ĐỀ THI CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN HỌC SINH GIỎI



 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

------------------------------------

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN HỌC SINH GIỎI -  NĂM HỌC: 2016 – 2017

MÔN HÓA HỌC – KHỐI 9

THỜI GIAN: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

KHÓA NGÀY 6/10/2016

-------------------------

ĐỀ THI

Bài 1: (6 điểm)

1.1 HCl là 1 axit vô cơ mạnh có nhiều ứng dụng trong thực tế như: tẩy gỉ thép, sản xuất các hợp chất vô cơ và các hợp chất hữu cơ …Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế và thu khí HCl bằng 1 trong các phương pháp như các hình vẽ bên dưới. Em hãy chọn phương pháp thu khí HCl đúng nhất và giải thích lí do chọn phương pháp đó? Viết 2 phương trình phản ứng điều chế HCl trong công nghiệp, (ghi rõ điều kiện)?  


1.2 Tìm 4 chất rắn khác nhau thỏa mãn chất X và hoàn thành PTHH trong sơ đồ phản ứng sau:

X + H2SO4 đđ → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

1.3 Viết PTHH trong các thí nghiệm sau:

1/ Nhỏ từ từ HCl vào cốc chứa dung dịch Na2CO3

2/ Sục khí CO2 từ từ vào dung dịch nước vôi trong

3/ Bari vào dung dịch NaHSO4

4/ Natri vào dung dịch FeCl3

Bài 2: (6 điểm)

2.1 Hỗn hợp A gồm Al2O3 MgO Fe2O3 CuO. Cho luồng khí H2 dư đi qua A nung nóng được rắn B. Hòa tan B vào dung dịch NaOH dư được dung dịch C và rắn D. Sục khí CO2 dư vào dung dịch C và hòa tan D bằng dung dịch HNO3 loãng dư chỉ có khí NO duy nhất bay ra. Viết các PTHH.

2.2 CO2, SO2, và SO3 phản ứng với dung dịch kiềm cho hiện tượng giống nhau nên không thể dùng nước vôi trong để phân biệt 3 khí này. Hãy viết PTHH và mô tả hiện tượng để nhận biết chúng.

2.3 Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 đến dư. Tính số mol kết tủa tạo ra tương ứng với số mol CO2 bằng 0, 0.5a, a, 1.5a, 2a; rồi vẽ đồ thị biểu diễn kết quả thu được.

Bài 3: (4 điểm)

3.1 Cho 29.6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng với oxi không khí, sau phản ứng thu được 39.2 gam hỗn hợp A gồm CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Tính khối lượng muối sunfat thu được.

3.2 Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lit khí H2 (đktc). Viết các phương trình hóa học xảy ra và xác định giá trị V.




Bài 4: (4 điểm)

 Hòa tan hoàn toàn 14.2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và một muối cacbonat kim loại R bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 7.3% thu được dung dịch D và 3.36 lít CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D là 6.028%.

1/ Xác định kim loại R và tính % khối lượng mỗi chất trong A.

2/ Cho dung dịch NaOH dư vào D rồi lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.

--------------------------------------------Hết---------------------------------------------------------------------

Học sinh không được sử dụng bảng tính tan.

Cho biết: Cu=64 Fe=56 H=1 S=32 O=16 Al=27 Mg=24 C=12 Cl=35.5 Zn=65 











































Hướng dẫn chấm

Bài 1: (6 điểm)

1.1 HCl là 1 axit vô cơ mạnh có nhiều ứng dụng trong thực tế như: tẩy gỉ thép, sản xuất các hợp chất vô cơ và các hợp chất hữu cơ …Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế và thu khí HCl bằng 1 trong các phương pháp như các hình vẽ bên dưới. Em hãy chọn phương pháp thu khí HCl đúng nhất và giải thích lí do chọn phương pháp đó? Viết 2 phương trình phản ứng điều chế HCl trong công nghiệp, (ghi rõ điều kiện)?  


1.2 Tìm 4 chất rắn khác nhau thỏa mãn chất X và hoàn thành PTHH trong sơ đồ phản ứng sau:

X + H2SO4 đđ → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

1.3 Viết PTHH trong các thí nghiệm sau:

1/ Nhỏ từ từ HCl vào cốc chứa dung dịch Na2CO3

2/ Sục khí CO2 từ từ vào dung dịch nước vôi trong

3/ Bari vào dung dịch NaHSO4

4/ Natri vào dung dịch FeCl3

Câu 1

Hướng dẫn

Điểm

1.1

Chọn đúng phương pháp thu khí HCl trong phòng thí nghiệm là phương pháp đẩy không khí, hình 2. 

1 điểm

Giải thích là do khí HCl nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí và tan nhiều trong nước. Phương trình điều chế HCl: 

          NaCl tt  +  H2SO4 đ → NaHSO4 + HCl 

          H2  +  Cl2  → 2HCl 

1 điểm

1.2

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

1.3

1/ HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

2/ CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

3/ Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O

4/ Na + H2O → NaOH + ½ H2

3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3NaCl 

0.5 điểm


0.5 điểm


0.5 điểm


0.5 điểm


Bài 2: (6 điểm)

2.1 Hỗn hợp A gồm Al2O3 MgO Fe2O3 CuO. Cho luồng khí H2 dư đi qua A nung nóng được rắn B. Hòa tan B vào dung dịch NaOH dư được dung dịch C và rắn D. Sục khí CO2 dư vào dung dịch C và hòa tan D bằng dung dịch HNO3 loãng dư chỉ có khí NO duy nhất bay ra. Viết các PTHH.

2.2 CO2, SO2, và SO3 phản ứng với dung dịch kiềm cho hiện tượng giống nhau nên không thể dùng nước vôi trong để phân biệt 3 khí này. Hãy viết PTHH và mô tả hiện tượng để nhận biết chúng.

2.3 Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 đến dư. Tính số mol kết tủa tạo ra tương ứng với số mol CO2 bằng 0, 0.5a, a, 1.5a, 2a; rồi vẽ đồ thị biểu diễn kết quả thu được.

Câu 2

Hướng dẫn

Điểm

2.1

2.25đ

Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O

CuO + H2 → Cu + H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

CO2 + 2H2O + NaAlO2 → Al(OH)3 + NaHCO3

MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

3Cu + 8HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Xác định các chất B; C; D

Mỗi PT/0.5đ

Xác định các chất 0.75điểm

2.2

1.5đ

Mất màu dung dịch Br2 là SO2

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Dùng dung dịch BaCl2; kết tủa không tan trong axit là SO3

SO3 + BaCl2 + H2O → BaSO4 + 2HCl

Còn lại là khí CO2

0.25 điểm

0.5 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm

2.3

2.25đ

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

a = 0; số gam kết tủa bằng 0

a = 0.5a; số gam kết tủa 50a

a = a; số gam kết tủa 100a

a = 1.5a; có 0.5a mol CaCO3 bị hòa tan; số gam kết tủa còn là 50a

a = 2a; số gam kết tủa bị hòa tan hoàn toàn; số gam kết tủa còn lại là 0 

Vẽ đồ thị

0.5 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm


Bài 3: (4 điểm)

3.1 Cho 29.6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng với oxi không khí, sau phản ứng thu được 39.2 gam hỗn hợp A gồm CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Tính khối lượng muối sunfat thu được.

3.2 Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lit khí H2 (đktc). Viết các phương trình hóa học xảy ra và xác định giá trị V.

Câu 3

Hướng dẫn

Điểm

3.1

Sơ đồ:

(Cu Fe) + O2 → (CuO FeO Fe2O3 Fe3O4)

(CuO FeO Fe2O3 Fe3O4) + H2SO4 → Muối sunfat + H2O

n H2SO4 p/ung  = n O/oxit = 0.6 mol

mO = 39.2 – 29.6 = 9.6  → nO = 0.6 mol

m muối = 29.6 + 96*0.6 = 87.2 g




1 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

3.2

2Al  +  Fe2O3→  Al2O3  +  2Fe

               0,1            0,1          0,2       (mol)

Do:   + phản ứng xảy ra hoàn toàn

         + hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí

⇒ Hỗn hợp X gồm     Al dư

                                    Al2O3 : 0,1 (mol)

                                    Fe :       0,2 (mol)

Với:

2Al  +  2NaOH  +  2H2O  →  2NaAlO2  +  3H2

                  0,1                                               0,15      (mol)

Al2O3  +  2NaOH  →  2NaAlO2  +  H2O

   0,1            0,2                                                     (mol)

⇒ nNaOH = 0,1 + 0,2 = 0,3 (mol)

0.25 điểm


0.25 điểm






0.25 điểm


0.25 điểm


0.25 điểm


0.25 điểm



0.5 điểm


Bài 4: (4 điểm)

 Hòa tan hoàn toàn 14.2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và một muối cacbonat kim loại R bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 7.3% thu được dung dịch D và 3.36 lít CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D là 6.028%.

1/ Xác định kim loại R và tính % khối lượng mỗi chất trong A.

2/ Cho dung dịch NaOH dư vào D rồi lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.

Câu 4

Hướng dẫn

Điểm


MgCO3  + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O

R2(CO3)n + 2nHCl → 2RCln + nCO2 + nH2O

nHCl = 2 nCO2 = 0.3 mol

m ddHCl = 150 g

mD = 157.6 g

nCO2 = n MgCO3 = n MgCl2 = 0.1 mol  

mMgCO3 = 8.4 g

nCO2 = 0.05 mol

0.05/n (2R + 60n) = 14.2 – 8.4 = 5.8

Biện luận n = 2 R = 56 Fe

%MgCO3 = 59.155%                %FeCO3 = 40.845%

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O

FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

Mg(OH)2 → MgO + H2O

4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O

m rắn = 0.1*40 + 5.8/116*1/2*160 = 8 gam

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm


0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm


0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm


------------------------------------------------- Hết  -----------------------------------------------------------------





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu