ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN: VẬT LÝ – KHỐI :10 - CỦ CHI
TRƯỜNG THPT CỦ CHI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN: VẬT LÝ – KHỐI :10
TỔ VẬT LÝ Năm học : 2013 – 2014
Ngày kiểm tra :12/12/2013 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề )
I-Phần chung cho tất cả học sinh (8 đ )
Câu 1: Chuyển động thẳng đều là gì?( 1 đ )
Câu 2: Sự rơi tự do là gì? Phương , chiều của sự rơi tự do như thế nào?(1 đ )
Câu 3: Nêu một ví dụ về tính tương đối của vận tốc của chuyển động .(1 đ )
Câu 4: Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Niu-tơn.(1đ)
Câu 5: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Húc.(1đ)
Câu 6: Một đĩa tròn bán kính 60cm,quay đều với chu kỳ 0,02s.Tìm tốc độ góc và tốc độ dài của một điểm nằm trên vành đĩa.(1đ)
Câu 7: Tính lực hấp dẫn giữa Mặt trời và Trái đất .Biết khối lượng của Mặt trời và của Trái đất lần lượt là
m1 = 2.1030 (kg) và m2 = 6.1024 (kg) , bán kính quỹ đạo của Trái đất là r = 1,5.1011 (m) ,
G = 6,67.10-11 (N.m2/kg2). (1đ)
Câu 8: Một vật có khối lượng 200g đặt trên mặt bàn nằm ngang.Hệ số masát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,1.Vật bắt đầu được kéo đi với lực F = 0,3 N có phương nằm ngang.Tính độ lớn của lực masát trượt và gia tốc của vật .Lấy g = 10 m/s2.(1đ)
II-Phần riêng (2đ):Học sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần riêng (phần A hoặc phần B)
A/ Theo chương trình chuẩn :
Câu 9a: Một vật khối lượng 11kg nằm yên trên bàn nằm ngang.Hệ số masát trượt giữa vật và bàn là 0,52. Để vật vừa đúng bắt đầu chuyển động thì độ lớn của lực tác dụng hướng lên theo phương 600 so với phương ngang vào vật phải bằng bao nhiêu?Lấy g = 9,8 m/s2 .(2đ)
B/ Theo chương trình nâng cao:
Câu 9b: Một vật trượt xuống theo mặt phẳng nghiêng một góc 350 so với mặt phẳng ngang thì mất một thời gian gấp hai lần thời gian mà nó trượt không masát theo mặt phẳng nghiêng một góc 350 so với mặt phẳng ngang Tính hệ số masát trượt giữa vật và mặt nghiêng.(2đ)
--- HẾT ---
Tags: Vật Lý 10, Vật Lý 10 HKI, Vật Ly 10 HKI Năm 2013-2014
No comments: