Thi Thử Đại Học Môn Sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh | ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2010 MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút; (60 câu trắc nghiệm)
| |
| Mã đề thi 142 | |
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm:
A. Cá thể có kích thước nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn.
B. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
C. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn.
D. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
Câu 2: Năng suất sơ cấp của các hệ sinh thái trên cạn tập trung phần lớn trên mặt đất thuộc:
A. Vùng nhiệt đới xích đạo. B. Vùng ôn đới.
C. Vùng hàn đới. D. Vùng cận nhiệt đới.
Câu 3: Điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen là gì?
A. Kiểm tra độ thuần chủng trước khi đem lai.
B. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau.
C. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản.
D. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của một vài cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ thuần chủng.
Câu 4: Lai các dòng vẹt thuần chủng khác nhau về màu lông thu được:
Phép lai 1: Thiên lý x trắng → 100% màu hoa thiên lý.
Phép lai 2: Vàng x trắng → 100% vàng.
Phép lai 3: Xanh x trắng → 100% xanh.
Phép lai 4: Vàng x xanh → 100% màu hoa thiên lý.
Màu lông vẹt được di truyền theo:
A. Trội không hoàn toàn. B. Tương tác bổ sung.
C. Tương tác át chế. D. Gen đa hiệu.
Câu 5: Bệnh hói đầu ở người do 1 gen trên nhiễm sắc thể thường quy định, gen này trội ở nam , lặn ở nữ. Xác suất để một cặp vợ chồng đều có kiểu gen dị hợp về tính trạng này sinh 1 đứa con trai đầu lòng bị hói, 1 đứa con gái sau không hói là:
A. 0,0469 B. 0,0938 C. 0,1406 D. 0,2813
Câu 6: Làm thế nào mà ARN polimeraza biết vị trí khởi đầu phiên mã một gen thành mARN?
A. ARN polymeraza tìm mã mở đầu AUG.
B. Ribôxôm hướng ARN polimeraza đến đúng chỗ trên phân tử ADN.
C. Nó bắt đầu bằng một trình tự nucleotit nào đó gọi là promoter.
D. tARN hoạt động để chuyển thông tin đến ARNpolimeraza.
Câu 7: Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1 đều mắt đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích với đực mắt trắng được tỉ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn. P: ♀XAXA x ♂ XaY.
B. Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung. P: ♂AAXBXB x ♀ aaXbY.
C. Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung. P: ♀ AAXBXB x ♂ aaXbY.
D. Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn. P: ♂ XAXA x ♀ XaY.
Câu 8: Mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn. Thực hiện phép lai:
P: AaBbDdeeGg x AaBbDDEeGg.
Tỷ lệ phân ly ở F1 của kiểu hình A-B-D-eeG- là:
A. 3/64 B. 1/64 C. 9/256 D. 27/128
Câu 9: Chức năng của các phân tử histon trong nhiễm sắc thể của sinh vật nhân chuẩn là:
A. Chất xúc tác cho quá trình phiên mã.
B. Tháo xoắn khi ADN tái bản hoặc phiên mã.
C. Ổn định cấu trúc và điều hòa hoạt động của gen.
D. Cuộn xoắn ADN và giữ chặt trong nhiễm sắc thể.
Câu 10: Ở người: mắt xanh, bệnh bạch tạng, bệnh PKU và đường huyết do 4 gen lặn phân ly độc lập quy định. Một người đàn ông bình thường, dị hợp tử cả 4 gen kết hôn với người phụ nữ mắt xanh, bệnh đường huyết và dị hợp tử về gen bạch tạng và PKU. Xác suất để đứa con đầu của họ mắt xanh, bệnh PKU và bị bệnh đường huyết là:
A. 3/64 B. 1/64 C. 9/128 D. 9/64
Câu 11: Tần số tương đối của alen A ở phần đực trong quần thể ban đầu là 0,6. qua ngẫu phối quần thể đạt được trạng thái cân bằng di truyền với cấu trúc 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Tần số tương đối của alen A, a ở phần cái của quần thể ban đầu là:
A. A = 0,6 ; a = 0,4 B. A = 0,7 ; a = 0,3 C. A = a = 0,5 D. A = 0,8 ; a = 0,2
Câu 12: Trong một quần thể , một alen lặn khởi đầu là trung tính và có tần số là 0,3. Môi trường sống biến đổi làm cho các kiểu gen đồng hợp tử lặn chết hoàn toàn. Thì tần số alen lặn đó sau 2 thế hệ chọn lọc là:
A. 0,25 B. 0,187 C. 0,23 D. 0,5
Câu 13: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là gì?
A. Mang thông tin quy định prôtêin điều hòa. B. Nơi liên kết với protêin điều hòa.
C. Nơi tiếp xúc với enzim pôlimeraza. D. Mang thông tin quy định enzim pôlimeraza.
Câu 14: Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý là:
A. Tích lũy những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại, dần dần hình thành nòi mới.
B. Nhân tố tạo ra sự biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
C. Tích lũy những đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành nòi địa lý rồi tới các loài mới.
D. Nhân tố gây ra sự phân li tính trạng tạo ra nhiều nòi mới.
Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về kỉ Đệ tam của đại Tân sinh?
A. Thực vật Hạt kín phát triển mạnh làm tăng nguồn thức ăn cho chim, thú.
B. Do diện tích rừng bị thu hẹp, một số vượn người xuống đất chiếm các vùng đất trống, trở thành tổ tiên của loài người.
C. Có những thời kỳ băng hà rất lạnh xen kẽ với những thời kỳ ấm áp, băng hà tràn xuống tận bán cầu Nam.
D. Từ thú ăn sâu bọ đã tách thành bộ Khỉ, tới giữa kỉ thì những dạng vượn người đã phân bố rộng.
Câu 16: Lai 2 thứ lúa thuần chủng được F1 dị hợp 2 cặp gen quy định kiểu hình cây cao, chín sớm. Cho F1 tự thụ được F2 20000 cây với 4 kiểu hình trong đó có 4800 cây cao, chín muộn. Biết tính trạng tương ứng với cây cao là cây thấp, 1 gen quy định 1 tính trạng, trội hoàn toàn thì kiểu gen của P, F1 là:
A. Ab/Ab x aB/aB, Ab/aB, f = 20% B. Ab/Ab x aB/aB, Ab/aB.
C. AB/AB x ab/ab, AB/ab , f = 20% D. AABB x aabb, AaBb.
Câu 17: Với một loại enzym cắt, một phân tử ADN lớn có thể bị cắt thành nhiều đoạn ADN nhỏ khác nhau, để có thể chọn đúng đoạn ADN mang gen mong muốn, người ta dùng cách:
A. Dùng mẫu ARN đặc hiệu có đánh dấu phóng xạ. Đoạn ADN tái kết hợp đặc hiệu sẽ được lai với mẫu ARN đánh dấu và được phát hiện ảnh chụp phóng xạ tự ghi.
B. Xử lý bằng CaCl2.
C. Hỗn hợp ADN và vi khuẩn chủ được cấy vào môi trường trên đĩa pectri để lựa chọn.
D. Cho thực hiện tự nhân đôi bằng xúc tác của enzym ADN polymeraza.
Câu 18: Bản chất của định luật Hacđi - Venbec là:
A. Có những điều kiện nhất định.
B. Tần số tương đối của các kiểu gen không đổi.
C. Sự ngẫu phối diễn ra.
D. Tần số tương đối của các alen không đổi.
Câu 19: Cơ quan tương đồng có ý nghĩa gì trong tiến hóa?
A. Phản ánh chức năng quy định cấu tạo. B. Phản ánh sự tiến hóa phân ly.
C. Phản ánh sự tiến hóa đồng quy. D. Phản ánh nguồn gốc chung.
Câu 20: Khi đi từ vùng cực đến vùng xích đạo, cấu trúc về thành phần loài của quần xã, số lượng cá thể của mỗi loài trong đó và một số đặc tính sinh học quan trọng khác sẽ thay đổi. Điều nào dưới đây sai:
A. Số lượng loài trong quần xã tăng lên.
B. Các cá thể thành thục sinh dục sớm.
C. Kích thước của các quần thể giảm đi.
D. Quan hệ sinh học giữa các loài trong quần xã bớt căng thẳng.
Câu 21: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì:
A. Môi trường nước có nhiệt độ ổn định.
B. Hệ sinh thái dưới nước có đa dạng sinh học cao hơn.
C. Môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.
D. Môi trường nước không bị năng lượng ánh sáng mặt trời đốt nóng.
Câu 22: Điểm khác nhau trong kỹ thuật chuyển gen với plasmit và với virut làm thể truyền là:
A. Virut có thể tự xâm nhập vào tế bào phù hợp.
B. Sự nhân lên của virut diễn ra trong nhân, sự nhân lên của plasmit diễn ra trong tế bào chất.
C. Chuyển gen bằng virut bị hạn chế là chỉ chuyển được gen vào vi khuẩn thích hợp với từng loại virut nhất định.
D. Cả A, B, C đúng.
Câu 23: Muốn tìm hiểu mức phản ứng của kiểu gen ở một giống vật nuôi, ta cần phải làm gì?
A. Tạo các con vật có cùng một kiểu gen, rồi cho chúng sống ở những môi trường khác nhau.
B. Tạo các kiểu gen khác nhau, nuôi ở điều kiện chỉ khác nhau ở nhân tố thí nghiệm.
C. Cho các con vật nuôi ở những điều kiện có thể khác nhau ở nhân tố thí nghiệm.
D. Tạo các kiểu gen khác nhau, nuôi ở điều kiện thí nghiệm như nhau.
Câu 24: Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi:
A. Theo cấu trúc tuổi của quần thể.
B. Theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
C. Do hoạt động của con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên.
D. Theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể.
Câu 25: Khi lai 2 thứ cây thuần chủng với nhau được F1. Cho F1 tự thụ thu được F2 có tỉ lệ 1 cây cao quả tròn : 2 cây cao quả bầu dục : 1 cây thấp quả dài. Biết quả dài là tính trạng lặn. Kiểu gen của P là:
A. AABB X aabb B. AAbb X aaBB C. x D. x
Câu 26: Sự khác biệt rõ nhất về dòng năng lượng và dòng vật chất trong hệ sinh thái là:
A. Năng lượng được sử dụng lại, còn các chất dinh dưỡng thì không.
B. Các chất dinh dưỡng được sử dụng lại, còn năng lượng thì không.
C. Các cơ thể sinh vật luôn luôn cần năng lượng, nhưng không phải lúc nào cũng cần chất dinh dưỡng.
D. Tổng năng lượng sinh ra luôn lớn hơn tổng sinh khối.
Câu 27: Một người đàn ông bị bệnh bạch tạng và máu khó đông có vợ bình thường, họ sinh 1 con trai bị bệnh bạch tạng, 1 con gái bị bệnh máu khó đông. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 con gái bình thường và 1 con trai bệnh bạch tạng và máu khó đông là:
A. 3/512 B. 3/8 C. 5/8 D. 1/512
Câu 28: Một loài thú, locus quy định màu lông gồm 3 alen theo thứ tự át hoàn toàn như sau: A > > a trong đó alen A quy định lông đen, - lông xám, a – lông trắng. Qúa trình ngẫu phối ở một quần thể có tỷ lệ kiểu hình là 0,51 lông đen: 0,24 lông xám: 0,25 lông trắng. Tần số tương đối của 3 alen là:
A. A = 0,7 ; = 0,2 ; a = 0, 1 B. A = 0,3 ; = 0,2 ; a = 0,5
C. A = 0, 4 ; = 0,1 ; a = 0,5 D. A = 0, 5 ; = 0,2 ; a = 0,3
Câu 29: Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên quan trọng trong trường hợp nào sau đây?
A. Thành phần kiểu gen về một nhóm gen liên kết nào đó bị thay đổi dột ngột.
B. Những quần thể có vốn gen kém thích nghi bị thay thế bởi những quần thể có vốn gen thích nghi hơn.
C. Sự thay đổi tần số các alen của một gen trong quần thể do các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Đột biến phát tán trong quần thể và làm thay đổi tần số các alen.
Câu 30: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nucleotit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, cũng có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của en zim. Điều này có ý nghĩa gì?
A. Sự xuất hiện các axitnucleic và protein chưa phải là xuất hiện sự sống.
B. Protein cũng có thể tự tổng hợp mà không cần đến cơ chế phiên mã và dịch mã.
C. Trong quá trình tiến hóa, ARN xuất hiện trước ADN và protein.
D. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa protein và axitnucleic.
Câu 31: Tại sao các cá thể cùng loài lại có thể khác nhau về tập tính giao phối để hình thành loài bằng cách ly tập tính?
A. Đột biến luôn phát sinh, tạo ra các biến dị tổ hợp và hình thành các kiểu gen mới, nếu kiểu gen này làm thay đổi tập tính giao phối thì chỉ có các cá thể tương tự với nhau mới giao phối được với nhau.
B. Đột biến làm biến đổi kiểu hình của cơ quan sinh sản nên giữa cá thể bình thường và cá thể đột biến không còn giao phối với nhau.
C. Đột biến rút ngắn hoặc kéo dài thời gian sinh trưởng ở thực vật.
D. Đột biến dẫn đến rối loạn giới tính, gây chết hoặc vô sinh ở động vật.
Câu 32: Một gen ở vi khuẩn E.coli có 5998 liên kết photphoeste. Do đột biến, khi gen tự sao nhu cầu về số nucleotit tăng lên gấp rưỡi, gen đột biến tổng hợp 1 phân tử mARN có A = 250 ribonucleotit, U = 750 ribonucleotit. Số nucleotit từng loại trong gen đột biến là:
A. A = T = 1000, G = X = 2000 B. A = T = 1000, G = X = 1250
C. A = T = 1000, G = X = 5000 D. A = T = 2000, G = X = 1000
Câu 33: Một đơn vị tái bản của sinh vật nhân chuẩn có 30 phân đoạn okazaki, thì số đoạn mồi cần cho một đợt nhân đôi của đơn vị tái bản đó là:
A. 62 B. 32 C. 31 D. 30
Câu 34: Một người bị hội chứng Đao có bộ nhiễm sắc thể 2n = 46. Quan sát tiêu bản bộ nhiễm sắc thể của người này, thấy nhiễm sắc thể thứ 21 có 2 chiếc, nhiễm sắc thể thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lý nhất?
A. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của nhiễm sắc thể 14.
B. Hội chứng Đao phát sinh do cặp nhiễm sắc thể 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó dần bị tiêu biến.
C. Đột biến dị bội thể ở cặp nhiễm sắc thể 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc thứ 21 gắn vào nhiễm sắc thể thứ 14 do chuyển đoạn.
D. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn ở nhiễm sắc thể 14.
Câu 35: Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị nhiễm thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào dưới đây bị nhiễm độc thủy ngân nhiều nhất?
A. Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người.
B. Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → chim→ người.
C. Tảo đơn bào → cá → người.
D. Tảo đơn bào → thân mềm → cá → người.
Câu 36: Tái bản ADN ở sinh vật nhân chuẩn có sự phân biệt với tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ là:
1-Chiều tái bản 2-Hệ enzym tái bản 3-Nguyên liệu tái bản
4-Số lượng đơn vị tái bản 5-Nguyên tắc tái bản
Câu trả lời đúng là:
Câu 37: Sự hình thành loài mới theo Đacuyn như thế nào?
A. Loài mới được hình thành nhanh chóng dưới tác dụng của sự thay đổi tập tính động vật.
B. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung.
C. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, thông qua việc tích lũy các biến đổi nhỏ trong thời gian dài tương ứng với ngoại cảnh.
D. Loài mới được hình thành nhanh chóng dưới tác động của ngoại cảnh.
Câu 38: Trong vùng ôn đới, loài hẹp nhiệt nhất là:
A. Loài sống ở tầng nước rất sâu.
B. Loài sống ở lớp nước tầng mặt, ngoài khơi đại dương.
C. Loài sống trong hang, nhưng kiếm ăn bên ngoài.
D. Loài sống trên tán cây.
Câu 39: Ở cà chua A quy định quả đỏ, a – quả vàng. Khi lai cây cà chua tứ bội với cây cà chua khác thu được 270 quả đỏ và 10 quả vàng. Kiểu gen của 2 cây cà chua đó là:
A. AAaa x AAaa. B. AAaa x AAa. C. AAaa x Aa D. Cả A và B đúng.
Câu 40: Ưu điểm lớn nhất của phương pháp tạo giống cây trồng bằng nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn là:
A. Nhanh chóng tạo nhiều cây có kiểu gen đồng nhất.
B. Sản xuất rất nhanh nhiều cây thuần chủng.
C. Phát sinh nhiều cây đơn bội.
D. Dễ dàng tạo ra dòng thuần lưỡng bội.
PHẦN RIÊNG - Thí sinh chỉ làm 1 trong 2 phần: phần I hoặc phần II
Phần I: Theo chương trình chuẩn (10 câu – từ câu 41 đến câu 50):
Câu 41: Dạng đột biến cấu trúc nào làm tăng số lượng gen nhiều nhất?
A. Sát nhập nhiễm sắc thể này vào nhiễm sắc thể khác.
B. Lặp đoạn trong một nhiễm sắc thể.
C. Chuyển đoạn không tương hỗ.
D. Chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 42: Cho 2 cây hoa thuần chủng cùng loài giao phấn với nhau được F1. Cho F1 tự thụ được F2 có tỷ lệ cây hoa hồng nhiều hơn hoa trắng là 31,25%, số còn lại là hoa đỏ. Màu hoa được di truyền:
A. Tương tác bổ sung. B. Tương tác át chế.
C. Trội không hoàn toàn. D. Tương tác cộng gộp.
Câu 43: Kết quả lai thuận nghịch ở F1 và F2 giống nhau, nhưng kiểu hình phân bố không đều ở 2 giới tính thì rút ra nhận xét gì?
A. Tính trạng bị chi phối bởi ảnh hưởng của giới tính.
B. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
C. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm ở tế bào chất.
D. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 44: Để tạo giống mới mang đặc điểm của cả hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra, người ta đã dùng công nghệ tế bào nào?
A. Nuôi cấy tế bào.
B. Nuôi cấy hạt phấn.
C. Dung hợp tế bào trần.
D. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị.
Câu 45: Một cặp vợ chồng bình thường sinh 1 con trai bệnh mù màu đỏ lục, 1 con trai bệnh máu khó đông, 1 con trai bệnh mù màu đỏ lục và máu khó đông, 1 con trai bình thường. Biết bố của người vợ bị cả 2 bệnh này, thì kết luận nào sau đây là đúng:
A. Kiểu gen người vợ là HhXMXm.
B. Kiểu gen của người vợ là XMhXmH.
C. Kiểu gen của người vợ là XMhXmH, quá trình giảm phân của người vợ xảy ra hiện tượng hoán vị gen.
D. Kiểu gen của người vợ là XMHXmh, quá trình giảm phân của người vợ xảy ra hiện tượng hoán vị gen.
Câu 46: Nguyên nhân chính làm cho đảo đại dương có hệ động, thực vật nghèo nàn hơn đảo lục địa là:
A. Do khoảng cách li quá xa nên các loài ở đất liền khó nhập cư.
B. Khi đảo đại dương mới hình thành thì ở đây chưa có sinh vật.
C. Do môi trường mới mẻ không thuận lợi cho sinh vật.
D. Do số ít những loài có khả năng vượt biển mới nhập cư được.
Câu 47: Vì sao cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì, vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác?
A. Các gen quy định cơ quan thoái hóa không bị chọn lọc tự nhiên đào thải vì cơ quan thoái hóa không gây hại cho cơ thể sinh vật.
B. Các gen quy định cơ quan thoái hóa chỉ bị loại bỏ khỏi quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên, nhưng thời gian tiến hóa chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ.
C. Cơ quan thoái hóa không có hại nên được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
D. Cả A và B đúng.
Câu 48: Đặc điểm nào dưới đây là cơ bản nhất đối với quần thể?
A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài.
B. Các cá thể trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.
C. Các cá thể trong quần thể cùng tồn tại ở một thời điểm nhất định.
D. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.
Câu 49: Mô hình VAC là một hệ sinh thái vì:
A. Có kích thước quần xã lớn. B. Có sinh vật sản xuất, tiêu thụ, phân giải.
C. Có chu trình tuần hoàn vật chất. D. Có thành phần loài phong phú.
Câu 50: Khẳng định nào dưới đây là sai về ARN của tế bào sinh vật nhân sơ?
A. Nó không bao gồm intron. B. Được tổng hợp trong nhân.
C. Nó bám vào ribôxôm ở đầu 5'. D. Nó là đa cistron.
Phần II: Theo chương trình nâng cao (10 câu – từ câu 51 đến câu 60):
Câu 51: Khẳng định nào dưới đây là sai về ARN polymeraza của tế bào sinh vật nhân sơ?
A. Chỉ có một ARN polymeraza chịu trách nhiệm tổng hợp rARN, mARN, tARN.
B. Enzim tổng hợp một bản sao mã, bản sao mã này có thể mã hóa cho vài chuỗi polypeptit.
C. Sự sao mã bắt đầu từ bộ ba AUG của ADN.
D. Tổng hợp theo hướng 5' → 3'.
Câu 52: Một tế bào sinh trứng có kiểu gen XGXg, khi giảm phân bình thường cho bao nhiêu loại trứng?
A. 32 B. 8 C. Cả A và B đúng. D. 1
Câu 53: Quá trình giảm phân bình thường ở một cá thể cho các loại giao tử sau:
A BD = A bd = a BD = a bd = 5% ; A Bd = A bD = a Bd = a bD = 20%. Kiểu gen của cá thể này là:
Câu 54: Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác theo cách nào?
A. Trội hoàn toàn. B. Trội không hoàn toàn.
C. Đồng trội. D. Cả A, B, C đúng.
Câu 55: Khi một enzim giới hạn cắt một phân tử ADN, các lần cắt lần lượt được thực hiện sao cho các đoạn ADN có đầu mạch đơn. Vì sao điều này quan trọng trong công nghệ ADN tái tổ hợp?
A. Các đầu mạch đơn là điểm khởi đầu tái bản ADN.
B. Chỉ có các đoạn ADN mạch đơn mới mã hóa cho protein.
C. Các đoạn cắt sẽ nối với các đoạn cắt khác có đầu mạch đơn bổ sung.
D. Cho phép tế bào nhận biết các đoạn giới hạn.
Câu 56: Bệnh phenylketonuria xảy ra do:
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính X.
B. Dư thừa tirozin trong nước tiểu
C. Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phenylalanin trong thức ăn thành tirozin.
D. Chuỗi beta trong phân tử hemoglobin có sự biến đổi một axitamin.
Câu 57: Ban đầu, thung lũng ở một đảo đại dương chỉ có một dạng chim sẻ mặt đất, về sau rừng mọc ở thung lũng xuất hiện thêm sẻ trên cây ăn quả, sẻ ăn sâu. Đó là kết quả của:
A. Chọn lọc ổn định. B. Chọn lọc vận động. C. Chọn lọc phân hóa. D. Cả A, B, C đúng.
Câu 58: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất?
A. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.
B. Do cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự như nhau.
C. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác.
D. Do cách li địa lý và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong điều kiện môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài.
Câu 59: Có 2 loài cá: loài cá cơm phân bố ở vùng biển ôn đới Châu Âu và loài cá miệng đục sống trong các rạn san hô vùng biển nhiệt đới. Loài nào rộng nhiệt hơn. Vì sao?
A. Không có loài nào rộng hơn. Vì hai vùng này có dao động nhiệt gần như nhau.
B. Loài cá miệng đục. Vì chịu được dao động nhiệt rộng hơn.
C. Loài cá miệng đục. Vì vùng ôn đới nhiệt độ nước ít dao động, vùng nhiệt đới nhiệt độ nước dao dộng mạnh hơn.
D. Loài cá cơm. Vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước dao động mạnh hơn, ở vùng nhiệt đới nhiệt độ nước khá ổn định.
Câu 60: Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời là 106 kcal/m2/ngày. Chỉ có 2,5% năng lượng đó được dùng trong quang hợp. Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%. Xác định sản lượng sinh vật sơ cấp tinh ở thực vật?
A. 2,5.104kcal. B. 10.102kcal. C. 2,5.103kcal. D. 2,5.106kcal.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
142 | 1 | B |
142 | 2 | A |
142 | 3 | D |
142 | 4 | B |
142 | 5 | C |
142 | 6 | C |
142 | 7 | B |
142 | 8 | D |
142 | 9 | C |
142 | 10 | A |
142 | 11 | D |
142 | 12 | B |
142 | 13 | A |
142 | 14 | C |
142 | 15 | C |
142 | 16 | A |
142 | 17 | A |
142 | 18 | B |
142 | 19 | B |
142 | 20 | D |
142 | 21 | A |
142 | 22 | D |
142 | 23 | A |
142 | 24 | D |
142 | 25 | C |
142 | 26 | B |
142 | 27 | A |
142 | 28 | B |
142 | 29 | B |
142 | 30 | C |
142 | 31 | A |
142 | 32 | B |
142 | 33 | B |
142 | 34 | C |
142 | 35 | B |
142 | 36 | A |
142 | 37 | B |
142 | 38 | A |
142 | 39 | D |
142 | 40 | D |
142 | 41 | A |
142 | 42 | A |
142 | 43 | A |
142 | 44 | C |
142 | 45 | D |
142 | 46 | B |
142 | 47 | D |
142 | 48 | D |
142 | 49 | C |
142 | 50 | B |
142 | 51 | C |
142 | 52 | D |
142 | 53 | A |
142 | 54 | D |
142 | 55 | C |
142 | 56 | C |
142 | 57 | C |
142 | 58 | D |
142 | 59 | D |
142 | 60 | C |
No comments: