De Thi Thu Dai Hoc Mon Sinh



LIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THÀNH PHỐ VŨNG TÀU& CÁC HUYỆN

      ĐỀ CHÍNH THỨC       

       Đề thi có 8 trang

  

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC THÁNG 5 NĂM 2013

                    Môn: SINH - Khối B

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)

 

Mã đề thi: 132

 
 

 


ĐỀ CHÍNH THỨC       

(Đề thi có 8 trang)

Họ và tên thí sinh…………………………………………. Số báo danh ……………..

 

Chữ kí giám thị 1………………………………………….

 

 

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1  đến câu  40)

 

Câu 1: Một quần thể giao phối có tần số alen A ở giới đực là 0.9. Qua ngẫu phối, thế hệ thứ 2 của quần thể có thành phần kiểu gen là: 0.5625AA: 0.375Aa: 0.0625aa. Nếu không có đột biến và chọn lọc thì thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ thứ nhất là

A. 0.54AA: 0.42Aa: 0.04aa.                                B. 0.5625AA: 0.375Aa: 0.0625aa.

C. 0.04AA: 0.54Aa: 0.42aa.                                D. 0.42AA: 0.54Aa: 0.04aa.

Câu 2: Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có kiểu gen AABB thành 15 phôi và nuôi cấy thành 15 cá thể. Cả 15 cá thể này

A. có kiểu hình hoàn toàn khác nhau.

B. có giới tính giống hoặc khác nhau.

C. có khả năng giao phối với nhau để sinh con.

D. có mức phản ứng giống nhau.

Câu 3: Khi cho giao phối giữa nòi chuột lông đen với nòi chuột lông trắng được F1 toàn lông xám. Cho F1 lai với chuột lông đen thu được 3 lông xám: 3 lông đen: 2 lông trắng. Nếu cho F1 lai với nhau thì ở F2 thu được tỉ lệ

A. 9 lông xám: 3 lông đen: 4 lông trắng.           B. 9 lông xám: 4 lông đen: 3 lông trắng.

C. 9 lông xám: 6 lông đen: 1 lông trắng.           D. 12 lông xám: 3 lông đen: 1 lông trắng.

Câu 4: Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như sau:

Nòi 1: ABGEDCHI         ; Nòi 2: BGEDCHIA; Nòi 3: ABCDEGHI; Nòi 4: BGHCDEIA.

Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó. Trình tự đúng sự xuất hiện các nòi trên là

A. 1→2→4→3              B. 3→1→2→4              C. 2→4→3→1              D. 2→1→3→4

Câu 5: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn. Cho P thuần chủng, khác nhau hai cặp tính trạng tương phản. Điểm khác biệt giữa định luật phân ly độc lập với liên kết gen là

I. tỉ lệ kiểu hình của F1.

II. tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của F2.

III. tỉ lệ kiểu hình đối với mỗi cặp tính trạng ở đời F2.

IV. sự xuất hiện các biến dị tổ hợp nhiều hay ít.

Câu trả lời đúng

A. II và IV.                      B. II và III.                      C. I, II, III và IV.             D. I, III và IV.

 

Câu 6: Việc nhân đôi xảy ra tại nhiều vị trí trên ADN cùng một lúc ở sinh vật nhân thực giúp

A. tiết kiệm được nguyên liệu, enzim và năng lượng.

B. sự nhân đôi diễn ra nhanh chóng.

C. sự nhân đôi diễn ra chính xác.

D. tiết kiệm thời gian và đảm bảo độ chính xác.

Câu 7: Cho các thành tựu sau:

(1) Cừu Đôly.                                                      

(2) Giống bông kháng sâu hại.

(3) Chuột bạch có gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống.

(4) Giống dâu tằm tam bội.

(5) Giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

(6) Giống lúa hạt gạo màu vàng có khả năng tổng hợp b-carôten.

Các thành tựu của công nghệ gen là

A. (1), (3), (5), (6).                                                B. (1), (2), (3), (5), (6).

C. (2), (3), (5), (6).                                                D. (1), (2), (3), (5).

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đt?

A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai và sau đó hình thành tế bào sống đầu tiên.

B. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi và dịch mã.

C. Nhiều bng chứng thực nghiệm thu đưc đã ủng hộ quan điểm cho rằng các cht hữu đầu tiên trên Ti Đt đưc hình thành bng con đưng tổng hợp hoá học.

D. Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN vì ARN có thể tự nhân đôi và tự xúc tác.

Câu 9: Ví dụ nào sau đây là cơ quan thoái hóa?

A. Gai cây hoa hồng.                                            B. Nhụy trong hoa đực của cây ngô.

C. Ngà voi.                                                             D. Diều của chim.

Câu 10: Nội dung nào giải thích hiện tượng bên cạnh những loài sâu có màu xanh lẫn với màu của lá còn có những loài sâu có màu sắc sặc sỡ nổi bật trên nền môi trường?

A. Do đột biến phát sinh theo nhiều hướng khác nhau.

B. Do tác động của chọn lọc tự nhiên theo những hướng khác nhau.

C. Do tác động của chọn lọc tự nhiên dựa trên tính biến dị của sinh vật.

D. Do tác động của chọn lọc nhân tạo trong quá trình sản xuất.

Câu 11: Cho các nhân tố sau:

(1) Biến động di truyền.                                          (2) Đột biến.

(3) Giao phối không ngẫu nhiên.                           (4) Giao phối ngẫu nhiên.

Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là

A. (1), (4)                       B. (2), (4)                       C. (1), (2)                       D. (1), (3)

Câu 12: Cho phép lai: AaBbDd x AaBbDd. Các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình phát sinh giao tử. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen mang 3 alen trội và 3 alen lặn ở thế hệ sau là

A. 27/64.                        B. 1/2.                             C. 1/8.                             D. 5/16.

Câu 13: Một loài sinh vật có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 20oC đến 34oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 70% đến 92%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?

A. Môi trường có nhiệt độ từ 19oC đến 34oC, độ ẩm từ 71% đến 91%.

B. Môi trường có nhiệt độ từ 24oC đến 39oC, độ ẩm từ 80% đến 92%.

C. Môi trường có nhiệt độ từ 26oC đến 32oC, độ ẩm từ 78% đến 87%.

D. Môi trường có nhiệt độ từ 17oC đến 34oC, độ ẩm từ 68% đến 90%.

Câu 14: Trong một trang trại nuôi rất nhiều gà, chẳng may một vài con bị cúm H5N1 rồi lây lan sang nhiều con khác. Yếu tố sinh thái đúng nhất gây ra hiện tượng trên là

A. yếu tố vô sinh.                                                  B. yếu tố không phụ thuộc mật độ.

C. yếu tố phụ thuộc mật độ.                                D. yếu tố giới hạn.

Câu 15: Mỗi loại nhiễm sắc thể trong tế bào của thể song nhị bội đều có

A. 4n nhiễm sắc thể.     B. 2 nhiễm sắc thể.       C. 2n nhiễm sắc thể.     D. 4 nhiễm sắc thể.

Câu 16: Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?

A. Trong giảm phân II ở mẹ, cặp NST số 23 không phân li, ở bố giảm phân bình thường.

B. Trong giảm phân II ở bố, cặp NST số 21 không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.

C. Trong giảm phân I ở bố, cặp NST số 23 không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.

D. Trong giảm phân I ở mẹ, cặp NST số 21 không phân li, ở bố giảm phân bình thường.

Câu 17: Ở ruồi giấm, alen B qui định thân xám, alen b qui định thân đen, alen V qui định cánh dài, alen v qui định cánh cụt. Tính trạng trội hoàn toàn, hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường và cách nhau 17 cM. Lai hai cá thể ruồi thuần chủng thân xám, cánh cụt với thân đen, cánh dài được F1. Cho các ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tính theo lí thuyết, ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh cụt ở F2 chiếm tỉ lệ

A. 50%.                           B. 25%.                           C. 12.5%.                       D. 6.25%.

Câu 18: Chức năng của gen điều hoà là

A. kích thích hoạt động điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc.

B. luôn luôn ức chế quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của các gen cấu trúc.

C. kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc thông qua các sản phẩm do chính gen điều hoà tạo ra.

D. tạo tín hiệu để báo hiệu kết thúc quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc.

Câu 19: Ý nào sau đây không phải là hậu quả của hiện tượng trôi dạt lục địa?

A. Dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài sinh vật.

B. Dẫn đến thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài sinh vật mới.

C. Làm biến đổi hình thái cấu tạo của các loài sinh vật.

D. Làm thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của trái đất.

Câu 20: Công nghệ tế bào thực vật không có khả năng

A. nhân nhanh các giống quý hiếm.

B. tổ hợp được hai nguồn gen có nguồn gốc rất khác nhau.

C. tạo dòng mà tất cả các cặp gen đều ở trạng thái đồng hợp.

D. tạo ưu thế lai.

Câu 21: Ở ruồi giấm, alen A qui định mắt đỏ, alen a qui định mắt trắng, alen B qui định cánh dài, alen b qui định cánh cụt. Gen qui định màu mắt nằm ở vùng không tương đồng trên NST X. Gen qui định dạng cánh nằm trên NST thường. Số kiểu giao phối có thể có trong quần thể ruồi giấm về hai tính trạng trên là bao nhiêu?

A. 9.                                B. 18.                              C. 27.                              D. 54.

Câu 22: Xét các mối quan hệ sau:

(1) Phong lan bám trên cây gỗ.              (4) Chim mỏ đỏ và linh dương.

(2) Vi khuẩn lam và bèo hoa dâu.                     (5) Lươn biển và cá nhỏ.

(3) Cây nắp ấm và ruồi.                          (6) Cây tầm gửi và cây gỗ.

Mối quan hệ hợp tác là

A. (4), (5).                                                              B. (1), (2), (3), (4), (5).

C. (1), (2), (4), (5), (6).                                         D. (2), (4), (5), (6).

 

 

Câu 23: Savan là khu sinh học trên cạn thuộc

A. vùng nhiệt đới.         B. vùng ôn đới.              C. vùng cận bắc cực.    D. vùng bắc cực.

Câu 24: Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cấu histon để tạo nên các nuclêôxôm là 12,41 μm. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nuclêôxôm của cặp nhiễm sắc thể này là

A. 6000 phân tử.           B. 8000 phân tử.            C. 2000 phân tử.           D. 4000 phân tử.

Câu 25: Xét 4 quần thể của một loài cây thân thảo sống trong 4 môi trường có diện tích khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước (số lượng) lớn nhất?

A. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 520m2 và có mật độ 18 cá thể/1m2.

B. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 340m2 và có mật độ 56 cá thể/1m2.

C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 780m2 và có mật độ 24 cá thể/1m2.

D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 280m2 và có mật độ 16 cá thể/1m2.

Câu 26: Tất cả các loại tARN đều có một đầu để gắn axit amin khi vận chuyển tạo thành aminoacyl-tARN. Đầu để gắn axit amin của các tARN đều có 3 ribônuclêôtit lần lượt:

A. .....AXX-5'P              B. ….AXX-3'OH          C. .....XXA-5'P              D. .....XXA-3'OH

Câu 27: Ở người, alen A qui định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a qui định thuận tay trái. Các gen nằm trên NST thường. Một người đàn ông thuận tay phải lấy người phụ nữ thuận tay trái. Biết xác suất gặp người thuận tay phải trong quần thể là 64%. Theo lí thuyết, xác suất sinh đứa con trai thuận tay phải của họ là bao nhiêu?

A. 0.06.                           B. 0.44.                           C. 0.625.                         D. 0.3125.

Câu 28: Ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết với giới tính là

A. điều khiển tỉ lệ đực, cái và giới tính trong quá trình phát triển cá thể.

B. phát hiện ảnh hưởng của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến giới tính.

C. sớm phân biệt đực, cái và điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất.

D. phát hiện ảnh hưởng của môi trường bên trong ảnh hưởng đến giới tính.

Câu 29: Khi lai hai thứ cà chua lưỡng bội thuần chủng quả đỏ với quả vàng thì F1 thu được toàn cà chua quả đỏ. Xử lý cônsixin để tứ bội hóa các cây F1, rồi chọn các cây làm bố mẹ giao phấn với nhau thì F2 thu được 341 quả đỏ: 31 cây quả vàng (biết rằng màu sắc quả do một gen chi phối, quá trình giảm phân ở cây F1 diễn ra bình thường). Kiểu gen cây F1

A. AAaa x Aaaa hoặc AAaa x Aa hoặc AAaa x Aaa.

B. AAaa x Aaaa.

C. AAaa x Aaaa hoặc AAaa x AAAa.

D. AAaa x Aaaa hoặc AAaa x Aa.

Câu 30: Ở một loài đậu, alen A qui định hoa đỏ, alen a qui định hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ dị hợp (Aa) tự thụ phấn. Ở đời sau, người ta lấy ngẫu nhiên 7 hạt đem gieo. Xác suất để trong số 7 cây con có 5 cây hoa đỏ và 2 cây hoa trắng là bao nhiêu?

A. 35.25%.                     B. 31.2%.                        C. 29.5%.                       D. 33.5%.

Câu 31: Một cơ thể có kiểu gen . Nếu có 200 tế bào sinh dục của cơ thể này giảm phân tạo tinh trùng, trong đó có 100 tế bào xảy ra hiện tượng hoán vị gen ở cặp NST chứa cặp gen trên. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử mang gen AB được tạo ra là

A. 37.5%.                       B. 12.5%.                        C. 25%.                           D. 43.75%.

Câu 32: Một trong những vai trò của quá trình giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa là

A. phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

B. tạo alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.

C. phát tán các đột biến trong quần thể.

D. tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.

Câu 33: Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ, alen a qui định hoa trắng, alen B qui định quả tròn, alen b qui định quả dài. Các cặp alen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên cùng một cặp NST tương đồng, tính trạng trội hoàn toàn. Đem hai cá thể lai với nhau được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ là 3:1. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên? (chỉ xét phép lai thuận, không kể đến phép lai nghịch)

A. 11 phép lai.               B. 10 phép lai.               C. 8 phép lai.                 D. 6 phép lai.

Câu 34: Ba loài ếch: Rana pipiens, Rana clamitans, và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng với cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về dạng cách li nào và là kiểu cách li gì?

A. Cách li sau hợp tử và kiểu cách li mùa vụ.

B. Cách li sau hợp tử và kiểu cách li tập tính.

C. Cách li trước hợp tử và kiểu cách li tập tính.

D. Cách li trước hợp tử và kiểu cách li cơ học.

Câu 35: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y, alen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái mắt đỏ dị hợp lai với ruồi đực mắt trắng thu được F1. Nếu cho các cá thể ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thì ở F2 ruồi đực mắt trắng chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?

A. 3/8.                             B. 1/4.                             C. 3/16.                           D. 1/8.

Câu 36: Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribônuclêôtit là ađênin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên?

A. AAA, XXA, TAA, TXT.                                  B. AAG, GTT, TXX, XAA.

C. TAG, GAA, ATA, ATG.                                  D. ATX, TAG, GXA, GAA.

Câu 37: Chuỗi thức ăn trong đại dương: Tảo → Giáp xác → Cá nổi có kích thước nhỏ → Cá thu, cá ngừ → Cá mập (là vật dữ đầu bảng). Cá voi là loại thú lớn nhất sống dưới nước, tổng sản lượng của cá voi trong đại dương không thua kém cá mập, có khi còn lớn hơn. Vậy thực tế cá voi đã sử dụng loại thức ăn nào?

A. Giáp xác và cá nổi có kích thước nhỏ.         B. Chỉ ăn cá mập.

C. Chỉ ăn cá thu, cá ngừ.                                      D. Tảo và giáp xác.

Câu 38: Sự phân tầng sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các quần thể vì

A. nó làm tăng nguồn dinh dưỡng của môi trường sống.

B. nó làm giảm số lượng cá thể có trong quần xã.

C. nó làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống của môi trường.

D. nó làm phân hóa ổ sinh thái giữa các loài trong quần xã.

Câu 39: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là

A. hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

B. hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.

C. do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

D. để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.

Câu 40: Áp lực của chọn lọc tự nhiên so với áp lực của quá trình đột biến như thế nào?

A. Áp lực của chọn lọc tự nhiên bằng áp lực của quá trình đột biến.

B. Áp lực của chọn lọc tự nhiên nhỏ hơn áp lực của quá trình đột biến.

C. Áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn hơn một ít so với áp lực của quá trình đột biến.

D. Áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến.

 

 

 

II. PHẦN RIÊNG:  Thí sinh được chọn một trong hai phần: A hoặc B

A.    Theo chương trình Chuẩn: (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)

Câu 41: Loại gen khi bị đột biến không làm thay đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào là

A. gen trên nhiễm sắc thể thường.                      B. gen trên nhiễm sắc thể giới tính.

C. gen trên phân tử ADN dạng vòng.                 D. gen trong tế bào sinh dưỡng.

Câu 42: Bằng chứng cho thấy bào quan ti thể trong tế bào sinh vật nhân chuẩn có lẽ có nguồn gốc từ sinh vật nhân sơ là

A. khi nuôi cấy, ti thể trực phân hình thành khuẩn lạc.

B. có thể nuôi cấy ti thể và tách chiết ADN dễ dàng như đối với vi khuẩn.

C. cấu trúc hệ gen của ti thể và hình thức nhân đôi của ti thể giống như vi khuẩn.

D. ti thể rất mẫn cảm với thuốc kháng sinh.

Câu 43: Hạt phấn của loài A có 8 nhiễm sắc thể, tế bào rễ của loài B có 24 nhiễm sắc thể. Cho giao phấn giữa loài A và loài B được con lai F1. Cơ thể F1 xảy ra đa bội hóa tạo cơ thể lai hữu thụ có bộ nhiễm sắc thể trong tế bào giao tử là

A. 20.                              B. 40.                              C. 16.                              D. 32.

Câu 44: Sự  biến động số lượng cá thể của quần thể luôn dẫn tới sự thay đổi của

A. kích thước quần thể.                                        B. kích thước của môi trường.

C. giới hạn sinh thái của cá thể.                          D. sinh thái của loài.

Câu 45: Cơ chế hiện tượng di truyền của HIV thể hiện ở sơ đồ

A. ARN® ADN ® Prôtêin.                                 B. ADN ® ARN ® Tính trạng® Prôtêin.

C. ARN® ADN ® ARN ® Prôtêin.                  D. ADN ® ARN ® Prôtêin® Tính trạng.

Câu 46: Ở một loài thực vật, alen A qui định quả tròn, alen a qui định quả dài, alen B qui định quả ngọt, alen b qui định quả chua, alen D qui định quả màu đỏ, alen d qui định quả màu vàng. Các tính trạng đều trội hoàn toàn. Ở phép lai Aa  x Aa, hoán vị gen chỉ xảy ra trong quá trình giảm phân tạo hạt phấn với tần số 40%. Tỉ lệ xuất hiện loại kiểu hình quả tròn, chua, màu đỏ ở đời con là

A. 15%.                           B. 7.5%.                          C. 12%.                           D. 22.5%.

Câu 47: Trong tạo giống bằng phương pháp gây đột biến, công đoạn không thể thiếu là

A. cho sinh sản để nhân lên thành giống mới.

B. lai giữa các cá thể mang biến dị đột biến với nhau.

C. chọn lọc các biến dị phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

D. chuyển gen mong muốn sang cá thể đột biến.

Câu 48: Sự khác nhau về trình tự axit amin trong một đoạn polipeptit bêta của phân tử hemôglôbin ở một số loài động vật có vú như sau:

(1) Lợn:          -Val – His – Leu – Ser – Ala – Glu – Glu – Lys – Ser -

(2) Ngựa:        -Val – His – Leu – Ser – Gly – Glu – Glu – Lys – Ala –

(3) Đười ươi:  -Val – His – Leu – Thr – Pro – Glu – Glu – Lys -  Ser –

       Nếu lấy trình tự các nuclêôtit của đười ươi làm gốc để sắp xếp mức độ gần gũi về nguồn gốc thì trật tự đó là

A. (3)-(2)-(1).                B. (2)-(1)-(3).                C. (1)-(2)-(3).                D. (3)-(1)-(2).

Câu 49: Trong phương pháp tạo giống bằng lai tế bào sinh dưỡng, dòng tế bào của loài A có kiểu gen AAbb, dòng tế bào của loài B có kiểu gen DDkk. Tế bào lai được tạo ra giữa một tế bào của dòng A và một tế bào của dòng B sẽ có kiểu gen

A. AADD                        B. AAbbDDkk.              C. AbDk                         D. Adbk

 

Câu 50: Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác giống?

A. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế.

B. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng cần loại bỏ.

C. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế.

D. Rút ngắn thời gian chọn cặp giao phối, do đó rút ngắn thời gian tạo giống.

 

B. Theo chương trình nâng cao: (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)

 

Câu 51: Hình thành loài theo con đường địa lý diễn ra theo sơ đồ:

A. Loài mới → Cách li địa lý → Nòi địa lý → Cách ly sinh sản → Loài gốc.

B. Nòi địa lý → Loài gốc → Cách ly địa lý → Kiểu gen mới → Loài mới.

C. Loài gốc → Cách li địa lý → Nòi địa lý → Cách li sinh sản → Loài mới.

D. Loài gốc → Cách li sinh sản → Nòi địa lý → Cách li địa lý → Loài mới.

Câu 52: Xét một quần thể trong đó các cá thể dị hợp tử về một locut nhất định có ưu thế chọn lọc hơn nhiều so với các dạng đồng hợp tử. Trường hợp này thể hiện kiểu

A. chọn lọc ổn định.

B. chọn lọc loại bỏ đồng hợp tử khỏi quần thể.

C. chọn lọc phân hóa.

D. chọn lọc định hướng.

Câu 53: Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A và đều có kiểu gen dị hợp về tính trạng nhóm máu. Nếu họ sinh 2 đứa con thì xác suất để một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O là.

A. 3/8.                             B. 3/16.                           C. 1/2.                             D. 1/4.

Câu 54: Xét các mối quan hệ sau:

(1) Phong lan bám trên cây gỗ.              (4) Chim mỏ đỏ và linh dương.

(2) Vi khuẩn lam và bèo hoa dâu.         (5) Lươn biển và cá nhỏ.

(3) Cây nắp ấm và ruồi.                          (6) Cây tầm gửi và cây gỗ.

Mối quan hệ hợp tác là

A. (1), (2), (3), (4), (5).                                         B. (1), (2), (4), (5), (6).

C. (2), (4), (5), (6).                                                D. (4), (5).

Câu 55: Một phân tử mARN có tỉ lệ các loại N như sau: A: U: G: X = 1: 2: 3: 4. Tính theo lí thuyết tỉ lệ bộ ba chứa 2 A là

A.                           B.                           C.                           D.

Câu 56: Ở một loài thực vật, kiểu gen (A-B-) qui định hoa tím, kiểu gen (A-bb) qui định hoa đỏ, kiểu gen (aaB-) qui định hoa vàng, kiểu gen (aabb) qui định hoa trắng. Alen D qui định thân cao, alen d qui định thân thấp. Cặp gen qui định chiều cao liên kết hoàn toàn với một trong hai cặp gen qui định màu sắc hoa. Thế hệ xuất phát thuần chủng, hoa đỏ, thân cao lai với hoa vàng, thân thấp. F1 gồm 100% hoa tím, thân cao. Cho F1 tự thụ phấn, F2 phân ly theo tỉ lệ 6 hoa tím, thân cao: 3 hoa tím, thân thấp: 3 hoa đỏ, thân cao: 2 hoa vàng, thân cao: 1 hoa vàng, thân thấp: 1 hoa trắng, thân cao. Kiểu gen của F1

A. .                      B. .                      C. .                      D. .

Câu 57: Tập hợp nào sau đây là một quần xã sinh vật?

A. Sen trong hồ.                                                     B. Sáo mỏ vàng trên cây đa.

C. Cá trê đen trong ao.                                         D. Chuột trên thảo nguyên.

 

 

Câu 58: Đột biến mất đoạn NST có thể có vai trò

   (1) xác định được vị trí của các gen trên NST để lập bản đồ gen.     

    (2) loại bỏ đi những gen có hại không mong muốn.

   (3) làm mất đi 1 số tính trạng xấu không mong muốn.              

    (4) giảm bớt cường độ biểu hiện của các gen xấu không mong muốn.

Câu trả lời đúng là:

A. (1), (3), (4).               B. (1), (2), (3).               C. (2), (3), (4).               D. (1), (2), (4).

Câu 59: Sự phân tầng sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các quần thể vì

A. nó làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống của môi trường.

B. nó làm phân hóa ổ sinh thái giữa các loài trong quần xã.

C. nó làm tăng nguồn dinh dưỡng của môi trường sống.

D. nó làm giảm số lượng cá thể có trong quần xã.

Câu 60: Ở ngô, màu sắc của lá do sự di truyền lục lạp qui định. Khi cho cây ngô lá xanh đốm trắng thụ phấn với cây lá xanh bình thường thì thế hệ con xuất hiện

A. một số cây lá xanh, một số cây lá đốm và một số cây có lá bạch tạng hoàn toàn.

B. toàn cây lá lá xanh đốm trắng.

C. toàn cây lá xanh.

D. một số cây lá xanh, một số cây lá đốm.

 

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

 


Stt

mã 142

1

A

2

D

3

A

4

B

5

A

6

B

7

C

8

A

9

B

10

B

11

D

12

D

13

C

14

C

15

B

16

A

17

B

18

C

19

C

20

D

21

D

22

A

23

A

24

B

25

B

26

D

27

D

28

C

29

D

30

B

31

A

32

C

33

A

34

C

35

A

36

C

37

A

38

D

39

D

40

D

41

C

42

C

43

B

44

A

45

C

46

B

47

C

48

D

49

B

50

D

51

C

52

A

53

A

54

D

55

C

56

B

57

D

58

B

59

B

60

A


 

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu