KIỂM TRA HỌC KÌ I - NH: 2013 - 2014 - MÔN: LÝ – KHỐI 10 - Trường THCS, THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPHCM                       KIỂM TRA HỌC KÌ I - NH: 2013 - 2014

Trường THCS, THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM          MÔN: LÝ – KHỐI 10

---------------------                                                          Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)                     

ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                

                                                 

Câu 1. (2,0 điểm)

1.1.Tổng hợp lực là gì?

1.2.Vận dung:

Cho hai lực thành phần đồng quy có độ lớn lần lượt là F1 = 10N, F2 = 15N. Hãy xác định hợp lực của chúng khi     . Vẽ hình.

Câu 2. (1,5 điểm)

     2.1. Phát biểu và viết biểu thức của định luật III Niu-tơn.

     2.2. Vận dụng:

Một quyển sách đặt nằm yên trên mặt bàn nằm ngang thì chịu tác dụng của lực hút trái đất (trọng lực) và phản

lực của mặt bàn. Hãy biểu diễn bằng hình vẽ các lực tác dụng lên quyển sách nói trên.

Câu 3. (1,5 điểm)

      3.1. Lực hấp dẫn là gì? Tại sao nói trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn?

      3.2. Vận dụng:

               Hãy tính lực hút giữa  Mặt trăng và Trái đất khi biết khối lượng của chúng (theo thứ tự đó) lần lượt là

            7,4.1022kg, 6.1024kg và khoảng cách hai tâm là 3,84.105km.

Câu 4. (2,0 điểm)

     4.1. Nêu điều kiện xuất hiện lực đàn hồi của lò xo.

     4.2. Vận dụng:

            Một lò xo có chiều dài tự nhiên 14cm, đầu trên được giữ cố định. Khi treo vào đầu dưới của lò xo một

            vật có khối lượng 150g thì chiều dài lò xo là 18cm. Lấy g = 10m/s2. Tính độ cứng của lò xo.

Câu 5. (3,0 điểm)

     5.1. Đặc điểm về độ lớn của lực ma sát trượt?

     5.2. Vận dụng:

             Một vật có khối lượng 200g đang nằm yên trên sàn. Tác dụng vào vật một lực kéo có phương ngang,

             độ lớn là F. Sau khi kéo được 3s vật đạt vận tốc 3m/s. Lấy g = 10m/s2.

a)      Tính gia tốc của vật và quãng đường vật đi được trong 2s đầu.

b)      Xác định F, biết rằng hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là mt = 0,2.

 

HẾT

 

      HỌ VÀ TÊN THÍ SINH:………………………………………………..

 

                                       SBD:………………….. …….………………………………….......…...

 

 

 

 

 

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu