ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2019-2020 MÔN TOÁN LỚP 6



 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2019-2020

MÔN TOÁN LỚP 6

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề thi gồm 2 trang) 


Bài 1: (2,5 điểm) 

Thực hiện phép tính (hợp lý nếu có thể) 

  1.  [527 – (4.52 + 33)]:25 – 6 

  2.  23.56 + 23.45 – 23

  3.  

Bài 2: (1,5điểm) 

Tìm x 

  1. 37 –  (x + 7) = 5

Bài 3: (1,5 điểm)

Số học sinh khối 6 của một trường THCS từ 300 đến 400 học sinh. Biết rằng số học sinh đó khi xếp hàng 8; hàng 12; hàng 15 đều thừa 5 học sinh. Tính số học sinh khối 6. 

Bài 4: (1 điểm)

Để hưởng ứng phong trào: “ Thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị”, đoàn thanh niên của một xã đã triệu tập được 90 thanh niên là nam giới, 72 thanh niên là nữ giới, xung kích tình nguyện gỡ bỏ các băng rôn khẩu hiệu, những tờ rơi quảng cáo được dán trên các cây cột, các bức tường có nội dung không phù hợp, dọn dẹp vệ sinh lòng lề đường, rác ở các kênh rạch. Để thực hiện công việc có hiệu quả người ta chia số thanh niên nam và nữ đều vào các tổ và phân về nhiều điểm trên địa bàn của xã. Hỏi số tổ có thể chia được nhiều nhất là bao nhiêu? Khi đó mỗi tổ có bao nhiêu nam? bao nhiêu nữ?



Bài 5: (1 điểm)

 Để lát nền một căn phòng học hình chữ nhật có chiều rộng 5m, chiều dài 8m, người ta dùng loại gạch men hình vuông có cạnh là 50cm. 

a) Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền phòng học đó, biết rằng diện tích các mối nối và phần gạch vữa không đáng kể?

b) Nếu một viên gạch giá 60000đ và tiền công trả cho thợ là 3000000đ,  thì tổng số tiền phải trả cho việc lát nền phòng học là bao nhiêu?

Bài 6: (2 điểm)

Trên cùng tia Ox, lấy 2 điểm E và  F sao cho OE = 3cm ; OF = 7cm.

  1. Trong ba điểm O; E; F điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? Tính độ dài  đoạn thẳng EF.

  2. Lấy điểm M là trung điểm của đoạn thẳng OE. Tính MF.

Bài 7: (0,5 điểm)

Em hãy quan sát hình vẽ bên và hãy giải thích mỗi con vật (bao gồm vẹt, sóc, chó) trong hình vẽ nặng bao nhiêu kg? Biết rằng số liệu cho bên hình được tính bằng kg.





---------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN TOÁN LỚP 6 

Câu

Trình bày

Thang điểm

1a

(1đ)





    [527 – (4.52 + 33)]:25 – 6

=   [527 – (4.25 + 27)]:25 – 6 

=   [527 – 127]:25 – 6

=   [400]:25 – 6

=  16 – 6 

=  10


0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ


0,25 đ

1b

(0,75đ)

23.56 + 23.45 – 23

=   23.( 56 + 45 – 1) 

=   23.100

=   2300


0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

1c

(0,75đ)

   

=  36 + (– 17 ) + ( – 36 )

=  36 +( – 36 ) + (– 17 )

=  0 + (– 17 ) 

=   – 17 


0,25 đ

0,25 đ


0,25 đ

2a

(0,75đ)

    37 –  (x + 7) = 5

             (x + 7) = 37 – 5

              x + 7   = 32 

              x = 25

Vậy x = 25


0,25 đ

0,25 đ


0,25 đ

2b

(0,75đ)

   

   

Vì 7>0

 x – 1 = 7 hay x – 1 = -7 

x = 8 hay  x = -6

Vậy x = 8 hay x = -6 



0,25 đ


0,25 đ


0,25 đ

3

(1,5đ)


Gọi a là số học sinh khối 6 ( a nguyên dương)

Theo đề bài ta có :

và  295  ≤  (a – 5 ) ≤ 395

8 = 23

12 = 22.3

15 = 3.5 

  • BCNN(8, 12 , 15 ) =  23.3.5 = 120

BC(8, 12 , 15) = B(120) = {0; 120; 240; 360; 480; … }

Vì (a-5) thuộc BC(8, 12 , 15) và  295 ≤  (a – 5 ) ≤ 395

  • a – 5= 360

  • a   =   365

Vậy số học sinh khối 6 của trường là  365 học sinh 


0,25 đ



0,25 đ



0,2 5 đ


0,25 đ



0,25 đ


0,25 đ

4

(1 đ )

Gọi a là số tổ có thể chia được nhiều nhất

Theo đề bài : và a nhiều nhất nên a là ƯCLN(90,72)

Ta có : 90 = 2.32.5

            72= 23.32

=> ƯCLN(90, 72) = 2.32 = 18

Vậy số tổ có thể chia được nhiều nhất là 18 nhóm

Khi đó mỗi tổ có : 90:18 = 5 thanh niên nam

                                     72:18 = 4 thanh niên nữ 





0,25 đ


0,25 đ


0,25 đ


0,25 đ

5

(1đ)

Diện tích nền phòng học : 5.8 = 40m2

Đổi: 50cm = 0,5m. 

Diện tích một viên gạch: 0,5.0,5=0,25m2

Số viên gạch: 40:0,25 = 160 viên

Tổng số tiền cần trả: 160.60000 + 3000000 = 12600000đ

0,25 đ


0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

6

 (2 đ )



a.Trong ba điểm O ; E ; F điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Vì sao ? Tính độ dài  đoạn thẳng MN

     Trên tia Ox , ta có OE < OF(3cm<7cm)

     Nên điểm E nằm giữa 2 điểm O và F 

       Vậy : EF = OF – OE 

                 EF = 4cm

b. Lấy điểm M là trung điểm của đoạn OE. Tính MF?

   Vì M là trung điểm của đoạn thẳng OE nên:

    OM = ME = OE/2 = 3/2 = 1,5 cm 

  Vì M nằm giữa 2 điểm O và F nên :

 OM + MF = OF

MF = 5,5cm

Vậy: MF = 5,5cm      

Chú ý: hs có thể làm nhiều cách   








0,25 đ

0,25đ

0,25 đ

0,25 đ


0,25đ

0,25đ


0,25đ


0,25đ


7

(0,5đ)

Giải thích: từ dòng 1 và dòng 2, nhận thấy chó nặng hơn sóc 10kg

Kết hợp dòng 3, ta có tổng khối lượng của chó và sóc là 24kg

Nên: cân nặng của chó là: (24 +10):2 = 17kg

         cân nặng của sóc là: (24 – 10):2 = 7kg

        cân nặng của vẹt là: 20 -17 = 3kg


0,25 đ



0,25 đ





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu