ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1. NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: TOÁN 9



ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 4

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1. NĂM HỌC 2019 – 2020

MÔN: TOÁN 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (1,5 điểm)   Thực hiện phép tính:
a/  b/ 


Câu 2 (1,5 điểm)  

Cho hàm số có đồ thị (D1) và hàm số   có đồ thị (D2)

  1. Vẽ (D1) và (D2) trên cùng một hệ mặt phẳng tọa độ.

  2. Tìm tọa độ giao điểm của (D1) và (D2) bằng phép toán 


Câu 3 (1 điểm)   

Ước tính dân số Việt  Nam được xác định bởi hàm số S = 77,7 + 1,07t trong đó S tính bằng triệu người, t tính bằng số năm kể từ năm 2000. 

  1. Hãy tính dân số Việt Nam vào các năm 2020 và 2030.

  2. Em hãy cho biết dân số Việt Nam đạt 115,15 triệu người vào năm nào?


Câu 4  (1 điểm) 

Mỗi ngày đi học, bạn Hùng phải đi đò (điểm A) qua một khúc sông rộng  217 m đến điểm B (bờ bên kia), rồi từ B đi bộ đến trường tại điểm D với quãng đường BD = 170 m (hình bên). Thực tế, do nước chảy, nên chiếc đò bị dòng nước đẩy xiên một góc 500 đưa bạn tới điểm C (bờ bên kia). Từ C bạn Hùng đi bộ đến trường. Tính quãng đường mà Hùng đã đi từ A đến D. (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba)

Câu 5 (1 điểm) 

Thực hiện chương trình khuyến mãi "ngày chủ nhật vàng" một siêu thị điện máy giảm giá 50% trên một tivi cho lô hàng gồm 40 tivi với giá bán lẻ trước đó là 8 500 000 đồng một cái. Đến trưa cùng ngày thì cửa hàng đã bán được 30 cái và cửa hàng đã quyết định giảm thêm 10 % nữa ( so với giá đã giảm lần 1) cho số tivi còn lại .

  1. Tính số tiền cửa hàng thu được khi bán hết lô hàng tivi.

  2. Biết giá vốn một tivi là 4 000 000 đồng. Hỏi cửa hàng lời hay lỗ khi bán hết số tivi? Giải thích.


Câu 6 (1 điểm) 


Bạn Bình tiêu thụ 14 ca-lo cho mỗi phút bơi và 10 ca-lo cho mỗi phút chạy bộ. Bạn Bình cần tiêu thụ tổng cộng 500 ca-lo trong 40 phút với hai hoạt động trên. Vậy bạn Bình cần bao nhiêu thời gian cho mỗi hoạt động?


Câu 7 (3 điểm) 

Từ điểm M ở ngoài đường tròn (O; R) vẽ hai tiếp tuyến MA và MB  đến đường tròn     (O)  (A, B là tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OM và AB. Vẽ đường kính AC của đường tròn (O)

  1. Chứng minh OM vuông góc với AB và OM song song với BC.

  2. Cho OA = 6 cm, OM = 10 cm. Tính AB và diện tích tam giác ABC.

  3. Gọi E là giao điểm của đoạn thằng MC với đường tròn (O) (E khác C). Từ H vẽ đường thẳng song song với MB cắt MA tại F, tia FE cắt MB tại K. Chứng minh chu vi tam giác MFK = 2MA. (không sử dụng giả thiết câu b )


----- Hết -----

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN 4

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN TOÁN 9

NĂM HỌC 2019 – 2020

Câu 

Bài 

Nội dung

Điểm từng phần

1

(1,5)


a

(0,75)









b

(0,75)








Thực hiện phép tính :

 a/

= 5



 b/

=

=

=




0,25 + 0,25




0,25






0,25 


 0,25 


Kq 0,25

2

(1,5)





a

1




b

0,5

Cho hàm số có đồ thị (D1) và hàm số   có đồ thị (D2)

  1. Vẽ (D1) và (D2) trên cùng một hệ mặt phẳng tọa độ.

Bảng giá trị 

Vẽ


  1. Tìm tọa độ giao điểm của (D1) và (D2) bằng phép toán 

Phương trình hoành độ giao điểm của (D1) và (D2) là: 

x = 2

  y = – 2x + 5 =  – 4 + 5 = 1

Vậy tọa độ giao điểm là (2; 1)






0,25 + 0,25

0,25 + 0,25




0,25




0,25 

3

(1)























Ước tính dân số Việt  Nam được xác định bởi hàm số 

S = 77,7 + 1,07t trong đó S tính bằng triệu người, t tính bằng số năm kể từ năm 2000. 

  1. Hãy tính dân số Việt Nam vào các năm 2020 và 2030.


dân số Việt Nam vào năm 2020

S = 77,7 + 1,07(2020 – 2000) = 99,1 (triệu người)

dân số Việt Nam vào các năm 2030 

S = 77,7 + 1,07(2030 – 2000) = 109,8 (triệu người)


  1. Em hãy cho biết dân số Việt Nam đạt 115,15 triệu người vào năm nào?

Với S = 115, 15

Ta có 77,7 + 1,07t = 115,15

t = 35

Vậy dân số Việt Nam đạt 115,15 triệu người vào năm: 

2000 + 35 = 2035







0,25

0,25







0,25


0,25


4

(1)










Mỗi ngày đi học, bạn Hùng phải đi đò (điểm A) qua một khúc sông rộng  217 m đến điểm B (bờ bên kia), rồi từ B đi bộ đến trường tại điểm D với quãng đường AD = 170 m (ở hình bên). Thực tế, do nước chảy, nên chiếc đò bị dòng nước đẩy xiên một góc 500 đưa bạn tới điểm C (bờ bên kia). Từ C bạn Hùng đi bộ đến trường. Tính quãng đường mà Hùng đã đi từ A đến D. 

Tính: 

  •  AC = m

  • BC = m

  • CD =

  • Quãng đường Hùng đã đi từ A đến D là : 

AC + CD = 337,592 + 309,482 = 647,075m






























0,25



0,25



0,25




0,25

5

(1)


Thực hiện chương trình khuyến mãi " ngày chủ nhật vàng " một siêu thị điện máy giảm giá 50% trên một tivi cho lô hàng gồm 40 tivi với giá bán lẻ trước đó là 8 500 000 đồng một cái . Đến trưa cùng ngày thì cửa hàng đã bán được 30 cái và cửa hàng đã quyết định giảm thêm 10 % nữa ( so với giá đã giảm lần 1) cho số tivi còn lại .


a) Tính số tiền cửa hàng thu được khi bán hết lô hàng tivi.

-Giá của 1 cái tivi sau khi giảm giá 50% là:

50% . 8 500 000 = 4 250 000 (đồng)

-Giá của 1 cái tivi sau khi được giảm thêm 10% ( so với giá đã giảm lần 1) là:

90% . 4 250 000 = 3 825 000 (đồng)

Vậy số tiền cửa hàng thu được khi bán hết lô hàng tivi là:

30 . 4 250 000 + 10 . 3 825 000 = 165 750 000 (đồng)



b) Biết giá vốn một tivi là 4 000 000 đồng. Hỏi cửa hàng lời hay lỗ khi bán hết số tivi? Giải thích.

- Số tiền vốn của 40 cái tivi khi cửa hàng nhập vào là:

40 . 4 000 000 = 160 000 000 (đồng)

Vậy cửa hàng lời khi bán hết số tivi vì:

 165 750 000 (đồng) > 160 000 000 (đồng)











0,25



0,25


0,25








0,25

6

(1)


Bạn Bình tiêu thụ 14 ca-lo cho mỗi phút bơi và 10 ca-lo cho mỗi phút chạy bộ. Bạn Bình cần tiêu thụ tổng cộng 500 ca-lo trong 40 phút với hai hoạt động trên. Vậy bạn Bình cần bao nhiêu thời gian cho mỗi hoạt động?


Gọi x là thời gian bơi của Bình 

(0 < x < 40; phút)

40 – x  là thời gian chạy bộ của Bình

Số calo tiêu thụ cho hoạt động bơi là: 14.x (ca-lo)

Số calo tiêu thụ cho hoạt động chạy bộ là: 10.(40 – x) (ca-lo)

  • Vì tổng calo tiêu thụ cho hai hoạt động là 500, ta có phương trình: 

14x + 10.(40 – x) = 500    

      14x + 400 – 10x = 500

      4x = 100

        x = 25

Vậy thời gian bơi của Bình là 25 phút, thời gian chạy bộ của Bình là 40 – 25 = 15 phút








0,25



0,25



0,25




0,25

7

(3 )




















a

(1,25)








b

(1)

























c

(0,75)

Từ điểm M ở ngoài đường tròn (O; R) vẽ hai tiếp tuyến MA và MB  đến đường tròn     (O)  (A, B là tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OM và AB. Vẽ đường kính AC của đường tròn (O)


  1. Chứng minh OM vuông góc với AB và OM //BC

Ta có: 

   OA = OB (=R)

   MA = MB (tính chất 2 tiếp tuyến MA, MB cắt nhau tại M)

 là đường trung trực của AB

OM tại H

Chứng minh OM // BC


  1. Cho OA = 6 cm, OM = 10 cm. Tính AB và diện tích tam giác ABC.

-Xét ΔAOM vuông tại A (do MA là tiếp tuyến của (O) tại A), đường cao AH, ta có:

OA2 = OH . OM (hệ thức lượng)

62    = OH . 10

OH = 3,6 (cm)

-Xét ΔAOH vuông tại H, ta có:

OA2 = AH2 + OH2 (định lý Pytago)

62    = AH2  + 3,62

AH = 4,8 (cm)

Nên AB = 2.AH = 2. 4,8 = 9,6 (cm) (do  là đường trung trực của AB)

- Ta có ΔABC nội tiếp (O) (do A, B, C  (O))

              AC là đường kính (gt)

ΔABC vuông tại B

-Xét ΔABC, có :

   O là trung điểm AC (do O là tâm, AC là đường kính)

   H là trung điểm AB (do  là đường trung trực của AB)

OH là đường trung  bình của ΔABC

BC = 2.OH = 2. 3,6 = 7,2 (cm)

Vậy diện tích ΔABC là :


  1. Gọi E là giao điểm của đoạn thằng MC với đường tròn (O) (E khác C). Từ H vẽ đường thẳng song song với MB cắt MA tại F, tia FE cắt MB tại K. Chứng minh chu vi tam giác MFK = 2MA. (không sử dụng giả thiết câu b )


  • Chứng minh F là trung điểm của AM

  • Chứng minh AF = EF

  • Chứng minh ΔOAF = ΔOEF

  • Chứng minh FE là tiếp tuyến của (O)

  • Chứng minh MF + MK + FK = MF + MK + EF + EK = 

MF + AF + MK + BK = MA + MB = 2MA




















0,25 

 0,25

0,25

0,25


0,25








0,25




0,25










0,25


0,25









0,25



0,25


0,25





 





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu