ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I



 

PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP

TỔ PHỔ THÔNG


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: TOÁN - LỚP 8

Ngày kiểm tra: thứ Năm, ngày 19/12/2019

Thời  gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi)


ĐỀ BÀI:


Bài 1: (2,5 điểm) Thực hiện phép tính:

  1. (x + 2)(x – 3) + x(x + 1)

  2. (x – 2)2 + (x – 1)(x + 5)   

Bài 2: (1,5 điểm) Phân tích đa thức thành nhân tử:

Bài 3: (1,5 điểm) Tìm x biết: 

  1. (x – 1)(2 – x) + (x – 3)2 = 4 – 2x  

  2. (x + 1)(x + 2)(x – 1) – (x – 2)3 – x2 = 7x2 – 2x + 1  

Bài 4: (1,0 điểm) Cho hai đa thức:

  1. Tìm thương Q và dư R sao cho

  2. Tìm giá trị nhỏ nhất của đa thức Q.

Bài 5: (3,5 điểm) Cho ΔABC vuông tại A (AB < AC), có đường cao AH và đường trung tuyến AE. Từ E vẽ EF vuông góc với AC tại F, ED vuông góc với AB tại D.

  1. Chứng minh: Tứ giác ADEF là hình chữ nhật.

  2. Chứng minh: Tứ giác BDFE là hình bình hành.

  3. Chứng minh: Tứ giác DFEH là hình thang cân.

  4. Gọi L là điểm đối xứng với E qua F, K là điểm đối xứng với B qua F. Chứng minh: Ba điểm A, L, K thẳng hàng.



-Hết-










ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM TOÁN HK1 KHỐI 8: 2019 – 2020

Bài 1:  ( 2,5 điểm)  Thực hiện phép tính

a)                        0,25 x2 

                                                   0,25 

b)                  0,25 x2     

                                                    0,25 

c) 

            0,25 x2

            


Bài 2: ( 1,5 điểm ) Phân tích đa thức thành nhân tử 

  1. = 7xy ( 2x -3y +4xy)                                         ( 0,25 x 2)

Chú ý: Nếu hs đặt nhân tử còn thiếu nhưng vẫn đúng thì được 0,25 toàn bài

  1. = x2 - ( y2 +2y +1)                                                ( 0,25 )

        = (x-y-1)(x+y+1)                                                   (0,25)

  1. = ( x2 -2xy +y2) +(4x-4y)                                      ( 0,25)

        =( x-y)(x-y+4)                                                       (0,25)

Bài 3: ( 1,5 điểm): Tìm x biết: 

  1. ( x-1)(2-x) + (x-3)2    =  4-2x

      2x-x2-2+x +x2-6x+9    =  4-2x                                (0,25 x2)

                -3x+7                 =  4-2x                                (0,25)

                   x                      =    3                                    (0,25)

  1. (x+1)(x+2)(x-1) – (x-2)3 –x2           =  7x2 -2x+1

       x3+2x2-x-2 – ( x3-6x2+12x-8) –x2       =  7x2-2x+1         (0,25)

                             x                                  =     5/11              (0,25)

Bài 4( 1,0 điểm) 


Mỗi một bước chia đúng   0,25          ( 0,25x2)

Vậy                   0,25đ

Chú ý: Nếu hs thiếu 1 dấu phép tính “- “ hoặc “+” trong thuật toán chia thì tha, còn thiếu cả 2 thì trừ 0,25

b.  Ta có       vì  

   GTNN của Q là :   – 2

  Dấu ”=” xảy ra khi           (0,25)


Bài 5: 




  1. Chứng minh tứ giác ADEF là hình chữ nhật

Nêu được tứ giác ADEF có 3 góc vuông                    (0,25 x 3)

Suy ra tứ giác ADEF là hình chữ nhật                          ( 0,25)

Chú ý: Nếu học sinh ghi 3 góc bằng nhau ( =900) với luận cứ là giả thiết thì không trừ

  1. Chứng minh tứ giác BDFE là hình bình hành

Chứng minh D là trung điểm của AB                           (0,25 )

Chứng minh được EF // BD và EF =BD                   ( 0,25 x2 )

Suy ra tứ giác BDFE là hình bình hành                       ( 0,25 )

  1. Chứng minh tứ giác DFEH là hình thang cân

Chứng minh  được tứ giác DFEH là hình thang          ( 0,25 )

Chứng minh được HF  = AC : 2   hay HF =AF            (0,25)

Chứng minh hình thang DFEH là hình thang cân        ( 0,25 )

  1. Chứng minh 3 điểm A, L,K  thẳng hàng

Chứng minh được LA // BE                  ( 0,25)

Chứng minh được LK // BE                   (0,25 )

Suy ra ba điểm A,L,K thẳng hàng (tiên đề Oclit)  (0,25)

Chú ý: Nếu học sinh vẽ hình sai (AB <AC và góc A không vuông) thì không chấm; còn nếu vẽ sai đường cao AH thì chỉ chấm câu a,b; học sinh làm cách khác gv chia điểm tương tự.



































PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP

TỔ PHỔ THÔNG


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: NGỮ VĂN - LỚP 8

Ngày kiểm tra: thứ Năm, ngày 12/12/2019

Thời  gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi)


ĐỀ BÀI:


PHẦN I: (4,0 điểm) Đọc - hiểu văn bản và tiếng Việt 

Đọc phần văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Nếu bạn làm được những việc như nở một nụ cười khi tình cờ gặp người quen trên đường phố, giúp đỡ một người nào đó khi họ đang mang vác vật nặng, sẵn sàng nhường ghế cho một cụ già ngồi trên xe buýt,… có lẽ cũng không có ai để ý hay nhớ đến bạn, nhưng nếu không làm được thì bạn đã tự đánh mất giá trị của bản thân mình.

  2. Hãy làm việc tốt vì bản thân của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm điều tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn. Bạn là người duy nhất cần được biết điều đó. Cuộc sống này là của bạn, vì vậy dù bất cứ giá nào đi chăng nữa thì bạn nên sống hết lòng với nó, không phải vì bất kì ai mà vì chính bạn.

(Kent M.Keith Ph.D - Nghịch lí cuộc sống, NXB Trẻ, 2008)  

Câu 1: (2,0 điểm)      

a) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.

b) Theo em, văn bản trên gửi đến người đọc thông điệp gì? Từ nhận thức về thông điệp của văn bản, em hãy nêu ít nhất 2 việc làm tốt mà bản thân em đã thực hiện.

Câu 2: (2,0 điểm) 

a) Tìm 1 câu ghép có trong đoạn (2) của văn bản trên.

b) Vì sao câu văn em vừa tìm được ở câu a là câu ghép?

c) Từ nội dung của văn bản trên, em hãy đặt một câu văn trong đó có sử dụng một thán từ. Chỉ ra thán từ trong câu văn đó. 

PHẦN II: (6,0 điểm) TẠO LẬP VĂN BẢN 

Câu 1: (2,0 điểm) 

Hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (ít nhất nửa trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng nhiều bạn trẻ hiện nay còn sống dựa dẫm ỷ lại nơi người khác.

Câu 2: (4,0 điểm)  Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1:
Thiêng liêng hai tiếng gia đình
Nơi mọi người sống hết mình vì ta.
Con cháu, cha mẹ, ông bà
Xung quanh tất cả đều là người thân … (Thơ: Nguyễn Đình Huân)

Lấy đề tài mái ấm gia đình, kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân em.

Đề 2: Thuyết minh về một đồ dùng trong học tập của người học sinh (như: cây bút, cây com-pa, chiếc cặp đựng sách vở,...).

                                                            

-Hết-


HƯỚNG DẪN CHẤM 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 8

Ngày kiểm tra: 12/12/2019

PHẦN I.  Đọc - hiểu văn bản và tiếng Việt (4 điểm):

Câu 1: (2 điểm) 

a. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.  (0.5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận  🡪 0,5 đ.  HS nêu các phương thức khác hoặc không trả lời  🡪 0,0 đ.

b. Theo em, văn bản trên gửi đến người đọc thông điệp gì? Từ nhận thức về thông điệp của văn bản, em hãy nêu ít nhất hai việc làm tốt mà bản thân em đã thực hiện. (Nêu ít nhất 2 việc làm). (1.5 điểm)

* Văn bản trên gửi đến người đọc thông điệp gì? Đây là câu hỏi mở, HS có thể có nhiều ý kiến riêng, nhiều cách trả lời khác nhau, miễn là nêu được một thông điệp có ý nghĩa (PHÙ HỢP VỚI NỘI DUNG VB) GV ghi  🡪 0,5 đ.

Ví dụ:

+ Hãy làm những việc tốt thì cuộc sống của bạn sẽ có ý nghĩa hơn.

+ Hãy làm việc tốt mỗi ngày dù đó là công việc rất bình thường.

+ Chúng ta nên làm những việc làm tốt dù rất nhỏ vẫn đáng được trân trọng, ghi nhận.

+ Hãy sống biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể.

+…….

*Lưu ý:  + CHẤP NHẬN VIỆC HỌC SINH TRÍCH MỘT CÂU TỪ VĂN BẢN (HỢP LÍ) LÀM THÔNG ĐIỆP CÓ Ý NGHĨA NHẤT VỚI CÁC EM. 

+ Nếu diễn đạt dài dòng, rườm rà hoặc ngôn từ thiếu chọn lọc: trừ 0.25 đ.

* Từ nhận thức về thông điệp của văn bản, em hãy nêu ít nhất hai việc làm tốt mà bản thân em đã thực hiện. (Nêu ít nhất 2 việc làm).

- Đây là câu hỏi mở, HS có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, có nhiều đáp án khác nhau miễn đáp ứng đúng yêu cầu đề. Mỗi đáp án đúng GV ghi 0,5đ (tối đa 1.0 đ).

 Ví dụ:

+ Dẫn bà cụ băng qua đường.

+ Nhường ghế cho 1 cụ già trên xe buýt.

+ Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất.

+ Đóng góp gây quỹ giúp đỡ đồng bào lũ lụt.

+.....

*Lưu ý: 

- Nếu HS trả lời chung chung không cụ thể thì ghi tối đa 0.25 đ/ 1 việc làm

VD: + Em giúp đỡ bạn.

        + Em tham gia đóng góp.

                +......

- Nếu HS trả lời việc làm tốt mà các em SẼ/PHẢI/CẦN/NÊN làm thì GV ghi 0 điểm (vì đề hỏi là việc làm tốt mà bản thân em đã thực hiện)

VD:  + Em sẽ dẫn bà cụ đi qua đường.

        + Em sẽ đóng góp các phong trào từ thiện.

        +......

Câu 2: (2 điểm)

a) Tìm một câu ghép có trong đoạn 2 của văn bản.🡪 0.5 điểm

- Xác định đúng câu ghép có trong đoạn 2 của văn bản  🡪 0,5đ 

+ Cuộc sống này là của bạn, vì vậy dù bất cứ giá nào đi chăng nữa thì bạn nên sống hết lòng với nó, không phải vì bất kì ai mà vì chính bạn. 

*Lưu ý:

- Nếu HS trích tắt (dùng dấu ba chấm thay cho một số từ trong câu) chẳng hạn như “Cuộc sống...... chính bạn” 🡪 GV chỉ ghi 0,25đ.

- HOẶC HS chỉ xác định vị trí của một câu ghép có trong đoạn 2 (VD: câu cuối cùng của đoạn 2 hay câu cuối cùng của văn bản) 🡪 GV chỉ ghi 0,25đ.

- HOẶC HS xác định 2 câu (trong đó có 1 câu đúng là câu ghép, 1 câu không phải là câu ghép) 🡪 GV chỉ ghi 0,25đ.

b) Vì sao em biết đó là câu ghép?🡪 0.5 điểm

- Giải thích:  HS có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau, nếu đúng  🡪 0,5 đ.

Ví dụ:

+ Vì nó có/gồm 2 vế câu (mỗi vế câu là một cụm C - V).

+ Vì nó có/gồm 2 cụm C - V không bao chứa nhau (tạo thành).

* Lưu ý: 

+ Nếu HS trả lời vì nó gồm nhiều cụm C –V không bao chứa nhau tạo thành hoặc gồm nhiều về câu 🡪 GV chỉ ghi 0.25 đ

+ HS không giải thích, giải thích sai 🡪 0,0 đ.

       + HS không xác định hoặc xác định sai câu ghép ớ câu a nhưng trả lời đạt yêu cầu ở câu b GV ghi 🡪 0,0 đ.

c) Từ nội dung của văn bản trên, em hãy đặt một câu văn trong đó có sử dụng một thán từ. Chỉ ra thán từ có trong câu văn đó. 🡪 1,0 đ

- HS đặt câu đảm bảo nội dung (lấy từ nội dung của văn bản): 0.25 đ.

- Câu văn có dấu kết thúc câu: 0.25 đ.

- Câu văn có thán từ: 0.25 đ. 

- Chỉ ra đúng thán từ trong câu văn vừa đặt: 0.25 điểm.

* Lưu ý: + HS sai ý nào, giáo viên trừ điểm ý đó.

    + Nếu HS viết thành 2 câu trở lên hay 1 đoạn hội thoại ngắn GV chỉ ghi tối đa là 0.5 điểm (cụ thể trong đó có thán từ 0.25 điểm, đúng nội dung từ văn bản 0.25 điểm.)

PHẦN II.  Tạo lập văn bản (6 điểm): 

Câu 1: (2 điểm) Hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (ít nhất nửa trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng nhiều bạn trẻ hiện nay còn sống dựa dẫm ỷ lại nơi người khác.

* HS có thể có nhiều ý kiến (hợp lí) khác nhau, diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo đúng yêu cầu về nội dung (sống dựa dẫm ỷ lại ở giới trẻ) và hình thức (đoạn văn nghị luận ít nhất nửa trang giấy thi)

MỘT VÀI GỢI Ý ĐỂ THAM KHẢO

* Về hình thức: 

- Lời văn mạch lạc - rõ ràng - trong sáng – có tính biểu cảm.

- Đoạn văn có bố cục chặt chẽ, cân đối. 

- Lập luận chặt chẽ. Lí lẽ, dẫn chứng hợp lí.

* Một số nội dung cần được triển khai trong đoạn văn: 

- Nêu vấn đề

- Sống dựa dẫm ỷ lại là gì? (học sinh chỉ cần giải thích khái quát, ngắn gọn mà hợp lí về sống dựa dẫm ỷ lại)

- Thực trạng của “sống dựa dẫm ỷ lại” trong giới trẻ hiện nay (học sinh chỉ cần nêu một vài biểu hiện sống dựa dẫm ỷ lại của giới trẻ trong gia đình, trong nhà trường...…)

- Nguyên nhân - tác hại của cách sống ấy

- Giải pháp

- Kết thúc vấn đề - Nhận thức và hành động của bản thân

* Lưu ý : Toàn bài kiểm tra chỉ được làm trong thời gian ngắn (90 phút) nên không thể yêu cầu quá cao đối với HS (Mỗi nội dung HS chỉ cần đưa từ 1 đến 2 lý lẽ hợp lí). Tuy nhiên, GV cũng không nên đánh giá thấp HS.

- Tùy mức độ HS đạt được, GV có thể ghi nhận từ 0,25 điểm đến 2,0 điểm.           

- Thiếu 1 nội dung (trong 6 nội dung như gợi ý trên) 🡪 trừ 0,25 đ.

- Bài làm đầy đủ nội dung nhưng hình thức trình bày mắc nhiều sai sót (chính tả, dùng từ, viết câu, ...)  🡪 ghi không quá 1,5 điểm.  

- Bài làm không thể hiện đối tượng là giới trẻ 🡪 ghi tối đa 1,0 đ.

- Bài làm sai lạc đề tài (không viết về sống dựa dẫm ỷ lại ở giới trẻ)  nhưng đảm bảo tốt các kỹ năng và hình thức bài văn 🡪 ghi tối đa 0,5 đ.

- Bài làm quá ngắn (dưới nửa trang giấy thi)  🡪 trừ 0,25 đ.

- Bài làm không viết thành đoạn văn mà viết thành văn bản  🡪 trừ 0.5 điểm.

- Bài làm không viết thành đoạn văn mà HS gạch đầu dòng nhưng đảm bảo nội dung đầy đủ, sâu sắc 🡪 ghi không quá 1,0 điểm

- HS không làm bài văn hoặc có sai lầm trầm trọng về nhận thức 🡪 0,0 đ.

Câu 2:  (4 điểm)  Học sinh chọn một trong hai đề: 

Đề 1:  Thiêng liêng hai tiếng gia đình

Nơi mọi người sống hết mình vì ta

Con cháu, cha mẹ, ông bà

Xung quanh tất cả đều là người thân… (Thơ: Nguyễn Đình Huân)

Lấy đề tài mái ấm gia đình, kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân em.

Đề 2: Thuyết minh về một đồ dùng trong học tập của người học sinh (như cây bút, cây com-pa, chiếc cặp đựng sách vở ...).

* Yêu cầu chung: 

- Học sinh có thể trình bày bài văn tự sự hoặc thuyết minh bằng nhiều cách khác nhau miễn đáp ứng được yêu cầu của đề bài. 

- Khi chấm bài, GV cần đánh giá cả hai mặt nội dung và hình thức diễn đạt.

MỘT VÀI GỢI Ý ĐỂ GIÁO VIÊN THAM KHẢO

1. Về nội dung bài làm:

a. Với đề 1: Lấy đề tài mái ấm gia đình, kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân em.

- Qua văn bản tự sự, học sinh làm toát lên được câu chuyện đáng nhớ về gia đình. Có thể là câu chuyện (kỉ niệm vui – buồn), có thể giản dị như việc chuẩn bị một bữa cơm gia đình ấn tượng, một chuyến du lịch, về quê…

- Bài văn thể hiện được những cảm xúc, những nhận xét – ý kiến về các vấn đề được gợi ra trong quá trình kể.  

b. Với đề 2: Thuyết minh về một đồ dùng trong học tập của người học sinh (như cây bút, cây com-pa, chiếc cặp đựng sách vở ...).

- Qua văn bản, HS phải cung cấp được tri thức về một đồ dùng trong học tập của người học sinh với các nội dung như: nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, công dụng/giá trị, cách sử dụng và bảo quản…

- Nếu thiếu một trong các nội dung nêu trên : trừ 0,5 đ/nội dung (bên cạnh việc trừ điểm với các lỗi sai khác của bài làm).

2. Về hình thức bài làm:

a. Với đề 1: Lấy đề tài mái ấm gia đình, kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân em.

- Lời văn mạch lạc, rõ ràng, trong sáng, có tính biểu cảm.

- Biết kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm, đối thoại..... một cách hợp lí.

b. Với đề 2: Thuyết minh về một đồ dùng trong học tập của người học sinh (như cây bút, cây com-pa, chiếc cặp đựng sách vở ...).

- Trình bày tri thức rõ ràng, chính xác về đối tượng thuyết minh.

- Biết kết hợp trình bày, giới thiệu, giải thích với miêu tả, biểu cảm ... một cách hợp lí.

* Lưu ý: 

+ Văn bản phải có bố cục 3 phần (mở bài - thân bài - kết bài) chặt chẽ, cân đối và chia đoạn ở phần thân bài một cách hợp lí.

+ Với bài văn tự sự : không nhất thiết phần mở bài cứ phải giới thiệu nhân vật, giới thiệu sự việc… mà HS có thể bắt đầu câu chuyện bằng một cách nào đó tùy ý, miễn là đảm bảo tính chặt chẽ, có sự gắn kết nhịp nhàng giữa các đoạn, các phần trong bài làm.

  + Với bài văn thuyết minh : trong trình bày, giới thiệu, giải thích …, HS có thể kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả…; liên hệ, so sánh, dùng hình ảnh thơ ca… hợp lý.


TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM

a/ Mức đầy đủ:

- Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên (cả nội dung và hình thức). Nội dung bài văn sâu sắc, ý tứ phong phú. Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả…  🡪 4,0 điểm.

b/ Mức chưa đầy đủ:

- Bài văn đáp ứng khá tốt các yêu cầu nêu trên từ 🡪 3,0 đến 3,5 điểm.

- Có đôi chỗ chưa thể hiện rõ được ấn tượng sâu sắc của người kể về 1 câu chuyện đáng nhớ (đề tài mái ấm gia đình) (đề 1), đôi chỗ chưa thể hiện được tri thức một cách chính xác về đối tượng thuyết minh (đề 2)   từ 2,25 🡪 2,75 điểm.

- Chưa có kết bài: đạt tối đa 3,0 điểm.

- Bài văn còn sơ sài : sự việc mờ nhạt (đề 1); tri thức thuyết minh đơn giản, có nhiều chỗ thiếu chính xác (đề 2) từ 1,25 🡪 2,0 điểm.

- Bài văn chung chung, mơ hồ hoặc có nội dung chưa phù hợp, nhiều kiến thức không chính xác từ 0,5 🡪 1,0 điểm. 

- Bài văn không đúng đề tài: không kể lại một 1 câu chuyện đáng nhớ (đề tài mái ấm gia đình) (đề 1), đối tượng thuyết minh không phải là một đồ dùng trong học tập (đề 2) nhưng thực hiện yêu cầu đạt ở Mức đầy đủ: ghi không quá 1,0 điểm.

- Bài làm hoàn toàn không có đối thoại (đề 1) trừ 0.5 điểm

c/  Mức không tính điểm: Không viết bài văn hoặc sai trầm trọng về nhận thức.

   * Lưu ý:  - Nếu học sinh không chia đoạn cho bài văn (chỉ viết 1 đoạn): trừ 1,0 điểm 

 - Tùy mức độ sai sót của học sinh về hình thức trình bày: chính tả, dùng từ, dấu câu, ngữ pháp, cẩu thả, … giáo viên có thể trừ từ 0,5 điểm đến tối đa 1.0 điểm.

- Nếu bài làm dơ bẩn, gạch xóa tùy tiện trừ tối đa 1 điểm (chỉ trừ 1 lần cho toàn bài thi)

- Ở hai câu tạo lập văn bản, nếu HS không được điểm tối đa, giáo viên cần chỉ rõ lỗi sai khiến các em bị trừ điểm bằng lời phê cụ thể trong bài kiểm tra.


TRÊN ĐÂY CHỈ LÀ NHỮNG GỢI Ý MANG TÍNH ĐỊNH HƯỚNG, THẦY CÔ CẦN CĂN CỨ VÀO TÌNH HÌNH LÀM BÀI CỤ THỂ CỦA HỌC SINH ĐỂ CÓ CÁCH CHO ĐIỂM PHÙ HỢP (sau khi đã thống nhất và ghi nhận trong Biên bản nhóm).

THẦY CÔ CẦN TRÂN TRỌNG NHỮNG Ý KIẾN HỢP LÍ, NHỮNG BÀI LÀM CÓ SỰ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH.




























PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP

TỔ PHỔ THÔNG

Trường: …………………………...

Họ và tên: …………………………

Lớp: ……………………………….

Số báo danh: ………………………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN TIẾNG ANH - LỚP 8

Ngày kiểm tra: 14/12/2019

Thời gian làm bài: 60 phút

(Học sinh làm bài trên tờ đề này)

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có hai trang)

Chữ ký giám thị

Số mật mã

Số thứ tự

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

ĐIỂM

LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

Số mật mã

Số thứ tự

  1. You will hear part of an interview with a boy from Texas talking about his daily routine. For each question, choose the correct answer and write down. (1 pt)

  1. What time does Steve have to wake up on weekdays? – Around ___________________________.

6 a.m. 7 a.m. 9 a.m. 10 a.m.

  1. What time does Steve go to bed on Friday? – At ________________________________________.

8 p.m. 9 p.m. 10 p.m. 11 p.m.

  1. What kind of chores does Steve have to do? – He _______________________________________.

feeds the chickens feeds the horses milks the cows collects the eggs

  1. What does Steve sometimes do? – He sometimes ________________________________________.

plays basketball goes running goes skateboarding goes bowling

  1. Choose the most appropriate word or phrase to fill in each blank. (2.0 pts)

  1.  Trang Bang paper cake is the _______________ of Tay Ninh province.

selection product specialty convenience

  1.  My grandparents have lived in this place _______________ they were young.

for at since when

  1. The Young Pioneer Club in our school often holds food festivals to _______________ funds for the poor children every year.

raise recycle enroll care

  1. We like _______________ activities such as going camping and riding bikes.

inside outside indoor outdoor

  1. A: “May I help you?” – B: “ ______________________________________”.

How can I help you? Yes, that’s very kind of you.

What can I do for you? I’m sorry I’m really busy now.

  1. Speaking to native speakers is the best way to improve our _________________.

dictionaries meaning participation pronunciation

  1. He arrived early _______________ a good seat in the front row.

so that getting   so that to get in order to get in order that get

  1. I find Peter is not communicative. He is rather __________________ in public. 

kind reserved sociable humorous

  1. Choose the most appropriate word or phrase to fill in each blank. (0.5 pt)

  1. What does this sign mean? ______________________________________

  • You cannot buy goods with 50% discount here.

  • This is the last opportunity to buy goods for half of price.

  • 50% of Christmas goods are on sale now.

  • There is no goods left for you to buy in this shop.

  1. What does this sign mean?________________________________________

  • The handicapped people like standing here.

  • The handicapped people cannot stay here.

  • There are facilities for the handicapped here.

  • This area is not for the handicapped.

  1. Read the passage. Then decide which option best fits each blank and fill it in the blank. (1.0 pt)

In some languages, the way that you (15) _____________ a word is very similar to the way that you pronounce it. In English, the (16) ______________ is sometimes different from the spelling. The dictionary has an easy method to indicate how to pronounce a word. It is important (17) ____________ that every dictionary has its own system to show correct pronunciation. (18)_______________, most of the guides are very similar. You should choose one good English-English dictionary for yourselves.








- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -  - - - - - - -- 

 

  1. write hurt paint listen

  2. writing reading pronunciation listening

  3. to forget to remember to repair to reread

  4. But However Besides By

  1. Read the passage.

A long time ago in Vietnam, there was a rich, old man who had five sons. The sons didn’t like each other. One day, their father was very sick and he called them together. He asked them to break a large bunch of chopsticks. One by one, they tried to break the bunch, but they couldn’t. Their father smiled and took one chopstick and broke it in half. Then, he told them that if they worked together, they would be very strong, just like the bunch of chopsticks. If they worked alone, they would be weak, just like one chopstick. They stopped arguing and decided to help each other. They learned that they were stronger when they worked together instead of doing things alone. 

  1. TRUE or FALSE questions. (1.0 pt)

  1. The sons loved each other at first.  ___________

  2. One son asked the others to break the chopsticks. ___________

  3. None of them could break the bunch of chopsticks. ___________

  4. The father told the sons to work together. ___________

  1. Choose the best answers and write down. (0.5 pt)

  1. What is the lesson of the story? - _______________________________________________

- Sons are better than daughters. - Unity makes strength.

- People should not break chopsticks. - People can work alone without any help.

  1. What can be inferred from the story? - ___________________________________________

  •  The sons did not arguing any longer. - The sons were strong. 

- The father was strong. - The father did not know how to teach them.  



  1. Use the correct form of the word given in each sentence. (1.5 pts)

  1. Please take this form to your teacher and ask her to ____________ it. (signature)

  1. His parents always take ______________ in his results. (proud)

  2. __________________ in the sports competitions is my hobby. (participate)

  3. Many ______________visit Ho Chi Minh City, the big city of Vietnam. (foreign)

  4. Modern life needs lots of ___________________ devices. (electric)

  5. The restaurant at the corner of the street __________ Hue food. (service)


  1. Arrange the words or phrases to make complete sentences. (0.5pt)

  1. electrical sockets / do not try / You must cover / so that children / into them / to put anything /. /

 32. the way / the nearest / Can you / show me / to / bank / ? /

  1. Write the second sentence so that it has a similar meaning to the first one. (2.0 pts)

  1. The children made the entire meal without any help.

=> The children

  1. There were some tall trees behind my house in the countryside.

=> There used

  1. The little boy began drawing the picture thirty minutes ago.

=> The little boy has

  1. The policeman said to her, “Please show me your driving lisence.” 

=> The police ordered



-Hết-HƯỚNG DẪN CHẤM 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 8

Ngày 14/12/2019



I.

  1. 1. 6 a.m.

  2. 10 p.m.

  3. feeds the horses

  4. goes bowling


II.

5. specialty

6. since

7. raise            

8. outdoor

9. Yes, that’s very kind of you.

10. pronunciation

11. in order to get

12. reserved


III.

13. This is the last opportunity to buy goods for half of price.

14. There are facilities for the handicapped here.


IV.

15. write

16. pronunciation

17. to remember             

18. However

V.

19. False

20. False

21. True

22. True

23. Unity makes strength.

24. The sons did not arguing any longer. 


VI.

25. sign

26. pride

27. Participating

28. foreigners

29. electrical             

30. serves


VII.

31. You must cover electrical sockets so that children do not try to put anything into them.

32. Can you show me the way to the nearest bank?

 

VIII.

33. The children made the entire meal by themselves.

34. There used to be some tall trees behind my house in the countryside.

35. The little boy has drawn the pictures for thirty minutes/ since thirty minutes ago. 

36. The policeman ordered her to show him her driving license.


* MỖI CÂU ĐÚNG ĐƯỢC 0,25 ĐIỂM.

* VIII: MỖI CÂU ĐÚNG ĐƯỢC 0,5 ĐIỂM

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN

THỐNG NHẤT ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN: ANH - KHỐI: 8

 NĂM HỌC: 2019 - 2020

Thời gian: 15h00 ngày 14 tháng 12 năm 2019

Tại: Trường THCS Nguyễn Văn Nghi

           Thành phần: 

  • Bà Trần Thúy Hòa – Cán Bộ Chỉ Đạo Môn Tiếng Anh – Quận Gò Vấp.

  • Giáo viên Tiếng Anh 8 – Quận Gò Vấp. 

              Chủ trì: Bà Trần Thúy Hòa - CBCĐ

              Thư ký: Bà Trịnh Thị Phương Thảo – Mạng Lưới Tiếng Anh Quận Gò Vấp. 


NỘI DUNG

  1. Thống nhất đáp án chấm Kiểm tra Học kỳ I năm học 2019 – 2020:

Phần I. 

Thang điểm: 0.25 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. 

  • Không điền từ vào chỗ trống: không cho điểm.

  • Sai chính tả 1 lỗi: không trừ điểm. 

  • Sai chính tả từ 2 lỗi trở lên: 0,0 điểm. 


Phần II. 

Thang điểm: 0.25 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. 

  • Không điền vào chỗ trống / sai chính tả: không cho điểm.


Phần III. 

Thang điểm: 0.25 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. 

  • Không điền vào chỗ trống: không cho điểm.

  • Điền đúng đáp án, nhưng không đủ chỗ viết, chỉ viết nửa đầu, nửa đuôi viết “ …” : vẫn cho trọn điểm

  • Chọn đúng nhưng viết lại sai chính tả: cho điểm


Phần IV.  

Thang điểm: 0.25 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống.

  • Không điền vào chỗ trống / sai chính tả: không cho điểm.


Phần V.  

Thang điểm: 0.25 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải ghi rõ True, False. 

  • Viết sai chính tả từ “True/False”: không cho điểm.  

  • Nếu viết tắt T/ F: không cho điểm. 

Câu 23,24 (chấm giống III : câu 13,14)

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. 

  • Không điền vào chỗ trống: không cho điểm.

  • Điền đúng đáp án, nhưng không đủ chỗ viết, viết nửa đầu, nửa đuôi viết “ …” : vẫn cho trọn điểm

  • Sai chính tả: cho điểm


Phần VI. 

Thang điểm: 0.25 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. 

  • Sai chính tả: không cho điểm. 

  • Bổ sung đáp án câu 30: served.


Phần VII. 

Thang điểm: 0.25 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh ghi thiếu dấu chấm câu “.” / “?” : không trừ điểm. 

  • Sai chính tả 1 lỗi: không trừ điểm. 

  • Sai chính tả từ 2 lỗi trở lên: 0,0 điểm. 


Phần VIII. 

Thang điểm: 0.5 điểm / 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án: 

  • Lưu ý:  

Câu 33: 

  • Học sinh viết thay “ by themselves” thành “ themselves” / “ alone” / “ on their own”:  cho điểm

Câu 34: 

  • Học sinh viết đúng “ used to be”,  cụm đằng sau nếu sai chính tả : trừ chung 0,25 điểm

  • Học sinh viết “ used to have” và đúng hết các thông tin phía sau: cho 0,25 điểm


Câu 35:

  • Học sinh viết lại  “began” : 0,0 điểm

  • Học sinh giữ nguyên “ drawing”: 0,0 điểm

  • Học sinh sai chính tả “drawn”, ví dụ như viết là “ drew/ drawed” : - 0,25 điểm

  • Học sinh dùng HTHT tiếp diễn “ has been drawing”: cho trọn điểm

  • Học sinh viết tới “ drawn” đúng là được 0,25 điểm, cụm đằng sau nếu sai chính tả 1 lỗi, 2 lỗi, 3 lỗi…: chỉ trừ 0,25 điểm


Câu 36: 

  • Học sinh viết đúng được “ to show” : là được 0,25 điểm

  • Tất cả các từ còn lại tính theo lỗi chính tả, sai 1 lỗi, 2 lỗi, 3 lỗi,…: chỉ trừ 0,25 điểm

 

  1. Bài chấm chung:

Stt

Mã bài

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Tổng

1

A809/01

0,5

0,5

00

00

1,0

00

0,25

0,25

2.5

2

A809/02

0,5

1,5

0,25

0,75

1,0

0,75

00

1,0

5,8

3

A809/03

0,75

0,5

00

0,5

0,5

0,5

00

0,75

3,5

4

A809/04

0,25

1,5

0,25

0,25

0,75

0,5

00

0,75

4,3

5

A809/05

0,5

0,75

00

0,5

0,5

00

00

0,75

3,0

6

A809/06

0,5

1,25

0,5

0,5

0,5

00

00

0,5

3,8

7

A809/07

0,5

1,25

0,25

0,5

1

00

0,25

1,25

5,0

8

A809/08

0,75

2

0,5

0,75

1,5

1,5

0,5

2

9,5

9

A809/09

0,75

1,75

0,25

0,5

1,5

0,5

00

0,5

5,8

10

A809/010

0,75

1,5

0,5

0,75

1,5

0,25

00

1,75

7,0


Số bài trên TB: 05/10 Tỉ lệ: 50%


Biên bản được thông qua vào lúc 16h00 cùng ngày và không có ý kiến nào khác.


Chủ trì                                                             Thư Ký




    Trần Thúy Hòa       Trịnh Thị Phương Thảo



UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: ĐỊA LÝ - LỚP 8

Ngày kiểm tra: Thứ bảy, ngày 14/12 / 2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh được sử dụng Tập bản đồ Địa lí lớp 8)

ĐỀ BÀI:


Câu 1(3 điểm):

Dựa vào Tập bản đồ Địa lí lớp 8 và kiến thức đã học, em hãy:

  1. Xác định vị trí địa lí và giới hạn khu vực Tây Nam Á. 

  2. Tây Nam Á có vị trí chiến lược như thế nào trên thế giới ?


Câu 2(2 điểm):

Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở khu vực Nam Á.


Câu 3(3 điểm):

Dựa vào Tập bản đồ Địa lí lớp 8 và kiến thức đã học, em hãy cho biết:

  1. Ở Châu Á đới khí hậu nào phân thành nhiều kiểu khí hậu nhất? Xác định các kiểu khí hậu đó thay đổi từ Tây sang Đông.

  2. Giải thích vì sao Châu Á có nhiều kiểu khí hậu như vậy?


Câu 4 (2 điểm):

Cho bảng số liệu: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ


Các ngành kinh tế

Tỉ trọng trong cơ cấu GDP (%)

1995

1999

2001

Nông lâm thủy sản

28,4

27,7

25,0

Công nghiệp- xây dựng

27,1

26,3

27,0

Dịch vụ

44,5

46,0

48,0


Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, em hãy:

  1. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Ấn Độ.

  2. Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào?


HẾT.


UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020

MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 8

NGÀY KIỂM TRA: Thứ bảy, ngày 12/12/2019


Câu 1(3 điểm):

  1. Vị trí địa lý và giới hạn khu vực Tây Nam Á:

- Tây Nam Á nằm trong khoảng 120 B -420 B và 260 Đ -730 Đ (0,5 điểm)

- Thuộc đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt. (0,5 điểm)

- Tiếp giáp: Vịnh Pec-xich (0,25 điểm);biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển A-rap, biển Cax-pi; (1,0 điểm);khu vực Trung Á, Nam Á; (0,25 điểm)

Châu Âu và Châu Phi. (0,5 điểm)

  1. Tây Nam Á có vị trí chiến lược trên thế giới do:

- Nằm trên đường giao thông quốc tế, vị trí ngã ba của 3 lục địa Á-Âu-Phi(0,5 điểm)

- Có nguồn tài nguyên dầu mỏ với trữ lượng lớn. (0,25 điểm)

=> Tây Nam Á có vị trí chiến lược rất quan trọng, là nơi không ổn định về chính trị, kinh tế. (0,25 điểm)

Câu 2(2 điểm):

- Là một trong những khu vực đông dân của Châu Á (0,25đ); mật độ dân số cao (0,25 điểm); dân cư phân bố không đều (0,25điểm); tập trung ở các khu vực đồng bằng và ở các nơi có mưa.(0,25điểm)

Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo (0,5điểm), ngoài ra còn theo Thiên Chúa giáo và Phật giáo. (0,5điểm)

Câu 3 (3 điểm):

  1. Châu Á đới khí hậu phân thành nhiều kiểu khí hậu là đới cận nhiệt. (0,5 điểm)

- Các kiểu khí hậu đó là: Cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt núi cao, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt gió mùa. Mỗi ý đúng 0,25 điểm.

b. Châu Á có nhiều kiểu khí hậu là do:

- Lãnh thổ rộng lớn; địa hình có nhiều núi, sơn nguyên cao; vị trí gần hay xa biển. Mỗi ý đúng 0, 5 điểm.

Câu 4 (2 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm.

- Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ từ năm 1995-2001

+ Nông nghiệp giảm 3,4% (0,5 điểm)

+ Công nghiệp- xây dựng từ 1995-1999 giảm 0,8%; từ năm 1999-2001 tăng 0,7% (0,5 điểm)

+ Dịch vụ tăng 3,5% (0,5 điểm)

- Sự chuyển dịch đó phản ánh kinh tế Ấn Độ phát triển theo định hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. (0,5 điểm)


HẾT.

 

UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: GDCD - LỚP 8

Ngày kiểm tra: Thứ ba, ngày 10/12/2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)

ĐỀ BÀI:


Câu 1: (2,0 điểm)

“Nói lời phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”.

a. Câu ca dao trên thể hiện phẩm chất đạo đức nào mà em đã được học trong chương trình GDCD lớp 8? Hãy trình bày khái niệm của phẩm chất đạo đức đó.

b. Nêu 2 ví dụ thể hiện phẩm chất đạo đức trên.                                


Câu 2: (2,0 điểm) 

“Hãy sống cuộc sống liêm khiết nghèo khó, nếu phải như vậy và quan tâm tới những vấn đề quan trọng hơn thay vì mang theo vàng xuống mộ”.

Khuyết danh

a. Từ câu danh ngôn trên và những kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của sự liêm khiết? 

b. Hãy nêu 2 việc đã làm của em thể hiện sự liêm khiết.


Câu 3: (2,0 điểm)

Nêu nhận xét và giải thích các nội dung sau:

a. Nghiêm túc, chú ý nghe thầy cô giảng bài trong giờ học.

b. Bạn bè phải biết giúp nhau trong mọi trường hợp.

c. Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.

d. Thường xuyên đi học muộn vì thức dậy trễ. 


Câu 4: (2,5 điểm) 

Mỗi buổi sáng, tại khu phố A phải đối mặt với tình trạng kẹt xe, nguyên nhân là do một số người dân thường xuyên tụ tập mua bán hàng rong lấn chiếm lồng lề đường, có nơi còn đặt biển hiệu, bàn ghế trên hè phố gây cản trở cho người đi bộ.

a. Em hãy nhận xét và giải thích việc làm của những người bán hàng trên?

b. Nếu em là người dân sống tại khu phố A, em sẽ làm gì?


Câu 5: (1,5 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Chỉ có rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có”. 

Em có đồng tình với ý kiến trên không? Giải thích vì sao?


HẾT.


     UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN GDCD LỚP 8

NGÀY KIỂM TRA: 10/12/2019

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Câu ca dao thể hiện đức tính giữ chữ tín (0,5 điểm).

Giữ chữ tín là: 

- Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình (0,5 điểm).

- Biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau (0,5 điểm).

b. Nêu 2 ví dụ  (mỗi ví dụ đúng 0,25 điểm).


Câu 2: (2,0 điểm)

a. Ý nghĩa

- Sống thanh thản, sống có trách nhiệm (0,25 điểm).

- Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người (0,5 điểm).

- Xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. (0,25 điểm) 

b. Nêu 2 việc đã làm của em (mỗi việc đúng 0,5 điểm).


Câu 3: (2,0 điểm)

a. Nội dung này đúng (0,25 điểm). Giải thích hợp lý (0,25 điểm).

b. Nội dung này sai (0,25 điểm). Giải thích hợp lý (0,25 điểm).

c. Nội dung này đúng (0,25 điểm). Giải thích hợp lý (0,25 điểm). 

d. Nội dung này sai (0,25 điểm). Giải thích hợp lý (0,25 điểm).


Câu 4: (2,5 điểm) 

a. Nhận xét

- Việc làm của những người bán hàng rong là sai (0.5 điểm). 

- Học sinh trả lời liên quan đến bài đã học: Vì không xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư (không tôn trọng người khác) (0.5 điểm). 

- Nêu 2 tác hại (0.5 điểm).

b. Nêu được 2 cách giải quyết hợp lý (0.5 điểm/ 1 cách giải quyết).


Câu 5: (1,5 điểm) 

Em không đồng tình với ý kiến trên (0,5 điểm).

Học sinh giải thích hợp lý: đủ 2 ý (1.0 điểm).  

Gợi ý: Cả tự giác và sáng tạo điều cần phải bỏ nhiều công sức để rèn luyện mới có được, chứ không phải tự nhiên hay bẩm sinh mà có (0,5 điểm). Chính vì vậy, cần phải rèn luyện thường xuyên, liên tục, bền bỉ, lâu dài với một ý chí quyết tâm cao (0,5 điểm).



HẾT.











UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: HOÁ HỌC - LỚP 8

Ngày kiểm tra: Thứ năm, ngày 12/12/2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)

ĐỀ BÀI:

Câu 1: (1đ):     Hãy cho biết: các cách viết sau chỉ ý gì?

  1. 6H2

  2. 2Ag

  3. 3CO2

  4. 8Ca

Câu 2: (1đ)  Hãy cho biết trong các chất sau đây: Chất nào là đơn chất? Chất nào là hợp chất?

  • Kali nitrat có phân tử gồm 1K, 1N, 3O.

  • Magie sunfat có phân tử gồm 1Mg, 1S, 4O.

  • Khí nitơ có phân tử gồm 2N.

  • Kim cương do C cấu tạo.

Câu 3: (1đ) Lập công thức hóa học và tính phân tử khối các hợp chất có thành phần như sau:

  1. Zn (II) và O.

  2. Ba (II) và nhóm photphat (PO4) (III).

Câu 4: (2,5đ)  Cho các hiện tượng hoá học sau: 

1. Đốt cháy dây sắt Fe trong bình chứa khí oxi O2 ở nhiệt độ cao, ta thu được chất rắn màu nâu, đó là  oxit sắt từ Fe3O4.

2. Hoà tan hoàn toàn bột nhôm Al vào dung dịch chứa axit sunfuric H2SO4, thu được dung dịch chứa nhôm sunfat Al2(SO4)3 và có khí hidro H2 thoát ra.

a. Ghi lại phương trình chữ của phản ứng hoá học xảy ra trong các hiện tượng trên.

b. Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng hoá học xảy ra trong các hiện tượng trên.

c. Xác định tỉ lệ số nguyên tử số phân tử các chất trong mỗi phản ứng hoá học.

Câu 5: ( 2đ) 

  1. Vì sao trước khi thi đấu, các vận động viên thể dục dụng cụ cần xoa bột trắng vào lòng bàn tay? Cho biết loại bột trắng này thường gọi là “bột magie” có thành phần chính là magie cacbonat MgCO3, là chất rắn dạng bột mịn, nhẹ, có tác dụng hút ẩm rất tốt.

  2.  Trong phòng thí nghiệm, để có thể thu được khí metan CH4 vào lọ bằng cách đẩy không khí, ta phải đặt đứng hay đặt ngược lọ thu? Giải thích vì sao?  

Câu 6: ( 1,5 đ)  Một bình kín chứa 0,4 mol khí sunfurơ SO2 . Hãy tính: 

  1. Số phân tử khí sunfurơ SO2 chứa trong bình.

  2. Khối lượng khí sunfurơ SO2 chứa trong bình.

  3. Thể tích  khí sunfurơ SO2 (đo ở đktc).

Câu 7: (1đ) Hãy tính thành phần % khối lượng các nguyên tố có trong natri sunfit Na2SO3.

(Cho Zn = 65, Ba = 137, C = 12, S = 32, P = 31, O = 16, H = 1, Na = 23)

HẾT. 











     UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN HÓA HỌC - LỚP 8

NGÀY KIỂM TRA: 12/12/2019

Câu 1: (1đ)

  • Giải thích đúng nguyên tử hay phân tử, đúng tên nguyên tố hay tên chất: 0,25 đ/ câu

  • Xác định sai nguyên tử; phân tử; sai tên: 0đ.

Câu 2: (1đ)

  • Xác định đúng đơn chất, hợp chất: 0,25đ/chất

Câu 3: (1đ)

  • Lập đúng CTHH đủ theo các bước: 0,25đ/ chất

  • Viết đúng CTHH (thiếu bước): 0,25đ/ 2chất

  • Tính đúng PTK: 0,25đ/chất

  • Sai, thiếu đơn vị của PTK: trừ 0,25đ/câu

Câu 4: (2,5đ)

  • Ghi đúng PT chữ: 0,5đ/PT

  • Sai tên hay thiếu chất hay sai vế: 0đ

  • Thiếu điều kiện: không trừ

  • Lập đúng PTHH: 0,5đ/PT

  • Thiếu điều kiện t0: không trừ

  • Xác định đúng tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử : 0,25đ/PT

  • Xác định sai nguyên tử; phân tử: tỉ lệ sai: 0đ.

  • Chỉ hạ hệ số xuống dưới CTHH mà không ghi rõ nguyên tử nào hay phân tử nào: 0đ

  • Nếu tỉ lệ chưa rút gọn: trừ ½ số điểm.

Câu 5: (2đ)

Câu a: (1đ)

  • Hút mồ hôi ở tay VĐV, tránh trơn trợt (0,5 đ) 

  • Tăng ma sát với dụng cụ, nắm chắc dụng cụ (0,25đ)

  • Có thời gian tạo tâm lý bình tĩnh thi đấu (0,25đ)

Câu b: (1đ)

  • Cần  đặt ngược lọ thu (0,5đ)

  • Giải thích:  dCH4/kk = 16/29 < 1  (0,25đ)

                         khí metan nhẹ hơn không khí (0,25đ)

Câu 6: (1,5đ)

  • Tính đúng số phân tử (có lập luận theo định nghĩa mol): 0,5đ

(Nếu thiếu lập luận, nhưng tìm đúng số phân tử: 0,25đ)

  • Tính đúng khối lượng mol: 0.25đ, tính đúng khối lượng: 0,25đ

  • Tính đúng thể tích: 0,5đ

  • Sai, thiếu đơn vị: trừ 0,25đ/câu.

Câu 7: (1đ)

  • Tính đúng khối lượng mol hợp chất: 0,25đ

  • Xác định đúng số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất: 0,25đ

  • Tính đúng % khối lượng: 0,5đ (tính đúng 1-2 %m : 0,25 đ)

  • Sai, thiếu đơn vị: trừ 0,25đ/câu.

  • Ghi %mO3: sai lời giải: trừ 0,25đ/câu.

HẾT.




UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề có 2 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: SINH HỌC - LỚP 8

Ngày kiểm tra: Thứ ba, ngày 17/12 / 2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)


ĐỀ BÀI:


Câu 1 (2 điểm)

  1. Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?

  2. Hút thuốc lá dẫn đến cái chết từ từ và đau đớn”. Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đều quy định trên bao thuốc lá phải có nhãn mác về tác hại thuốc lá và các đơn vị sản xuất đã làm theo. Tuy nhiên, những cảnh báo trên bao bì ấy vẫn chưa làm cho những người nghiện thuốc lá bừng tỉnh. Em hãy đề xuất cho xã hội phương án mà em cho là hữu hiệu trong việc cảnh tỉnh những người đang nghiện thuốc lá hiện nay. 

Câu 2 (2 điểm)

                                  Hình 1                                                      Hình 2

Em hãy quan sát hình trên và trả lời các câu hỏi sau: 

  1. Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng các thành phần của máu?

  2. Huyết áp và nhịp tim của bạn Hà có kết quả thể hiện trên máy đo ở hình 2. Huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu và nhịp tim của bạn Hà là bao nhiêu?


Câu 3: (2,0 điểm)

  1. Phản xạ là gì? Nêu 2 ví dụ về phản xạ.

  2. Phân tích đường đi của xung thần kinh theo 1 phản xạ tự chọn.


Câu 4 (2 điểm)

Em hãy cho biết những nhận định sau là ĐÚNG hay SAI. Nếu SAI thì sửa lại cho ĐÚNG.

  1. Nguyên nhân của hiện tượng mỏi cơ: Do cơ thể không được cung cấp cấp đủ Oxy, tích tụ Axit lactic đầu độc cơ.

  2. Tế bào xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: Dinh dưỡng, lớn lên, sinh sản, cảm ứng ... như các loại tế bào khác.

  3. Các tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia giúp xương to ra.

  4. Cho trẻ tắm nắng sáng sớm sẽ giúp tiền Vitamin E hoạt hóa chuyển thành Vitamin E 🡪 Giúp cơ thể hấp thụ Canxi, Phốt pho.

  5. Xương dài của cơ thể người: Xương trụ ở cẳng tay, xương cánh tay, xương đùi. 

  6. Ở khoang miệng biến đổi lý học là chủ yếu như: Nhai, nghiền, đảo trộn thức ăn, tiết nước bọt 🡪 Tạo viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt.


Câu 5 (2 điểm)

Các chất dinh dưỡng trong ruột non được hấp thụ qua thành ruột sẽ đi theo 2 con đường(máu và bạch huyết) về tim rồi theo hệ tuần hoàn tới các tế bào của cơ thể: Khoảng 70% lipit chịu tác dụng của muối mật để trở thành dạng nhũ tương hóa, các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K…) được hấp thụ theo con đường bạch huyết, còn lại 30% lipit chịu tác dụng thêm của enzim lipaza( được phân tách thành axit béo và glyxerin), axit amin, các vitamin tan trong nước, muối khoáng hòa tan, nước được hấp thụ qua đường máu. Muốn hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, trong khi ăn không nên uống đồ uống có ga cùng với bữa ăn chính, không hút thuốc và tránh sử dụng quá nhiều caffein và rượu. Vì rượu, cà phê, thuốc lá có thể can thiệp vào các hoạt động của hệ tiêu hóa.

  1. Các chất dinh dưỡng được vận chuyển theo những con đường nào? Liệt kê các chất đã được hấp thụ qua các con đường đó.

  2. Kể tên một số loại bệnh về tiêu hóa? Trong các thói quen ăn uống khoa học, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?


HẾT.














UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN SINH HỌC - LỚP 8

NGÀY KIỂM TRA: Thứ ba, ngày 17/12/2019

Câu

Nội dung

Điểm

1.

2 điểm

  1. Sự trao đổi khí ở phối và TB

a. Sự trao đổi khí ở phổi

- Nồng độ O2 trong phế nang cao hơn trong máu nên O2 khuyếch tán từ không khí ở phế nang vào máu.

- Nồng độ CO2 trong máu cao hơn trong phế nang nên CO2 khuyếch tán từ máu vào phế nang

b. Sự trao đổi khí ở tế bào.

  • Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế nào nên O2 khuyếch tán từ máu vào tế bào.

- Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuyếch tán từ tế bào vào máu.

2. Đề xuất: Tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người bằng hình ảnh, câu chuyện người thật việc thật, thông tin trên phương tiện báo đài ...( nêu được 2 phươmg án trở lên)




0,75 x2






0,5

2

2 điểm

  1. Cấu tạo và chức năng các thành phần của máu.

  • Thành phần của máu:

  • Huyết tương (55%): gồm nước (90%) và các chất khác (10%)

  • Các tế bào máu (45%) gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

  • Chức năng:

  • Huyết tương: Duy trì máu ở trạng thái lỏng ,vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.

  • Hồng cầu: Vận chuyển O2 và CO2.

  • Tiểu cầu: Tham gia vào quá trình đông máu.

  • Bạch cầu: Tham gia bảo vệ cơ thể.

  1. Đọc đúng các kết quả


0,25 x2




0,25x4



0.5

3

  1. điểm

  1. Nêu đúng khái niệm, lấy được ví dụ.

  2. Phân tích đúng đường đi của một cung phản xạ tự chọn.

0,5x2

1

4

2 điểm

  • - Đúng: 1,2,5,6

  • - Sai: 3,4

  • - Sửa lại chính xác

0,25x4

0,25x2

0,25x2

5

2 điểm

1.

- Xác định đúng 2 con đường

- Liệt kê đúng các chất.

2.

- Kể tên đúng một số bệnh.

- Đưa ra được các thói quen có và chưa có..


0.5

0,5


0,5

0,5


HẾT.





UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: VẬT LÝ - LỚP 8

Ngày kiểm tra: Thứ ba, ngày 17/12/2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)

ĐỀ BÀI:


Câu 1: (1,5 điểm) 

Nêu một ví dụ về lực ma sát lăn. Một ví dụ về lực ma sát nghỉ. Nêu một ví dụ về lực ma sát có hại mà em biết.


Câu 2: (1,5 điểm)

Người tài xế đang lái xe chạy trên đường như hình 1.

  1. So với cột điện, người tài xế chuyển động hay đứng yên?

Tại sao?

  1. Người tài xế đứng yên so với vật nào?



Câu 3: (2,0 điểm)

a) Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực ở hình 2     

b) Một người đi xe máy từ A đến B dài 9km hết 15 phút. 

Tính vận tốc trung bình người đó đi trên quãng đường AB.

                                                                                                                     



Câu 4: (1,0 điểm) 

Trình bày thí nghiệm chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên thành bình và đáy bình.


Câu 5: (1,0 điểm

Một chiếc xe buýt đang chạy, bất ngờ thắng gấp để dừng lại thì hành khách đang ngồi trên xe sẽ như thế nào? Giải thích.


Câu 6: (3,0 điểm) 

Vật A có trọng lượng 500N đặt trên nền nhà. Diện tích tiếp xúc của vật với nền nhà là 0,025 m2.

  1. Tính áp suất của vật A lên nền nhà.

b) Vật B có trọng lượng gấp 4 lần vật A, khi đặt trên nền nhà vật B tác dụng áp suất lên nền nhà có độ lớn gấp đôi áp suất của vật A tác dụng lên nền nhà. Tính diện tích tiếp xúc của vật B với nền nhà. Tính khối lượng của vật B.

HẾT.




       UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN VẬT LÝ - LỚP 8

NGÀY KIỂM TRA: 17/12/2019

Câu 1: (1,5đ)

a. Nêu được:

- Ví dụ lực ma sát lăn 0,5đ

- Ví dụ lực ma sát nghỉ 0,5đ

- Ví dụ lực ma sát có hại 0,5đ


Câu 2: (1,5đ)

a.  So với cột điện người tài xế chuyển động. 0,5đ

     Vì vị trí người tài xế so với cột điện thay đổi theo thời gian. 0,5đ

b. Người tài xế đứng yên so với chiếc xe. 0,5đ


Câu 3: (2,0đ) 

a) Hình 2:

- Điểm đặt tại A. 0,25đ

- Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải 0,5đ

- Cường độ F = 20N 0,25đ

b) Tính được v = s/t = 9/0,25 = 36 km/h 1,0đ

(công thức 0,5đ; thế số 0,25đ; kết quả 0,25đ)


Câu 4: (1,0đ)

- Nêu đúng thí nghiệm 1,0đ


Câu 5: (1,0đ)

- Hành khách sẽ bị ngã về phía trước 0,25đ

- Giải thích: Khi xe dừng lại, phần dưới của hành khách cũng dừng lại theo xe, 

nhưng phần trên vẫn tiếp tục chuyển động về phía trước do quán tính, làm hành

khách bị ngã về phía trước. 0,75đ


Câu 6: (3,0đ)

a) Tính được:    p1 = P1/S1 = 20 000 (Pa) 0,5đ

b) Tính được: 

Trọng lượng vật B: P2 = 4P1 = 2000 (N) 0,5đ

Áp suất của vật B: p2 = 2p1 = 40 000 (Pa) 0,5đ

Diện tích tiếp xúc của vật B: S2 = P2/p2 = 0,05 (m2) 1,0đ

Khối lượng của vật B: m = P2/10 = 200 (kg) 0,5đ


HẾT.












UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: LỊCH SỬ - LỚP 8

Ngày kiểm tra: ngày 10/12/2019

Thời  gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)


ĐỀ BÀI:


Câu 1: (3,0 điểm)

Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Cho biết những nguyên nhân đưa tới sự phát triển của nền kinh tế Mĩ.


Câu 2: (3,0 điểm)

  1. Hãy kể tên các cuộc cách mạng tư sản mà em đã được học trong chương trình Lịch sử lớp 8.

  2. Trong các cuộc cách mạng tư sản kể trên, em hãy cho biết cuộc cách mạng tư sản nào là triệt để nhất? Hãy trình bày ý nghĩa lich sử của cuộc cách mạng này. 

    

 Câu 3: (2,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Kẻ gieo gió ắt phải gặt bão” – chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.

(Trích SGK Lịch sử 8, trang 108)

      a. Đoạn trích trên đề cập đến cuộc chiến tranh nào mà em đã được học trong chương trình Lịch sử lớp 8? 

      b. Em hãy cho biết những hậu quả của cuộc chiến tranh này.


Câu 4: (1,5 điểm)

Qua những thành tựu khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX, em hiểu thế nào về câu nói của nhà khoa học A. Nô-ben: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”.


HẾT.


















    UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN LỊCH SỬ LỚP 8

NGÀY KIỂM TRA: 10/12/2019



Nội dung

Điểm

Câu 1

Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Cho biết những nguyên nhân đưa tới sự sự phát triển của nền kinh tế Mĩ.

3,0


a) Kinh tế

- Trong 30 năm cuối của thế kỉ XIX (0,25), Mĩ từ vị trí thứ 4 nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. (0,5)

- Nhiều công ty độc quyền xuất hiện (0,5) ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị. (0,25)

- Nông nghiệp: Mĩ là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu. (0,5)

2,0

b) Nguyên nhân phát triển:

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. (0,25)

- Thị trường trong nước không ngừng mở rộng. (0,25)

- Ứng dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật. (0,25)

- Tận dụng nguồn đầu tư của châu Âu và hoàn cảnh hòa bình lâu dài. (0,25)

1,0

Câu 2

a. Hãy kể tên các cuộc cách mạng tư sản mà em đã được học trong chương trình Lịch sử lớp 8.

b.Trong các cuộc cách mạng tư sản kể trên, em hãy cho biết cuộc cách mạng tư sản nào là triệt để nhất? Hãy trình bày ý nghĩa lich sử của cuộc cách mạng này.

3,0


a.Các cuộc CMTS: Hà Lan, Anh, Pháp Mĩ, Tân Hợi... (Nêu được 4 cuộc CMTS – 1đ)

1,0

b.Triệt để nhất: CMTS Pháp (0,5)

c.Ý nghĩa:

- Lật đổ chế độ phong kiến (0,25), đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền (0,25), xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. (0,25)

- Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu(0,25) đưa cách mạng tới đỉnh cao(0,25) với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. (0,25)

2,0

Câu 3

a. Đoạn trích trên đề cập đến cuộc chiến tranh nào mà em đã được học trong chương trình Lịch sử lớp 8? 

b. Em hãy cho biết những hậu quả của cuộc chiến tranh này?

2,5


a) Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

0,5


b) Hậu quả:

Là cuộc chiến tranh lớn nhất (0,25), khốc liệt nhất (0,25) và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (0,5): 60 triệu người chết (0,25), 90 triệu người bị tàn tật(0,25), thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất(0,25), bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại (0,25).

2,0

Câu 4

Qua những thành tựu khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX, em hiểu thế nào về câu nói của nhà khoa học A. Nô-ben: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”?

1,5


- Việc sử dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. 

0,5

- Tuy nhiên, chính những thành tựu đó cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh giết người hàng loạt gây thảm họa cho nhân loại qua 2 cuộc chiến tranh thế giới.

0,5

- Cần phát huy mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt trái của những phát minh khoa học.

0,5

HẾT.





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu