẫn chứng đó: (mỗi ý đúng 0.5 đ)  🡪 tối đa 1,0 đ

Ví dụ:

- Một nhóm cô giáo ở Hà Tĩnh thấy cuộc sống khó khăn của các học trò vùng núi, đã đi xin và mua lại xe đạp cũ về sửa để mang tặng học trò;

- Một người thợ sửa xe đã giúp các cô sửa chữa và thay thế linh kiện hoàn toàn miễn phí;

- Bé gái Hải An, chỉ mới 7 tuổi, quyết định hiến giác mạc đem lại ánh sáng cho hai bệnh nhân;

- Một lái xe Grab đã không ngần ngại thời tiết nóng và hành trình mưu sinh khó khăn của mình, dừng lại giúp một cô gái nước ngoài tìm lại chiếc ví rơi lọt dưới cống

b) Qua văn bản trên, những câu chuyện giản dị về lòng tốt đã gợi nhắc cho em điều gì ? 

* Đây là câu hỏi mở, HS có thể có nhiều ý kiến riêng, nhiều cách trả lời khác nhau, miễn là nêu được một điều nào đó có ý nghĩa từ văn bản đặt ra: đạt 0,5 đ.

         Ví dụ:  

         + Hãy (được quyền) hy vọng và có thêm niềm tin về những việc làm tốt đẹp đang hiện hữu rất nhiều  trong cuộc sống hôm nay.(lòng tốt/sự tử tế luôn hiện hữu giữa cuộc đời)

+  Ai cũng có thể trở thành người tốt khi có việc làm/ hành động đẹp, có ý nghĩa với cuộc sống. 

+ Em có thế sống tốt/làm việc tốt, vì thực ra việc tốt không phải là cái gì đó cao siêu, có thể là những điều rất giản dị…

+ Làm việc tốt mỗi ngày dù đó là công việc rất bình thường.

+ Mỗi việc làm tốt dù rất nhỏ vẫn đáng được trân trọng và ghi nhận.

        + Những việc làm tốt đẹp cần được lan tỏa để cuộc sống này có ý nghĩa hơn.

+ …(chấp nhận những ý kiến hợp lí khác)

* Lưu ý:  Nếu HS nêu ý kiến chưa rõ ràng (còn mơ hồ, chung chung) hoặc trả lời bằng câu mượn từ văn bản “gợi nhắc em về sự tử tế, bao dung của con người VN”: chỉ ghi   0.25 điểm. 

c) Tìm trong đoạn trích trên một lời dẫn trực tiếp. (0.5 điểm)

         - HS chỉ ra đúng lời dẫn trực tiếp: “Thêm lý do để yêu con người Việt Nam” 🡪0,5đ.

        - Nếu HS trích tắt theo cách dùng dấu ba chấm thay cho một số từ trong lời dẫn hoặc trích thêm phần - cô gái Albany Owens chia sẻ trên mạng xã hội câu chuyện này với nỗi cảm kích và ngưỡng mộ ở phía sau câu dẫn trên: chỉ ghi 0,25đ.

d) Tại sao em kết luận đó là lời được dẫn theo cách trực tiếp ? 

         - Học sinh giải thích hợp lí GV ghi 🡪 1,0 đ.

               + Dẫn nguyên văn lời của cô gái Albany Owens: 0,5 đ

               + Lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép: 0,5 đ.

* Nếu HS trả lời: - “Có dấu ngoặc kép hoặc đánh dấu bằng dấu ngoặc kép”: 0,25 đ

- “Đặt sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép”: 00đ.

PHẦN II: Tạo lập văn bản (7 điểm):

Câu 1: (3điểm): viết một đoạn văn nghị luận (tối thiểu nửa trang giấy thi) trả lời câu hỏi: Vì sao phải đọc sách? 

Học sinh có thể có nhiều ý kiến (hợp lí) khác nhau, diễn đạt nhiều cách khác nhau miễn đảm bảo đúng yêu cầu nội dung (vì sao phải đọc sách – vai trò, ý nghĩa, tác dụng của việc đọc sách) và hình thức (đoạn văn nghị luận – tối thiểu nửa trang giấy thi). 

MỘT VÀI GỢI Ý ĐỂ THAM KHẢO

* Về hình thức: 

- Lời văn mạch lạc - rõ ràng - trong sáng – có tính biểu cảm.

- Đoạn bản có bố cục rõ ràng chặt chẽ, cân đối (tổng – phân – hợp, hoặc diễn dịch hoặc qui nạp…). 

- Lập luận chặt chẽ. Lí lẽ, dẫn chứng (nếu có) hợp lí.

* Nội dung :

- “Sách” là gì? Học sinh có quyền nêu những cách giải thích khác nhau, miễn hợp lí. VD: sách là kho tàng tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng được nhân loại tích luỹ qua bao thế hệ/ là nơi lưu giữ.../ là nơi chứa đựng.../ là sản phẩm.../ là món ăn tinh thần của loài người trong đó chứa...: 0,5 đ

- Ý nghĩa/ vai trò của việc đọc sách: nêu được mỗi ý nghĩa: 0,5 đ. (tối đa: 2.0 đ).

Một số gợi ý: + đọc sách, tiếp thu được biết bao kiến thức, kinh nghiệm…

+ Làm giàu tâm hồn, bồi dưỡng tình cảm.

+ giúp giải toả căng thẳng (đọc sách là hình thức giải trí tuyệt vời).

+ Bồi dưỡng vốn từ, tăng khả năng diễn đạt.

+ Giúp mình không lạc hậu. 

+ Tránh xa những trò chơi vô bổ, tầm thường khác.

+ Rèn sự kiên nhẫn, kiên định.

+ Giúp có cơ hội thành công hơn.

- Từ nhận thức việc đọc sách rất quan trọng, bản thân sẽ tạo thói quen đọc sách...: 0,5đ.

 * TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:

- Học sinh thiếu nội dung nào thì không cho điểm nội dung đó.

- Nếu bài làm chỉ viết về SÁCH mà không phải là ĐỌC SÁCH: ghi tối đa 1.5đ.

- Bài làm sai lạc đề tài (viết về đề tài khác): chấm điểm hình thức, trình bày, đúng    kiểu bài NL, lập luận logic chặt chẽ… Tối đa ghi: 0,5 đ.

- Học sinh viết dư (phần phê phán hoặc dẫn chứng): Trừ 0,5 đ/nội dung dư

- Viết quá ngắn so với quy định (1/4 trang giấy thi):  Trừ 0,5 đ.

- HS tách đoạn: cứ 1 lần -> trừ 0,5 đ (TRỪ TỐI ĐA 1.0đ).

+ Học sinh không làm bài hoặc có sai lầm trầm trọng về nhận thức: 00 điểm:.

* Lưu ý : - Toàn bài thi chỉ được làm trong thời gian ngắn: 90’, nên không yêu cầu quá cao học sinh. Tuy nhiên cũng không nên dễ dãi, đánh giá thấp học sinh.

- HS sai nội dung nào trừ điểm nội dung đó, điểm trừ được cộng dồn ở tất cả các nội dung sai. 

- HS làm đầy đủ các nội dung của 1 bài nghị luận (không xác định đúng yêu cầu của đề): trừ 1.0đ

Câu 2 (4 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề.

Học sinh có thể trình bày bài văn tự sự bằng nhiều cách khác nhau miễn đáp ứng được yêu cầu đề. Khi chấm bài, giáo viên cần đánh giá cả hai mặt nội dung và hình thức diễn đạt.

MỘT VÀI GỢI Ý ĐỂ THAM KHẢO:

1/ Về nội dung bài viết

a/ Với đề 1: Lấy đề tài mái trường mến yêu, kể một câu chuyện đáng nhớ nhất của em.

- Qua văn bản tự sự, học sinh làm toát lên được câu chuyện đáng nhớ về đề tài mái trường mến yêu. Có thể là câu chuyện (kỉ niệm vui – buồn) với thầy/cô, bè bạn; có thể là một chuyến du lịch – tham quan ngoại khoá- trải nghiệm sáng tạo- mở rộng không gian lớp học với bạn bè, thầy cô;…Ngôi kể phải là ngôi 1.

- Bài văn thể hiện được những cảm xúc (nội tâm), những nhận xét – ý kiến (nghị luận) về các vấn đề được gợi ra trong quá trình kể.  

b/ Với đề 2: Bài thơ “Ánh trăng” như một câu chuyện nhỏ của nhà thơ Nguyễn Duy. Em hãy đóng vai người lính trong bài thơ kể lại câu chuyện ấy. 

(Lưu ý: Bài viết có sự kết hợp đối thoại, độc thoại nội tâm và yếu tố nghị luận)

- Trong bài văn, học sinh hóa thân thành người lính. Ngôi kể phải là ngôi 1.

- Bài văn phải làm toát lên được những ý sau: 

+ Những năm tháng tuổi thơ, những năm tháng làm người lính trên chiến trường – cuộc sống khó khăn, gian khổ, thậm chí đầy nguy hiểm, đối mặt cả cái chết… nhưng gắn bó với thiên nhiên, đặc biệt là gắn bó với vầng trăng (vầng trăng thành tri kỉ).   

+ Chiến tranh đi qua, con người được sống nơi thành phố, cuộc sống vật chất đủ đầy, sung túc… nhưng con người lại lãng quên, thờ ơ hờ hững với trăng (trăng đi qua ngõ, như người dưng qua đường).

+ Tình huống bất ngờ: mất điện, khiến con người đối diện với vầng trăng. Anh xúc động “rưng rưng”, kỉ niệm ùa về, gợi nhắc trong anh những tháng năm gian khổ mà ấm áp nghĩa tình, gợi nhắc cả một thời quá khứ…

+ Người nhận thấy: ánh trăng kia vẫn thuỷ chung như xưa, quá khứ vẫn vẹn nguyên, ân tình của nhân dân, quê hương… mãi tròn đầy, chỉ có anh là vô tình, vội lãng quên… Nhìn ánh trăng “im phăng phắc”, anh giật mình nhận ra sai lầm của bản thân: đó là sự nông nổi trong cách sống, đã có đèn quên trăng, lãng quên quá khứ; giật mình nhận ra cần phải thay đổi: sống ân tình, thuỷ chung hơn với quá khứ…

2/ Về hình thức bài làm:

- Lời văn mạch lạc - rõ ràng - trong sáng.

- Các sự việc, chi tiết và nhân vật tự sự chân thực.

- Biết kết hợp miêu tả (đặc biệt là miêu tả nội tâm), nghị luận; xây dựng đối thoại, độc thoại nội tâm…trong bài một cách hợp lí.

- Văn bản có bố cục 3 phần mở - thân -  kết chặt chẽ, cân đối. Chia đoạn phần thân bài một cách hợp lí. 

Không nhất thiết mở bài cứ phải giới thiệu nhân vật, giới thiệu sự việc…Học sinh có thể bắt đầu câu chuyện cách nào tùy ý, miễn đảm bảo tính hài hòa, chặt chẽ, sự gắn kết nhịp nhàng giữa các đoạn, các phần trong bài làm. Đặc biệt là với đề 2 (học sinh có thể bắt đầu câu chuyện từ bất cứ hoàn cảnh nào, sự kiện gợi dẫn nào; có thể bắt đầu từ kết thúc của bài thơ…). 

TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:

a/ Mức đầy đủ:

- Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên (cả nội dung và hình thức). Nội dung bài tự sự sâu sắc, ý tứ phong phú. Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả….       4,0 điểm.

b/ Mức chưa đầy đủ: Bài tự sự:

- Đáp ứng khá các yêu cầu nêu trên. 

- Hoặc bài viết có các sự việc – nhân vật – các yếu tố kết hợp hợp lí, kĩ thuật kể tốt, nhưng chưa thể hiện rõ câu chuyện đáng nhớ (đề 1), chưa làm nổi bật được sự thức tỉnh của người lính (đề 2).      Từ 3,0 🡪 3,5 điểm.

* Bài tự sự còn sơ sài, nghèo chi tiết: Từ 2,0🡪 2,5đ.

* Bài tự sự chung chung, mơ hồ hoặc có nhiều nội dung phi lí: Từ 0,5  🡪 1,5 điểm. 

* Bài tự sự không đúng đề tài: không kể về đề tài mái trường mến yêu (đề 1), không hóa thân thành người lính (đề 2) nếu viết tốt, nếu đáp ứng tốt các yêu cầu về hình thức nêu ở trên:             Ghi tối đa: 1,0 đ.

* Bài làm hoàn toàn không có đối thoại/ không có độc thoại nội tâm/ không có nghị luận: Trừ 0,5 điểm/ 1 nội dung thiếu. 

c/  Mức không tính điểm: HS không làm bài hoặc sai lầm trầm trọng về nhận thức.

* Lưu ý: - Nếu học sinh không chia đoạn trong văn bản (chỉ viết 1 đoạn):   Trừ 1,0 đ.

- Tùy mức độ sai sót của học sinh về hình thức trình bày: chính tả, dùng từ, dấu câu, ngữ pháp, bài dơ bẩn, gạch xóa tùy tiện …giáo viên có thể trừ từ 0,5 điểm đến tối đa 1,0 điểm (toàn bài).

            TRÊN ĐÂY CHỈ LÀ NHỮNG GỢI Ý MANG TÍNH ĐỊNH HƯỚNG, GIÁO VIÊN CẦN CĂN CỨ VÀO TÌNH HÌNH LÀM BÀI CỤ THỂ CỦA HỌC SINH ĐỂ CÓ CÁCH CHO ĐIỂM PHÙ HỢP (sau khi đã thống nhất và ghi nhận trong biên bản nhóm).

GIÁO VIÊN tuyệt đối không áp đặt quan điểm cá nhân, cứng nhắc, sáo mòn vào việc chấm bài, CẦN TRÂN TRỌNG NHỮNG BÀI LÀM CÓ SỰ SÁNG TẠO, NHỮNG Ý KIẾN MỚI LẠ (HỢP LÍ) CỦA HỌC SINH. 







PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP

TỔ PHỔ THÔNG

Trường: ………………………

Họ và tên: …………………

Lớp: ………………………….

Số báo danh: ……………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN TIẾNG ANH - LỚP 9

Ngày kiểm tra:  14/12/2019

Thời gian làm bài: 60 phút

(Học sinh làm bài trên tờ đề này)

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có hai trang)

Chữ ký giám thị

Số mật mã

Số thứ tự

✂- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 

ĐIỂM

LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

Số mật mã

Số thứ tự

  1. You will hear a conversation between a girl, Ellen, and a boy, Dave, about their study. For each question, choose the correct answer. (1 pt)

  1. Dave is worried that he is going to fail his _______________________________________________.

spoken test English test grammar test oral test

  1. Ellen thinks Dave’s English is ________________________________________________________.

poor good excellent fair

  1. Dave stayed up late last night because he _______________________________________________.

ate too much candy revised the lesson drank too much tea did his project

  1. Dave finished his project on fairy tales and legends _______________________________________.

before going to bed last night in thirty minutes

in sixty minutes before the test started

  1. Choose the word / phrase that best fits the space in each sentence to fill in the blank. (2 pts)

  1. Maryam and Lan have been ________________ for over two years and they often write to each other.

speakers pen pals students writers

  1. Music and painting are __________________ subjects.

option optional optionally optioning

  1. I can complete a __________________ English test if you want.

speak to speak speaker spoken

  1. The Ao Dai consists ___________ a long silk tunic that is slit on the sides and worn over loose pants. 

on in of with

  1. This test must be done _________________.

careful carefulness care carefully

  1. Van, a student from Ho Chi Minh City, is an __________________ student in the USA.

international national exchange interchange

  1. I come from England, so I’m not used to ________________ on the right when I am in Vietnam.

drive driven driving drove

  1. – Dad, can you help me with my assignment? – ______________________________________

What is the assignment about? That’s a good idea!

Don’t mention it. You’re welcome.

  1. Look at the sign / picture. Choose the best answer for each sign / picture and write down. (0.5 pt)

  1. What does the sign mean? ______________________________________________________

Kết quả hình ảnh cho no selfie stick

  • Selfie sticks cannot give beautiful photos. 

  • If you want to use selfie sticks, you have to ask for permission. 

  • Selfie sticks are not sold here. 

  • You are not allowed to use selfie sticks in this area.

  1. What should we do when we see this sign? _________________________________________

Hình ảnh có liên quan

  • We should be careful with animals on the street.  

  • We should be careful because there is road work ahead. 

  • We should drive very fast to go past this place.  

  • We should get out of the car and take some photos.  

  1. Read the following passage. Decide if the statements from 15 to 18 are True or False, and choose the correct answers for the questions 19 and 20. Write down(1.5 pts)

Bat Trang traditional village of Hanoi is a tourist attraction for local and foreign tourists. It is in Gia Lam District, about 13km away from the center of Ha Noi. To get there, you can take bus number 47 at Long Bien station or ride your own motorcycle. You will go through Chuong Duong bridge, then turn right along Red River dyke road about 7 km. Visiting the ceramic village, tourists are able to take part in many entertainment activities. One of them is riding buffalo vehicle to visit the village. Many people cannot miss out making a handmade ceramic gift. You will be provided a rotating table and a tray of clay. Shopkeepers will guide you to create a ceramic product. Finally, you can feel free to shape your product. Shapes like cup, pot, bowl are easy to make.

 

 








✂- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -  -  - -

After finishing your product, you have to wait for one hour to dry it. And then, you will decorate it with available colors. Near the ceramic village are many stores. You can enjoy dishes like rice cake, cassava bread, hotdog, grilled sweet potato, sugarcane juice, etc. Spending all day experiencing activities in Bat Trang can make you tired but it is a promising place for the amazing journey in Hanoi.

  1. According to the passage, Bat Trang is a tourist attraction as it produces nice clothes. ________

  2. Visitors do not cross any bridge to get to Bat Trang village. ________

  3. There are many activities to entertain the tourists there. ________

  4. Tourists can make cups, pots or bowls by themselves when visiting the village.      ________

  5. The passage mainly talks about ______________________________________________________.

  • the importance of tourism  

  • a traditional village as a tourist attraction

  • how to make things in a ceramic village

  • a trip abroad

  1. It can be inferred from the passage that ________________________________________________.

  • many people do not want to make a handmade gift

  • the shopkeepers do not help visitors make things 

  • people have to wait to take their product after making it  

  • it takes about thirty minutes to dry ceramic things

  1. Choose the correct word that best fits the blank space in the following passage to fill in. (1 pt)

At several schools (21) _______________, students are required to wear school uniforms. One of the main advantages of school uniforms is the reality that every student looks the same. Students who do not have enough means to buy expensive and fashionable clothes can surely (22) _______________ from this. Parents also save quite a bit of money. Another advantage of wearing school uniform is that you can feel proud because of the feeling that you belong (23) _______________ a certain school. Wearing school uniform is also important for you to save time changing clothes or outfits because you are trying to figure out the right combination of shirt, pants, blouse or skirt. This makes it easy for you to save time because you just need to wear your uniform when going to school. You do not have to compete with your classmates (24) _______________ everyone wears the same thing. 

  1. national international worldwide world

  2. change benefit make modernize

  3. in with from to

  4. because so so that however

  1. Use the correct form of the word given in each sentence. (1.5 pts)

  1. Do not _________________ the room without knocking. (entrance)

  2. When you take an exam, you are an _________________.                                       (examine)

  3. That country _________________ heavily on its tourist trade. (dependence)

  4. His performance in “Hamlet” was the most ________________.                           (impress)

  5. My house is ________________ situated near the school and the market. (convenient)

  6. The United States is increasingly a ________________ society.                                 (cultural)

  1. Rearrange the groups of words in a correct order to make complete sentences. (0.5 pt)

  1. used to / some years ago / stay in / Her brother / a small village /. /

  1. for the job / well-qualified / She / extremely / is / .

  1. Rewrite each of the following sentences in another way so that it means almost the same as the sentences printed before it. (2.0 pts)

  1. The beauty of the city made an impression on Maryam.

=> Maryam was

  1. Christmas was the last time we had a party.

=> We have

  1. It seems that there is no harmony in our house.

=> We wish

  1. “Where will you spend the coming vacation, Linda?” the teacher asked.

=> The teacher asked Linda

-Hết-

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN ANH VĂN 9 



  1. English test

  2. excellent

  3. drank too much tea

  4. before going to bed last night



  1. pen pals

  2. optional

  3. spoken

  4. of

  5. carefully

  6. exchange

  7. driving

  8. What is the assignment about?


  1. You are not allowed to use selfie sticks in this area.

  2. We should be careful because there is road work ahead.



  1. FALSE

  2. FALSE

  3. TRUE

  4. TRUE

  5. a traditional village as a tourist attraction

  6. people have to wait to take their products after making it



  1. worldwide

  2. benefit

  3. to

  4. because 



  1. enter

  2. examinee

  3. depends

  4. impressive

  5. conveniently

  6. multicultural


  1. Her brother used to stay in a small village some years ago.

  2. She is extremely well-qualified for the job.


  1. Maryam was impressed by the beauty of the city.

  2. We have not had a party since Christmas.

  3. We wish there were harmony in our house.

  4. The teacher asked Linda where she would spend the coming vacation. 


  • PHẦN I, II, III, IV, V, VI, VII: chấm theo đúng đáp án. (0,25 đ / câu đúng)

  • PHẦN VIII: 0,5 đ / câu đúng










BIÊN BẢN

THỐNG NHẤT ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN: ANH - KHỐI: 9

 NĂM HỌC: 2019 - 2020

Thời gian: 9h00 ngày 14 tháng 12 năm 2019

Tại: Trường THCS Nguyễn Văn Nghi

           Thành phần: 

  • Bà Trần Thúy Hòa – Cán Bộ Chỉ Đạo Môn Tiếng Anh – Quận Gò Vấp.

  • Giáo viên Tiếng Anh 9 – Quận Gò Vấp. 

              Chủ trì: Bà Trần Thúy Hòa - CBCĐ

              Thư ký: Bà Nguyễn Thị Đông Hà – Mạng Lưới Tiếng Anh Quận Gò Vấp. 


NỘI DUNG

  1. Thống nhất đáp án chấm Kiểm tra Học kỳ I năm học 2019 – 2020:

Phần I. 

Thang điểm: 0.25 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. Không điền từ vào chỗ trống/ sai chính tả: không cho điểm.

Phần II. 

Thang điểm: 0.25 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. Không điền vào chỗ trống / sai chính tả: không cho điểm: không cho điểm. 

  • Câu 12: Học sinh không viết dấu chấm hỏi: không trừ điểm. 

Phần III. 

Thang điểm: 0.25 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. Không điền vào chỗ trống: không cho điểm.

  • Sai chính tả 1 lỗi: không trừ điểm. 

  • Sai chính tả từ 2 lỗi trở lên: 0,0 điểm. 

Phần IV.  

Thang điểm: 0.25 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải ghi rõ True, False. 

  • Nếu viết tắt T/ F: không cho điểm. 

  • Câu 19, 20: Sai chính tả 1 lỗi: không trừ điểm; sai chính tả từ 2 lỗi trở lên: 0,0 điểm.

Phần V.  

Thang điểm: 0.25 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. Không điền vào chỗ trống / sai chính tả: không cho điểm: không cho điểm. 

Phần VI. 

Thang điểm: 0.25 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. 

  • Sai chính tả: không cho điểm. 

  • Bổ sung đáp án câu 27: depended.

  • Bổ sung đáp án câu 30: multi-cultural (có gạch nối hoặc không gạch nối: không trừ điểm). 

Phần VII. 

Thang điểm: 0.25 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh ghi thiếu dấu chấm câu: không trừ điểm. 

  • Sai chính tả: -0,25 điểm.

Phần VIII. 

Thang điểm: 0.5 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án: 

  • Lưu ý:  

Câu 33: 

  • Học sinh thêm các trạng từ bổ nghĩa cho impressed: như “really / deeply / very / so”: cho điểm. 

  • Nếu từ “impressed” sai: 0,0 điểm.  

  • Học sinh ghi đến từ “impressed” và các thông tin phía sau: cho 0,25 điểm. 

  • Học sinh chỉ viết tới “impressed”: Maryam was impressed: 0,0 điểm. 

  • Học sinh viết cả câu, nếu có sai 1 lỗi ngoài những lỗi phân tích trên: -0,25 điểm. 

Câu 34: 

  • Học sinh không viết “not: 0,0 điểm. 

  • Bổ sung đáp án: since last Chritmas: cho điểm. 

  • Sai giới từ: -0,25 điểm. 

  • “We have had no .....”: cho điểm.

Câu 35:

  • Bổ sung đáp án: We wish there was/were harmony in our house. / We wish we had harmony in our house. / We wish to have harmorny in our house

  • Học sinh thêm “a/an trước “harmony” hoặc viết “some harmonies”: -0,25 điểm.  

  • Học sinh viết câu vẫn còn từ “no”: 0,0 điểm. 

Câu 36: 

  • Học sinh viết “where would she”: -0,25 điểm. 

  • Học sinh viết “Linda” thay vì “she”: không trừ điểm. 

  • Học sinh viết “will”: 0,0 điểm. 

  • Học sinh viết dấu chấm hỏi: -0,25 / viết lại câu có dấu ngoặc kép: -0,25 điểm.


  1. Bài chấm chung:

Stt

Mã bài

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Tổng

1

A906/01

0,75

1,75

0,5

1,5

0,5

0,5

0,5

1,0

7,00

2

A906/02

1,0

1,5

0,5

1,5

0,5

0,5

0,5

1,0

7,00

3

A906/03

0,25

1,25

0,5

1,5

0,5

0,25

0,25

0,25

4,75

4

A906/04

0,75

1,25

0,25

1,25

0,0

0,25

0,0

0,25

4,00

5

A906/05

1,0

2,0

0,5

1,5

0,5

0,5

0,0

1,5

7,50

6

A906/06

0,75

1,25

0,5

1,25

0,75

0,25

0,5

1,5

6,75

7

A906/07

0,25

1,0

0,5

0,75

0,5

0,0

0,25

0,0

3,25

8

A906/08

0,5

1,5

0,5

0,5

0,25

0,0

0,25

0,75

4,25

9

A906/09

1,0

1,75

0,5

1,5

0,25

0,0

0,25

0,0

5,25

10

A906/10

1,0

2,0

0,5

1,5

0,5

1,0

0,5

2,0

9,00


Số bài trên TB: 05/10 Tỉ lệ: 50%


Biên bản được thông qua vào lúc 10h30 cùng ngày và không có ý kiến nào khác.


Chủ trì                                                                           Thư Ký


    Trần Thúy Hòa       Nguyễn Thị Đông Hà

UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: ĐỊA LÝ - LỚP 9

Ngày kiểm tra: Thứ bảy, ngày 14/12 / 2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam)

ĐỀ BÀI:

Câu 1 (3 điểm): 

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy nêu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng?


Câu 2 (2 điểm): 

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

  1. Nêu một số khác biệt trong phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây của vùng Bắc Trung Bộ.

  2. Đặc điểm dân cư xã hội có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển của vùng?


Câu 3 (3 điểm): 

Dựa vào bảng số liệu: Cơ cấu số lượng đàn gia súc ở nước ta năm 2000 và năm 2016 

(Đơn vị: %)


Năm

Tổng số

Trâu

Lợn

2000

100

10,6

15,2

74,2

2016

100

6,8

14,8

78,4


Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, em hãy:

  1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu số lượng đàn gia súc ở nước ta năm 2016.

  2. Từ bảng số liệu trên, nhận xét sự thay đổi tỉ trọng đàn gia súc ở nước ta giai đoạn 2000- 2016. Vì sao đàn lợn được nuôi nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng?


Câu 4 (2 điểm): 

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

  1. Xác định các tuyến đường bộ quan trọng của nước ta.

  2. Nêu ý nghĩa của tuyến quốc lộ 1A.


HẾT.

    UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020

MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 9

NGÀY KIỂM TRA: Thứ bảy, ngày 14/12/2019


Câu 1(3 điểm): Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng. Mỗi ý đúng 0,5 điểm

  • Tránh lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra vào mùa mưa bão.

  • Bồi đắp phù sa vùng cửa sông Hồng.

  • Làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.

  • Giúp nông nghiệp thâm canh, tăng vụ, công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động.

  • Nhiều di tích lịch sử được lưu giữ và phát triển.

  • Là nét đặc sắc của nền văn hóa sông Hồng, văn hóa Việt Nam.

Câu 2 (2 điểm): 

  1. Một số khác biệt trong phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây của Bắc Trung Bộ.


Miền núi,gò đồi phía tây

Đồng bằng ven biển phía đông 

Dân tộc

- Chủ yếu là các dân tộc: Tày, Nùng, Thái,(0,25điểm)

- Chủ yếu là người Kinh (0,25điểm)

Hoạt động kinh tế

- Nghề rừng

- Trồng cây công nghiệp lâu năm, làm rẫy 

- Chăn nuôi trâu bò đàn. (0,25đ)

- Sản xuất lương thực

- Trồng cây công nghiệp hàng năm

- Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

- Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ. (0,5đ)

  1. Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có truyền thống cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực. (0, 5điểm)

Khó khăn: mức sống của người dân chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế (0,25điểm)

 Câu 3 (3 điểm): 

  1.  Vẽ biểu đồ tròn: 

  • Tính số độ: 0,5 điểm 


Cơ cấu (%)

Số độ

Trâu

6,8%

  24,50

14,8%

53,30

Lợn

78,4%

282,20

  • Vẽ đúng, đẹp: 1,5đ (1 lỗi thiếu hoặc sai trừ 0,25đ)

  1. Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng đàn gia súc (0,5 điểm), nếu thiếu số liệu trừ 0,25điểm.

  2. Giải thích: 

- Là vùng đông dân, nhu cầu về thực phẩm (thịt) tăng. (0,25điểm)

- Là vùng trọng điểm về cây lương thực và hoa màu, là nguồn thức ăn cho vật nuôi. (0,25điểm)

Câu 4 (2 điểm): 

  1. Các tuyến đường bộ quan trọng của nước ta: QL1A, đường Hồ Chí Minh, QL 5, QL 18, QL 13, QL 51, QL 22, (1,0đ).(Nếu học sinh trả lời đúng 3 ý đạt 0,5 điểm; 6 ý đạt tròn số điểm).

  2. QL 1A là tuyến đường bộ quan trọng nhất nước ta, đi từ Lạng Sơn tới Cà Mau (0,5đ), nối liền các vùng kinh tế, các trung tâm kinh tế với nhau (trừ vùng Tây Nguyên) (0,5đ)

HẾT.



UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: GDCD - LỚP 9

Ngày kiểm tra: Thứ ba, ngày 10/12/2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)


ĐỀ BÀI:

Câu 1: (2,0 điểm)

danh sach 542 doanh nghiep hang viet nam chat luong cao 2019

Có 542 doanh nghiệp đạt nhãn hiệu chứng nhận 

HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO 2019

https://thoidai.com.vn/danh-sach-542-doanh-nghiep-hang-viet-nam-chat-luong-cao-2019-80615.html

a) Hình ảnh và thông tin bên đề cập đến nội dung bài nào em đã được học trong chương trình GDCD lớp 9? Em hãy trình bày khái niệm của nội dung bài học đó.

b) Nêu 2 ví dụ về nội dung bài học trên.


Câu 2: (2,0 điểm)

Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.

a) Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào để mang lại lợi ích trên?

b) Nêu 2 việc đã làm của em hoặc của các bạn thể hiện dân chủ có kỉ luật.

Câu 3: (2,0 điểm)

Em hãy nhận xét và giải thích các nội dung sau:

a) Ủng hộ những việc làm vì lợi ích chung của tập thể.

b) Chỉ cần bảo vệ độc lập dân tộc của đất nước mình là đủ.

c) Các nước trên thế giới cùng giải quyết các vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.

d) Công việc gì khó khăn thì đẩy cho người khác làm.

Câu 4: (2,5 điểm) 

           Trong giờ học tiếng Anh bản ngữ, bạn Huy thường hay có thái độ thiếu tôn trọng giáo viên người nước ngoài, lúc thì nói chuyện riêng, lúc thì cố tình làm sai yêu cầu của giáo viên.

   a) Em hãy nhận xét hành vi của Huy.

   b) Nếu em là bạn của Huy, em sẽ xử sự như thế nào? 

Câu 5: (1,5 điểm) 

Có ý kiến cho rằng:“Người tự chủ không bao giờ cần đến sự giúp đỡ của người khác”.

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Giải thích vì sao?


HẾT.





  UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN GDCD LỚP 9

NGÀY KIỂM TRA: 10/12/2019


Câu 1: (2,0 điểm)

  1. Hình ảnh và thông tin thể hiện bài Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả (0,5đ).

Khái niệm:  Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm (0,25đ) có giá trị cao (0,25đ) cả về nội dung và hình thức (0,25đ) trong một thời gian nhất định (0,25đ).

  1. Nêu 2 ví dụ đúng về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả (0,25đ/ ví dụ).

Câu 2: (2,0 điểm)

  1. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:  

- Dân chủ để mỗi người thể hiện và phát huy (0,25đ) sự đóng góp của mình vào công việc chung (0,25đ).

- Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho (0,25đ) dân chủ thực hiện có hiệu quả (0,25đ).

  1. Nêu 2 việc làm đúng của bản thân hoặc bạn bè (0,5đ/việc làm).

Câu 3: (2,0 điểm)

  1. Nội dung đúng (0,25đ). Giải thích hợp lý (0,25đ).

  2. Nội dung sai (0,25đ). Giải thích hợp lý (0,25đ).

  3. Nội dung đúng (0,25đ). Giải thích hợp lý (0,25đ).

  4. Nội dung sai (0,25đ). Giải thích hợp lý (0,25đ).

Nếu học sinh không ghi rõ “đúng” hoặc “sai” sẽ bị trừ 0,25đ/câu. 

Câu 4:(2,5 điểm)

  1. Nhận xét:

  • Hành vi của Huy là sai (0,5đ).

  • Huy không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới (0,5đ).

  • Nêu 2 tác hại (0,5đ).

  1. Nếu em là bạn của Huy, em sẽ: 

  • Học sinh nêu 2 cách cư xử hợp lý (mỗi cách cư xử 0,5đ).

Câu 5: (1,5 điểm)

  • Em không đồng ý với ý kiến trên (0,5đ). 

  • Giải thích hợp lý từ 2 ý trở lên (1,0đ). 

Gợi ý: 

+ Người tự chủ là người biết làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình chứ không phải là không bao giờ cần đến sự giúp đỡ của người khác.

+ Nêu tác dụng khi biết tự chủ.

+ Nêu tác hại nếu không bao giờ cần đến sự giúp đỡ của người khác.

+ Học sinh có thể nêu ý đúng khác.


HẾT.







  UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: HOÁ HỌC - LỚP 9

Ngày kiểm tra: Thứ năm, ngày 12/12/2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)

ĐỀ BÀI:

Câu 1: (2điểm) 

Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau:

          Cu → Cu(NO3)2 →  Cu(OH)2 → CuSO4 → Al2(SO4)3  

Câu 2: (1điểm) 

Viết phương trình hóa học xảy ra giữa các cặp chất sau:

  1.     Khí sunfurơ   +   natri hidroxit 

  2.     Đá vôi            +   axit nitric

Câu 3: (2điểm) 

Trình bày phương pháp hóa học nhận biết dung dịch các chất sau đây đựng riêng biệt trong các lọ: KOH, HCl, HNO3, Na2SO4.Viết phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 4: (2điểm) 

a. Các vật dụng bằng đồng như lư đồng, tượng đồng… để trong không khí một thời gian bị xỉn màu do đồng bị oxi hóa trong không khí thành đồng (II) oxit. Để đánh bóng các vật dụng bằng đồng, người ta lấy khăn khô nhúng vào nước vắt từ quả chanh rồi chà xát lên bề mặt của chúng, sau đó dùng khăn ướt lau lại lần nữa. Biết rằng nước từ quả chanh có pH = 3. Hãy giải thích tại sao? (không cần viết phương trình hoá học)

     b. Nêu hiện tượng xảy ra khi nhúng đinh sắt vào dung dịch đồng (II) nitrat một thời gian.

Câu 5: (3điểm) 

Cho 200ml dung dịch NaOH 1M phản ứng với 150 ml dung dịch Zn(NO3)2 1M.

  1. Viết phương trình phản ứng xảy ra.

  2. Tính nồng độ mol các chất tan có trong dung dịch sau khi tách kết tủa. Biết rằng thể tích dung dịch thu được thay đổi không đáng kể.

  3. Lọc lấy kết tủa thu được sau phản ứng, hoà tan hoàn toàn lượng kết tủa này vào dung dịch H2SO4 có nồng độ 19,6%. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 19,6% đã dùng.

(Cho Na = 23,  O = 16,  H = 1,  Zn = 65,  N = 14,   S= 32)

(Thí sinh được sử dụng bảng tính tan)

HẾT.

UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề có 2 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: SINH HỌC - LỚP 9

Ngày kiểm tra: Thứ ba, ngày 17/12 / 2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)


ĐỀ BÀI:

Câu 1: (3,0 điểm)

  1. Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN.

  2. Một gen có chiều dài 3060 A0 và số nuclêôtit loại T = 360 nuclêôtit.  Hãy tính tổng số nuclêôtit, số nuclêôtit mỗi loại và số liên kết phôtphođieste của gen.

  3. Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN từ mạch khuôn của gen. Trong quá trình này trình tự các nuclêôtit ở mạch khuôn của gen qui định trình tự các ribônuclêôtit của ARN theo nguyên tắc bổ sung ( Amạch khuôn – Umôi trường, Tmạch khuôn – Amôi trường, Gmạch khuôn – Xmôi trường, Xmạch khuôn – Gmôi trường). mARN sau khi được hình thành rời khỏi nhân ra chất tế bào để tổng hợp chuỗi axit amin. Ribôxôm dịch chuyển trên mARN đến khi gặp bộ ba kết thúc (bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin) thì quá trình dịch mã dừng lại, chuỗi axit amin được tổng hợp xong, axit amin mở đầu bị cắt bỏ không tham gia vào cấu trúc prôtêin. Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo NTBS, đồng thời cứ 3 nuclêôtit tương ứng với một axit amin.

  1. Qua đoạn thông tin trên em hãy xác định trình tự các nuclêôtit của đoạn gen đã tổng hợp cho đoạn mARN sau:

        – A – U – G – G - X – A – X – G – A – X – G – X – U – G - A –

  1. Dựa vào trình tự sắp xếp các ribônuclêôtit trong đoạn mARN ở câu a. Hãy tính số axit amin tự do cần dùng cho mỗi lần tổng hợp chuỗi polipeptit và số axit amin của phân tử prôtêin được tổng hợp từ đoạn mARN trên.

Câu 2: (1,5điểm) Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Nếu sai sửa lại cho đúng.

  1. Đột biến xuất hiện riêng lẻ, không theo hướng xác định.

  2. Thường biến là nguồn nguyên liệu trong tiến hóa và chọn giống.

  3. Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. 

  4. Đột biến không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.

 Câu 3: (2,0 điểm) 

  1. Hãy nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể ở kì đầu và kì sau trong quá trình nguyên phân. 

  2. Hình A, B dưới đây mô tả các kì của quá trình nguyên phân. Em hãy cho biết mỗi hình A, B dưới đây thuộc kì nào của quá trình nguyên phân?

A B

                                                                                                                                                                                

  1. Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 16. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST đơn, NST kép, Crômatit và tâm động có trong tế bào ở kì sau của nguyên phân?


Câu 4: (2,0 điểm)  Nêu những đặc điểm cơ bản của nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. 

Câu 5: (1,5 điểm)

  1. Phát biểu nội dung qui luật phân li độc lập của MenĐen.

  2. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định tính trạng hạt trơn, gen a quy định tính trạng hạt nhăn. Đem lai cây đậu Hà Lan hạt trơn không thuần chủng với cây đậu Hà Lan hạt nhăn. Hãy viết sơ đồ lai và cho biết kết quả thu được ở đời F1.

HẾT.












UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN SINH HỌC - LỚP 9

NGÀY KIỂM TRA: Thứ ba, ngày 17/12/2019


Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

3,0 đ





  1. Cấu tạo phân tử ADN:

  • ADN là một loại axit hữu cơ, cấu tạo gồm các nguyên tố C,H,O,N,P./

  • Là đại phân tử: dài hàng trăm micromet, nặng hàng triệu đvC/

  • ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một loại nuclêôtit. /

  • Có 4 loại Nu : A,T,G,X./

  • Trên mỗi mạch đơn các Nu liên kết với nhau theo chiều dọc bằng các liên kết hoá trị (liên kết photphodieste) rất bền vững ./ 

                (HS nêu 4/5 ý cho đủ điểm)

  1. Tính N (0,25đ), số Nu mỗi loại (0,25 x2), số liên kết (0,25đ)

  2. a. Trật tự sắp xếp các Nu của gen

  b. Số aa tự do, số aa trong protein

0,25x4






0,25x2

0,25x2

Câu 2

1,5đ 

  • Đúng a, c

  • Sai b, d.

  • Sửa sai

0,25x4

0,25x2

Câu 3

2,0đ

1.  Nêu diễn biến 2 kì.

2.  Xác định đúng các kì: A. Kì cuối, B. Kì giữa.

3. Số tâm động: 32, Số NST đơn: 32, Số NST kép: 0, Số cromatit: 0

0,25 x2

0,25 x4

Câu 4

2,0 đ

  • NST thường

  • Trong tế bào lưỡng bội, có các cặp NST thường (n>1)/

  • Đều là cặp tương đồng/

  • Chỉ mang gen qui định tính trạng thông thường của cơ thể./

  • NST giới tính

  • Trong tế bào lưỡng bội, thường tồn tại 1 cặp NST giới tính/

  • Là cặp tương đồng (XX) hoặc/ không tương đồng (XY, OX)

  • Mang gen qui định giới tính /và tính trạng không liên quan giới tính./

0,25 x8





Câu 5 1,5đ

  1. Nội dung qui luật

  2. - Xác định kiểu gen:

- Sơ đồ lai. TLKG, TLKH

0,5

0,25 x4


HẾT.



    UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN HÓA HỌC - LỚP 9

NGÀY KIỂM TRA: 12/12/2019

Câu 1: (2đ)

- Viết đúng 4 PTHH   (0,5đ/PT)

- Chưa cân bằng: (0,25đ/PT)

- Thiếu; sai điều kiện : trừ 0,25 đ/TH

- Sai CTHH: 0đ

Câu 2: (1đ)

- Viết đúng 2 PTHH (0,5đ/PT)

- Chưa cân bằng: (0,25đ/PT)

- Sai CTHH: 0đ

Câu 3: (2đ)

  • Lấy mẫu thử: 0.25đ

  • Dùng quì tím nhận ra dd bazơ (0.25đ), dd axit (0.25đ), và dd muối (0.25đ).

  • Chọn dung dịch thuốc thử đúng 0,25đ (thiếu từ dung dịch: 0đ)

  • Nêu được dấu hiệu phản ứng (tạo kết tủa trắng): 0.25đ (không ghi màu kết tủa: không trừ, không nêu hiện tượng: 0đ)

  • Không nêu mẫu thử còn lại: không trừ.

  • Viết đúng PTHH: 0,5đ 

  • Thử quỳ tím sai, khong tính điểm phần sau và PTHH.

Câu 4: (2đ)

         a.(1đ)Nước quả chanh có tính axit (0.5đ)

  • Axit trong quả chanh tác dụng với đồng (II) oxit, làm sạch các vật dụng bằng đồng. Biết rằng nước từ quả chanh có pH = 3.  

b.(1đ)

     -   Sắt bị hòa tan dần (0.25đ), có lớp bạc bám lên đinh sắt (0.25đ), màu xanh lam của dung dịch nhạt dần (0.25đ)

  • Viết đúng PTHH: 0.25đ.

Câu 5: (3đ)

  1. Viết đúng PTHH: 0,5đ

  2. Tính đúng 2 số mol đề cho: 0,5đ

  • Lựa dư đúng (làm đúng 4 dòng, có kết luận) : 0.25đ

  • Tính đúng Vdd sau : 0,25đ

  • Tính đúng 2 nồng độ mol dd sau: 0,5đ

  1. Viết đúng PTHH: 0,5đ

  • Tính đúng khối lượng axit: 0,25đ

  • Tính đúng khối lượng dd axit : 0,25đ

    • Sai, thiếu đơn vị: trừ 0,25đ/bài

    • Không thế số mol cho vào PT, không tính điểm số mol hỏi.

    • Không tính số mol cho (câu b), nhưng làm đúng 4 dòng: không tính điểm tính số mol cho, nhưng vẫn tính điểm phần tiếp sau.

    • PTHH câu c chưa cân bằng nước: chỉ tính điểm PT: 0,25đ, không tính điểm tiếp sau.

    • Câu b không tính số mol kết tủa thì câu c vẫn tính điểm khi tính đúng khối lượng axit và khối lượng dung dịch axit.

HẾT.


UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: VẬT LÝ - LỚP 9

Ngày kiểm tra: Thứ ba, ngày 17/12/2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)

ĐỀ BÀI:

Câu 1: (1,5 điểm) Nêu cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế. 

Vẽ sơ đồ mạch điện.


Câu 2: (1,0 điểm) Phát biểu định luật Ôm. Viết công thức và cho biết tên, đơn vị các đại lượng trong công thức.


Câu 3: (1,5 điểm) Trên một nồi cơm điện có ghi 220V - 600W. Nồi cơm điện được sử dụng ở hiệu điện thế 220V.

a. Nêu ý nghĩa số ghi trên nồi cơm điện.

b. Tính lượng điện năng tiêu thụ của nồi cơm điện trong 1 ngày. Biết 1 ngày nồi cơm điện được sử dụng trong 2 giờ.

c. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng nồi cơm điện đó trong 1 tháng (31 ngày), nếu giá 1 KWh là 1700 đồng.


Câu 4: (1,5 điểm) 

a. Hiện nay, lãng phí điện năng trong sản xuất, truyền tải và sử dụng ở nước ta là khá lớn khiến chính phủ phải đưa ra nhiều chương trình hành động để tiết kiệm điện năng. Em hãy nêu 3 biện pháp giúp sử dụng tiết kiệm điện năng. 

b. Theo thống kê trên địa bàn thành phố, hàng năm có nhiều vụ tai nạn điện xảy ra mà nguyên nhân chính là do không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Em hãy nêu 3 việc cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.


Câu 5: (1,0 điểm) 

    Kim nam châm khi đặt trước đầu ống dây dẫn có dòng điện chạy qua đứng yên như  hình 1.

    Hãy xác định tên các từ cực của ống dây và của kim nam châm. 


Câu 6: (3,5 điểm) 

Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 40 Ω nối tiếp điện trở R2 = 60 Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi U = 24 V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.

b) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.

c) Mắc thêm điện trở R3 song song với R1 để hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 gấp 4 lần hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3. Tính giá trị điện trở R3.


HẾT.


      UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN VẬT LÝ - LỚP 9

NGÀY KIỂM TRA: 17/12/2019

Câu 1: (1,5đ)

Mắc mạch điện như hình vẽ sau: 0,5đ





+ Dùng ampe kế đo cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn: I (A) 0,5đ

+ Dùng vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn: U (V) 0,5đ


+ Điện trở của dây dẫn được tính bằng:  R = U/I 0,5đ

Câu 2: (1,0đ)

- Phát biểu đúng. 0,5đ

- Công thức đúng. 0,25đ

- Chú thích đúng. 0,25đ

Câu 3: (1,5đ) 

a. 220V: hiệu điện thế định mức của nồi cơm điện 0,25đ

    600W: công suất định mức của nồi cơm điện khi sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Nồi cơm điện hoạt động bình thường. 0,25đ

b. Đổi = 600W = 0,6 KW

Lượng điện năng tiêu thụ của nồi cơm điện trong 1 ngày (2 giờ)

     A = .t = 0,6 . 2 = 1,2 KWh 0,5đ 0,5đb. Tính lượng điện năng tiêu thụ của nồi cơm điện trong 1 ngày. Biết 1 ngày nồi cơm điện được sử dụng trong 2 giờ.

c. Tiền điện mà nồi cơm điện phải trả khi sử dụng trong 1 tháng (31 ngày):

     1,2 . 31.1700 =  63240 đ 0,5đ

Câu 4: (1,5đ) 

a. Nêu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.

       + Sử dụng dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp.                                      0,25đ

+ Ngắt điện khi không sử dụng điện.                                                                      0,25đ

+ Sử dụng đèn LED thay cho đèn dây tóc.                                                            0,25đ

(+ Hẹn giờ sử dụng cho các thiết bị điện.)

b. Nêu một số quy tắc an toàn khi sử dụng điện

+ Thận trọng khi tiếp xúc với mạng điện gia đình vì hiệu điện thế  220V gây nguy hiểm.                                

                                                                                                                             0,25đ

+ Sử dụng các dụng cụ điện đảm bảo cách điện đúng chuẩn.                               0,25đ

+ Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện.                                                  0,25đ

(Ngắt dòng điện đi qua các thiết bị điện khi cần sửa chữa.)

Câu 5: (1,0đ)

-  Nêu được ở cuộn dây: C cực Nam, D cực Bắc (mỗi ý 0,25đ) 0,5đ

 - Ở nam châm: A cực Nam, B cực Bắc (mỗi ý 0,25đ) 0,5đ

Câu 6: (3,5đ)

a. Tính được R= 100 Ω    0,25 đ

                       U1= 9,6 V 0,25 đ

                       U2=14,4 V 0,25 đ

b. Tính được = 5,76 W 0,5 đ

c. Tính được R13= 15 Ω                                                                                                      1,0 đ

                      R3= 24 Ω    1,0 đ

-HẾT-

UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: LỊCH SỬ - LỚP 9

Ngày kiểm tra: ngày 10/12/2019

Thời  gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)


ĐỀ BÀI:

Câu 1: (3,0 điểm)

Trình bày tình hình kinh tế của nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nguyên nhân nào quan trọng nhất góp phần giúp nước Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới?


Câu 2: (3,0 điểm)

Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX?


Câu 3: (2,5 điểm)

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một tổ chức liên chính phủ được thành lập với mục đích duy trì hòa bình, an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo. 

a) Những dữ kiện trên đề cập đến tổ chức nào trên thế giới?

b) Hãy cho biết vai trò cơ bản của tổ chức đó?

c) Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức đó vào thời gian nào?


Câu 4: (1,5 điểm)

a) Em hãy cho biết xu thế phát triển chung của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt? 

b) Thế hệ trẻ Việt Nam cần có thái độ và hành động như thế nào trong xu thế hiện nay?


HẾT.
















    UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN LỊCH SỬ LỚP 9

NGÀY KIỂM TRA: 10/12/2019


CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

Trình bày tình hình kinh tế của nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nguyên nhân nào nhất góp phần giúp nước Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới?

3,0


* Tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh:

- Công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa/ sản lượng công nghiệp thế giới. (0,5)

- Nông nghiệp: gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp/ của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. (0,5)

- Nắm 3/4 trữ lượng vàng thế giới,/ là chủ nợ duy nhất trên thế giới. (0,5)

- Lực lượng quân sự mạnh nhất, /độc quyền vũ khí nguyên tử. (0,5)

2,0

* Nguyên nhân phát triển: 

- Ứng dụng khoa học kĩ thuật/ vào sản xuất. (0,5)

- Nhà nước có các chính sách phát triển kinh tế/ hợp lý, đúng đắn. (0,5)

1,0

2

Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX?

3,0


- Ngay khi nghe tin phát xít Nhật đầu hàng, nhiều nước Đông Nam Á/ đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang/ và tuyên bố độc lập/ như: In-đô-nê-xi-a (17-8-1945), Việt Nam (2-9-1945), Lào (12-10-1945).

1,0

- Phong trào tiếp tục lan nhanh sang Nam Á, Bắc Phi /như ở Ấn Độ, Ai Cập, An-giê-ri…

0,5

- Năm 1960 là “Năm Châu Phi”/ với việc 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. 

0,5

- Ngày 1-1-1959,/ cuộc cách mạng nhân dân Cu-ba thắng lợi. 

0,5

- Như vậy, đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân/ về cơ bản đã bị sụp đổ. 

0,5

3

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một tổ chức liên chính phủ được thành lập với mục đích duy trì hòa bình, an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo. 

a) Những dữ kiện trên đề cập đến tổ chức nào trên thế giới?

b) Hãy cho biết vai trò cơ bản của tổ chức đó?

c) Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức đó vào thời gian nào?

2,5


a) Tổ chức Liên hiệp quốc

0,5

b) Vai trò: duy trì hòa bình,/ an ninh thế giới,/ đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân /và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,/ giúp đỡ các nước phát triển/ kinh tế, xã hội…

1,5

c) 9/1977 Việt Nam là thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hiệp quốc

0,5

4

a) Em hãy cho biết xu thế phát triển chung của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt? 

b) Thế hệ trẻ Việt Nam cần có thái độ và hành động như thế nào trong xu thế hiện nay?

1,5


a) Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

0,75

b) Thế hệ trẻ Việt Nam: chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, giữ gìn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc…(HS có thể nêu nhiều ý khác nếu đúng và hợp lý)

0,75

HẾT.






No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu