KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ KHỐI 10 - BÙI THỊ XUÂN



TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN

 

KIỂM TRA HỌC KỲ I -NĂM HỌC 2013-2014

MÔN VẬT LÝ KHỐI 10

Thời gian làm bài : 45 phút

 

 

I.                   PHẦN CHUNG ( dành cho tất cả các lớp ) ( 6,5đ )

Câu 1(1đ5 ): Hãy nêu định nghĩa của lực? Thế nào là các lực cân bằng?

Câu 2 (1đ5 ): Phát biểu và viết biểu thức định luật II Newton ? 

Câu 3(2đ):  a) Phát biểu viết biểu thức định luật Húc? 

          b) Một lò xo có khối lượng không đáng kể có độ cứng K= 1,5N/cm, có chiều dài tự nhiên =30cm. Hỏi phải treo một vật có khối lượng m bằng bao nhiêu vào một đầu lò xo để nó có chiều dài 35cm. Lấy g=10 m/s2.

Câu 4: (1đ5) Một ôtô được xem là chất điểm có khối lượng m = 1,5 tấn chuyển động đều với vận tốc không đổi v = 54km/h qua một cái cầu vồng (cầu lồi) có bán kính cong 50m. Tính lực nén của ô tô lên cầu khi xe qua vị trí mà bán kính cong hợp với phương thẳng đứng một góc a=110. Lấy g = 9,8 m/s2 ;

 

II.                PHẦN BẮT BUỘC ( 3,5đ )

 

1. Phần bắt buộc dành cho các lớp ban A và A1 (10A1, 10A2, 10A3, 10A4, 10A5, 10A6, 10A7, 10A8, 10A9)

Câu 5(1đ5): Một vật có kích thước nhỏ có khối lượng m=4kg được kéo trượt đều trên mặt sàn mằm ngang nhờ một lực  có phương hợp với phương ngang một góc  như hình vẽ. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là . Tính độ lớn của lực . Lấy g = 10 m/s2.

 

Câu 6: (2đ) Vật m1 chuyển động thẳng đều trên mặt bàn với vận tốc v1 đến va chạm với vật m2 có khối lượng  đang đứng yên ở mép bàn. Bàn có chiều cao h=1,25m. Sau va chạm vật m1 , m2 rơi xuống đất cách chân bàn những khoảng d1=0,75m, d2=2,5m như hình vẽ. Bỏ qua sức cản của không khí lên các vật. Tính vận tốc v1. Lấy g=10 m/s2.

 

 

 

 

 

2. Phần bắt buộc dành cho các lớp ban B-D (10A10, 10A11, 10A12, 10A13, 10A14 )

Câu 7 (1đ5): Một máy bay đang bay ở độ cao h = 500m với vận tốc v = 220 m/s, khi qua đỉnh một ngọn cây, thả rơi một vật nặng m. Sức cản của không khí lên vật không đáng kể. Lấy g=10 m/s2.

a) Hãy viết phương trình chuyển động của vật trong hệ qui chiếu mà bạn tự chọn.

b) Tính vận tốc của vật khi chạm đất.

Câu 8 (2đ ): Một vật trượt không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 1,25m ; không vận tốc đầu. Lấy g=10m/s2.

a) Tìm vận tốc vật ở chân mặt phẳng nghiêng.

b) Tìm chiều dài mặt phẳng nghiêng và góc nghiêng của mặt phẳng so với mặt phẳng ngang. Biết thời gian vật trượt từ đỉnh đến chân dốc là 1s.

 

 

--HẾT--

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu