TUYỂN TẬP 80 BÀI TOÁN HÌNH HỌC LỚP 9 - bài 13



Bài 13 Cho tam giác  ABC vuông ở A (AB > AC), đường cao AH. Trên nửa mặt phẳng bờ BC chứa điển A , Vẽ nửa đường tròn  đường kính BH cắt AB tại E, Nửa đường tròn  đường kính HC cắt AC tại F.


  1. Chứng minh AFHE là hình chữ nhật.
  2. BEFC là tứ giác nội tiếp.
  3. AE. AB = AF. AC.
  4. Chứng minh EF là tiếp tuyến chung của hai nửa đường tròn  .

Lời giải:

1. Ta có : ÐBEH = 900 ( nội tiếp chắn nửc đường tròn )

=> ÐAEH = 900 (vì là hai góc kề bù). (1)

ÐCFH = 900 ( nội tiếp chắn nửc đường tròn )

=> ÐAFH = 900 (vì là hai góc kề bù).(2)

ÐEAF = 900 ( Vì tam giác  ABC vuông tại A) (3)


Từ (1), (2), (3) => tứ giác AFHE là hình chữ nhật ( vì có ba góc vuông).

2.  Tứ giác AFHE là hình chữ nhật nên nội tiếp được một đường tròn =>ÐF1=ÐH1 (nội tiếp chắn cung AE) . Theo giả thiết AH ^BC nên AH là tiếp tuyến chung của hai nửa đường tròn  (O1) và (O2)     

 => ÐB1 = ÐH1 (hai góc nội tiếp cùng chắn cung HE) => ÐB1= ÐF1 => ÐEBC+ÐEFC = ÐAFE + ÐEFC mà ÐAFE + ÐEFC = 1800 (vì là hai góc kề bù) => ÐEBC+ÐEFC = 1800  mặt khác ÐEBC và ÐEFC là hai góc đối của tứ giác BEFC do đó BEFC là tứ giác nội tiếp.

3. Xét hai tam giác  AEF và ACB ta có  ÐA = 900 là góc chung; ÐAFE = ÐABC ( theo Chứng minh trên)

  => DAEF ~DACB =>  => AE. AB = AF. AC.

* HD cách 2: Tam giác  AHB vuông tại H có HE ^ AB => AH2 = AE.AB (*)

               Tam giác  AHC vuông tại H có HF ^ AC => AH2 = AF.AC (**)

               Từ (*) và (**) => AE. AB = AF. AC

4. Tứ giác AFHE là hình chữ nhật => IE = EH => DIEH cân tại I => ÐE1 = ÐH1 .

DO1EH cân tại O1 (vì có O1E vàO1H cùng là bán kính) => ÐE2 = ÐH2.

=> ÐE1 + ÐE2 = ÐH1 + ÐH2ÐH1 + ÐH2 = ÐAHB = 900 => ÐE1 + ÐE2 = ÐO1EF = 900

=> O1E ^EF .

Chứng minh tương tự ta còng có O2F ^ EF. Vậy EF là tiếp tuyến chung của hai nửa đường tròn  .

 

Lưu ý: kí hiệu Ð có nghĩa là góc.




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu