ĐỀ THI CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN HỌC SINH GIỎI



 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 1

             ------------------------------

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN HỌC SINH GIỎI – NĂM HỌC: 2014 – 2015

MÔN: HÓA HỌC – KHỐI 9

THỜI GIAN: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

KHÓA NGÀY: 22/10/2014

------------

ĐỀ THI

Bài 1: (4điểm)

1.1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng hóa học sau: (ghi rõ điều kiện nếu có)



A                                     B                   C


A                      Fe                                                    F


A                                     D                   E

Biết A + HCl → B + D + H2O

1.2 Chỉ dùng phenoltalein hãy nhận biết 5 lọ đựng hóa chất khác nhau, mỗi lọ chứa một dung dịch trong các chất sau: NaOH, HCl, BaCl2, Na2SO4, H2SO4


Bài 2: (4điểm)

2.1 Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho:

a/ Sục khí CO2 từ từ vào cố chứa dung dịch nước vôi trong.

b/ Cho một sợi dây đồng nhỏ vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 98%, nóng, dư.

c/ Trộn dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Al2(SO4)3

d/ Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa dung dịch Na2CO3.

2.2 Quặng boxit (thành phần chính là nhôm oxit) có nhiều ở vùng Tây Nguyên nước ta, dùng để sản xuất nhôm; thường lẫn tạp chất Sắt (III) oxit và Silic đioxit. Làm thế nào để có nhôm oxit gần như nguyên chất.


Bài 3: (4điểm)

3.1 Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 20% (d=1.14) vào 400g dung dịch BaCl2 5.2%. Tìm nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng.

3.2 Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và các oxit sắt trong dung dịch H2SO4 94%, nóng, dư thu được 80 gam muối sắt (III) sunfat và 2.24 lít khí có mùi hắc (đktc). Viết các PTHH và tính khối lượng axit H2SO4 đã dùng.


Bài 4: (4.5điểm)

4.1 Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm CuO Fe2O3 FeO và Al2O3 nung nóng thu được 2.5 gam hỗn hợp rắn. Toàn bộ khí thoát ra sục vào dung dịch nước vôi trong dư thấy có 15gam kết tủa trắng.

a/ Xác định các chất trong hỗn hợp rắn sau phản ứng. Viết các PTHH.

b/ Tính khối lượng của hỗn hợp oxit ban đầu. Coi các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

4.2 Cho hỗn hợp A gồm 3 oxit nhôm oxit, kali oxit, đồng (II) oxit. Tiến thành 3 thí nghiệm sau:

TN 1: Nếu cho A vào nước dư thấy còn lại 15 gam chất rắn không tan.

TN 2: Nếu cho thêm vào A 1 lượng Al2O3 bằng 50% lượng Al2O3 trong A ban đầu rồi lại hòa tan vào nước dư. Sau thí nghiệm, còn lại 21 gam chất rắn không tan.

TN 3:  Nếu cho thêm vào A 1 lượng Al2O3 bằng 75% lượng Al2O3 trong A ban đầu rồi lại hòa tan vào nước dư. Sau thí nghiệm, còn lại 25 gam chất rắn không tan.

Tính khối lượng mỗi oxit trong A.


Bài 5: (3.5điểm)

Hòa tan hoàn toàn m gam oxit MO (M là kim loại) trong 78.4 gam dung dịch H2SO4 6.25% thì thu được dung dịch X trong đó nồng độ H2SO4 dư là 2.433%. Mặt khác, khi cho CO dư đi qua m gam MO đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua 500 ml dung dịch NaOH 0.1M thì chỉ còn một khí duy nhất thoát ra, trong dung dịch thu được chứa 2.96 gam muối.

a/ Xác định kim loại và tính m.

b/ Cho x gam Al vào dung dịch X thu được ở trên, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1.12 gam rắn. Tìm x.


HẾT

Cho khối lượng nguyên tử của các nguyên tố H = 1 S = 32 O = 16 Ba = 137 Cl = 35.5 

Fe = 56 Cu = 64 Al =27 Ca = 40 K = 39 Na = 23 C = 12 

Học sinh không được phép sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và bảng tính tan.







No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu