MÔN: HOÁ HỌC - KHỐI 9
MÔN: HOÁ HỌC - KHỐI 9
(Thời
gian: 45 phút, không tính thời gian giao đề)
Câu 1:
(3 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng
sau:
(1) (2)
(3)
(4) (5) (6)
Fe à
FeCl3 à
Fe(OH)3 à
Fe2O3 à
Fe à FeCl2 àFe(NO3)2
Câu
2: (1 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học minh họa:
1. Nhúng dây
nhôm vào dung dịch muối đồng (II) sunfat.
2. Nhúng quỳ
tím vào nước Clo.
Câu 3:
(2 điểm) Dùng phương pháp
hóa học để nhận biết 4 lọ đựng riêng biệt các dung dịch không màu bị mất nhãn
sau: Na2SO4, NaCl, NaNO3, Na2CO3.
Viết phương trình hóa học xảy ra.
Câu
4: (3 điểm) Trộn 200 ml dung dịch CuCl2 1M với một dung dịch
có hòa tan 20 g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc.
Nung kết tủa đến khối lượng không đổi.
a)
Viết các PTHH
b)
Tính khối lượng chất
rắn thu được sau khi nung
c)
Tính khối lượng
các chất tan có trong nước lọc.
( Cho H = 1; O = 16; Na = 23; Cl = 35,5; Cu = 64 )
Câu
5: (1 điểm) Sắt bị gỉ ngoài việc do tính hoạt động hóa
học của sắt còn do các điều kiện ngoại cảnh. Các nhà hóa học đã chứng minh nếu
để sắt trong bầu không khí không có nước thì dù có trải qua mấy năm sắt cũng
không hề bị gỉ. Tuy nhiên nếu cho mảnh sắt vào trong bình kín đựng nước cất rồi
đun sôi, sắt cũng không bị gỉ. Nguyên nhân là chỉ khi có nước và oxi tác dụng đồng
thời mới làm cho sắt bị gỉ. Em hãy viết phương trình hóa học khi đốt sắt trong
bình đựng khí oxi. Nêu một số biện pháp khắc phục hiện tượng sắt bị gỉ sét.
-----------------------------HẾT-----------------------------
No comments: