MT và các nhân tố sinh thái



Bài 35- MT và các nhân tố sinh thái
1/  “Môi trường là…(1)… nhân tố xung quanh…(2)… có tác động…(3)… tới…(2)…gây ảnh hưởng đến tồn tại, sinh trưởng, phát triển, hoạt động…của nó.”
Bạn điền định nghĩa này bằng chọn:
A.     1=tất cả, 2=cơ thể, 3=trực tiếp và tương tác.
B.     1=một vài, 2=sinh vật, 3=trực tiếp hoặc gián tiếp.
C.     1=tất cả, 2=sinh vật, 3=trực tiếp hoặc gián tiếp.
D.     1=một số, 2=cơ thể, 3=trực tiếp.
2/ Nhân tố sinh thái là:
A.     Nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh vật
B.     Nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp tới sinh vật
C.     Nhân tố bất kì ở môi trường của sinh vật
D.     A+B
3/ Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí thuộc nhóm nhân tố sinh thái là:
A.Nhân tố vô sinh                   B.Nhân tố hữu sinh
C.Nhân tố con người              D.Nhân tố đặc biệt
4/ Ảnh hưởng do các hoạt động của con người gây ra với sinh vật được xếp vào nhóm:
A.Nhân tố vô sinh                 B.Nhân tố đặc biệt
C.Nhân tố hữu sinh                D.Nhân tố xã hội
5/ Phạm vi chịu đựng của 1 sinh vật đối với phổ tác động của 1 nhân tố sinh thái được gọi là:
A.Giới hạn sinh thái               B.Ô sinh thái
C.Giới hạn thuận lợi               D.Khoảng ức chế
6/ Đối với một con hươu, thì con báo và cây cỏ nó ăn là thuộc:
A.Nhân tố vô sinh                B.Nhân tố hữu sinh
C.Nhân tố con người           D.Nhân tố đặc biệt
7/ Ảnh hưởng do các hoạt động của con người gây ra với sinh vật được xếp vào nhóm:
A.Nhân tố vô sinh              B.Nhân tố đặc biệt
C.Nhân tố hữu sinh            D.Nhân tố xã hội
8/ Đối với cây lúa, cây ngô (bắp) thì gió có phải là 1 nhân tố sinh thái không?
A.     Có, vì tác động tới lượng nước và thoát nước
B.     Gió có vai trò quyết định trong thụ phấn
C.     A+B
D.     Không, vì ảnh hưởng không đáng kể
9/ Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng mạnh và rõ nhất tới nhóm:
A.     Động vật hằng nhiệt
B.     Sinh vật biến nhiệt
C.     Thực vật bậc thấp
D.     Sâu bọ, thân mềm
10/ Khoảng nhiệt độ 5,60C đến 420C mà cá rô phi sống được gọi là:
A.     Khoảng thuận lợi của nó
B.     Khoảng tối đa của nó
C.     Giới hạn sinh thái của nó
D.     Khoảng ức chế của nó
11/ Cho 4 loài có giới hạn trên, điểm cực thuận và giới hạn dưới về nhiệt độ lần lượt là: loài 1=150C, 330C, 410C; loài 2=80C, 200C, 380C; loài 3=290C, 360C, 500C; loài 4=20C, 140C, 220C
Giới hạn nhiệt độ rộng nhất thuộc về:
A.Loài 1        B.Loài 2              C.Loài 3              D.Loài 4
12/Tổ hợp các giới hạn sinh thái của mọi nhân tố sinh thái có tác động tổng hợp, cho phép loài sinh sống lâu dài được gọi là:
A.Nơi sống thuận lợi            B.Ổ sinh thái
C.Giới hạn sinh thái            D.Địa chỉ cư trú
13/ Cạnh tranh khốc liệt thường diễn ra khi 2 loài có cùng:
A.nơi ở giống nhau                B.giới hạn sinh thái như nhau
C.ổ sinh thái như nhau            D.vị trí sinh sản như nhau
14/ Kiểu nuôi trồng nào được xem là vận dụng hiểu biết về ổ sinh thái?
A.Luân canh     B.Trồng xen         C.Phủ kín      D.Nuôi nhốt
15/ Tập hợp các đặc điểm của sinh vật giúp nó tồn tại thuận lợi tại ổ sinh thái của nó được gọi là:
A.Sự phù hợp                B.Tính thích nghi
C.Sự hợp lý                    D.Phân bố chuẩn
16/ Loại cây vươn cao nhất trong rừng hoặc mọc nơi trống trải thường là:
A.Cây ưa sang             B.Cây ưa bóng
C.Cây chịu bóng          D.Cây ưa tối
17/ Loại cây mọc dưới tán rừng, cần ánh sang tán xạ thường là:
A.Cây ưa sang              B.Cây ưa bóng
C.Cây chịu bóng          D.Cây ưa tối
18/ Đối với tác đông của ánh sang, người ta chia động vật thành các nhóm là:
A.Ưa nắng và ưa bóng          B.Thích sáng và thích tối
C.Ưa ngày và ưa đêm          D.A hay B hoặc C
19/ Loại động vật có thị giác chỉ nhận biết tia hồng ngoại thường thuộc nhóm:
A.Hoạt động ban ngày         B.Hoạt động ban đêm
C.Động vật ưa bóng            D.Động vật trong đất
20/ Nhóm động vật phân bố rộng nhất trên trái đất là:
A.Cá và ếch nhái          B.Sâu bọ và thân mềm
C.Chim và thú               D.Bò sát bậc cao
21/ Theo quy tắc Becman, loại gấu thường có kích thước lớn hơn: ôn đới hay nhiệt đới?
A.Gấu ôn đới         B.Gấu nhiệt đới
C.Bằng nhau           D.Không nhất định
22/ Theo quy tắc Anlen, tai và đuôi loại thỏ nào thường to hơn: ở ôn đới hay nhiệt đới?
A.Thỏ ôn đới              B.Thỏ nhiệt đới
C.Bằng nhau            D.Không nhất định
23/ Nếu gọi S= diện tích bề mặt, V= thể tích cơ thể, thì quy tắc tương ứng giữa S và V của động vật hằng nhiệt với nhiệt độ môi trường là:
A.     Sống nơi càng nóng, S càng lớn
B.     Sống nơi càng lạnh, V càng lớn
C.     Sống nơi lạnh, tỉ số S/V càng giảm
D.     Sống nơi nóng, tỉ số S/V càng giảm
24/ Vào mùa đông ở nước ta, muỗi ít chủ yếu là vì:
A.Ánh sáng yếu           B.Thức ăn nhiều
C.Nhiệt độ thấp           D.Độ ẩm không đủ
25/ Nhân tố quyết định độ đa dạng của 1 hệ thực vật trên cạn là:
A.Ánh sáng        B.Nhiệt độ       C.Nước       D.Đất đai
26/ Nguyên nhân chính gây di cư tránh rét của nhiều loài chim là:
A.Chúng không chịu được lạnh ở quê hương
B.Chúng chỉ phát triển tốt ở vùng ấm áp
C.Quê hương chúng mùa rét hiếm thức ăn
D.Chúng thiếu nước và ánh sáng để sinh trưởng



Bài 36 :Quần thể sinh vật và mối quan hệ…..
1/ Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A.Các cỏ gấu cùng loại              B.Các con cá cùng ao
C.Các cây thông cùng 1 rừng     D.Các ong mật cùng tổ
2/ Tập hợp nào sau đây được xem là 1 quần thể thực sự?
A.Cá trong bể cảnh              B.Cây cùng 1 vườn
C.Các cây sen ở 1 đầm        D.Một đàn kiến
3/ Để phân biệt các quần thể cùng loài, cần phải dựa vào đặc trưng là:
A.     Kiểu phân bố và mật độ
B.     Tỉ lệ đực, cái và nhóm tuổi
C.     Kích thước và tăng trưởng quần thể
D.     A+B+C
4/ Sự giúp đỡ nhau của các cá thể cùng quần thể trong kiếm ăn, sinh sản hay chống kẻ thù được gọi là:
A.Quan hệ cạnh tranh           B.Quan hệ hỗ trợ
C.Đấu tranh sinh tồn           D.Quan hệ tương tác
5/ Hiện tượng thông liền rễ sinh trưởng tốt hơn, đàn bồ nông bơi thành hang kiếm nhiều cá hơn được gọi là:
A.Hiệu quả nhóm           B.Tự tỉa thưa
C.Sự quần tụ                  D.Hiệu suất tương tác
6/  Hai con hươu đực “đấu sừng” tranh giành 1 con hươu
 cái là biểu hiện của:
A.Chọn lọc kiểu hìnhB.         Kí sinh cùng loài
C.Cạnh tranh cùng loài          D.Quan hệ hỗ trợ
7/ Hiện tượng các cá thể cùng quần thể giành thức ăn,
nơi ở hay đối tượng sinh sản là biểu hiện của:
A.Quan hệ cạnh tranh            B.Quan hệ hỗ trợ
C.Đấu tranh sinh tồn             D.Cùng ổ sinh thái
8/ Các cây cùng loài mọc gần nhau thường làm cây có
cành lá kém xum xuê, có cây bị chết gọi là:
A.Hiệu quả nhóm                B.Tự tỉa thưa
C.Đấu tranh sinh tồn         D.Quan hệ tương tác
9/ Sự cạnh tranh cùng loài ở quần thể diễn ra mạnh nhất
khi:
A.     Nguồn sống thiếu
B.     Có nhiều cá thể
C.     Xuất hiện kẻ thù
D.     Có thiên tai
10/ Trong tự nhiên, nguyên nhân chủ yếu thường dẫn
đến cạnh tranh cùng loài là:
A.     Nhu cầu giống hệt như nhau
B.Khí hậu quá khắc nghiệt
C.Mật độ cao quá mức
D.Có kẻ thù xuất hiện
11/ Cạnh tranh trong quần thể dẫn đến kết quả trước
 hết là:
A.     Giảm mật độ
B.     Tách đàn
C.     Ăn lẫn nhau
D.     Tự diệt vong
12/ Hiện tượng minh họa cho quan hệ hỗ trợ cùng
 loài là:
A.     Ong, kiến, mối sống theo tập tính xã hội
B.     Kí sinh cùng loài khi thức ăn khan hiếm
C.     Cá nở trước ăn trứng đồng loại
D.     Tranh giành lãnh thổ hay đối tượng sinh sản
Bài 37- 38: Đặc trưng của QT sinh vật
1/ Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở 1
quần thể được gọi là:
A.     Phân hóa giới tính
B.     Tỉ lệ đực: cái hoặc cấu trúc giới tính
C.     Tỉ lệ phân hóa
D.     Phân bố giới tính
2/Bình thường, quàn thể muỗi nhà ở cây ngoài trời chỉ có con đực, còn trong phòng toàn con cái vì :
A.     tỉ lệ tử vong 2 giới không đồng đều.
B.     do nhiệt độ môi trường.
C.     do tập tính đa thê.
D.     phân hóa kiểu sinh sống.
3/tuổi sinh lý là:
A.     tuổi thọ tối đa của 1 cá thể trong QT
B.     tuổi bình quân của quần thể.
C.     thời gian sống thực tế của cá thể.
D.     tuổi thọ do môi trường quyết định.
4/tuổi sinh thái là:
A. tuổi thọ tối đa của loài.
B. tuổi bình quân của quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể trong QT
D. thời điểm có thể sinh sản
5/tuổi quần thể là:
A. tuổi thọ tối đa của loài.
B. tuổi bình quân của quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể
D. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh.
6/dạng tháp tuổi trong sơ đồ bên biểu hiên trạng thái phát triển của:
A.quần thể trẻ. (phát triển).      B.quần thể trung bình.
C.quần thể ổn định.      D.quần thể già.
7/dạng tháp tuổi trong sơ đồ bên biểu hiên trạng thái phát triển của:
A.quần thể trẻ                   B.quần thể trung bình.
C.quần thể ổn định.          D.quần thể già.
8/dạng tháp tuổi trong sơ đồ bên biểu hiên trạng thái phát triển của:
A.quần thể trẻ.                    B.quần thể trung bình.
C.quần thể ổn định.            D.quần thể già.
9/Khi nguồn sống suy giảm hoặc có dịch bệnh, các cá thể thuộc nhóm tuổi thường chết nhiều nhất ở quần thể thường là:
A.nhóm tuổi trước sinh sản     B.nhóm tuổi đang sinh sản
C.nhóm tuổi sau sinh sản       D.A + C
10/Khi nguồn sống đầy dủ, môi trường thuận lợi, thì số lượng cá thể sẽ tăng lên thường thuộc về:
A.     nhóm tuổi trước sinh sản
B.     nhóm tuổi đang sinh sản
C.  nhóm tuổi sau sinh sản   
D. A +B + C
11/Các kiểu tháp tuổi giống nhau ở điểm:
A. đáy to nhất.                    B. đỉnh nhỏ nhất.
C. nhóm sinh sản ít nhất.   D. nhóm sinh sản nhiều nhất.
12/Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên:
A.tiếp tục vì quần thể ở trạng thái trẻ.
B.Dừng ngay nếu không sẽ cạn kiệt.
C.hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.
d.Tăng cường đánh, vì quần thể đang ổn định.
13/thả trong 1 ao quá nhiều cá quả ( cá lóc ), thường làm cho:
A. cá yếu bị đói.              B. cá lớn ăn cá bé
C. cá châm lớn.             D. mật độ giảm
14/Dân số của một quốc gia ổn định nhất khi :
A.     nhóm tuổi trước sinh sản có tỷ lệ cao nhất.
B.     nhóm tuổi trước sinh sản có tỷ lệ cao nhất
C.     mức sinh và nhập cư bằng mức tử và di cư
D.     nhóm tuổi sinh sản tỉ lệ cao nhất
15/Biểu hiện “ bùng nổ dân số” ở một quốc gia biểu hiển rõ nhất ở tháp tuổi có trạng thái:
A. đáy rộng nhất.             B. đáy hẹp nhất
C. đỉnh nhỏ nhất.            D. đỉnh to nhất.
16/sự diệt vong cua một quần thể hữu tính xảy ra nhanh nhất khi:
A.     mất nhóm đang sinh sản và sau sinh sản.
B.     mất nhóm đang sinh sản.
C.     mất nhóm trước sinh sản và sau sinh sản.
D.     mất nhóm trước sinh sản và đang sinh sản.
17/vị trí các cá thể ở một sinh cảnh của quần thể được gọi là:
A. phân hóa nơi ở.         B. phân bố cá thể.
C. tỉ lệ phân hóa.         D. phân bố ổ sinh thái.
18/Trong tự nhiên, phần lớn quần thể sinh vật thường phân bố theo kiểu:
A. rải rác.                B. ngẫu nhiên.
C. theo nhóm.        D. đồng đều
19/kiểu phân bố giúp quần thể tăng cường hỗ trợ nhau, phát huy hiệu quả nhóm là:
A. phân bố rải rác.            B. phân bố ngẫu nhiên.
C. phân bố theo nhóm.       D. phân bồ đồng đều.
20/ kiểu phân bố đồng đều của quần thể có ý nghĩa sinh thái là :
A.tăng cường hỗ trợ cùng loài       B.tận dụng nguồn sống.
C.giảm bớt cạnh tranh.       D.Tăng cường cạnh tranh.
21/ Khi nguồn sống trong sinh cảnh phân bố đều và có cạnh tranh cùng loài thì kiểu phân bố của quấn thể thường là:
A. rải rác.   B. ngẫu nhiên.    C. theo nhóm.    D.đồng đều.
22/ kiểu phân bố theo nhóm có ý nghĩa sinh thái là:
A.     tận dụng nguồn sống thuận lợi.
B.     phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C.     giảm cạnh tranh cùng loài.
D.     A + B + C
23/Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều là:
A.     tận dụng nguồn sống thuận lợi.
B.     phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C.     giảm cạnh tranh cùng loài.
D.     A + B + C
24/Kiểu phân bố ngầu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:
A.     tận dụng nguồn sống thuận lợi.
B.     phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C.     giảm cạnh tranh cùng loài.
D.     A + B + C
25/số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích nơi sinh sống của quần thể được gọi là:
A. tỉ lệ đực : cái                B. mật độ quần thể.
C. phân bố nhóm tuổi.       D. phân bố cá thể.
26/đặc trưng quan trọng nhất của một quần thể là:
A.độ tuổi       B. mật độ.   C.sức sinh.       D.phát tán.
27/ đặc trưng cơ bản nhất của một quần thể là mật độ vì :
A.nó thay đổi độ tuổi và tỉ lệ đực: cái.
B.Tác động mạnh tới nguồn sống.
C.ảnh hưởng tới sinh sản.    
 D.  tăng cường hỗ trợ .
28/Nhân tố chủ yếu chi phối phân bố thảm thực vật trên thế giới là:
A. ánh sáng.                 B. nhiệt độ.
C. nước ngọt.              D. đất đai.

29/Kích thước của một quần thể không phải là:
A. tổng số cá thể của nó.       B. tổng sinh khối của nó.
C. năng lượng tích trong nó.  D. kích thước nơi nó sống.
30/đặc trưng phản ánh chính xác kích thước của quần thể là:
A. mức sinh và tử của nó.         B. tì lệ đực: cái của nó.
C. mật độ quần thể đó.             D. phân bố cá thể của nó.
31/quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước nó đạt:
A. mức tối thiểu.            B.mức tối đa.
C. mức bất ổn.              D. mức cân bằng.
32/nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, thì quần thể sẽ suy thái và dễ bi diệt vong vì nguyên nhân chính là:
A. sức sinh sản giảm.             B. mất hiệu quả nhóm.
C.gen lặn có hại biểu hiện.     D. không kiếm đủ ăn.
33/ khả năng sinh ra các cá thể mới cùng loài cua quần thể vào một thời gian nhất định gọi là:
A. mức sinh sản.         B. mức tử vong.
C. sự xuất cư.           D. sự nhập cư.
34/số lượng các cá thể bị chết do mọi nguyên nhân của quần thê trong một thời gian nhất định gọi là:
A. mức sinh sản.                B. mức tử vong.
C. sự xuất cư.                 D. sự nhập cư.
35/Hiện tượng cá thể rời bỏ quần thể sang sinh cảnh khác được gọi là:
A. mức sinh sản.         B. mức tử vong.
C. sự xuất cư.            D. sự nhập cư.
36/sự tăng trưởng của một quần thể không phải là:
A. tăng số cá thể của nó.       B. tăng sinh khối của nó.
C. tăng năng lượng trong nó.
D. tăng khối lượng mỗi cá thể.
37/ quần thể kích thức nhỏ thường phân bố ở:
A. vùng ôn đới.                          B. vùng nhiệt đới.
C. vùng xích đạo.                    D. Cận bắc cực.
38/ Nếu nguồn sống không giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:
A. tăng dần đều.                       B. đường cong chữ J.
C. đường cong chữ S.            D. giảm dần đều.
39/ nếu nguồn sống có hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể có dạng:
A. tăng dần đều.                B. đường cong chữ J.
C. đường cong chữ S.         D. giảm dần đều.
40/ phần lớn quần thể sinh vật trong thiên nhiên tăng trưởng theo dạng:
A. tăng dần đều.                  B. đường cong chữ J.
C. đường cong chữ S.          D. giảm dần đều.














No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu