ĐỀ THI HỌC KỲ I - VẬT LÝ - Khối lớp: 10 - LÊ THỊ HỒNG GẤM



 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PH/THPT LÊ THỊ HỒNG GẤM

 

                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

ĐỀ THI HỌC KỲ I

Ngày  20 - 12 - 2013

Môn:  VẬT LÝ -  Khối lớp: 10

Thời gian làm bài:  45 phút (không kể thời gian giao đề)

 

 

I.>  PHẦN CHUNG:  Dành Cho Tất Cả Học Sinh.

 

Câu 1: (2 điêm) 

a/ Tổng hợp lực là gì? Phát biểu qui tắc tổng hợp hai lực đồng quy ( quy tắc hình bình hành)? 

b/ Áp dụng :    Hai lực tác dụng vào vật rắn có độ lớn lần lượt là F1 = 12 N và F2 = 16 N. Tìm  độ lớn hợp lực của chúng nếu: 

+  hai lực này vuông góc nhau.                      

+  hai lực ngược chiều nhau.

 

 

Câu 2: (1,5 điểm)       Phát biểu nội dung các định luật I Niu-tơn và định luật III Niu- tơn?

 

 

Câu 3: (2,5 điểm) 

a/ Nêu định nghĩa và viết 1 công thức của lực hướng tâm? Nêu rõ tên và đơn vị các đại lượng 

     trong công thức đó?

b/ Áp dụng: Một vật có khối lượng 200g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính 10cm.Vật đi được 10 vòng trong 2 giây.

+  Tính chu kì? Tốc độ góc của vật?               

+  Tính lực hướng tâm tác dụng lên vật?

 

 

Câu 4: (2 điểm) 

Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên 20cm. Treo lò xo thẳng đứng và móc vào  đầu dưới của lò xo vật 200g thì lò xo dãn ra 2,5cm. Lấy g = 10 m/s2

a/ Tìm độ lớn lực đàn hồi khi này và độ cứng của lò xo?

b/ Nếu treo thêm một vật nặng có khối lượng 100g, chiều dài lò xo bằng bao nhiêu?

 

 

II.>  PHẦN RIÊNG:  Học sinh chỉ làm phần 5A hay 5B

 

Câu 5A: (2 điểm)  Dành cho các lớp từ 10A1 đến 10A7.

Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h1 = 20m so với mặt đất và đạt được tầm ném xa là L1= 20m. Lấy g = 10 m/s2.

a/  Tính thời gian chuyển động của vật?  Độ lớn vận tốc ban đầu của vật?

b/ Giữ nguyên độ lớn vận tốc ban đầu,  khi ném vật ở độ cao mới h2 thì tầm ném xa khi

    này L2 = 2h2. Tìm độ cao mới h2?

 

Câu 5B: (2 điểm)  Dành cho học sinh lớp 10A8.

Từ mặt đất một quả cầu được ném lên xiên góc =  30o so với phương ngang với vận tốc ban đầu 10 m/s.  Lấy g = 10 m/s2.

a/  Sau bao lâu vật chạm đất  và tầm bay cao của vật là bao nhiêu?

b/  Hãy tính góc  để tầm bay xa lớn nhất?

 

Hết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PH/THPT LÊ THỊ HỒNG GẤM

                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

ĐỀ THI HỌC KỲ I

Ngày  20 - 12 - 2013

Môn:  VẬT LÝ -  Khối lớp: 10

Thời gian làm bài:  45 phút (không kể thời gian giao đề)

 

I.>                          PHẦN CHUNG:  Dành Cho Tất Cả Học Sinh.

 

Câu 1 : (2 điêm) Phát biểu định luật III Niu-tơn? Nêu những đặc điểm của cặp " lực và phản lực" trong tương tác giữa hai vật?

 

Câu 2 : (2,5 điểm) 

a/ Phát biểu Định luật Húc (Hookes)? Viết biểu thức? Nêu rõ tên và đơn vi các đại lượng trong biểu thức?

b/ Áp dụng :  Một lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng 50 N/m, chiều dài tự nhiên là 15cm treo thẳng đứng. Đầu trên của lò xo cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng m = 150g . Tính chiều dài của lò xo khi đó? Lấy g = 10 m/s2.

 

Câu 3 : (1 điểm)

Cho hai lực đồng quy cùng tác dụng vào một vật rắn, có độ lớn F1 = 50 N, F2 = 80 N.

a/  Hợp lực của hai lực này có độ lớn lớn nhất và nhỏ nhất là bao nhiêu? Điều kiện để hợp 2 lực trên có độ lớn lớn nhất và điều kiện để hợp hai lực trên có độ lớn nhỏ nhất?

b/  Nếu vec-tơ  hai lực trên hợp với nhau 1200 thì độ lớn hợp lực của chúng là bao nhiêu?

 

Câu 4: (2,5 điểm)

a/ Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn?

b/ Hai chất điểm có khối lượt lần lượt là m1 = 5 tấn, m2 = 3 tấn, nằm cách nhau một khoảng r = 5 km. Tính lực hấp dẫn giữa chúng?

c/ Một vật có khối lượng 60 kg đặt cách mặt đất 640 km. Biết Trái Đất có khối lượng là 6.1024 kg, bán kính 6400 km. Tính trọng lượng của vật?

 

 

II.>  PHẦN RIÊNG: Học sinh chỉ làm câu 5A hay 5B

       

Câu 5A: (2 điểm)  Dành cho các lớp từ 10A1 đến 10A7.

Một ô tô có khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động thằng nhanh dần đều trên đường nằm ngang. Lực kéo của động cơ là 10000 N. Biết hệ số ma sát của xe với mặt đường là 0,1. Cho g =10m/s2.

a/ Vẽ hình phân tích các lực tác dụng lên ô tô?

b/ Tính lực ma sát,  gia tốc của ô tô và  quãng đường ô tô đi được sau khi khởi hành 10 giây?

c/ Sau 10s đó, người lái xe tắt máy. Tính thời gian ôtô đi thêm được cho đến khi dừng hẳn?

 

Câu 5B: (2 điểm) Dành cho học sinh lớp 10A8.

Một vật có khối lượng m = 10 kg được kéo trượt trên mặt phẳng ngang bởi lực kéo có độ lớn 50N hợp với phương nằm ngang một góc α = 600. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,02. Lấy g=10 m/s2.

a) Vẽ hình chỉ rõ các lực tác dụng lên vật khi vật trượt?

b) Tính độ lớn của lực ma sát trượt, gia tốc của vật, quãng đường vật đi được 10 s, kể từ lúc bắt đầu chuyển động?

c) Sau 10s đó, ngừng tác dụng lực kéo. Tính thời gian vật đi thêm được cho đến khi dừng hẳn?

 

HẾT

 

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu