dung dịch và nồng độ dd
Bài 36:
1. dung dịch là gì? Hãy kể vài loại dung môi thường gặp cho thí dụ về chát tan là chất rắn, chất lỏng, chất khí.
2. độ tan của một chất là gì? độ tan phụ thuộc vào những yếu tố nào? Thế nào là dung dịch bão hoà, chưa bão hoà.
Bài 37:
1. Tính độ tan của muối ăn (NaCl ) ở 20oC biết rằng ở nhiệt độ đó 50g nước hoà tan được tối đa được 17,95g muối ăn.
2. Có bao nhiêu gam muối ăn trong 5 kg dung dịch bão hoà ở 200C, biết độ tan của muối ăn ở nhiệt đó là 35,9g.
Bài 38:
1. Cho biết độ tan của chất A trong nước ở 100C là 15g còn ở 900C là 50g.Hỏi khi làm lạnh 600g dung dịch bão hoà A ở 900C xuống 10oC thì có bao nhiêu gam chất A thoát ra(kết tinh).
2. Cũng câu hỏi như câu 1 nhưng trước khi làm lạnh ta đun đuổi bớt (cho bay hơi) 200g nước.
Bài 39:
1. Những quá trình gì xảy ra khi hoà tan một chất vào nước? Nhiệt hoà tan là gì? Tại sao khi hoà tan KOH, H2SO4 vào nước thì nước bị nóng nên rất nhiều, còn khi hoà tan NH4Cl, NH4NO3 vào nước thì nước lại bị lạnh đi.
2. Tinh thể hiđrat là gì? Nước kết tinh là gì?
3. Tại sao có thể sử dụng đồng(II) sunfat khan để nhận biết vết nức trong xăng dầu hoặc chất béo lỏng.
Bài 40:
1. Tính % khối lượng nước kết tinh trong xođa Na2CO3.10H2O trong CuSO4.5H2O.
2. Để xác định số phân tử H2O kết tinh người ta lấy 25g tinh thể đồng sunfat ngậm nước CuSO4.xH2O(màu xanh), đun nóng tới khối lượng không đổi được 16g chất rắn trắng(CuSO4 khan). Tính số phân tử nứơc x.
Bài 41:
1. Hoà tan hoàn toàn 6,66g tinh thể Al2(SO4)3.nH2O vào nước thành dung dịch A. Lấy 1/10 dung dịch A cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 0,699g kết tủa. Xác định công thức của tinh thể muối sunfat của nhôm.
2. Hoà tan 24,4g BaCl2.xH2O vào 175,6g nước thì thu được dung dịch 10,4%. Tính x.
3. Cô cạn rất từ từ 200ml dung dịch CuSO4 0,2M thu được 10g tinh thể CuSO4.pH2O. Tính P.
Bài 42:
1. Nồng độ dung dịch là gì? Thế nào là nồng đọ phần trăm (khối lượng), nồng độ mol(mol/l)?
2. Lập biểu thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch bão hoà chất đó.
Bài 43:
1. Khối lượng riêng của một vật là gì? Đơn vị của khối lượng riêng như thé nào?
2. Khối lượng riêng của dung dịch được biểu diễn theo đơn vị nào?
3. Khi nói khối lượng riêng của nước ở 40C là lớn nhất, bằng 1g/cm3, em hiểu điều đó như thế nào? 1cm3 nước đá hoặc 1cm3 nước ở 500C nặng hơn hay nhẹ hơn 1gam?
Bài 44:
1. Tính số mol NaOH có trong 500ml dung dịch NaOH 20%(d=1,2g/ml)
2. Hãy thiết lập biểu thức tổng quát tính số mol chất tan A trong Vml dung dịch a nồng độ C%, khối lượng riêng d.
Bài 45:
1. Hãy biểu diễn dung dịch H2SO4 đặc 98%(d= 1,84g/ml) theo nồng độ mol.
2. Hãy lập biểu thức liên hệ giửa nồng độ phần trăm, khối lượng riêng và nồng độ mol.
Bài 46:
1. Cần lấy bao nhiêu gam NaCl để điều chế 500g dung dịch NaCl 10%.
2. Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam nước để điều chế 500g dung dịch CuSO4 8%.
Bài 47:
1. Cần thêm bao nhiêu gam NaCl vào 500g dung dịch NaCl 8% để có dung dịch NaCl 12%.
2. Cần thêm bao nhiêu gam nước vào 500g dung dịch NaCl 12% để có dung dịch NaCl 8%.
Bài 48:
1. Cô cạn cẩn thận 600g dung dịch CuSO4 8% thì thu được bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O.
2. Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O vào bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 4% để điều chế 500g dung dịch CuSO4 8%.
Bài 49:
Có hai dung dịch NaOH 3% và 10%
1. Trộn 500g dung dịch NaOH 3% với 300g dung dịch NaOH 10% thì thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu %?
2. Cần trộn 2 dung dịch NaOH 3% và 10% theo tỉ lệ khối lượng bao nhiêu để có dung dịch NaOH 8%.
Bài 50:
1. Trộn 300 g dung dịch HCl 7,3% với 200 g dung dịch NaOH 4%. Tính nồng độ % của các chất tan trong dung dịch thu được.
2. Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 20% (d=1,137g/ml) với 400g dung dịch BaCl2 5,2% thu được kết tủa A và dung dịch B. Tính khối lượng kết tủa A và nồng độ % của các chất trong dung dịch B.
Bài 51:
Trong 1 chiếc cốc đựng 1 muối cacbonat kim loại hoá trị I. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 10% vào cốc cho tới khi khí vừa thoát hết thu dược muối Sunfat nồng độ 13,63%. Hỏi đó là muối cacbonat kim loại gì?
Bài 52:
Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho thu được chất A. Chia A thành 2 phần bằng nhau:
1. Lấy 1 phần hoà tan vào 500g nước thu được dung dịch B. Tính nồng độ % của dung dịch B?
2. Cần hoà tan phần thứ 2 vào bao nhiêu gam nước để thu được dung dịch 24,5%
Bài 53:
1. Cần lấy bao nhiêu ml H2SO4 98% (d=1,84g/ml) để điều chế được 4 lit dung dịch H2SO4 4M
2. Hoà tan 3,94 g BaCO3 bằng 500 ml dung dịch HCl 0,4M. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M để trung hoà lượng axit dư ?
Bài 54:
1. Hoà tan V lit (đktc) khí SO2 vào 500g nước thì thu được dung dịch H2SO3 0,82%. Tính V?
2. Hoà tan m g SO3 vào 500 ml dung dịch H2SO4 24,5% (d=1,2g/ml) thu được dung dịch H2SO4 49%. Tính m?
Bài 55:
Trộn 50ml dung dịch HNO3 nồng độ x mol/l với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được dung dịch A. Cho một ít quỳ tím vào dung dịch A thấy có màu xanh. Thêm từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch A thấy quỳ tím trở lại màu tím. Tính nộng độ x.
No comments: