ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 7



 

PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP

TỔ PHỔ THÔNG


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: TOÁN - LỚP 7

Ngày kiểm tra: thứ Tư, ngày 18/12/2019

Thời  gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi)


ĐỀ BÀI:


Bài 1: (2,25 điểm) Thực hiện phép tính:

a)

b)

Bài 2: (2,25 điểm) Tìm x, biết:

a)

b) 

Bài 3: (2,0 điểm) 

a) Khối 7 của trường THCS A có 4 lớp. Trong hội thi Văn hay Chữ tốt, cả khối có 156 bạn tham gia. Biết rằng số bạn tham gia dự thi của các lớp 7A, 7B, 7C, 7D lần lượt tỉ lệ với 8; 10; 9; 12. Em hãy tính số bạn tham gia thi Văn hay Chữ tốt của mỗi lớp nói trên.

b) Lớp 7A nhận chăm sóc mảnh vườn kề bên lớp. Sau khi đo đạc, bạn An nói: “Tỉ số của chiều rộng và chiều dài của mảnh vườn này là 0,6”. Bạn Bình nói: “Mảnh vườn này có chiều rộng ngắn hơn chiều dài 4m”. Biết rằng hai bạn đều nói đúng. Em hãy tính diện tích của mảnh vườn nói trên.

Bài 4: (3,5 điểm) 

Cho tam giác ABC, M là trung điểm của cạnh BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD = MA. 

a) Chứng minh ΔABM = ΔDCM.

b) Trên tia DC lấy điểm E sao cho C là trung điểm của đoạn thẳng DE. Chứng minh: ΔABC = ΔCEA.

c) Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng AC. Chứng minh ba điểm B, I, E thẳng hàng.

* Lưu ý: Bài 4 học sinh phải vẽ hình, ghi giả thiết - kết luận của bài toán trước khi giải.

-Hết-

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 7

Môn: TOÁN – Năm học: 2019 – 2020

Ngày kiểm tra: 18/12/2019

Bài 1: (2,25 điểm) Thực hiện phép tính:

a)

0,25 đ x 2

0,25 đ x 3

b)

0,25 đ x 2 (lũy thừa & căn thức)

0,25 đ (phép chia & phép nhân)

0,25 đ (đến kết quả)


Bài 2: (2,25 điểm) Tìm x, biết:

a)

0,5 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

b)

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ


Bài 3: (2 điểm) 

a) Gọi số bạn dự thi Văn hay Chữ tốt của các lớp 7A, 7B, 7C, 7D lần lượt  là a, b, c, d (bạn) 0,25 đ

Theo đề bài ta có:   và   a + b + c +d = 156 (bạn) 0,25 đ

Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau và tổng số bạn dự thi, ta có:

0,25 đ

Suy ra: a = 32; b = 40 ; c = 36 ; d = 48 

Vậy: lớp 7A có 32 bạn, lớp 7B có 40 bạn, lớp 7C có 36 bạn, lớp 7D có 48 bạn dự thi Văn hay Chữ Tốt. 0,25 đ

b) Gọi chiều rộng và chiều dài của mảnh vườn lần lượt là x, y (m)

Theo đề bài ta có:   và   y – x = 4 (m) 0,25 đ x 2

Suy ra   và   y – x = 4 (m)

Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau và hiệu của chiều dài và chiều rộng, ta có:

0,25 đ

Suy ra: x = 6 ;  y = 10

Vậy mảnh vườn có chiều rộng 6m, chiều dài 10m, diện tích: 6 x 10 = 60 m2. 0,25 đ

Bài 4: (3,5 điểm) 








                   Vẽ hình và ghi giả thiết – kết luận đúng :  0,25 + 0,25 đ


a) Chứng minh: △ABM = △DCM

Nêu đúng các yếu tố bằng nhau có luận cứ đúng 0,25 đ x 3

Kết luận △ABM = △DCM (c-g-c) 0,25 đ  

b) Chứng minh: △ABC = △CEA

Từ △ABM = △DCM chứng minh AB // CD hay AB // CE 0,25 đ

Xét △ABC và △CEA có:

AB = CE (cùng =CD)

AC là cạnh chung

góc CAB = góc ACE (so le trong, AB // CE)

Suy ra △ABC = △CEA (c-g-c)  

c) Chứng minh: B, I, E thẳng hàng
Xét △ABI và △CEI có:

AB = CE (cmt)

AI = IC (I là trung điểm của AC)

góc CAB = góc ACE (cmt)

Vậy  △ABI = △CEI (c-g-c)

(Nếu phần trên đúng thì mới chấm tiếp)

Suy ra:  góc AIB = góc CIE                (2 góc tương ứng)

Mà:       góc AIB + góc BIC = 1800    (hai góc kề bù)

Nên:     góc CIE + góc BIC = 1800     

Vậy:  ba điểm B, I, E thẳng hàng. 0,25 đ


Lưu ý:

- Thiếu luận cứ thì bị trừ 0,25 đ (cho mỗi câu)

- Thứ tự các đỉnh không tương ứng khi dùng ký hiệu hai tam giác bằng nhau thì bị trừ 0,25 đ (cho cả câu)

- Vẽ hình sai hoặc lệch nhiều thì không cho điểm cả bài (có thể cho điểm phần GT, KL nếu ghi đúng). 

- Học sinh chứng minh cách khác đúng giáo viên cho điểm theo thang điểm tương tự.

(Sử dụng các kiến thức thuộc về giai đoạn sau kỳ kiểm tra: không tính điểm. VD: tam giác cân,...) 


- HẾT – 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN 

THỐNG NHẤT ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I- MÔN TOÁN KHỐI 7

 NĂM HỌC: 2019 - 2020

I. Thời gian - địa điểm:

1. Thời gian: 15h30 ngày 18/12/2019

2. Địa điểm: Tại Tại Hội trường D - Phòng Giáo dục và Đào tạo

II. Thành phần tham dự:

  • Cô Hồ Thị Thu Liên - Mạng lưới chỉ đạo Toán 7

  • Các nhóm trưởng Toán khối 7 của các trường THCS.

II. Nội dung

  1. Triển khai đáp án đề kiểm tra HKI- môn Toán lớp 7: (Phát đáp án đến người dự họp)

  2. Thống nhất bổ sung một số ý:

Bài 1: 

Câu 1a: Nếu HS thực hiện đúng phép tính cộng/trừ mà không thể hiện bước QĐMS: trừ 0,25đ cho cả câu.

Trong quá trình giải có thể HS không rút gọn từng bước nhưng kết quả phải rút gọn.

Nếu kết quả đúng giá trị nhưng không rút gọn: -0,25 đ.

Câu 1b: theo đáp án, không bổ sung.

Bài 2: thực hiện phép cộng trừ phân số không qua bước QĐMS: không trừ.

Câu 2b: từ bước 3, nếu HS chỉ suy ra được một trường hợp để tính x và tính đúng: chỉ cho thêm 0,25 đ.

Bài 3:

Câu 3a:

Nếu học sinh không nêu rõ số bạn dự thi lần lượt của mỗi lớp 7A, 7B, 7C, 7D mà chỉ nêu chung chung “các lớp” : không trừ điểm. Không ghi đơn vị khi đặt biến: không trừ điểm.

Câu 3b: Bước đặt biến phải có đơn vị (có thể ghi lúc lập hiệu số) và chưa tính điểm.

Phần cho điểm đầu tiên có 2 ý (2 x 0,25 đ), đúng ý nào cho điểm ý đó.

Nếu HS đổi và viết  : không trừ điểm.

Bài này có sự phân biệt rõ chiều rộng và chiều dài, nên học sinh phải viết đúng tỉ số giữa chiều rộng và chiều dài, cũng như phải lập hiệu đúng (chiều dài - chiều rộng = 4m). Nếu sai bước nào thì ngưng không chấm tiếp phần còn lại.

Bài 4: (đọc kỹ phần lưu ý cuối đáp án)

- Thiếu luận cứ thì bị trừ 0,25 đ (cho mỗi câu)

- Thứ tự các đỉnh không tương ứng khi dùng ký hiệu hai tam giác bằng nhau thì bị trừ 0,25 đ (cho cả câu)

- Cm hai tam giác bằng nhau: nếu c/m các yếu tố bằng nhau không trọn vẹn thì chỉ tính điểm cho yếu tố đúng, không tính phần kết luận.

- Vẽ hình sai hoặc lệch nhiều thì không cho điểm cả bài (có thể cho điểm phần GT, KL nếu ghi đúng). Nếu hình vẽ đúng tới câu a: 0,25đ và chỉ chấm đến hết câu a nếu làm đúng. GT, KL đủ theo đề: 0,25 đ.

- Học sinh chứng minh cách khác đúng giáo viên cho điểm theo thang điểm tương tự. Tuy nhiên nếu sử dụng các kiến thức thuộc về giai đoạn sau kỳ kiểm tra thì không tính điểm. VD: tam giác cân,... 

Đối với các trường hợp phát sinh trong quá trình chấm:

Tổ/nhóm trao đổi, thống nhất phương án chấm (ưu tiên hướng đến tính chuyên môn cao), chấm chung và thông qua BGH duyệt.

Biên bản kết thúc lúc 16h30 phút cùng ngày./.

Mạng lưới chỉ đạo Thư ký

 Hồ Thị Thu Liên Nguyễn Đức Vinh

PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP

TỔ PHỔ THÔNG


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: NGỮ VĂN - LỚP 7

Ngày kiểm tra: thứ Tư, ngày 11/12/2019

Thời  gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi)


ĐỀ BÀI:


PHẦN I: (6,0 điểm) Đọc - hiểu văn bản và tiếng Việt

Đọc phần văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm em ơi!
Là tiếng xe về mỗi chiều của bố
Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ
Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no.

Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho

Là ngọn đèn soi tương lai em sáng

Là điểm mười đỏ tươi mỗi khi lên bảng

Là ánh mắt một người lạ như quen. (...)

                  (Trích “Hạnh phúc” - Thanh Huyền)

Câu 1: (3,0 điểm)

       a) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

       b) Đọc đoạn trích, em hiểu tác giả bày tỏ tình cảm về điều gì trong cuộc sống?

       c) Hãy viết từ 2 đến 3 dòng thể hiện tình cảm của em dành cho người thân trong gia đình.

Câu 2: (3,0 điểm) 

       a) Chỉ ra ít nhất một từ láy và một từ ghép có trong đoạn trích.       

       b) Chỉ ra phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác dụng của nó.      

       c) Đặt một câu có nội dung về tình cảm gia đình, trong đó có sử dụng thành ngữ. 

PHẦN II: (4,0 điểm) Tạo lập văn bản 

                                        Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Ngoài gia đình thì mái trường chính là nơi chứa đựng bao kỉ niệm đẹp của tình thầy trò, tình bạn, cũng là nơi nuôi dưỡng vun đắp cho bao ước mơ của tuổi thơ. Em hãy viết văn bản trình bày cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu.             

Đề 2: Nhà thơ Xuân Diệu từng nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Quả đúng như vậy, Bác yêu trăng luôn dành cho trăng vị trí quan trọng trong thơ của mình. “Rằm tháng giêng” là bài thơ viết về trăng nổi tiếng của Bác. Em hãy viết văn bản trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ trên.                   



-Hết-







HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn: VĂN 7  


PHẦN I: (6,0 điểm) Đọc - hiểu văn bản và Tiếng Việt 

Câu 1:  (3,0 điểm) Đọc phần văn bản và trả lời các câu hỏi 

            “Hạnh phúc ………………..như quen”

a) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (1,0 điểm)

- Thể thơ: tự do 🡪 0,5 đ

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 🡪 0,5 đ

b) Đọc đoạn trích, em hiểu tác giả bày tỏ tình cảm về điều gì trong cuộc sống? (1,0 điểm)

* Gợi ý: 

-  Tác giả bày tỏ: hạnh phúc về những điều bình thường và giản dị trong cuộc sống/ Hạnh phúc gắn với buổi cơm sum họp gia đình/ Hạnh phúc khi đạt điểm mười…

- Học sinh nêu: tác giả bày tỏ về hạnh phúc 🡪 0,5 đ

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời đáp án khác nhau, miễn hợp lý.

c) Hãy viết từ 2 đến 3 dòng thể hiện tình cảm của em dành cho người thân trong gia đình. (1,0 điểm)

* Gợi ý: 

- Nội dung: 0,75 điểm

- Diễn đạt: 0,25 điểm.

* Lưu ý: Học sinh phải thể hiện tình cảm chân thành biết yêu thương, quan tâm, lo lắng cho người thân, thậm chí cảm thấy ân hận khi làm người thân buồn lòng…

- Chấp nhận học sinh viết 4 dòng và gạch đầu dòng.

 Câu 2: (3,0 điểm) 

a) Chỉ ra ít nhất một từ láy và một từ ghép có trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)

- Từ láy: quây quần 🡪   0,5 đ

- Từ ghép: hạnh phúc, bình thường, giản dị, tương lai 🡪   0,5 đ

                Chấp nhận: ngọn đèn, người lạ, ánh mắt, căn phòng.

b) Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác dụng của nó.   

- Chỉ ra biện pháp điệp ngữ: “ Hạnh phúc” / “là” 🡪 0,5 điểm  

- Nêu tác dụng hợp lý (0,5 điểm)

      +  “ Hạnh phúc”: nhấn mạnh (làm nổi bật) cảm giác hạnh phúc của con người.

      +  “là”: nhấn mạnh (làm nổi bật) hạnh phúc đến từ những điểu bình thường và giản dị.

c) Đặt một câu nói về tình cảm gia đình, có sử dụng thành ngữ. (1,0 điểm)

* Ví dụ:  Anh em trong gia đình cần phải biết dĩ hòa vi quý.   

- Đặt câu đúng nội dung, có thành ngữ 🡪 0,5 đ.

- Gạch dưới hoặc xác định thành ngữ 🡪 0,25 đ.

- Có dấu câu phù hợp 🡪 0,25 đ.

- Diễn đạt lủng củng, sai chính tả (2 lỗi trở lên) 🡪 0,25 đ.


PHẦN II: Tạo lập văn bản (4,0 điểm )

* Học sinh chọn một trong hai đề 

* Yêu cầu về kĩ năng: 

- Nắm phương pháp làm bài văn cảm nghĩ về mái trường (đề 1), cảm nghĩ về một bài thơ 

(đề 2)

- Bài làm đủ ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

- Diễn đạt mạch lạc, đúng ngữ pháp.

 *Yêu cầu về kiến thức-  

 1) Mở bài: 

- Giới thiệu đối tượng biểu cảm (đề 1), giới thiệu khái quát về Bác Hồ và thơ Bác (đề 2)

- Khái quát những tình cảm của em dành cho mái trường thân yêu : yêu mến, gắn bó… (đề 1) / Bài thơ “Rằm tháng giêng” (đề 2)

* Lưu ý: Học sinh có thể vào đề theo cách trực tiếp, gián tiếp.

 2) Thân bài:

- Học sinh phải nêu được những cảm nghĩ về mái trường: Làm rõ được những ấn tượng về cảnh vật ngôi trường, về bạn bè, về thầy cô thông qua biểu cảm, tự sự, miêu tả… một cách hợp lí. Thể hiện được tình cảm yêu quý, trân trọng, biết ơn…(đề 1)

- Lần lượt nêu cảm nghĩ của mình về cái hay về nội dung: Cảnh đất trời ngập tràn sức sống mùa xuân và phong thái ung dung, lạc quan yêu đời của một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu nước sâu nặng của Bác. (Bài “Rằm tháng giêng”) / Học sinh nêu cảm nghĩ cái hay về giá trị nghệ thuật đặc sắc của thể thơ, của giọng điệu, của vẻ đẹp ngôn từ của bài thơ (đề 2) 

* Chú ý: Cảm xúc phải chân thành, trong sáng.

3) Kết bài:

   - Khẳng định lại tình cảm của em dành cho mái trường (đề 1)/ Khẳng định giá trị ý nghĩa của bài thơ. (đề 2)

   

 -Tiêu chuẩn cho điểm câu 3 : 

a/ Mức đầy đủ: 3,5 điểm - 4 điểm 

   - Bài làm đúng thể loại, đáp ứng tốt yêu cầu của đề bài, biểu cảm về mái trường.(đề 1) Có kĩ năng làm văn biểu cảm về thơ. (đề 2)

   - Cảm nhận khá sâu sắc về hình ảnh mái trường cùng tình cảm gắn bó, quý mến dành cho bạn bè, thầy cô.(đề 1) Cảm nhận khá sâu sắc cái hay về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Biết dùng ý thơ của tác giả khác để so sánh, liên hệ. (đề 2)

   - Bố cục hợp lí, diễn đạt mạch lạc, không mắc các lỗi diễn đạt.

b/ Mức chưa đầy đủ

   * Điểm: 3 điểm – 3,25 điểm 

    - Bài làm đúng thể loại, đáp ứng yêu cầu của đề bài ở mức độ khá.

    - Hiểu và cảm nhận khá rõ về hình ảnh mái trường cùng tình cảm gắn bó, quý mến dành cho bạn bè, thầy cô (đề 1). Cảm nhận khá cái hay về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. (đề 2)

    - Bố cục rõ ràng, diễn đạt khá mạch lạc.

    - Mắc ít lỗi diễn đạt . 

    * Điểm: 2 điểm -  2,75 điểm

    - Bài làm đúng thể loại, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề.

    - Bộc lộ được một số cảm nghĩ về hình ảnh mái trường cùng tình cảm gắn bó, quý mến dành cho bạn bè, thầy cô nhưng thiếu độ sâu, hời hợt (đề 1) Cảm nhận chung chung về nội dung của bài thơ mà chưa chỉ rõ giá trị đặc sắc nghệ thuật ngôn từ (đề 2)

    - Bố cục rõ ràng, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.

    * Điểm: 1 điểm - 1,75 điểm 

    - Bài làm đúng thể loại nhưng có nội dung sơ sài, diễn đạt lan man, dài dòng.

    * Điểm: 0,5 điểm 

    - Bài làm lạc đề không phải là mái trường. (đề 1) Cảm nhận về bài thơ khác không phải  “Rằm tháng giêng” (đề 2)

    - Nếu học sinh viết mở bài hoặc kết bài khá hoàn chỉnh -> tính 0,5 điểm cho mỗi phần

c/ Mức không tính điểm : HS  bỏ giấy trắng.

  • Lưu ý:- Nếu học sinh không chia đoạn trong văn bản (chỉ viết một đoạn): -> trừ 1,0đ

  • Tùy mức độ sai sót của học sinh về hình thức trình bày: chính tả, dùng từ,  dấu câu, ngữ pháp, diễn đạt…giáo viên có thể trừ từ 0,5đ đến tối đa 2,0đ

  • Nếu bài làm dơ bẩn, gạch xóa tùy tiện, có thể trừ tối đa:-> 2,0đ 

  • TRÊN ĐÂY CHỈ LÀ NHỮNG GỢI Ý MANG TÍNH ĐỊNH HƯỚNG, GIÁO VIÊN CẦN CĂN CỨ VÁO TÌNH HÌNH LÀM BÀI CỤ THỂ CỦA HS ĐỂ CÓ CÁCH CHO ĐIỂM PHÙ HỢP.

  • GIÁO VIÊN CẦN TRÂN TRỌNG NHỮNG Ý KIỀN MỚI LẠ ( HỢP LÍ), NHỮNG BÀI LÀM CÓ SỰ SÁNG TẠO, THỂ HIỆN CHẤT VĂN  CỦA HS.



































PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP

TỔ PHỔ THÔNG

Trường: …………………………...

Họ và tên: …………………………

Lớp: ……………………………….

Số báo danh: ………………………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN TIẾNG ANH - LỚP 7

Ngày kiểm tra:  13/12/2019

Thời gian làm bài: 60 phút

(Học sinh làm bài trên tờ đề này)

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có hai trang)

Chữ ký giám thị

Số mật mã

Số thứ tự


✂- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -  - - - - - -

ĐIỂM

LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

Số mật mã

Số thứ tự


  1. You will hear Dave and Carol talking about what they’re doing. For each question, choose the right 

Answer and write down. (1.0 pt)

  1. What’s Carol doing? – _________________________________________________________.

Going swimming Doing homework Reading comic books Watching TV

  1. What does Carol not like doing? – ________________________________________________.

Going bowling Going shopping Watching cartoons Watching soccer

  1. What does Carol like doing? – ___________________________________________________.

Collecting movie posters Playing computer games

Playing basketball Doing homework

  1. Where do they decide to meet? – _________________________________________________.

The hospital The park The stadium The sports center

  1. Choose the word / phrase that best fits the space in each sentence and fill it in the blank. (1.5 pts)

  1. Hoa’s new school is __________________ than her old school.

big the biggest bigger small

  1. I live __________________ 12 Tran Hung Dao Street.

at on in of

  1. She learns how __________________ a computer in her Computer Science class.

to use using use uses

  1. Today, Mai’s last lesson is Physics. She does some __________________.

books experiments maps plants

  1. A: “Thanks for inviting me.” – B: “____________________________________ .”

Never mind It’s my pleasure I’d love to You are not alone

  1. June __________________ is my date of birth. 

eight eighth eighty eighteen

  1. Look at the sign / picture. Choose the best answer for each sign / picture and write down. (0.5 pt)

  1. What does the sign mean? ______________________________________________________

  • You can’t use phone here.

  • There is a fire ahead.

  • You can make an emergency call in case of a fire.

  • You cannot make an emergency call in case of a fire.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            

  1. What does the sign mean? ______________________________________________________

  • You can refuel here.

  • You can make a call here.

  • You can park here.

  • You cannot refuel here.

  1. Choose the correct answer in the right column to fill in the blanks. Write A,B,C or D (1.0 pt)

  1. What do you like doing in your free time?

  1. – At 7:30 p.m.

  1. Great! See you soon!

  1. – See you. Bye!

  1. What time does the movie start?

  1. – I like drawing. 

  1. Would you like to come to my house for lunch? 

  1. – Yes, I’d love to.What time?


13. __________       14. __________   15. __________ 16. __________








✂- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -


  1. Read the following passage. Decide if the statements are True or False, and write True/False in the blank (1.0 pts)

I’m Laura. My favorite free time activity is painting. I usually paint pictures of flowers and trees. I really want to learn how to paint by myself, but it’s not easy. So I go to an art club with my cousins. My sister, Anna, likes going swimming. She often goes to the swimming pool with her friends after school. On the weekends, my sister and I often go to aerobics class. We like aerobics in our free time. My parents like doing yoga. They watch yoga videos and a coach teaches them. We all have interesting things to do in our free time.

  1. Laura likes planting flowers and trees in her free time. ________

  2. It’s difficult for her to learn how to paint.               ________

  3. Laura goes to the art club with her sister. ________

  4. The members of Laura’s family have nothing to do in their free time. ________

  1. Choose the correct word that best fits the blank space in the following passage and fill in the blank (1.0 pt)

My name is Peter. I’m doing a survey about my friends’ hobbies. They all like doing different (21) ________________. My best friend, Linda, (22) ________________ playing the piano in her free time.  Unlike Linda, Peter isn’t good (23) ________________ playing a musical instrument. He is interested in collecting stamps in his free time. He (24) ________________ has an amazing movie poster collection in his room. A bit different from Peter, Michael loves drawing pictures when he is free. He wants to be a painter in the future. 

  1. act action activity activities

  2. likes to like liked like

  3. in of at on

  4. too also so and

  1. Rearrange the groups of words in a correct order to make complete sentences. (0.5 pt)

  1. local stamps / some / and / I’d like / some stamps/ for overseas mail /. 

  1. have time / They never / to play / at recess / a whole game /.

  1. Rewrite each of the following sentences in another way so that it means almost the same as the sentences printed before it. (1.5 pt)

  1. Which subject do you like best?

=> What is ?

  1. What about playing computer games?

=> Let’s  .

29. Would you like to come to my house for dinner?

=> Do you ?

  1. Write questions for underlined words/phrase. (2.0 pts)

  1. ___________________________________________________________________________?

=>I always study in the library after school.

31. ___________________________________________________________________________ ?

=>She learns about maps and globe in Geography.

32. ___________________________________________________________________________ ?

=>It’s a comic book.

33. ___________________________________________________________________________ ?

=>No. I won’t call him tomorrow.


-Hết-

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BIÊN BẢN

THỐNG NHẤT ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN: ANH - KHỐI: 7

 NĂM HỌC: 2019 - 2020

Thời gian: 15h00 ngày 13 tháng 12 năm 2019

Tại: Trường THCS Nguyễn Văn Nghi

           Thành phần: 

  • Bà Trần Thúy Hòa – Cán Bộ Chỉ Đạo Môn Tiếng Anh – Quận Gò Vấp.

  • Giáo viên Tiếng Anh 7 – Quận Gò Vấp. 

              Chủ trì: Bà Trần Thúy Hòa - CBCĐ

              Thư ký: Bà Nguyễn Thị Đông Hà – Mạng Lưới Tiếng Anh Quận Gò Vấp. 


NỘI DUNG

  1. Thống nhất đáp án chấm Kiểm tra Học kỳ I năm học 2019 – 2020:

Phần I. 

Thang điểm: 0.25 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. Không điền vào chỗ trống: không cho điểm. 

  • Sai chính tả: không cho điểm.

Phần II. 

Thang điểm: 0.25 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. Không điền vào chỗ trống: không cho điểm. 

  • Sai chính tả: không cho điểm.

Phần III. 

Thang điểm: 0.25 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. Không điền vào chỗ trống: không cho điểm. 

  • Sai chính tả: không cho điểm.

Phần IV.  

Thang điểm: 0.25 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải ghi A, B, C, D đúng theo yêu cầu đề bài.  

  • Nếu học sinh không ghi A, B, C, D mà ghi cả câu: cho điểm theo đáp án. Tuy nhiên nếu học sinh viết sai chính tả: không cho điểm. 

Phần V.  

Thang điểm: 0.25 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải ghi rõ True, False. 

  • Nếu viết tắt T/ F: không cho điểm. 

Phần VI.  

Thang điểm: 0.25 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án. 

  • Học sinh phải điền vào chỗ trống. Không điền vào chỗ trống: không cho điểm. 

  • Sai chính tả: không cho điểm.

Phần VII. 

Thang điểm: 0.25 điểm/ 1 câu đúng.

  • Câu 25: I’d like some local stamps and some stamps for overseas mail. 

Bổ sung: I’d like some stamps for overseals mail and some local stamps.  

  • Sai chính tả: không cho điểm.

Phần VIII. 

Thang điểm: 0.5 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án: 

  • Lưu ý:  

Câu 27: 

  • Sai chính tả 1 lỗi: - 0,25. 

  • Nếu không có từ “favorite/ favourite”: không cho điểm. 

  • Sai chính tả từ “favorite/ favourite”: - 0,25.  

Câu 28: 

  • Sai chính tả: - 0,25/1 lỗi. 

  • Nếu sai cấu trúc “Let’s + Verb base form”: không cho điểm. 

Câu 29:

  • Sai chính tả: - 0,25/1 lỗi. 

  • Nếu học sinh không viết đúng “Do you want  ...?”: không cho điểm. 

  • Học sinh viết V-ing/ Verb base form sau “want”: - 0,25. 

Phần IX.  

Thang điểm: 0.5 điểm/ 1 câu đúng.

  • Chấm đúng đáp án: 

  • Lưu ý:  

Câu 30: 

  • Sai từ để hỏi “How often”: không cho điểm. 

  • Sai 1 lỗi ngoài từ/cụm từ để hỏi: - 0,25 điểm.  

Câu 31: 

  • Sai từ để hỏi “What”: không cho điểm. 

  • Sai 1 lỗi ngoài từ để hỏi: - 0,25 điểm.  

  • Học sinh không viết “about”: không trừ điểm.  

  • Học sinh thay từ “learn” bằng từ “study”: không trừ điểm. 

Câu 32: 

  • Sai 1 lỗi ngoài từ để hỏi: - 0,25 điểm.  

  • Bổ sung đáp án: 

  • What type/ sort of book is it? 

  • Which type/ sort of book is it?

  • Which/ What book is it?

  • What is the kind/ type of book? 

  • Nếu học sinh viết “books”: - 0,25.

Câu 33: 

  • Học sinh viết sai thì: không cho điểm. 

  • Học sinh viết sai vị trí của “Will”: không cho điểm. 

  • Học sinh viết “phone”/ “ring (up)” thay vì “call”: không trừ điểm. 

  • Bổ sung đáp án: 

  • Won’t you call him tomorrow?

  • You will call him tomorrow, won’t you?

  • You won’t call him tomorrow, will you?


  1. Bài chấm chung:

STT

Mã bài thi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 

  9

Điểm tổng

1

A702

0.75

0.5

0.5

1.0

0.5

0.5

0. 25

0.0

0.0

4.0

2

A702

1.0

1.25

0.25

1.0

0.5

0.25

0.0

0.0

0.0

4.3

3

A702

1.0

1.25

0.5

1.0

0.75

1.0

0.25

1.5

1.5

8.75

4

A702

0.75

1.25

0.5

1.0

0.75

1.0

0.25

1.5

1.0

8.0

5

A702

1.0

1.5

0.5

1.0

0.75

1.0

0.25

1.5

1.5

9.0

6

A702

0.75

1.0

0.5

1.0

0.5

0.5

0.5

0.5

0.75

6.0

7

A702

1.0

0.25

0.5

0.75

0.5

0.0

0.0

0.25

0.0

3.3

8

A702

1.0

1.5

0.5

1.0

1.0

1.0

0.5

1.5

1.5

9.5

9

A702

0.75

0.75

0.25

0.5

0.75

0.25

0.0

0.0

0.0

3.3

10

A702

1.0

1.5

0.25

1.0

0.75

1.0

0.5

1.5

1.5

9.0


Số bài trên TB: 6/10 Tỉ lệ: 60%


Biên bản được thông qua vào lúc 16h30 cùng ngày và không có ý kiến nào khác.


Chủ trì                                                                           Thư Ký




    Trần Thúy Hòa       Nguyễn Thị Đông Hà



















ĐÁP ÁN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN ANH VĂN 7 

I.

  1. Reading comic books

  2. Watching soccer

  3. Playing basketball

  4. The sports center



II.

  1. bigger

  2. at

  3. to use

  4. experiments

  5. It’s my pleasure.

  6. eighth.

III. 

  1. You can make an emergency call in case of a fire.

  2. You can refuel here.


IV.

  1. C

  2. B

  3. A

  4. D


V. 

  1. FALSE

  2. TRUE

  3. FALSE

  4. FALSE


VI. 

  1. activities

  2. likes

  3. at

  4. also

VII. 

  1. I’d like some local stamps and some stamps for overseas mail.

  2. They never have time to play a whole game at recess


VIII. 

  1. What is your favorite subject?

  2. Let’s play computer games.

  3. Do you want to come to my house for dinner?

IX. 

  1. How often do you study in the library after school?

  2. What does she learn about in Geography?

  3. What kind of book is it?

  4. Will you call him tomorrow? 


  • PHẦN I, II, III, IV, V, VI:  chấm theo đúng đáp án. (0,25 đ / câu đúng)

  • PHẦN VIII, IX: 0,5 đ / câu đúng


















UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: ĐỊA LÝ - LỚP 7

Ngày kiểm tra: Thứ sáu, ngày 13/12 / 2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)


ĐỀ BÀI:

  1. TỰ LUẬN (5 điểm):

Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày và giải thích đặc điểm tự nhiên của môi trường đới lạnh?

Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày những nét đặc trưng của đô thị ở môi trường đới ôn hòa?


II. THỰC HÀNH (5 điểm):

Câu 3 (2,0 điểm): 

Dựa vào Tập bản đồ Địa lí 7( Tập bản đồ trang 8,9), kết hợp kiến thức đã học:

  1.  Đọc tên các môi trường ở đới ôn hòa? 

  2. Cho biết môi trường nào chiếm diện tích lớn nhất?

Câu 4 (3,0 điểm): 

  1. Dựa vào Tập bản đồ Địa lí 7( Tập bản đồ trang 8,9), kết hợp kiến thức đã học, em hãy phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xingapo và cho biết biểu đồ này thuộc môi trường nào của đới nóng theo gợi ý sau:

  • Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ cao nhất: ............tháng.........

+ Nhiệt độ thấp nhất: ............tháng.........

+ Biên độ nhiệt: ..............

  • Lượng mưa:

+ Tổng lượng mưa trung bình năm: ...................

+ Lượng mưa cao nhất: ...............tháng...................

+ Lượng mưa thấp nhất: ..............tháng...................

  • Kiểu môi trường: .........................................................................

  1. Với đặc điểm khí hậu đó sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp?

HẾT.

(Lưu ý: Học sinh sử dụng Tập bản đồ Địa lí 7 khi làm bài)




UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020

MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 7

NGÀY KIỂM TRA: Thứ sáu, ngày 13/12/2019


  1. TỰ LUẬN (5 điểm):

Câu 1 (3,0 điểm) Trình bày và giải thích đặc điểm tự nhiên của môi trường đới lạnh:

  • Vị trí: đới lạnh nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực ( 0,5đ )

  • Khí hậu: khắc nghiệt, lạnh lẽo. ( 0,25đ )

+  Nhiệt độ: Mùa đông rất dài, nhiệt độ trung bình luôn dưới – 100C ( 0,25đ ). Mùa hạ ngắn từ 2 – 3 tháng và nhiệt độ không quá 100C. ( 0,25đ )

+ Lượng mưa: trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) ( 0,25đ ), phần lớn dưới dạng tuyết rơi. ( 0,25đ )

  • Nguyên nhân: nằm ở vĩ độ cao ( 0,25đ )

  • Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường:

+ Thực vật: Chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi ( 0,25đ ). Cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y. ( 0,25đ )

+ Động vật: Có lớp mỡ dày, bộ lông dày không thấm nước, ( 0,25đ ) một số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh. ( 0,25đ )


Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày những nét đặc trưng của đô thị ở môi trường đới ôn hòa:

- Tỉ lệ dân thành thị cao, ( 0,25đ ) là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới. ( 0,25đ )

- Hơn 75% dân cư đới ôn hòa sống trong đô thị. ( 0,5đ )

- Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến trong dân cư. ( 0,25đ )

- Các đô thị phát triển theo quy hoạch. ( 0,25đ )

- Nhiều đô thị mở rộng, kết nối với nhau( 0,25đ )thành chuỗi đô thị hoặc chùm đô thị. ( 0,25đ )


  1. THỰC HÀNH (5 điểm)

Câu 3 (2,0 điểm): 

  1. Tên các môi trường ở đới ôn hòa là:

+ Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm ( 0,25đ )

+ Môi trường Địa Trung Hải ( 0,25đ )

+ Môi trường ôn đới hải dương ( 0,25đ )

+ Môi trường ôn đới lục địa ( 0,25đ )

+ Môi trường ôn đới lục địa lạnh ( 0,25đ )

+ Môi trường hoang mạc ( 0,25đ )

  1. Môi trường ôn đới lục địa lạnh chiếm diện tích lớn nhất ( 0,5đ )


Câu 4 (3,0 điểm): 

  1. Phân tích:

  • Nhiệt độ:

 + Nhiệt độ cao nhất: 270C tháng 4( 0,25đ )

 + Nhiệt độ thấp nhất: 250C tháng 8( 0,25đ )

 + Biên độ nhiệt: 20

  • Lượng mưa: 

+ Tổng lượng mưa trung bình năm: 2417 mm

 + Lượng mưa cao nhất: 250 mm tháng 11, 12 ( 0,25đ )

 + Lượng mưa thấp nhất 160mm tháng 5 ( 0,25đ )

  Kiểu môi trường: Xích đạo ẩm. ( 0,25đ )

Lưu ý: Trình bày được 1 trong 2: Biên độ nhiệt hoặc tổng lượng mưa trung bình năm sẽ đạt 0,25 đ

  1. Với đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn trong nông nghiệp là: 

+ Thuận lợi: 

  • Nắng( nóng), mưa nhiều quanh năm. (0,25đ)Trồng được nhiều loại cây, nuôi nhiều con. (0,25đ)

  • Xen canh, gối vụ quanh năm (0,25đ)

+ Khó khăn: 

  •  Nóng ẩm nên nấm mốc, côn trùng phát triển (0,25đ) gây hại cho vật nuôi, cây trồng (0,25đ)

  •  Chất hữu cơ phân hủy nhanh do nóng ẩm nên tầng mùn dễ bị rửa trôi (0,25đ)

 

-HẾT-












UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: GDCD - LỚP 7

Ngày kiểm tra: Thứ hai, ngày 09/12/2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)


ĐỀ BÀI:

Câu 1: (2,0 điểm)

Cho câu tục ngữ:

“Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”.

a) Câu tục ngữ trên đề cập đến phẩm chất đạo đức nào em đã được học trong chương trình GDCD lớp 7? Em hãy trình bày khái niệm của phẩm chất đạo đức đó.

b) Nêu 2 ví dụ thể hiện phẩm chất đạo đức trên.

Câu 2: (2,0 điểm)

“Việc hôm nay chớ để ngày mai” muốn nói đến sống và làm việc có kế hoạch.

a) Vì sao cần phải sống và làm việc có kế hoạch?

b) Nêu 2 việc làm của em hoặc các bạn đã thể hiện biết sống và làm việc có kế hoạch.

Câu 3: (2,0 điểm)

Em hãy nhận xét và giải thích các nội dung sau:

a) Tự giác nhận lỗi khi không học bài.

b) Chỉ giúp đỡ người nào mình quen biết.

c) Mạnh dạn tham gia cuộc thi vẽ tranh về biển đảo quê hương.

d) Gặp thầy cô thì quay đi để khỏi chào.

Câu 4: (2,5 điểm) 

Tâm và Hùng là đôi bạn thân và ngồi gần nhau trong lớp. Trong một lần kiểm tra 1 tiết môn Toán, Tâm đã làm bài nhanh và xong sớm, còn Hùng vẫn loay hoay tính toán. Thấy gần hết giờ, Hùng nhờ Tâm giúp đỡ mình để hai người cùng đạt điểm cao.

a) Em hãy nhận xét hành vi của Hùng.

b) Nếu em là Tâm, em sẽ làm gì để em và Hùng cùng tiến bộ?

Câu 5: (1,5 điểm) 

Có ý kiến cho rằng:“Những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn mới cần sống giản dị”.

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Giải thích vì sao?


HẾT.









    UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN GDCD LỚP 7

NGÀY KIỂM TRA: 09/12/2019


Câu 1: (2,0 điểm)

  1. Câu tục ngữ thể hiện bài Khoan dung (0,5đ).

Khái niệm: Khoan dung là rộng lòng tha thứ (0,25đ) cho người khác (0,25đ) khi họ biết hối hận (0,25đ) và sửa chữa lỗi lầm (0,25đ).

  1. Nêu 2 ví dụ đúng về khoan dung (0,25đ/ ví dụ).

Câu 2: (2,0 điểm)

  1. Ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch :  

- Làm việc có kế hoạch giúp ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức, đạt hiệu quả cao trong công việc.

  1. Nêu 2 việc làm đúng của bản thân hoặc bạn bè (0,5đ/việc làm).

Câu 3: (2,0 điểm)

  1. Nội dung đúng (0,25đ). Giải thích hợp lý (0,25đ).

  2. Nội dung sai (0,25đ). Giải thích hợp lý (0,25đ).

  3. Nội dung đúng (0,25đ). Giải thích hợp lý (0,25đ).

  4. Nội dung sai (0,25đ). Giải thích hợp lý (0,25đ).

Nếu học sinh không ghi rõ “đúng” hoặc “sai” sẽ bị trừ 0,25đ/câu. 

Câu 4:(2,5 điểm)

  1. Nhận xét:

  • Hành vi của Hùng là sai (0,5đ).

  • Vì không phải là đoàn kết, tương trợ (0,5đ).

  • Tác hại (0,5đ).

  1. Nếu em là Tâm, em sẽ: 

  • Học sinh nêu 2 cách cư xử hợp lý (mỗi cách cư xử 0,5đ).

Câu 5: (1,5 điểm)

  • Em không đồng ý với ý kiến trên (0,5đ). 

  • Giải thích hợp lý từ 2 ý trở lên (1,0đ). 

Gợi ý: 

+ Người có hoàn cảnh gia đình nghèo khó hay khá giả cũng cần sống giản dị. 

+ Nêu tác dụng khi sống giản dị.

+ Nêu tác hại khi sống xa hoa, lãng phí, cầu kỳ, kiểu cách.

+ Học sinh có thể nêu ý đúng khác.


HẾT.










UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề có 1 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: SINH HỌC - LỚP 7

Ngày kiểm tra: Thứ hai, ngày 16/12 / 2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)

ĐỀ BÀI:

Câu 1: (2.5 điểm) 

Ngành Thân mềm rất đa dạng và phong phú ở vùng nhiệt đới (khoảng 70 nghìn loài). Trong ngành này, có các đại diện như: trai sông, sò, ốc, hến,….

         a) Em hãy cho biết đặc điểm chung của ngành Thân mềm?

         b) Trong thiên nhiên và đối với đời sống con người, ngành Thân mềm có vai trò như thế nào? 

Câu 2: (1,5 điểm)

Với kiến thức hiểu biết về ngành ruột khoang, trong các động vật sau:









Sán lá gan                       Thủy Tức                    Trùng biến hình                        Hải quỳ

a) Theo em, những động vật nào ở trên được xếp vào ngành ruột khoang?

b) Em hiểu gì về 2 đại diện ruột khoang là San hô, sứa.

Câu 3: (3.0 điểm)

Ở nước ta, mặc dù có nhiều loài thuốc tẩy giun rất hiệu nghiệm, nhưng tỉ lệ mắc bệnh giun đũa rất cao (nhất là trẻ em trên 90%). Giun đũa khi vào cơ thể người thường ký sinh tại ruột non là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng.

a) Trình bày vòng đời của giun đũa. (Sơ đồ hoặc tự luận).

b) Em hãy cho biết tại sao tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa ở nước ta cao?

c) Em hãy nêu các biện pháp phòng chống giun đũa ký sinh ở người.

Câu 4: (2,0 điểm)

Trong những nhận định sau, theo em đâu là nhận định đúng, đâu là nhận định sai? Nếu là nhận định sai hãy sửa lại cho đúng.

a) Trùng roi xanh là động vật nên không thể tự dưỡng như thực vật.

b) Sự phát triển và tăng trưởng của ngành chân khớp gắn liền với lột xác.

c) Giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giúp nó không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non người.

d) Cơ thể tôm sông có 3 phần: Đầu, ngực, bụng.

e) Thủy tức và san hô có hình thức sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi.

f) Ốc sên bảo vệ trứng bằng cách đào hốc sâu rồi chui xuống đẻ trứng.

Câu 5: (1,0 điểm)

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên hàng năm có hơn 300 loài sâu bọ khác nhau làm hại cây lúa từ giai đoạn mạ đến giai đoạn gặt lúa về. Biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu có thể tạo ra loài kháng thuốc, tiêu diệt cả những loài sâu bọ có lợi và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường. Em hãy đề xuất các biện pháp chống sâu có hại nhưng an toàn cho môi trường?

HẾT.



UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020

MÔN SINH HỌC - LỚP 7

NGÀY KIỂM TRA: Thứ hai, ngày 16/12/2019

Câu 1: (2.5 điểm)

a, Đặc điểm chung của ngànhThân mềm (1.25đ)

-  Thân mềm, không phân đốt./ Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển.

- Hệ tiêu hóa phân hóa/, cơ quan di chuyển đơn giản.

- Riêng mực, bạch tuộc thích nghi lối sống săn mồi, di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm, cơ quan di chuyển phát triển.

b, Vai trò của ngành Thân mềm (1.25đ)

- Làm thức ăn cho người và động vật khác. Ví dụ: trai sông, nghêu, sò

- Làm đồ trang sức, trang trí. Ví dụ: ốc , sò…

- Làm  sạch môi trường nước. Ví dụ: trai sông, sò…

- Có giá trị xuất khẩu. Ví dụ: mực, trai sông…

- Có ý nghĩa về địa chất. Ví dụ: hóa thạch một số vỏ ốc, vỏ sò…

- Có hại cho cây trồng. Ví dụ: ốc sên, ốc bươu vàng…

- Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán. Ví dụ: ốc ao, ốc tai…

Câu 2: (1.5 điểm)

a. Những động vật được xếp vào ngành Ruột khoang: thủy tức, hải quỳ. (mỗi con 0,25đ)

b. Em hiểu gì về san hô, sứa (1đ) 

*San hô: Sống cố định ở biển. Có tế bào gai độc tự vệ và bắt mồi. Cơ thể đối xứng tỏa tròn. San hô phát triển khung xương đá vôi bất động. Tập đoàn san hô có ý nghĩa lớn về mặt sinh thái biển.

*Sứa: Sứa sống bơi lội tự do ở biển. Cơ thể hình dù có đối xứng tỏa tròn, tua miệng quay xuống, có nhiều tế bào gai. Khi di chuyển, sứa co bóp dù đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. 

Câu 3: (3.0 điểm)

a) Trình bày vòng đời của giun đũa. (1.5 điểm).

  Giun đũa trưởng thành                       Trứng              Ấu trùng trong trứng

       (Ruột non - lần 2)                      (phân )                 Ẩm                                      Người ăn                                                                                                                                                                        thức ăn sống                                                                                                                                                                                                             

    Qua: gan, tim, phổi                                       Vào  máu                           Ấu trùng    

                                                                                          (ruột non- lần 1)  

b) Tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa ở nước ta cao (0.5đ)

- Việt nam do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho mầm bệnh giun sán phát triển quanh năm.

- Đời sống kinh tế xã hội còn khó khăn, ý thức vệ sinh phòng bệnh của người dân còn hạn chế.

- Tập quán canh tác (dùng phân tươi để bón rau)... 

c) Các biện pháp phòng chống giun sán ký sinh ở người. (1.0đ)

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 

- Uống thuốc tẩy giun 2 lần / năm.

- Vệ sinh môi trường và nơi ở, diệt ruồi nhặng. Không dùng phân tươi để bón cây.

Câu 4: (2.0 điểm) 

Câu đúng: b, c, e, f. Câu sai: a, d (Mỗi ý 0.25đ).

🡪a, Trùng roi xanh là động vật mà có hạt diệp lục nên có thể tự dưỡng như thực vật (0.25đ).

🡪d, Cơ thể tôm sông có 2 phần riêng biệt: Đầu - ngực, bụng. (0.25đ).

Câu 5: (1.0 điểm) 

Biện pháp nào chống sâu có hại nhưng an toàn cho môi trường: 

- Sử dụng thuốc trừ sâu an toàn/. Sử dụng biện pháp” Thiên địch”: dùng nhóm sâu bọ có ích để tiêu diệt sâu bọ có hại,/ các biện pháp vật lý/, biện pháp cơ giới để diệt các sâu có hại…(0.25đ).


HẾT.







UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC


(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: VẬT LÝ - LỚP 7

Ngày kiểm tra: Thứ hai, ngày 16/12/2019

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)

ĐỀ BÀI:

Câu 1: (1,0 điểm)  

Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. Nêu 2 ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng trong thực tế.

Câu 2: (2,0 điểm) 

            Ba cây nến (đèn cầy) giống nhau đặt gần sát ba gương 1, 2 và 3 có kích thước bằng nhau, với khoảng cách như nhau như hình vẽ. 

  1. Qua ảnh của các cây nến, em hãy cho biết gương nào là gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm? Vì sao?

  2. Nêu 2 ứng dụng của gương cầu lồi trong thực tế.

Câu 3: (1,0 điểm) 

          Vật A dao động phát ra âm có tần số 100Hz, vật B dao động phát ra âm có tần số 70Hz. Hỏi vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?

Câu 4: (1,5 điểm) 

         Tại sao trong phòng kín ta thường nghe thấy âm to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời?

Câu 5: (2,0 điểm)

  1. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.

  2. Quan sát hình 1 về sự phản xạ của ánh sáng khi truyền tới một gương phẳng. Hãy cho biết: tia nào là tia tới, tia phản xạ, góc nào là góc tới, góc phản xạ?

      Câu 6: (2,5 điểm) 

Vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình 2.

a) Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua gương.                                                                                

b) Giữ nguyên vị trí vật AB. Tìm cách đặt gương phẳng để khoảng cách từ ảnh A’ tới gương bằng khoảng cách từ ảnh B’ tới gương. Vẽ hình minh họa.


HẾT.



      UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN VẬT LÝ - LỚP 7

NGÀY KIỂM TRA: 16/12/2019


Câu 1: (1,0đ)

Phát biểu đúng nội dung định luật                                                0,5đ

Nêu đúng 2 ứng dụng                                                                                                  0,5đ

Câu 2: (2,0đ)


Gương 1 là gương cầu lõm vì cho ảnh ảo lớn hơn vật                                                0,5đ

Gương 2 là gương cầu phẳng vì cho ảnh ảo bằng vật 0,5đ

Gương 3 là gương cầu lồi vì cho ảnh ảo nhỏ hơn vật 0,5đ

  1. Nêu đúng 2 ứng dụng của gương cầu lồi                                                         0,5đ

( Nếu học sinh chỉ nhận biết gương mà không giải thích được 0,5đ. Học sinh thiếu       “ảnh ảo” – 0,5đ/câu a)

Câu 3: (1,0đ) 

Vật A phát ra âm cao hơn 0,5đ

Vì vật có tần số dao động càng lớn phát ra âm càng cao.                                            0,5đ

Câu 4: (1,5đ)

Học sinh giải thích đúng                                                                                              1,5đ

Câu 5: (2,0đ)

  1. Phát biểu đúng nội dung định luật                                                                    1,0đ

  2. Tia tới: SI. Tia phản xạ: IR. Góc tới: i. Góc phản xạ: i’                                   1,0đ

Câu 6: (2,5đ)

a) Học sinh dựng đúng ảnh A’B’ 1,0đ

b) Giữ nguyên vật AB, xoay gương song song với vật AB                                       

Học sinh vẽ đúng hình, dựng đúng ảnh 1,5đ

(Học sinh vẽ thiếu kí hiệu vuông góc, đoạn bằng nhau -0,25đ/câu. Học sinh vẽ ảnh ảo không đứt nét -0,5đ/câu)


HẾT.


UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: LỊCH SỬ - LỚP 7

Ngày kiểm tra: ngày 09/12/2019

Thời  gian làm bài:45 phút(không kể thời gian phát đề)

 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)

ĐỀ BÀI:

Câu 1: (3,0 điểm) 

Hoàn thành bảng sự kiện các cuộc phát kiến lớn về địa lí vào cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI. Cho biết ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí trên mang lại.

Thời gian

Người thực hiện

Nơi phát hiện

Năm 1487

Đi – a- xơ











Câu 2: (3,0 điểm) 

Nêu những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước?

Câu 3: (2,5 điểm)

“…Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền), ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. (Chiếu dời đô – Đại Việt sử ký toàn thư)

(Trích SGK Lịch sử 7, tr.35)

a)Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La vào năm 1010?

b) Tên Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4: (1,5 điểm) 

Qua các hình ảnh sau đây và kết hợp với kiến thức đã học, em có nhận xét gì về nghệ thuật thời Lý?











Hình 1: Chùa Một Cột (Hà Nội)   Hình 2: Cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)










Hình 3: Múa rối nướcHình 4: Hình Rồng thời Lý

HẾT.

UBND QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN LỊCH SỬ LỚP 7

NGÀY KIỂM TRA:09/12/2019

Câu 

Nội dung

Điểm

1

Hoàn thành bảng sự kiện các cuộc phát kiến lớn về địa lí vào cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI. Cho biết ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí trên mang lại.

3,0



Thời gian

Người thực hiện

Nơi phát hiện

1487

Đi-a-xơ 

đến cực Nam châu Phi.

1492

Cô-lôm-bô

tìm ra châu Mĩ.

1498

Va-xcô đơ Ga-ma

đến Tây Nam Ấn Độ.

1519-1522

Ma-gien-lan

đi vòng quanh Trái đất.


2,5

* Ý nghĩa: thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển/ và đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.


- Từ “cực Nam…” 🡪 mỗi ý đạt 0,25 điểm

- HS ghi sai thời gian trừ hết điểm của ý đó.

0,5

2

Nêu những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước? 

3,0


- Năm 939/ Ngô Quyền lên ngôi vua / đóng đô ở Cổ Loa. 

0.75

- Bỏ chức Tiết độ sứ /, tổ chức bộ máy nhà nước /từ trung ương đến địa phương.

0.75

+ Trung ương:/ Vua đứng đầu triều đình quyết định mọi việc /đặt ra chức quan văn, võ/ quy định lễ nghi và sắc phục của quan lại. 

1.0

+ Địa phương /có các thứ sử coi giữ các châu. 

HS viết: các tướng coi giữ các châu: không tính điểm.

0.5

3

a)Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La vào năm 1010?

b) Tên Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?

2,5


- Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La vào năm 1010 vì: 

+Cố đô Hoa Lư có đồi núi trùng điệp chỉ phù hợp cho việc phòng thủ, chống quân xâm lược, không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

+ Thành Đại La có vị trí, địa thế thuận lợi để ổn định chính trị, phát triển kinh tế lâu dài.

2,0

Thăng Long có ý nghĩa: mong muốnxây dựng đất nước giàu mạnh/ và khẳng định ý chí tự cường của dân tộc.(HS nêu ý khác hợp lý, đúng nghĩa vẫn đạt điểm)

0,5

4

Qua các hình ảnh trên, em có nhận xét gì về nghệ thuật thời Lý?

1,5


- Nhiều công trình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc rất phát triển/ như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Thăng Long), tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh) (HS nêu được 2 công trình đạt điểm)

- Các loại hình nghệ thuật ca múa dân gian như: hát chèo, múa rối nước,…/ cũng rất phổ biến./

Mỗi ý 0,5đ

Như vậy, nghệ thuật thời Lý mang phong cách đa dạng, độc đáo, linh hoạt/ đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long. 

0,5

HẾT.





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu