ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 6



 

UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: ĐỊA LÝ - LỚP 6

Ngày kiểm tra: Thứ sáu, ngày 13/12 / 2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)


ĐỀ BÀI:

  1. TỰ LUẬN (5 điểm):

Câu 1 (3,0 điểm): Trái Đất có những vận động nào và các hệ quả của nó?

Câu 2 (2,0 điểm): Lớp vỏ Trái Đất có vai trò như thế nào đối với đời sống và hoạt động của con người?

II. THỰC HÀNH (5 điểm):

Câu 3 (3,0 điểm): Dựa vào Tập bản đồ Địa lí 6 ( Tập bản đồ trang 14,15), kết hợp kiến thức đã học:

  1. Xác định phương hướng của các chuyến đi sau: 

  • Từ TP. Hồ Chí Minh đến Tây Ninh

  •  Từ TP. Hồ Chí Minh đến Buôn Ma Thuột

  1.  Xác định tọa độ địa lí một số địa điểm sau: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Câu 4 (2,0 điểm): 

Dựa vào Tập bản đồ Địa lí 6 ( Tập bản đồ trang 14,15), kết hợp kiến thức đã học cùng với việc dựa vào tỉ lệ bản đồ Hình thể Việt Nam, em hãy: Đo và tính khoảng cách trên thực tế theo đường chim bay:

  1. Từ TP. Hồ Chí Minh đến Rạch Giá bao nhiêu km?

  2. Từ TP. Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu bao nhiêu km?

( Học sinh đặt phép tính)


HẾT.

(Lưu ý: Học sinh sử dụng Tập bản đồ Địa lí 6 khi làm bài)










UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020

MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 6

NGÀY KIỂM TRA: Thứ sáu, ngày 13/12/2019


  1. TỰ LUẬN (5 điểm):

Câu 1 (3,0 điểm)  Những vận động của Trái Đất và hệ quả của nó là: 

- Trái Đất tự quay quanh trục tưởng tượng theo hướng từ Tây sang Đông (0,5đ)🡪sinh ra các hệ quả: hiện tượng ngày và đêm không ngừng (0,5đ), sự lệch hướng của các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất. (0,5đ)

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên quỹ đạo (0,5đ) 🡪 sinh ra hiện tượng các mùa (0,5đ) và ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. (0,5đ)

Câu 2 (2,0 điểm): Vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người:

Lớp vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng với đời sống và hoạt động của con người(0,5đ)vì  đó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như(0,5đ): không khí, nước, sinh vật…(0,5đ) và là nơi sinh sống, hoạt động  của xã hội loài người. (0,5đ)

  1. THỰC HÀNH (5 điểm)

Câu 3 (3,0 điểm): 

  1.  Hướng của các chuyến đi là: 

  • Từ TP. Hồ Chí Minh đến Tây Ninh: Hướng Tây Bắc (0,75đ)

  • Từ TP. Hồ Chí Minh đến Buôn Ma Thuột: Hướng Đông Bắc (0,75đ)

  1.  Tọa độ địa lí một số địa điểm là:

  • TP. Hồ Chí Minh ( 1070Đ ; 110B ) (0,75đ)

  • Cần Thơ ( 1060Đ ; 100B ) (0,75đ)

Câu 4 (2,0 điểm): Đo và tính khoảng cách trên thực tế theo đường chim bay:

  1. Từ TP. Hồ Chí Minh đến Rạch Giá: 3cm (0,25đ)

3cm x 6 500 000 = 19 500 000 cm = 195km (0,75đ)

  1. Từ TP. Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu: 1cm (0,25đ)

1cm x 6 500 000 = 6 500 000cm = 65km (0,75đ)

( Nếu học sinh không đặt phép tính mà chỉ ghi kết quả thì tối đa đạt 1đ)

HẾT.











UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: GDCD - LỚP 6

Ngày kiểm tra: Thứ hai, ngày 09/12/2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)


ĐỀ BÀI:

Câu 1: (2,0 điểm)  








Ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đường đi.

a. Hình ảnh và câu tục ngữ bên nói đến phẩm chất đạo đức nào mà em đã được học trong chương trình GDCD lớp 6? Hãy trình bày khái niệm phẩm chất đạo đức đó.

b. Nêu 2 ví dụ thể hiện phẩm chất đạo đức trên.         


.         

Câu 2: (2,0 điểm)

Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là: tham gia đầy đủ, tự nguyện, sẵn sàng, nhiệt tình và làm tốt nhiệm vụ được giao, không cần ai kiểm tra nhắc nhở,... 

a. Theo em, tại sao chúng ta phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? 

b. Hãy nêu 2 việc đã làm của em thể hiện sự tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

     

Câu 3: (2,0 điểm) 

Nêu nhận xét và giải thích các nội dung sau:

a. Học sinh tắt hết đèn, quạt trước khi ra khỏi lớp.

b. Gặp bài toán khó bỏ, lên lớp chép bài của bạn.

c. Luôn chào hỏi ông bà, cha mẹ khi đi học về.

d. Đổ rác thải sinh hoạt hằng ngày xuống sông.


Câu 4: (2,5 điểm)

Hùng là học sinh lớp 6D, trong các giờ bán trú bạn thường xuyên trốn trực khi được phân công. Không những thế bạn còn ăn rất vội, bỏ thừa thức ăn, rồi chạy xuống sân chơi đá cầu với các bạn.

a. Em hãy nhận xét và giải thích việc làm của Hùng?

b. Nếu em phát hiện việc làm của Hùng, em sẽ làm gì?


Câu 5: (1,5 điểm) 

Có ý kiến cho rằng: “Chỉ cần lịch sự, tế nhị với người ta quen biết, còn đối với người khác thì không cần”.

Em có đồng tình với ý kiến trên không? Giải thích vì sao?


HẾT.






    UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN GDCD LỚP 6

NGÀY KIỂM TRA: 09/12/2019


Câu 1: (2,0 điểm)

a. Hình ảnh và câu ca dao thể hiện đức tính biết ơn (0,5 điểm).

Biết ơn là:   

- Sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm (0,5 điểm).

- Làm những việc đền ơn đáp nghĩa (0,5 điểm).

b. Nêu 2 ví dụ (mỗi ví dụ 0,25 điểm).


Câu 2: (2,0 điểm)

a. Ý nghĩa:

- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt (0.25 điểm).

- Rèn luyện những kỹ năng cần thiết (0.25 điểm).

- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể tốt đẹp (0.25 điểm).

- Được mọi người yêu quý (0.25 điểm).

b. Nêu 2 việc đã làm của em (mỗi việc đúng 0,5 điểm).


Câu 3: (2,0 điểm)

a. Nội dung này đúng (0,25 điểm). Giải thích hợp lý (0,25 điểm).

b. Nội dung này sai (0,25 điểm). Giải thích hợp lý (0,25 điểm).

c. Nội dung này đúng (0,25 điểm). Giải thích hợp lý (0,25 điểm). 

d. Nội dung này sai (0,25 điểm). Giải thích hợp lý (0,25 điểm).


Câu 4: (2,5 điểm)

a. Nhận xét 

- Việc làm của Hùng là sai (0.5 điểm). 

- Học sinh trả lời liên quan đến bài đã học: Vì không biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. (Không tôn trọng kỷ luật) (0.5 điểm).

- Nêu 2 tác hại (0.5 điểm)

b. Nêu được 2 cách giải quyết hợp lý (0.5 điểm/ 1 cách giải quyết).


Câu 5: (1,5 điểm)   

Em không đồng tình với ý kiến trên (0,5 điểm).

Học sinh giải thích hợp lý: đủ 2 ý (1.0 điểm).  

Gợi ý: Chúng ta cần phải lịch sự, tế nhị với tất cả mọi người (0,5 điểm). Thể hiện lối sống có văn hóa, được mọi người quý mến, xây dựng xã hội tốt đẹp (0,5 điểm).



HẾT.








UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề có 2 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: SINH HỌC - LỚP 6

Ngày kiểm tra: Thứ hai, ngày 16/12/2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)

ĐỀ BÀI:


Câu 1 (2.0 điểm)

 Trình bày đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm. Mỗi loại cho 2 ví dụ.


Câu 2 ( 2.0 điểm)

Để chứng minh hô hấp ở cây, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm sau: Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên hai tấm kính ướt rồi dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp vào, trong chuông A đặt thêm một chậu cây. Cho cả 2 chuông vào chỗ tối. Sau khoảng 6 giờ thấy cốc nước vôi ở chuông A bị đục và trên mặt có một lớp váng trắng đục dày, cốc nước vôi ở chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có lớp váng trắng mỏng.

a. Không khí trong hai chuông đều có khí gì? Vì sao em biết? 

b. Vì sao trên mặt cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn?

c.Trong thực tế cây xanh hô hấp vào lúc nào?

Câu 3 (2.0 điểm):

a.Cho biết bộ phận giúp thân to ra và dài ra.

b.Khi quan sát một cây gỗ lim vừa được đốn xuống, quan sát lát cắt ngang của thân cây đó người ta đếm được 60 vòng gỗ màu sáng và 60 vòng gỗ màu sẫm. Em hãy dự đoán xem cây gỗ lim trên bao nhiêu tuổi?

c. Một cây thân gỗ cao 6m, người ta đóng hai chiếc đinh đối diện nhau vào thân cây theo chiều ngang. Hỏi sau bốn năm khoảng cách giữa hai chiếc đinh đó có thay đổi không? Tại sao?


Câu 4 (2.0 điểm)

a. Em hãy cho biết thế nào là quang hợp?

b. Vùng đồi cát trắng ven biển Quảng Bình vốn là nơi khắc nghiệt nắng nóng. Thế nhưng chính nơi đây lại sản sinh ra nhiều loài cây bản địa, trong đó có cây bèo đất. Loài bèo đất này đường kính cây loại lớn khoảng 50mm. Trên mặt lá cây bèo đất mọc ra nhiều lông có chất dính như những giọt sương để thu hút sâu bọ:

1) Lá của cây bèo đất là dạng biến dạng nào của lá?

2) Dạng lá biến dạng này có ý nghĩa gì?

c. Em hãy quan sát hình dưới đây và cho biết lá  nào có kiểu gân hình mạng?

              








Hình 1: Lá gai              Hình 2: Lá rẻ quạt                Hình 3: Lá địa liền


Câu 5 (2.0 điểm):

Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai (Câu nào sai sửa lại cho đúng):

  1. Rễ móc giúp cây leo lên.

  2. Chồi lá có mô phân sinh ngọn.

  3. Lá dự trữ chứa nước và bảo vệ.

  4. Chồi hoa phát triển thành cành mang lá.

  5. Lá gồm có cuống lá, phiến lá, gân lá.

  6. Lá của cây nắp ấm là lá bắt mồi.


HẾT.















UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN SINH HỌC - LỚP 6

NGÀY KIỂM TRA: Thứ hai, ngày 16/12/2019

Câu 1:

a. Phân biệt rễ cọc, rễ chùm.

Rễ cọc

Rễ chùm

- Gồm 1 rễ cái to, khỏe đâm sâu xuống đất/ và nhiều rễ con mọc xiên./ Từ rễ con mọc ra nhiều rễ nhỏ hơn nữa./   

 - VD: Bàng, phượng, cải, ổi, …/

Mỗi ý 0.25 đ

-Gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau./ Mọc tỏa ra từ gốc thân thành 1 chùm./ 

-VD:  lúa, ngô, tỏi tây, …./


Mỗi ý 0.25 đ

b.Khi ăn su hào là ăn phần thân (0.25 đ)

câu 2: 

a.Trong hai chuông đều có khí cacbonic (CO2) (0.5 đ), vì  cả hai cốc nước vôi trong đều có lớp váng trắng. (0.5 đ)

b. Cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng dày hơn vì cây xanh đã thải thêm khí cacbonic. (CO2) (0.5 đ)

c. Trong thực tế cây xanh hô hấp suốt ngày đêm. (0.5 đ)

Câu 3

a.Bộ phận giúp thân to ra là tầng sinh vỏ / tầng sinh trụ.

 Bộ phận giúp thân dài ra là ngọn,/ ngọn-lóng  (mỗi ý 0.25 đ)

b. Cây gỗ lim 60 tuổi. (0.5 đ)

c. Khoảng cách giữa hai cây đinh sẽ thay đổi (0.25 đ) Vì ở thân có sự phân chia tế bào của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. (0.25 đ)

Câu 4:

a. Quang hơp là quá trình lá cây nhờ chất diệp lục/, sử dụng nước, khí cacbonic/ và năng lượng ánh sáng mặt trời /để chế tạo tinh bột và thải khí oxi. (1.0 đ)

 b.

1)Lá bắt mồi. (0.25 đ)

2)Bắt và tiêu hóa mồi. (0.25 đ)

 c. Gân hình mạng là hình 1 lá gai. (0.5 đ)

Câu 5:

Nhận định chính xác mỗi câu đạt 0,25 điểm. Giải thích đúng mỗi câu đạt (0,25 điểm)

Câu

Nội dung

Nhận định

Sửa lại cho đúng

a

Rễ móc giúp cây leo lên.


Đ


b

 

Chồi lá có mô phân sinh ngọn.


Đ


c

Lá dự trữ chứa nước và bảo vệ.


S

Lá dự trữ chứa chất dự trữ.


d

Chồi hoa  phát triển thành cành mang lá.


S

Chồi hoa  phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa.


e

Lá gồm có cuống lá, phiến lá, gân lá.

Đ


f

Lá của cây nắp ấm là lá bắt mồi.

Đ


Hết .


UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: VẬT LÝ - LỚP 6

Ngày kiểm tra: Thứ hai, ngày 16/12/2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)

ĐỀ BÀI:

Câu 1: (1,5 điểm) 

  1. Nêu cách xác định thể tích một vật rắn không thấm nước bằng bình tràn.

  2. Khi dùng một bình tràn để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước. Lượng chất lỏng tràn ra bình chứa được đổ vào bình chia độ như ở hình 1. Hãy xác định thể tích của vật.

Câu 2: (1,0 điểm) Quan sát hình 2 và xác định: Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất 

của thước. Độ dài của cây bút chì là bao nhiêu?

Câu 3: (1,5 điểm)

  1. Thế nào là hai lực cân bằng.

  2. Em hãy chỉ ra trong các trường hợp nào sau đây thì vật đang chịu tác dụng của hai lực cân bằng:

- Con diều đang bay lượn trên bầu trời.

- Quyển sách đang nằm yên trên bàn.

Câu 4: (2,0 điểm) 

Treo một quả nặng vào đầu của một sợi dây được gắn trên giá đỡ làm quả nặng đứng yên như hình 3. 

  1. Nêu tên các lực tác dụng lên quả nặng. Xác định phương chiều của các lực đó.

  2. Em có nhận xét gì về tính chất của các lực này? 

Câu 5: (2,5 điểm) 

 Một quả cầu có khối lượng 0,156 tạ và thể tích 0,002 m3. 

a. Tính trọng lượng của quả cầu.

b. Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu. Dựa vào bảng khối lượng riêng của một số chất ở bên cạnh, hãy cho biết quả cầu làm bằng chất gì? 

Câu 6: (1,5 điểm) 

Kể tên các loại máy cơ đơn giản đã học. 

           Các vật có ở các hình 4, 5, 6 là ứng dụng của loại máy cơ đơn giản nào:









HẾT.

      UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN VẬT LÝ - LỚP 6

NGÀY KIỂM TRA: 16/12/2019

Câu 1: (1,5đ)

  1.  Nêu được đúng cách đo                                                          1,0 đ

  2. Thể tích của môt viên bi: 0,5 đ

( Thiếu từ “thả chìm” -0,25đ, thiếu hoặc sai đơn vị -0,25đ)

Câu 2: (1,0đ)

GHĐ: 15 cm                                                                                                                0,25 đ

ĐCNN: 0,2 cm 0,25 đ

Độ dài cây bút chì: 12,8 cm 0,5 đ

(Thiếu hoặc sai đơn vị -0,25đ/câu)

Câu 3: (1,5đ) 

a) Đúng định nghĩa. 1 đ

b) Quyển sách đang nằm yên trên bàn. 0,5 đ

Câu 4: (2,0đ)

a) Các lực tác dụng lên quả nặng: Trọng lực, lực ke của sợi dây. 0,5 đ

 -  Trọng lực: Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dười. 0,5 đ

 -  Lực kéo của sợi dây: Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. 0,5 đ

b) Đây là 2 lực cân bằng                                        0,5 đ

Câu 5: (2,5đ)

a) Trọng lượng của quả cầu:

 P = 10.m = 10.15,6 = 156 (N) 1,0đ

b) Khối lượng riêng của quả cầu:

     D = = 15,6 : 0,0002 = 7800 (kg/m3) 1,0 đ

Quả cầu được làm bằng sắt.               0,5 đ

               

( Thiếu hoặc sai đơn vị -0,25đ/câu, thiếu công thức -025đ/công thức)

Câu 6: (1,5đ)

Các loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. 0,75 đ

- Hình 4: Ròng rọc         0,25 đ                                                                                                              

- Hình 5:  Đòn bẩy 0,25 đ

- Hình 6: Mặt phẳng nghiêng 0,25 đ


-HẾT-

UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: LỊCH SỬ - LỚP 6

Ngày kiểm tra: Thứ hai, ngày 09/12/2019

Thời  gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)


ĐỀ BÀI:


 Câu 1: (3,0 điểm) 

a) Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông đã được học? 

b) Nêu thời gian, địa điểm hình thành và các tầng lớp xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông.

Câu 2: (3,0 điểm) 

            Em hãy cho biết hai phát minh quan trọng vào cuối thời nguyên thủy ở nước ta. Nêu ý nghĩa của hai phát minh đó.

Câu 3: (2,5 điểm) 

Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang. Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đầu tiên này.

Câu 4: (1,5 điểm) 

a) Sự tích “Trầu cau và Bánh chưng, bánh giầy” cho ta biết người thời Văn Lang có những phong tục gì?

  1. Kể tên một số phong tục mà người Việt còn lưu giữ đến ngày nay.

c) Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn những phong tục tốt đẹp của dân tộc?


HẾT.

        UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN LỊCH SỬ LỚP 6

NGÀY KIỂM TRA: 09/12/2019


Câu 

Nội dung

Điểm

1

a) Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông đã được học? 

b) Nêu thời gian, địa điểm hình thành và các tầng lớp xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông.

3,0



a) Tên quốc gia: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.

1,0

b) - Thời gian hình thành: Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN.

0,5

- Địa điểm hình thành:  Ở lưu vực các dòng sông lớn: sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc.

1,0

- Các tầng lớp trong xã hội: Quý tộc, nông dân công xã và nô lệ.

0,5

2

Em hãy cho biết hai phát minh quan trọng vào cuối thời nguyên thủy ở nước ta. Nêu ý nghĩa của hai phát minh đó.

3,0


Hai phát minh: 

- Thuật luyện kim.

- Nghề nông trồng lúa nước.

1,0

Ý nghĩa của hai phát minh đó:

- Thuật luyện kim ra đời đánh dấu bước tiến trong chế tác công cụ sản xuất, làm cho sản xuất phát triển.

- Nghề nông trồng lúa nước có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình tiến hóa của con người: từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông lớn, cuộc sống ổn định hơn, phát triển hơn về cả vật chất lẫn tinh thần.

2,0

3

Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang. Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đầu tiên này.

2,5


Sơ đồ nhà nước Văn Lang:














2,0

Nhận xét: Tổ chức nhà nước còn đơn giản vì chưa có luật pháp và quân đội.

0,5

4

a) Sự tích “Trầu cau và Bánh chưng, bánh giầy” cho ta biết người thời Văn Lang có những phong tục gì?

b) Kể tên một số phong tục mà người Việt còn lưu giữ đến ngày nay.

c) Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn những phong tục tốt đẹp của dân tộc?

1,5


a) Người thời Văn Lang có tục ăn trầu cau; làm bánh chưng, bánh giầy. 

0,5

b) Một số phong tục người Việt còn lưu giữ đến ngày nay: Ăn trầu; làm bánh chưng, bánh giầy; thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc...

0,5


c) Chúng ta phải luôn tôn trọng, tự hào, giữ gìn những phong tục, truyền thống tốt đẹp. Phê phán, ngăn chặn những hành vi tiêu cực làm tổn hại đến  phong tục, truyền thống của dân tộc.

(Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau)

0,5


HẾT.





































PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP

TỔ PHỔ THÔNG


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: NGỮ VĂN - LỚP 6

Ngày kiểm tra: thứ Tư, ngày 11/12/2019

Thời  gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi)


ĐỀ BÀI:


Phần I: (6 điểm) Đọc - hiểu văn bản và tiếng Việt   

   Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN

(…)Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.

(theo Hạt giống tâm hồn - Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh)

Câu 1: (3 điểm)      

a) Con kiến đã làm gì khi gặp phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng ? Kết quả của việc làm ấy như thế nào ?

b) Em có nhận xét gì về việc làm của con kiến trong câu chuyện trên ?

c) Trong cuộc sống hằng ngày, nếu em gặp phải những hoàn cảnh khó khăn, trở ngại tương tự như con kiến gặp phải trong câu chuyện, em sẽ làm gì? (Nêu ít nhất 2 việc em sẽ làm)

Câu 2: (3 điểm) 

a) Tìm và chỉ rõ một cụm danh từ trong câu sau: 

                    Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. 

b) Phân tích rõ cấu tạo cụm danh từ  em vừa tìm được ở câu a.

c) Hãy giải thích nghĩa của từ “hành trang”. Đặt một câu có sử dụng từ “hành trang”.    (Không được sử dụng lại câu có trong văn bản trên)

Phần II : (4 điểm) Tạo lập văn bản 

                            Học sinh chọn một trong hai đề.

Đề 1: Mỗi một việc làm tốt, có ích trong cuộc sống đều mang lại cho con người niềm vui. Hãy kể về một việc tốt em đã làm hoặc được chứng kiến. 

Đề 2: Tưởng tượng nhiều năm sau em có dịp trở về thăm trường cũ, ngôi trường hiện tại em đang học và chắc chắn lúc đó sẽ có nhiều sự đổi thay. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra và kể lại buổi thăm trường thú vị đó. 

-Hêt-







HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1- NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2019 -2020

Phần I: (6 điểm) Đọc - hiểu văn bản và Tiếng Việt   

Câu 1: (3 điểm)      

  1. Con kiến đã làm gì khi gặp phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng? Kết quả của việc làm ấy như thế nào?

  • Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt,/ 0.25  rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá 0.25

  • Kết quả: Vượt qua được vết nứt,/ qua được đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. 0.5đ

b) Em có nhận xét gì về việc làm của con kiến trong câu chuyện trên?

- Việc làm của con kiến biết kiên trì vượt qua trở ngại/ rất có ý chí/  không đầu hàng khó khăn trở ngại/ không bỏ cuộc…1.0đ

- Nếu học sinh chỉ nhận xét là việc làm của con  kiến thể hiện nó rất thông minh (0.5/ 1 ý)

c) Trong cuộc sống hằng ngày, nếu em gặp phải những hoàn cảnh khó khăn, trở ngại tương tự như con kiến gặp phải trong câu chuyện, em sẽ làm gì?( Nêu ít nhất 2 việc em sẽ làm)

* Học sinh cần nêu cụ thể: 0.5đ/ 1 việc làm

- Gặp khó khăn trong học tập( bài tập khó…) em sẽ cố gắng suy nghĩ để làm bài

- Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em sẽ cố gắng nỗ lực học tập để vươn lên..

- Bị ốm đau, bệnh tật… phải nghỉ học nhưng em vẫn cố gắng  hoàn thành bài vở khi đến trường

- …..

* Nếu học sinh trả lời chung chung không cụ thể việc làm thì tối đa:   0.5đ/2 ý không trùng nhau.

- Cố gắng suy nghĩ, tìm ra cách để vượt qua…

- Không nản lòng….

Câu 2: (3 điểm) 

a) Tìm và chỉ rõ một cụm danh từ  trong câu sau: 

                    Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. 

Học sinh chỉ ra một trong hai cụm danh từ trên: 1.0đ

b). Phân tích rõ cấu tạo cụm danh từ  em vừa tìm được ở câu a.         1.0đ

một        /         con kiến

          Pn (trước)          DT TT

chiếc lá   /        trên lưng.  

           DT TT            Pn (sau)

Lưu ý: 

 - Học sinh có thể phân tích theo sơ  đồ hoặc ghi rõ các thành phần: Phần trước + Phần trung tâm  + Phần sau

- Nếu học sinh phân tích đúng phần trước, hoặc phần sau,  phần trung tâm phân tích sai, Gv chấm          0.25đ

- Nếu học sinh ghi cả câu và phân tích :   một       /  con kiến    /đang tha chiếc lá trên lưng. 

Pn(trước)   DTTT                         sau                   0.5đ


b)Hãy giải thích nghĩa của từ “hành trang”. Đặt một câu có sử dụng từ “hành trang”.( Không được sử dụng lại câu có trong văn bản trên)

- Giải thích:  Hành trang: đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa... 0.5đ

- Học sinh giải thích: hành trang: hành lí                      0.25đ

- Đặt câu: Học sinh đặt câu hợp lý theo yêu cầu của đề: đảm bảo nội dung hợp lý, có sử dụng từ “Hành trang” , có dấu chấm câu: 0.5đ

+ Nội dung câu không hợp lý: - 0.25đ 

+ Thiếu dấu chấm câu:   -0.25đ

+ Không có sử dụng từ theo yêu cầu : 0đ

Phần II : (4 điểm) Tạo lập văn bản 

Học sinh  chọn một trong hai đề.

Đề 1: Mỗi một việc làm tốt, có ích trong cuộc sống đều mang lại cho con người niềm vui. Hãy kể về một việc tốt em đã làm hoặc được chứng kiến. 

I.CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN : 

Yêu cầu về kỹ năng:

HS biết kể chuyện đời thường : kể sự việc.

- Trình tự kể mạch lạc. Ngôi kể phù hợp.

- Nội dung phải đảm bảo theo yêu cầu: việc làm tốt.  

- Bài có bố cục rõ ràng.

 - Biết trình bày sạch đẹp, không có lỗi sai chính tả, sai ngữ pháp, không được viết tắt.

            Yêu cầu về nội dung:

 - Học sinh biết lựa chọn chi tiết, sự việc  để kể theo đúng trình tự sự việc, có sự việc cao trào, ấn tượng. (Việc tốt gì? Việc em làm hay em chứng kiến/Diễn biến sự việc? Kết thúc sự việc? Ý nghĩa sự việc với em với em…)

 - Bộc lộ được suy nghĩ, cảm xúc tốt đẹp, tích cực sau câu chuyện.

Đề 2: Tưởng tượng nhiều năm sau năm sau em có dịp trở về thăm trường cũ, ngôi trường hiện tại em đang học, chắc chắn sẽ có những đổi thay. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra và kể lại buổi thăm trường đó. 

I.CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN : 

Yêu cầu về kỹ năng:

HS nắm được phương pháp viết bài văn kể chuyện tưởng tượng 

- Biết lựa chọn đối tượng để kể và nêu được cảm xúc, suy nghĩ về đối tượng được kể một cách chân thực, hồn nhiên. 

- Trình tự kể mạch lạc. Ngôi kể phù hợp.

-  Biết dùng từ ngữ, ngữ pháp, không sai chính tả.

            Yêu cầu về nội dung:

 - Học sinh biết lựa chọn chi tiết để kể theo trí tưởng tượng, cần chỉ ra những nét thay đổi nổi bật, ấn tượng của đối tượng vào những thời điểm khác nhau. ( Về trường trong dịp nào? Trường có những thay đổi nào?(Quang cảnh cổng trường, sân trường, lớp học, gặp gỡ được ai…)

- Cần dựa vào một phần của thực tế để tưởng tượng ra một câu chuyện thú vị.

- Nội dung câu chuyện tưởng tưởng phải có ý nghĩa tích cực. 

 - Bộc lộ được suy nghĩ, cảm xúc tốt đẹp, tích cực.        

  *. BIỂU ĐIỂM CHUNG

          Điểm  4 : 

     -   Thể hiện nhuần nhuyễn kỹ năng làm bài văn kể chuyện tưởng tượng, kể chuyện đời thường.

     -   Biết kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự với yếu tố miêu tả và biểu cảm.

     -   Các chi tiết kể được chọn lọc, lời kể tự nhiên, cuốn hút.

     -   Kết cấu hợp lí. Có cảm xúc.

     -   Bố cục chặt chẽ , cân đối.

     -   MẮC 1 LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI . ( KHÔNG ĐÁNG KỂ)

          Điểm  3 – 3,5 : 

  • Nắm vững kiểu bài văn kể chuyện tưởng tượng, kể chuyện đời thường.

  • Có một số chi tiết kể khá gợi cảm. 

  •  Kết cấu hợp lí. Có cảm xúc.

-    Trình tự kể mạch lạc. Ngôi kể phù hợp.

-     Bố cục rõ ràng, cân đối.

  • MẮC KHÔNG QUÁ 3 LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI . 

           Điểm 2 -2.5 : 

  • Nắm được kiểu bài kể chuyện tưởng tượng, kể chuyện đời thường.

  • Các chi tiết kể còn dàn trải nên chưa tạo được ấn tượng sâu sắc .

  • Kết cấu hợp lí. 

  • Trình tự kể tương đối mạch lạc. Ngôi kể phù hợp .

  • Bố cục rõ 3 phần tuy chưa cân đối.

  • Diễn đạt tạm được; còn đôi chỗ dài dòng, lủng củng .

  • MẮC KHÔNG QUÁ 5 LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI .

Điểm 1 – 1.5 :

  • Chưa nắm được kiểu bài kể chuyện tưởng tượng, kể chuyện đời thường.

  • Sự việc và nhân vật được kể còn đôi lúc chỗ chưa phù hợp.

  • Trình tự kể không mạch lạc. Ngôi kể còn đôi lúc chỗ chưa phù hợp .

  • Bố cục 3 phần nhưng không rõ ràng, thiếu cân đối .

  • Diễn đạt nhìn chung tạm được tuy còn nhiều chỗ lủng củng, vụng về, tối nghĩa.

  • . MẮC KHÔNG QUÁ 8- 10 LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI .

      Điểm 0:

-     Bỏ giấy trắng.

* Lưu ý: Nếu học sinh làm lạc đề mà bài văn cuốn hút, mạch lạc, hay, giáo viên chấm điểm tối đa  1.0đ















PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP

TỔ PHỔ THÔNG


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: TOÁN - LỚP 6

Ngày kiểm tra: thứ Tư, ngày 18/12/2019

Thời  gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi)


ĐỀ BÀI:

Bài 1: (2,0 điểm) Thực hiện phép tính  

a) 57.158 – 58.57  + 456 : 12

b) 657 – [285 – (125 : 52 + 82)] : 18

Bài 2: (3,0 điểm) Tìm số tự nhiên x, y biết:  

a)  216 – ( 72 + x ) = 48

b)  x 24 , x 15 và 200 < x < 250 

c)  là số tự nhiên lẻ, chia hết cho 9 và chia 5 dư 3.

Bài 3: (0,75 điểm) Cho tập hợp

Viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử

Bài 4: (0,75 điểm) Cho số tự nhiên M =  

Biết a là số nguyên tố lớn nhất có một chữ số, b là số nguyên tố chẵn.

Tìm tập hợp tất cả các số tự nhiên x là ước của M và là hợp số.

Bài 5: (1,5 điểm)

        Nhà trường tổ chức một buổi hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Sau khi chọn 8 học sinh vào ban tổ chức, số học sinh còn lại chia thành từng nhóm 15 học sinh, 18 học sinh, 24 học sinh đều không thừa em nào.  

Tính số học sinh của trường tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo trên biết rằng có khoảng 700 đến 750 học sinh tham gia.                                                          

Bài 6: (2,0 điểm)

Trên tia Ex, vẽ hai điểm M và N sao cho EM = 2cm, EN = 8cm.

a)  Tính độ dài đoạn thẳng MN.

b) Trên tia đối của tia Nx, lấy điểm B sao cho NB = 5cm; gọi A là trung điểm của đoạn thẳng EM. Hỏi M có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?



-Hết-






HƯỚNG DẪN CHẤM  KIỂM TRA HỌC KỲ I - TOÁN 6

Ngày kiểm tra: 18/12/2019



ĐÁP ÁN– BIỂU ĐIỂM CHẤM  TOÁN 6


Bài 1: ( 2 điểm )

  1. 57 . 158 –  58 . 57 + 456 : 12

=  57 . (158 – 58 ) + 38           0,25đ+ 0,25 đ

= 57 . 100 + 38 0,25 đ

=  5700 + 38 = 5738 0,25 đ

Lưu ý : HS có thể thực hiện theo thứ tự thực hiện các phép tính.

57 . 158 –  58 . 57 + 456 : 12

= 9006  –  3306  + 38 0,5 đ

= 5700  + 38 0,25đ

= 5738 0,25đ

  1. 657 –  [ 285 - (125 : 52 + 82) ] : 18

= 657 –  [285 – ( 5 + 64 )] : 18               0,25 đ

= 657–  [285 – 69] : 18               0,25 đ

= 657 – 216 : 18 0,25đ

           = 657 – 12 = 645           0,25 đ

Bài 2: (3 điểm ): 

           a) 216 –  (72 + x ) = 48

                            72 +  x = 216 – 48 0,25 đ

                            72 +  x = 168 0,25 đ

               x = 168 –  72 0,25 đ

                                     x =  96 0,25 đ

b) , và  200 < x < 250

x BC ( 24,15 ) 0,25đ

BCNN (24,15) = 23.3.5 = 120 0,25đ

BC ( 24,15) =  B (120) = { 0; 120; 240; 360;… } 0,25đ

Vì 200 < x < 250  nên x = 240 0,25đ

* Học sinh phân tích ra TSNT sai – không chấm các bước còn lại

c) là số tự nhiên lẻ ,chia hết cho 9 và chia cho 5 dư 3

chia cho 5 dư 3 nên  x = 3 hay x = 8 0,25đ

là số tự nhiên lẻ nên  x = 3 0,25đ

chia hết cho 9 khi x = 3 nên  ( y + 4 + 5 + 3 ) 9 0,25đ

                =>  y = 6 0,25đ

Vậy x = 3, y = 6

Bài 3( 0,75 điểm ):

Tính đúng 0,25 đ

Tính đúng 0,25 đ

           A = { -6 ; -5 ; -4 ; -3 ; -2 ; -1 ;0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4} 0,25đ

* Học sinh không thực hiện các bước tính mà bấm máy tính ra kết quả, nếu tìm đúng tập hợp A cho 0,25 đ

Bài 4 (0,75điểm): 

a là số nguyên tố lớn nhất có một chữ số nên a =7

b là số nguyên tố chẵn  nên b = 2

Vậy M = 72 0,25đ

Ư(72) ={1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 6 ; 8 ; 9 ; 12 ; 18 ; 24 ; 36 ; 72} 0,25đ

Vì x là ước của M và x là hợp số nên x{4 ; 6 ; 8 ; 9 ; 12 ; 18 ; 24 ; 36 ; 72} 0,25đ

Bài 5: (1,5 điểm)

 Gọi x là số học sinh còn lại sau khi chọn 8 em vào ban tổ chức.

 Vì khi chia thành nhóm 15, 18, 24 học sinh đều vừa đủ.

Ta có x BC ( 15,18,24 ) 0,25đ

15  =     3 . 5

18  = 2. 32

24  = 23.3 0,25đ

BCNN (15,18,24) = 23.32.5= 360 0,25 đ

BC (15,18,24) = B(360) = {0 ; 360 ; 720 ; 1080 ; …} 0,25 đ

Tìm đúng x = 720   ( có lập luận ) 0,25 đ

Số học sinh của trường tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo là

                 720 + 8 = 728 (học sinh) 0,25 đ


Bài 6: (2 điểm)

      Vẽ hình đúng câu a 0,25đ

    


  1. Trên tia Ex có EM < EN ( 2cm < 8cm) 0,25 đ

Nên điểm M nằm giữa hai điểm E và N 0,25 đ

EM + MN = EN 0,25 đ

    2 + MN = 8 

          MN = 8 – 2 = 6 (cm) 0,25 đ

       b)  HS vẽ hình tiếp câu b, đúng mới chấm bài

* Vì A là trung điểm của đọan thẳng EM nên 

 AE = AM = EM : 2 = 2 : 2 = 1 cm 0,25 đ                   

* Tính được MB =  1 cm ( có giải thích ) 0,25đ

* Ta có: M nằm giữa hai điểm A và B

Và MA = MB = 1 cm

Vậy M là trung điểm của đoạn thẳng AB 0,25 đ


HẾT





PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP

TỔ PHỔ THÔNG

Trường: …………………………...

Họ và tên: …………………………

Lớp: ……………………………….

Số báo danh: ………………………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN TIẾNG ANH – LỚP 6

Ngày kiểm tra:  13/12/2019

Thời gian làm bài: 60 phút

(Học sinh làm bài trên tờ đề này)

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có hai trang)

Chữ ký giám thị

Số mật mã

Số thứ tự

✂- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -- - -- 

ĐIỂM

LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

Số mật mã

Số thứ tự

  1. You will hear four short conversations. There is one question for each conversation. For each conversation, choose the right answer. (1.0 pt)

  1. What’s Graham’s favorite subject? – _______________________________________________.

Biology Literature Geography Maths

  1. What subject does Graham not like? – ______________________________________________.

Physics Maths I.T P.E

  1. What’s Lisa’s favorite subject? – __________________________________________________.

Literature Arts Biology Chemistry

  1. What subject does Lisa not like? – _________________________________________________.

Geography Maths I.T English

  1. Choose the word / phrase that best fits the space in each sentence and fill it in the blanks. (2.0 pts)

  1. In front of our house, there __________________ tall trees and flowers.

are be is am

  1. My sister is a receptionist. She __________________ at a hotel. 

works does buys drives

  1. There are six __________________ students in our school.

hundred hundreds the 100th the hundred

  1. Our classroom is on the __________________ floor.  

three third one half 

  1. Tim usually buys bread in a __________________ next to her house.

supermarket armchair well classroom

  1.  A: “What time do you have dinner?” – B: “_____________________________”.

At 6.30 in the evening At noon At lunchtime At 6.30 in the morning

  1. What should the students in the picture do? - ____________________________________________

Image result for do not talk in the library pictures

  • They should be quiet. 

  • They should watch TV. 

  • They should run around. 

  • They should draw pictures.

  1. What does the sign mean? - _________________________________________________________

Kết quả hình ảnh cho no swimming sign

  • You can swim here.

  • You must swim here.

  • You should swim here.

  • You cannot swim here.

  1. Rearrange the groups of words in a correct order to make complete sentences. (0.5 pt)

  1. always gets up / Teppy / early / late for school / and is never / . /

  1. your / or in the country / Do / live / aunt and uncle / in the city / ? /

  1. Choose the correct answer in the right column to fill in the blanks. Write A,B,C or D(1.0 pt)

  1. How does our teacher go to school? A. – My mother does. 

  2. What do you do after school? B. – Yes, it does. 

  3. Who does the most housework? C. – She goes by bus. 

  4. Does your house have a well? D. – I watch TV. 

15. __________       16. __________   17. __________ 18. __________




✂- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

  1. Read the following letter. Decide if the statements are True or False. (1.0 pt)

12 King St. 

Washington DC, 20011

USA September 13, 2019

Hi Lucy,

It was really lovely hearing about your home. 

Let me tell you about my home. 

I live in an apartment with my family. My apartment has three bedrooms. My bedroom is very small. My apartment has a balcony but it doesn’t have a pool. 

I really love my home. When can you come and visit? 

I can’t wait to see you!

Your friend, 

Mina.

  1. Mina lives in a house with her family. ________

  2. There are three bedrooms in her apartment. ________

  3. Mina’s bedroom is not big. ________

  4. There is a pool in her apartment. ________


  1. Choose the correct word that best fits the blank space in the following passage and fill it in the blank.(1.0 pt)

My twin sister and I (23) ________________ to school in the morning. On Monday, we have Math and English. We love Literature, but we do not have Literature until Wednesday. We have geography on Thursday. We (24) ________________ volleyball after school. In the evening, we watch TV but we do not (25) ________________ much. We do our homework and go to bed (26) ___________________ ten o’clock.   

  1. go goes going are going

  2. are work play do

  3. write watch live clean 

  4. next near on at 


  1. Rewrite each of the following sentences in another way so that it means almost the same as the sentences printed before it. (1.5 pts)

  1. Phuong often walks to school. 

=> Phuong often .

  1. How many floors does your apartment have? 

=> How many floors are ?

  1. The foodstall is to the right of my house.  

=> My house  .


  1. Write questions for the underlined words/ phrases.  (2.0 pts)

  1. Our teacher goes to school at six o’clock.

=> ?

  1. He travels to work by car

=> ?

  1. No. There aren’t any lakes near my house.  

=> ?

  1. She has English on Monday. 

=> ?


ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BIÊN BẢN

THỐNG NHẤT ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN: ANH - KHỐI: 6

 NĂM HỌC: 2019 - 2020

Thời gian: 9h00 ngày 13 tháng 12 năm 2019

Tại: Trường THCS Nguyễn Văn Nghi

           Thành phần: 

  • Bà Trần Thúy Hòa – Cán Bộ Chỉ Đạo Môn Tiếng Anh – Quận Gò Vấp.

  • Giáo viên Tiếng Anh 6 – Quận Gò Vấp. 

              Chủ trì: Bà Trần Thúy Hòa - CBCĐ

              Thư ký: Bà Nguyễn Thị Đông Hà – Mạng Lưới Tiếng Anh Quận Gò Vấp. 


NỘI DUNG

  1. Thống nhất đáp án chấm Kiểm tra Học kỳ I năm học 2019 – 2020:

Phần I.

Thang điểm: 0.25 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. 

  • Nếu học sinh chỉ khoanh đáp án (cả phần): Trừ ½ tổng số điểm đạt được. Điểm làm tròn lên theo hướng có lợi cho học sinh. 

  • Sai chính tả: không cho điểm.

Phần II. 

Thang điểm: 0.25 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. 

  • Nếu học sinh chỉ khoanh đáp án (cả phần): Trừ ½ tổng số điểm đạt được. Điểm làm tròn lên theo hướng có lợi cho học sinh.

  • Sai chính tả: không cho điểm.

  • Các câu biển báo: chọn đúng nhưng ghi sai chính tả vẫn cho trọn điểm.

Phần III. 

Thang điểm: 0.25 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Câu 14: Học sinh sắp xếp đúng thứ tự tự tạo thành câu có nghĩa nhưng thiếu dấu chấm hỏi: không cho điểm.  

  • Học sinh viết sai chính tả: không cho điểm. 

Phần IV.  

Thang điểm: 0.25 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải ghi A, B, C, D đúng theo yêu cầu đề bài.  

  • Nếu học sinh không ghi A, B, C, D mà ghi cả câu: vẫn cho điểm theo đáp án. Tuy nhiên, nếu học sinh viết sai chính tả trong câu đó: không cho điểm. 

Phần V.  

Thang điểm: 0.25 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải ghi rõ True, False. 

  • Hoc sinh viết tắt T/ F: không cho điểm. 

Phần VI.  

Thang điểm: 0.25 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. 

  • Nếu học sinh chỉ khoanh đáp án cả phần (cả phần): Trừ ½ tổng số điểm đạt được. Điểm làm tròn lên theo hướng có lợi cho học sinh. 

  • Sai chính tả: không cho điểm.

Phần VII. 

Thang điểm: 0.5 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án: 

  • Lưu ý:  

Câu 27: Phuong often goes/ travels/ comes to school on foot. 

  • Học sinh viết “go/ travel/ come” thay vì “goes/ travels/ comes” : - 0,25 điểm. 

  • Các phần còn lại sai chính tả 1 lỗi: - 0,25 điểm.

  • Thiếu động từ chính trong câu mà chỉ có: Phuong often to school on foot: - 0,25 điểm.

Câu 28: 

  • Học sinh viết “flat” thay vì “apartment”: không trừ điểm. 

  • Thiếu từ “there”: không cho điểm. 

  • Sai tính tả từ “there”: trừ điểm như 1 lỗi sai chính tả. 

  • Các phần còn lại sai chính tả 1 lỗi: - 0,25 điểm.

Câu 29: 

  • Nếu học sinh viết “My house is next to the foodstall”: - 0,25 điểm. 

  • Trong cụm từ “to the left of”:

  • nếu thiếu “left”: không cho điểm; 

  • viết sai chính tả từ “left”: - 0,25 điểm. 

  • Các phần còn lại sai chính tả 1 lỗi: - 0,25 điểm.

  • Thiếu “is”: - 0,25 điểm. 

Phần VIII

Thang điểm: 0.5 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án: 

  • Lưu ý:  

Câu 30: 

  • Sai từ để hỏi “What time/ When”: không cho điểm. 

  • Sai 1 lỗi ngoài từ/ cụm từ để hỏi: - 0,25 điểm.  

  • Sai trợ động từ: trừ điểm giống như sai 1 lỗi chính tả. 

Câu 31: 

  • Sai từ để hỏi “How”: không cho điểm. 

  • Trong cụm từ “What means of transport/ means of transportation”: sai “What” không cho điểm; các từ khác nếu sai chính tả: - 0,25 điểm.   

  • Sai 1 lỗi ngoài từ/ cụm từ để hỏi: - 0,25 điểm.  

  • Học sinh dùng động từ “get/ come” thay vì “travel”: không trừ điểm. 

Câu 32: 

  • Thiếu “Is there/ Are there”: không cho điểm. 

  • Nếu học sinh dùng phương án “Are there any lakes...?” mà thiếu “any”: không trừ điểm. 

  • Nếu học sinh dùng phương án “Is there a...?”  mà thiếu “a”: - 0,25 điểm. 

  • Bổ sung đáp án: “Does your house have (any) lakes/ a lake nearby?”: cho trọn 0,5 điểm. 

Câu 33:  

  • Bổ sung đáp án: 

  • What subject(s) does she have/ study/ learn on Monday? 

  • What class(es)/ Which class(es) does she have/ study/ learn on Monday?

  • Which subject(s) does she have/ study/ learn on Monday?

  • Học sinh viết sai chính tả từ “subject/ class”: - 0,25 điểm. 

  • Sai 1 lỗi ngoài từ/cụm từ để hỏi: - 0,25 điểm. 


  1. Bài chấm chung:

Stt

Mã bài

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Tổng

1

A603/01

1,0

1,5

0,0

1,0

1,0

0,5

0,75

0,5

6,25

2

A603/02

0,5

1,75

0,0

1,0

0,75

1,0

0,0

0,0

5,00

3

A603/03

1,0

2,0

0,5

1,0

1,0

1,0

1,5

2,0

10,00

4

A603/04

0,75

2,0

0,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

7,75

5

A603/05

0,5

0,75

0,25

0,5

0,0

0,0

0,0

0,0

2,00

6

A603/06

0,75

1,5

0,25

1,0

1,0

0,75

0,75

0,0

6,00

7

A603/07

1,0

2,0

0,5

1,0

1,0

1,0

0,75

2,0

9,25

8

A603/08

1,0

2,0

0,25

1,0

1,0

0,75

1,5

2,0

9,50

9

A603/09

0,75

1,75

0,0

1,0

0,5

1,0

1,0

0,5

6,50

10

A603/10

0,75

2,0

0,0

1,0

1,0

0,75

0,5

0,0

6,00


Số bài trên TB: 9/10 Tỉ lệ: 90%


Biên bản được thông qua vào lúc 10h15 cùng ngày và không có ý kiến nào khác.


Chủ trì                                                                           Thư Ký




    Trần Thúy Hòa       Nguyễn Thị Đông Hà





HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN ANH VĂN 6 

I.

  1. Biology

  2. Maths 

  3. Arts

  4. I.T

II.

  1. are

  2. works

  3. hundred

  4. third

  5. supermarket

  6. At 6.30 in the evening

  7. They should be quiet

  8. You cannot swim here.

III. 

  1. Teppy always gets up early and is never late for school. 

  2. Do your aunt and uncle live in the city or in the country? 

IV. 

15. C 16. D 17. A 18. B

V. 

  1. False

  2. True

  3. True

  4. False

VI.

  1. go

  2. play

  3. watch 

  4. at

VII. 

  1. Phuong often goes to school on foot. 

  2. How many floors are there in your apartment? 

  3. My house is to the left of the food stall.

VIII

  1. What time does your/ our teacher go to school? 

When does your/ our teacher go to school? 

  1. How does he travel/ go to work? 

What means of transport / means of transportation does he use to travel/ go to work? 

  1. Are there any lakes near your house? 

Is there a lake near your house? 

  1. What does she have/ study/ learn on Monday? 

Which subject does she have/ study/ learn on Monday?


Phần I, II, III, IV, V, VI: Mỗi câu đúng 0,25 điểm. 

Phần VII, VIII: Mỗi câu đúng 0,5 điểm






No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu