Vật Lý 12



 

 

 

 

 

 

 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

 

MÔN VẬT LÝ LỚP 12

 

HỌC KỲ II

 

 

 

 

BẢNG TỔNG HỢP CHUNG

 

TT

PHẦN

CHƯƠNG

SỐ CÂU

TRANG

I

CHUNG

301

02 đến 53

 

 

SÓNG ÁNH SÁNG.

97

02 đến 19

 

 

THUYẾT LƯỢNG TỬ .

78

19 đến 31

 

 

THUYẾT TƯƠNG ĐỐI

05

31 đến 33

 

 

VẬT LÝ HẠT NHÂN.

86

33 đến 47

 

 

VI MÔ & VĨ MÔ.

35

47 đến 53

II

CƠ BẢN

 

68

54 đến 66

 

 

SÓNG ÁNH SÁNG.

09

54 đến 55

 

 

THUYẾT LƯỢNG TỬ .

19

55 đến 59

 

 

VẬT LÝ HẠT NHÂN.

25

59 đến 63

 

 

VI MÔ & VĨ MÔ.

15

63 đến 66

III

NÂNG CAO

 

118

67 đến 88

 

 

SÓNG ÁNH SÁNG.

20

67 đến 70

 

 

THUYẾT LƯỢNG TỬ .

25

70 đến 75

 

 

THUYẾT TƯƠNG ĐỐI

40

75 đến 82

 

 

VẬT LÝ HẠT NHÂN.

23

83 đến 87

 

 

VI MÔ & VĨ MÔ.

10

87 đến 88

 

 

 

 

 

I) PHẦN CHUNG .

 

CHƯƠNG : SÓNG ÁNH SÁNG .

 

1) Số câu : 97 câu (từ 1 đến 97) gồm :

- Mức độ BIẾT : 42 câu .

- Mức độ HIỂU : 35 câu .

- Mức độ VẬN DỤNG : 20 câu .

2) Các câu hỏi :

 

Mức độ BIẾT (42 câu)

 

Câu 1: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Bằng chứng thực nghiệm giúp khẳng định ánh sáng có tính chất sóng là thí nghiệm về hiện tượng

A. khúc xạ ánh sáng.

B. tán sắc ánh sáng.

C. giao thoa ánh sáng.

D. phản xạ ánh sáng.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 2: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng, công thức xác định vị trí của vân sáng là

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 3: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Chọn phát biểu sai khi nói về ánh sáng đơn sắc .

A. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu xác định gọi là màu đơn sắc .

B. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định .

C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính .

D. Ánh sáng đơn sắc có tốc độ như nhau trong các môi trường trong suốt .

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 4: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y- âng , công thức xác định vị trí vân tối là

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 5: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Tán sắc ánh sáng là hiện tượng

A. ánh sáng bị lệch về phía đáy lăng kính .

B. chùm sáng phức tạp bị phân tích thành các chùm ánh sáng đơn sắc .

C. chùm sáng đơn sắc bị phân tích thành dãy màu liên tục từ đỏ đến tím .

D. chùm ánh sáng mặt trời bị phân tích thành dãy màu : tia đỏ lệch nhiều nhất , tia tím lệch ít nhất .

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 6: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Điều kiện để hai chùm sáng giao thoa nhau là hai chùm sáng đó phải có cùng tần số và

A. cùng pha .

B. ngược pha .

C. cùng biên độ .

D. độ lệch pha không đổi theo thời gian .

ĐÁP ÁN : D

 

Câu 7: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là a = 1,5mm, từ hai khe đến màn là D = 2m, khoảng cách hai vân sáng liên tiếp là 1mm. Bước sóng của ánh sáng là

A. l = 0,4mm.

B. l = 0,58mm.

C. l = 0,75mm.

D. l = 0,64mm.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 8 : (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Gọi chiết suất của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc vàng , lục và tím là nV , nL và nT . Sắp xếp thứ tự giảm dần là

A. nV > nT > n L.

B. nT > nL > nV .

C. nL > nT > nV .

D. nT > nV > nL .

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 9: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Chọn phát biểu sai.

A. Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng đơn sắc .

B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

C. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của các ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

D. Ánh sáng đơn sắc có màu sắc nhất định.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 10: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Một nguồn phát ánh sáng đơn sắc màu lục có bước sóng

A. l = 0,546 mm.

B. l = 0, 546 mm.

C. l = 0,546 pm

D. l = 0,546 nm.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 11: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là a = 2mm, từ hai khe đến màn là D = 1,2 m , ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng l = 0,6 mm. Khoảng cách hai vân sáng liên tiếp là

A. i = 3,6 mm .

B. i = 0,36 mm .

C. i = 36 mm .

D. i = 0,36 mm .

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 12: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc màu lam qua một lăng kính, so với chùm tia tới thì chùm sáng ra khỏi lăng kính sẽ

A. bị lệch phương và đổi màu.

B. không bị lệch phương , chỉ đổi màu.

C. không bị lệch phương và không đổi màu.

D. chỉ bị lệch phương và không đổi màu.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 13: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng , công thức tính hiệu đường đi của hai chùm sáng đến một điểm trên màn quan sát là

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 14: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị

A. lệch hướng khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác .

B. đổi hướng , quay lại môi trường cũ khi gặp vật cản .

C. đổi hướng khi truyền qua lăng kính thủy tinh .

D. lệch hướng so với sự truyền thẳng khi gặp vật cản .

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 15: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Một bức xạ đơn sắc có bước sóng l = 0,6 mm khi truyền trong chân không thì tần số của bức xạ đó là

A. f = 5.1011 Hz.

B. f = 0,2.10-11 Hz.

C. f = 5.1014 Hz.

D. f = 0,2.10-14 Hz.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 16: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2 m, khoảng cách hai khe là a = 1 mm, ánh sáng đơn sắc có bước sóng l = 0,6 mm. Vân sáng thứ ba cách vân trung tâm một khoảng

A. x = 4,2 mm.

B. x = 3,6 mm.

C. x = 4,8 mm.

D. x = 6,0 mm.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 17: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Chiếu một chùm sáng hẹp (xem như một tia sáng) vào một lăng kính thủy tinh , ánh sáng ló ra khỏi lăng kính cũng là chùm sáng hẹp thì đây là ánh sáng

A. trắng.

B. đơn sắc.

C. phức tạp.

D. Mặt Trời.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 18: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Do hiện tượng tán sắc nên ánh sáng

A. Mặt Trời bị phân tích thành nhiều chùm sáng đơn sắc khác nhau khi qua lăng kính.

B. Mặt Trời hội tụ bị phân tích thành chùm tia phân kỳ.

C. Mặt Trời song song bị phân tích thành chùm tia phân kỳ.

D. bị đổi hướng, quay lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn bóng.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 19: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng với ánh sáng đơn sắc, tại điểm M trên màn giao thoa là vân sáng khi hiệu đường đi của hai sóng ánh sáng đến M bằng

A. bội số lẻ của nửa bước sóng.

B. bội số nguyên của bước sóng.

C. một phần tư bước sóng.

D. bội số chẵn của phần tư bước sóng.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 20: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng cách nhau 0,6 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2 m, ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng l = 0,66 mm. Khoảng cách giữa 2 vân sáng bậc 5 là

A. 1,1 cm.

B. 11 cm.

C. 0,6 cm.

D. 2,2 cm.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 21: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách hai khe là a = 2 mm, từ hai khe đến màn là D = 1,5 m , khoảng cách hai vân sáng liên tiếp là 0,435 mm. Đơn sắc có bước sóng bằng

A. 0,40 mm.

B. 0,58 mm.

C. 0,75 mm.

D. 0,64 mm.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 22: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: MÁY QUANG PHỔ . Mức độ:1)

Quang phổ vạch là quang phổ của ánh sáng phát ra khi nung nóng một chất

A. khí ở áp suất thấp.

B. khí ở điều kiện chuẩn.

C. rắn, lỏng hoặc khí.

D. lỏng hoặc chất khí .

ĐÁP ÁN: A.

Câu 23: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: HỒNG NGOẠI – TỬ NGOẠI . Mức độ:1)

(Chương sóng ánh sáng / Tia hồng ngoại , tia tử ngoại/ chung / mức 1)

Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có

A. bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

B. bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia tử ngoại.

C. tần số lớn hơn tần số tia tử ngoại.

D. bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng tím.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 24: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: HỒNG NGOẠI – TỬ NGOẠI . Mức độ:1)

Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là

A. khả năng đâm xuyên.

B. tác dụng nhiệt.

C. ion hóa môi trường.

D. làm phát quang các chất.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 25: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài:TIA X. Mức độ:1)

Tia X là bức xạ điện từ có

A. bước sóng lớn hơn bước sóng tia hồng ngoại.

B. tần số nhỏ hơn tần số ánh sáng khả kiến.

C. bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia tử ngoại.

D. tần số nhỏ hơn tần số tia tử ngoại.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 26: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: MÁY QUANG PHỔ. Mức độ:1)

Tìm phát biểu không đúng . Trong máy quang phổ lăng kính

A. ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm tia sáng song song .

B. buồng ảnh ở phía sau lăng kính.

C. lăng kính có tác dụng phân tích chùm sáng phức tạp song song thành các chùm đơn sắc song song.

D. quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh luôn là một dải sáng có màu cầu vồng.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 27: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài:MÁY QUANG PHỔ. Mức độ:1)

Quang phổ liên tục là quang phổ gồm

A. nhiều vạch màu riêng biệt sắp xếp cạnh nhau.

B. nhiều dải màu có màu sắc khác nhau, nối tiếp nhau một cách liên tục.

C. nhiều vạch sáng tối xen kẻ cách đều nhau.

D. các vạch màu riêng lẻ trên một nền tối.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 28: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: MÁY QUANG PHỔ. Mức độ:1)

Nguồn (sau đây) có thể phát ra quang phổ liên tục là các chất

A. rắn, lỏng, khí ở áp suất lớn bị nung nóng.

B. khí hay hơi ở áp suất thấp khi bị kích thích.

C. khí hay hơi có khối lượng riêng nhỏ bị nung nóng.

D. rắn kể cả bị nung nóng hoặc không bị nung nóng.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 29: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: MÁY QUANG PHỔ. Mức độ:1)

Dựa vào quang phổ liên tục người ta xác định được yếu tố nào của vật phát ra ánh sáng đó ?

A. Thành phần hóa học.

B. Tỉ lệ phần trăm của các nguyên tố hóa học.

C. Nhiệt độ.

D. Khối lượng riêng.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 30: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: MÁY QUANG PHỔ. Mức độ:1)

Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ của ánh sáng phát ra từ các chất

A. khí hay hơi ở áp suất thấp khi bị kích thích.

B. rắn bị nung nóng.

C. lỏng có khối lượng riêng nhỏ khi nung nóng.

D. rắn , lỏng và khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 31: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: MÁY QUANG PHỔ. Mức độ:1)

Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau

A. có số lượng vạch giống nhau nhưng sự sắp xếp vị trí các vạch quang phổ khác nhau.

B. có vị trí các vạch quang phổ giống nhau nhưng số lượng vạch khác nhau.

C. có độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ là giống nhau.

D. thì khác nhau về số lượng, màu sắc, vị trí các vạch và cường độ sáng tỉ đối của các vạch đó.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 32: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: THANG SÓNG ĐIỆN TỪ. Mức độ:1)

Các bức xạ điện từ mà mắt thường nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng

A. từ 0,38.10-6 m đến 0,76.10-6m.

B. từ 10-11 m đến 10-8m.

C. từ 0,76.10-6 m đến 10-3m.

D. từ 10-9 m đến 0,38.10-6m.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 33: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA HỒNG NGOẠI . Mức độ:1)

Tìm phát biểu SAI . Tia hồng ngoại có thể

A. làm phát quang một số chất.

B. gây ra tác dụng lên loại phim dùng cho hồng ngoại .

C. gây ra tác dụng nhiệt.

D. gây ra hiện tượng quang điện trong, ở một số chất bán dẫn.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 34: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA TỬ NGOẠI. Mức độ:1)

Bức xạ tử ngoại có bước sóng trong khoảng từ

A. 0,38 đến 0,76.

B. 10-9 m đến 0,38.10-6 m.

C. 10-14 m đến 0,38.10-6 m.

D. 10-11 m đến 10-8 m.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 35: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA HỒNG NGOẠI. Mức độ:1)

Tia hồng ngoại có bước sóng trong khoảng từ

A. 10-9 m đến 0,4.10-6 m.

B. 0,38.10-6 m đến 0,76.10-6 m.

C. 0,76.10-6 m đến 10-3 m.

D. 10-12 m đến 10-9 m.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 36: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA X . Mức độ:1)

Tính chất nổi bật nhất của tia X là

A. tác dụng lên phim ảnh.

B. gây ra hiện tượng quang điện.

C. khả năng đâm xuyên.

D. làm ion hóa các chất.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 37: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: MÁY QUANG PHỔ. Mức độ:1)

Hoạt động của máy quang phổ lăng kính dựa trên hiện tượng

A. giao thoa ánh sáng.

B. tán sắc ánh sáng.

C. nhiễu xạ ánh sáng.

D. khúc xạ ánh sáng.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 38: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA HỒNG NGOẠI. Mức độ:1)

Trong quân sự, kính nhìn ban đêm là một ứng dụng của tia

A. Rơn ghen.

B. tử ngoại.

C. gamma.

D. hồng ngoại.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 39: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA TỬ NGOẠI. Mức độ:1)

Để chữa bệnh còi xương, có thể dùng

A. tia hồng ngoại.

B. tia tử ngoại.

C. sóng vô tuyến.

D. ánh sáng nhìn thấy.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 40: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, khoảng cách hai khe là a = 1 mm, từ mặt phẳng chứa 2 khe đến màn quan sát là D = 2 m. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng thì thấy vân sáng bậc 3 của trùng với vân sáng bậc 2 của . Khoảng vân i2 ứng với bước sóng

A. 0,8 mm.

B. 1,8 mm.

C. 1,0 mm.

D. 1,2 mm.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 41: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Trong máy quang phổ lăng kính, hiện tượng tán sắc xảy ra ở

A. thấu kính.

B. ống chuẩn trực.

C. lăng kính.

D. buồng ảnh.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 42: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: MÁY QUANG PHỔ. Mức độ:1)

Quang phổ liên tục có thể phát ra bởi đèn

A. hơi thủy ngân.

B. hyđrô.

C. dây tóc nóng sáng.

D. natri .

ĐÁP ÁN: C.

 

Mức độ HIỂU ( 35 câu)

 

Câu 43: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Khi chùm ánh sáng đơn sắc truyền từ thủy tinh ra không khí thì tần số

A. giảm, bước sóng giảm.

B. giảm, bước sóng tăng.

C. không đổi, bước sóng giảm.

D. không đổi, bước sóng tăng.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 44: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Ánh sáng đơn sắc

A. có cùng tốc độ khi truyền qua các môi trường trong suốt.

B. không bị đổi hướng khi truyền qua lăng kính.

C. có cùng bước sóng trong các môi trường trong suốt.

D. không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 45: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu tăng khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp (hai khe hẹp) lên 2 lần thì khoảng cách giữa vân trung tâm và vân sáng bậc 3 sẽ

A. tăng 6 lần .

B. giảm 2 lần .

C. giảm 6 lần .

D. tăng 2 lần .

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 46: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Ở hiện tượng giao thoa ánh sáng, khoảng vân không phụ thuộc vào

A. tần số của ánh sáng.

B. khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp.

C. khoảng cách từ hai nguồn kết hợp đến màn quan sát.

D. góc lệch pha của hai nguồn kết hợp.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 47: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp vuông góc với mặt thoáng của một chậu nước có đáy nằm ngang, ở đáy chậu ta nhận được

A. một vạch sáng trắng.

B. một dãy màu với màu tím lệch nhiều nhất , màu đỏ lệch ít nhất.

C. một dãy màu với màu tím lệch ít nhất , màu đỏ lệch nhiều nhất.

D. không có vạch sáng vì chùm tia bị phản xạ toàn phần trên mặt nước.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 48: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Các ánh sáng đơn sắc từ màu đỏ đến màu tím khi truyền trong nước có tốc độ

A. đều bằng nhau.

B. của đơn sắc đỏ là lớn nhất.

C. của đơn sắc tím là lớn nhất.

D. của đơn sắc lục là lớn nhất.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 49: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng , hai khe sáng cách nhau 4 mm, ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng l = 0,6 mm, vân sáng bậc 3 trên màn cách vân trung tâm 0,9 mm . Khoảng cách từ hai khe đến màn là

A. 1,5 m.

B. 15 cm.

C. 20 cm.

D. 2 m.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 50: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng hai khe Y-âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng l = 0,6 mm, khoảng cách giữa hai khe là 3 mm, hai khe và màn hứng vân giao thoa cách nhau 2 m. Vân tối thứ 2 cách vân trung tâm

A. 1 mm.

B. 0,6 mm.

C. 0,6 mm.

D. 0,1 mm.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 51: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Khi quan sát bong bóng xà phòng hay đĩa CD để nghiêng ngoài sáng thì thấy lấp lánh, nhiều màu sặc sỡ là do hiện tượng

A. giao thoa ánh sáng.

B. tán sắc ánh sáng.

C. khúc xạ ánh sáng.

D. nhiễu xạ ánh sáng.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 52: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong vùng ánh sáng nhìn thấy, chiết suất của một môi trường trong suốt có giá trị

A. bằng nhau đối với tất cả các ánh sáng từ màu đỏ đến màu tím.

B. nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ và lớn nhất đối với ánh sáng tím.

C. lớn nhất đối với ánh sáng đỏ và nhỏ nhất đối với ánh sáng tím.

D. lớn nhất đối với ánh sáng lục, còn các ánh sáng khác thì có giá trị nhỏ hơn.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 53: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Hiện tượng tán sắc xảy ra, chỉ khi cho ánh sáng phức tạp truyền

A. qua lăng kính thủy tinh.

B. qua lăng kính chất lỏng .

C. xiên góc qua mặt phân cách hai môi trường chiết suất khác nhau.

D. qua mặt phân cách một môi trường rắn với chân không .

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 54: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Chọn câu phát biểu không đúng. Hiện tượng tán sắc ánh sáng được dùng để

A. khẳng định ánh sáng có tính chất sóng .

B. giải thích một số hiện tượng quang học trong khí quyển như cần vồng , quầng ... .

C. phân tích chùm sáng đa sắc thành các chùm đơn sắc .

D. giải thích sự khác nhau về chiết suất của môi trường trong suốt đối với các đơn sắc khác nhau.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 55: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong hiện tượng giao thoa với ánh sáng đơn sắc, tại vị trí có vân sáng, hai sóng ánh sáng phải

A. đồng pha.

B. ngược pha.

C. lệch pha .

D. lệch pha .

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 56: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Tốc độ của các đơn sắc đỏ, vàng, lục trong môi trường nước lần lượt là vđ , vv , vl . So sánh các tốc độ ta có

A. vđ > vv > vl

B. vđ > vv = vl .

C. vl > vv > vđ .

D. vl = vv = vđ .

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 57: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Gọi tần số của các bức xạ đỏ, lục, chàm, tím theo thứ tự là fđ , fl , fc và ft . Thứ tự đúng là

A. fđ > fl > fc > ft .

B. fđ < fl < fc < ft .

C. fđ = fl = fc = ft .

D. fđ = fc < fl = ft .

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 58: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong cùng thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, lần lượt dùng ánh sáng đơn sắc vàng, lục, tím thì khoảng vân đo được tương ứng là i1 , i2 , i3 . So sánh các khoảng vân trên, ta có

A. i1 = i2 = i3 .

B. i1 < i2 < i3.

C. i1 > i2 > i3.

D. i1 < i2 = i3.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 59: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA X. Mức độ:2)

Để phát tia X người ta

A. nung nóng vật đến khoảng 5000C.

B. nung nóng vật đến khoảng 30000C.

C. làm phát sáng các vật có khối lượng riêng lớn.

D. cho tia ca tốt đập vào kim loại có nguyên tử lượng lớn.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 60: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA HỒNG NGOẠI. Mức độ:2)

Tia hồng ngoại được phát ra

A. từ mọi vật có nhiệt độ cao hơn 00K.

B. chỉ từ các chất khí hay hơi nóng sáng.

C. chỉ từ các chất rắn ở nhiệt độ cao.

D. chỉ từ các chất khí ở áp suất thấp.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 61: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA X. Mức độ:2)

Để thay đổi bước sóng ngắn nhất của tia X người ta thường thay đổi

A. khoảng cách giữa ống tia X và màn hứng tia X.

B. khoảng cách giữa catốt và đối catốt.

C. kim loại làm đối catốt.

D. hiệu điện thế đặt vào ống phát tia X.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 62: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: HỒNG NGOẠI – TỬ NGOẠI. Mức độ:2)

Tia hồng ngoại và tử ngoại có cùng

A. tính chất.

B. công dụng.

C. bản chất.

D. nguồn phát.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 63: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA TỬ NGOẠI. Mức độ:2)

Tia tử ngoại không

A. truyền qua tầng ô zôn của khí quyển .

B. gây ra các tác dụng sinh lý.

C. kích thích cho một số chất phát quang.

D. bị hấp thụ mạnh bởi thủy tinh.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 64: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA TỬ NGOẠI. Mức độ:2)

Sóng điện từ (dưới đây) có bước sóng ngắn nhất là

A. tia tử ngoại.

B. tia hồng ngoại.

C. ánh sáng nhìn thấy.

D. sóng vô tuyến.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 65: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA HỒNG NGOẠI. Mức độ:2)

Cơ thể người ở nhiệt độ 370C chỉ phát ra

A. tia X.

B. tia hồng ngoại.

C. tia tử ngoại.

D. ánh sáng khả kiến.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 66: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA X. Mức độ:2)

Trong ống Rơn ghen, cực phát tia X làm bằng kim loại có

A. nguyên tử lượng lớn và nhiệt độ nóng chảy thấp.

B. nguyên tử lượng lớn và nhiệt độ nóng chảy cao.

C. nguyên tử lượng nhỏ và nhiệt độ nóng chảy thấp.

D. nguyên tử lượng nhỏ và nhiệt độ nóng chảy cao.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 67: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: THANG SÓNG ĐIỆN TỪ. Mức độ:2)

Tia nào dưới đây không có bản chất là sóng điện từ ?

A. Tia hồng ngoại.

B. Tia tử ngoại.

C. Tia Rơnghen.

D. Tia catốt.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 68: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài:TIA HỒNG NGOẠI. Mức độ:2)

Tia hồng ngoại không có tác dụng

A. chiếu sáng.

B. sấy khô.

C. quang điện trong ở một số chất bán dẫn.

D. sưởi ấm.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 69: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, chiếu sáng cùng lúc vào hai khe hai bức xạ có bước sóng mm và . Quan sát trên màn, thấy tại vị trí vân sáng bậc 6 của bức xạ còn có vân sáng bậc 5 của bức xạ . Bước sóng của bước xạ trên là

A. 0,6 .

B. 0,583.

C. 0,429.

D. 0,417.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 70: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc vào hai khe . Tại ví trí là vân sáng bậc 3 của thì đối với là vân sáng

A. bậc 4 .

B. bậc 2.

C. bậc 3.

D. bậc 1.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 71: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA X. Mức độ:2)

Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 Js , tốc độ ánh sáng c = 3.108m/s, điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C . Một ống tia X phát ra bước sóng ngắn nhất là 5.10-11 m thì hiệu điện thế giữa hai cực của ống tia X là

A. 2,48.103 V .

B. 2,48.104 V .

C. 4,00.104 V.

D. 4,00.103 V .

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 72: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TAI X. Mức độ:2)

Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng c = 3.108m/s, điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C . Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của ống tia X là U = 20 kV. Bỏ qua động năng của electron khi bứt ra khỏi catốt. Bước sóng nhỏ nhất của tia X mà ống có thể phát ra là

A. 6,21.10-11 m.

B. 5.10-11 m.

C. 6,21.10-10 m.

D. 5.10-10 m.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 73: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA X. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng là h = 6,625.10-34 Js. Ở ống phát tia X, những tia có tần số lớn nhất là 3,2.1018 Hz. Bỏ qua động năng của electron khi bứt ra khỏi catốt. Hiệu điện thế giữa hai cực của ống bằng

A. 15,25 kV.

B. 10,5 kV.

C. 13,5 kV.

D. 13,25 kV.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 74: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA X. Mức độ:2)

Hiệu điện thế giữa hai cực của ống tia X là U = 18,2 kV. Bỏ qua động năng của electron khi bứt ra khỏi catốt, khối lượng và độ lớn điện tích của electron là 9,1.10-31 kg và 1,6.10-19 C. Tốc độ của electron khi đập vào đối catốt là

A. v = 9.104 km/s.

B. v = 8.104 km/s.

C. v = 6,4.104 km/s.

D. v = 5.104 km/s.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 75: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Chiếu vào máy quang phổ chùm bức xạ điện từ có bước sóng 0,18. Trên buồng ảnh thu được

A. một vạch màu xanh.

B. một vạch màu tím.

C. một vạch màu đỏ.

D. không có vạch sáng màu nào cả.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 76: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Chiếu vào máy quang phổ chùm bức xạ có bước sóng 3,7. Trên buồng ảnh thu được

A. không có vạch sáng màu nào cả.

B. có một vạch sáng màu đỏ.

C. có một vạch sáng màu tím.

D. có một vạch sáng màu vàng.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 77: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Chiếu tia âm cực vào kim loại có nguyên tử lượng lớn, tại đây phát ra

A. ánh sáng nhìn thấy.

B. tia X.

C. tia hồng ngoại.

D. tia tử ngoại .

ĐÁP ÁN: B.

 

Mức độ VẬN DỤNG ( 20 câu)

 

Câu 78: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, gọi a là khoảng cách giữa hai khe Y-âng, D là khoảng cách từ hai khe đến màn , là khoảng cách của 5 vân sáng liên tiếp nhau. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm là

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 79: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Khi thực hiện thí nghiệm giao thoa khe Y-âng với ánh sáng đơn sắc trong không khí, khoảng vân đo được là i. Khi thực hiện thí nghiệm đó trong môi trường có chiết suất n thì khoảng vân đo được trên màn sẽ là

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 80: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Một đơn sắc có bước sóng trong chân không là 0,62 μm. Dùng đơn sắc trên để làm thí nghiệm giao thoa khe Y-âng trong môi trường nước có chiết suất 4/3 , biết hai khe cách nhau 3 mm, màn quan sát cách hai khe 2 m, khoảng vân là

A. i = 0,31 m.

B. i = 3,1 mm.

C. i = 0,031 mm.

D. i = 0,31 mm.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 81: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Chiếu một chùm sáng trắng hẹp tới mặt bên của lăng kính có góc chiết quang A = 60 với góc tới nhỏ. Góc hợp bởi tia ló màu đỏ và màu tím là DD = 0,1410 .Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,5145 thì chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng tím là

A. 1,5380.

B. 1,5287.

C. 1,5290.

D. 1,5316.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 82: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Một lăng kính có góc chiết quang A = 0,1 rad, chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,6442 và đối với tia tím là nt = 1,6852. Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính dưới góc tới nhỏ. Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia ló màu tím là

A. 0,0011 rad.

B. 0,0041 rad.

C. 0,0015 rad.

D. 0,0025 rad.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 83: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, hai khe song song cách nhau một khoảng a và cách đều màn E một khoảng D. Quan sát vân giao thoa trên màn người ta thấy vân sáng thứ năm cách vân sáng trung tâm 4,5 mm. Tại điểm M nằm cách vân trung tâm 3,15 mm là

A. vân sáng bậc 3.

B. vân tối thứ 3.

C. vân tối thứ 4.

D. vân sáng bậc 4 .

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 84: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng là l, a là khoảng cách giữa hai khe S1 và S2, D là khoảng cách từ S1S2 đến màn quan sát. Khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân tối thứ 3 ở hai bên đối với vân sáng chính giữa là

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 85: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau a = 0,5 mm được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, trong vùng giữa hai điểm M và N mà MN = 2 cm , người ta đếm được có 10 vân tối và thấy tại M và N đều là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là

A. 0,4 µm.

B. 0,5 µm.

C. 0,6 µm.

D. 0,7 µm.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 86: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng, chiếu ánh sáng đơn sắc vào hai khe S1 và S2 thì khoảng vân đo được là 1,32 mm. Quan sát vùng giao thoa trên màn, đối xứng qua vân trung tâm, có độ rộng bằng 1,452 cm thì thấy số vân sáng là

A. 10.

B. 11.

C. 12.

D. 13.

ĐÁP ÁN : B.

Câu 87: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 4 mm, từ hai khe đến màn là 2 m. Trên màn quan sát, giữa hai điểm P và Q cách nhau 3 mm và đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm O có 11 vân sáng kể cả vân sáng ở P và Q thì tại M cách vân trung tâm 0,75 mm là

A. vân sáng bậc 4.

B. vân tối thứ 2.

C. vân tối thứ 3.

D. vân sáng bậc 5.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 88: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe được chiếu bởi bức xạ có bước sóng = 0,6m và sau đó thay bức xạ bằng bức xạ có bước sóng . Trên màn quan sát người ta thấy, tại vị trí vân tối thứ 5 của bức xạ trùng với vị trí vân sáng bậc 5 của bức xạ . Bước sóng có giá trị là

A. 0,67m.

B. 0,57m.

C. 0,60m.

D. 0,54m.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 89: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là S1S2 = 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m. Người ta đo được khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến vân sáng bậc 10 (ở cùng bên vân trung tâm) là 2,4 mm. Đơn sắc này có màu

A. đỏ.

B. lục.

C. lam.

D. tím.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 90: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng có bước sóng l của Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 3 mm, màn quan sát đặt cách hai khe một khoảng D. Nếu dời màn ra xa thêm 0,6 m thì khoảng vân tăng thêm 0,12 mm. Bước sóng ánh sáng l có giá trị

A. 0,4 mm.

B. 0,75 mm.

C. 0,6 mm.

D. 0,58 mm.

ĐÁP ÁN : C.

Câu 91: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: THANG SÓNG ĐIỆN TỪ. Mức độ:3)

Các loại bức xạ điện từ đều

A. không nhìn thấy.

B. do các vật nung nóng phát ra.

C. có bước sóng ngắn.

D. không bị lệch trong điện trường và từ trường.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 92: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, ánh sáng dùng trong thí nghiệm là hỗn hợp của hai đơn sắc có bước sóng = 500 nm và = 650 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm và từ hai khe đến màn là 1,5 m. Khoảng cách ngắn nhất từ vân sáng chính giữa đến vân sáng cùng màu với nó trên màn là

A. 2,6 mm.

B. 3,0 mm.

C. 5,0 mm.

D. 6,5 mm.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 93: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young , khoảng cách giữa hai khe là a = 1 mm, từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 2 m. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là hỗn hợp của hai đơn sắc có bước sóng thì trên màn có những vị trí, tại đó vân sáng của hai đơn sắc trùng nhau, khoảng cách ngắn nhất giữa hai vị trí này là

A. 3,0 mm.

B. 5,0 mm.

C. 3,2 mm.

D. 4,0 mm.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 94: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm, từ hai khe đến màn là 1,5 m. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là hỗn hợp của hai đơn sắc có bước sóng . Xét vùng giao thoa trên màn, đối xứng qua vân trung tâm, có bề rộng 7,2 mm thì số vị trí tại đó vân sáng của hai đơn sắc trùng nhau là

A. 3.

B. 7.

C. 4.

D. 5.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 95: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, khoảng cách từ nguồn S đến hai khe S1 và S2 bằng 5 cm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Ban đầu S trên trung trực nằm ngang của S1S2. Khi di chuyển S theo đường thẳng đứng và đi lên 1 mm, vân sáng trung tâm sẽ di chuyển theo đường thẳng đứng và đi

A. lên một đoạn 0,25 mm.

B. xuống một đoạn 0,25 mm.

C. lên một đoạn 40 mm.

D. xuống một đoạn 40 mm.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 96: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, hai khe cách nhau 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là hỗn hợp của hai đơn sắc có bước sóng . Xét điểm M là vân sáng bậc 6 ứng với bước sóng và tại N là vân sáng bậc 6 ứng với bước sóng , M và N ở cùng bên với so với vân trung tâm. Trong đoạn MN (kể cả tại M và N) ta đếm được

A. 3 vân sáng.

B. 7 vân sáng.

C. 5 vân sáng.

D. 9 vân sáng.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 97: (Phần CHUNG. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ hai khe đến màn là D. Nguồn sáng trong thí nghiệm phát ra hai đơn sắc có bước sóng . Điểm M có tọa độ nào dưới đây cho vân sáng cùng màu với vân trung tâm ?

A. .

B. .

C . .

D. .

ĐÁP ÁN: B.

 

CHƯƠNG :LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG .

 

1) Số câu : 78 câu (từ 98 đến 175) gồm :

- Mức độ BIẾT : 32 câu .

- Mức độ HIỂU : 36 câu .

- Mức độ VẬN DỤNG : 10 câu .

2) Các câu hỏi :

 

Mức độ BIẾT (32 câu)

 

Câu 98: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:1)

Năng lượng của mỗi lượng tử ánh sáng phụ thuộc vào

A. công suất của nguồn phát sáng.

B. cường độ chùm sáng.

C. bước sóng ánh sáng trong chân không.

D. môi trường truyền ánh sáng.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 99: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: H. TƯỢNG QUANG ĐIỆN. Mức độ:1)

Ở hiện tượng quang điện, khi chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào bề mặt kim loại thì tại đây bật ra các

A. prôtôn.

B. phôtôn.

C. nơtrôn.

D. electron.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 100: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: H. TƯỢNG QUANG ĐIỆN. Mức độ:1)

Hiện tượng quang điện ngoài chỉ xảy ra đối với

A. kim loại.

B. thủy tinh.

C. chất điện môi.

D. chất điện phân.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 101: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:1)

Để giải thích hiện tượng quang điện ta dựa vào

A. thuyết sóng ánh sáng.

B. thuyết lượng tử ánh sáng.

C. giả thuyết của Macxoen về điện từ trường.

D. thuyết điện từ ánh sáng.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 102: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:1)

Khi ánh sáng truyền trong các môi trường thì năng lượng của phôtôn có giá trị

A. không thay đổi.

B. thay đổi, tùy thuộc vào môi trường lan truyền.

C. thay đổi, tùy thuộc vào khoảng cách lan truyền.

D. chỉ không thay đổi khi truyền trong chân không.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 103: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:1)

Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì giá trị năng lượng

A. của mọi phôtôn đều bằng nhau.

B. của một phôtôn bằng một lượng tử năng lượng.

C. giảm dần khi phôtôn càng rời xa nguồn.

D. của phôtôn không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng đó.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 104: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: H. TƯỢNG QUANG ĐIỆN. Mức độ:1)

Ở hiện tượng quang điện ngoài các electron bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi kim loại

A. bị đốt nóng.

B. đặt trong điện trường đủ mạnh.

C. được chiếu sáng bởi chùm sáng thích hợp.

D. bị bắn phá bởi chùm tia âm cực.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 105: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:H.TƯỢNG QUANG ĐIỆN. Mức độ:1)

Giới hạn quang điện của các kim loại

A. phụ thuộc vào bản chất của kim loại đó.

B. nhỏ hơn và bằng bước sóng của ánh sáng kích thích.

C. phụ thuộc vào cường độ ánh sáng kích thích.

D. phụ thuộc tần số ánh sáng kích thích.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 106: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:1)

Trong hiện tượng quang điện ngoài, khi một electron của kim loại hấp thụ một phôtôn của ánh sáng kích thích thì

A. phôtôn truyền toàn bộ năng lượng của nó cho nhiều electron.

B. phôtôn vào chiếm chỗ của electron trong kim loại.

C. phôtôn truyền toàn bộ năng lượng của nó cho electron này.

D. năng lượng của phôtôn chuyển hóa toàn bộ thành động năng ban đầu của quang electron.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 107: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:1)

Hiện tượng quang điện ngoài xảy ra khi phôtôn của chùm sáng chiếu vào kim loại có năng lượng

A. tối thiểu bằng công thoát electron của kim loại.

B. luôn bằng công thoát electron của kim loại.

C. bất kỳ, không phụ thuộc vào công thoát.

D. nhỏ hơn công thoát electron của kim loại.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 108: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:1)

Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của một chùm sáng luôn luôn bằng một số nguyên lần

A. năng lượng nghỉ của phôtôn.

B. động lượng của phôtôn.

C. động năng ban đầu cực đại của quang electron.

D. lượng tử năng lượng.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 109: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: H. TƯỢNG QUANG ĐIỆN. Mức độ:1)

Trong thí nghiệm Hecxơ về hiện tượng quang điện, khi dùng tấm thủy tinh dày và không màu để chắn chùm tia hồ quang thì tấm kẽm không bị mất điện tích âm vì thủy tinh

A. không hấp thụ các tia tử ngoại.

B. hấp thụ mạnh tia tử ngoại.

C. phản xạ mạnh tia tử ngoại.

D. làm khúc xạ tia tử ngoại.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 110: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:1)

Gọi A là công thoát của electron, h là hằng số Plăng, c là tốc độ truyền của ánh sáng trong chân không, là bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại. Điều kiện để hiện tượng quang điện xảy ra là

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 111: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: H. TƯỢNG QUANG ĐIỆN. Mức độ:1)

Bức xạ dưới đây, gây ra hiện tượng quang điện đối với bạc (có giới hạn quang điện 0,26) là

A. ánh sáng màu đỏ.

B. ánh sáng màu chàm.

C. bức xạ hồng ngoại.

D. tia X.

ĐÁP ÁN: D.

Câu 112: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:1)

Khi truyền từ không khí vào nước thì năng lượng của phôtôn

A. không thay đổi.

B. tăng lên.

C. giảm xuống.

D. không xác định được.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 113: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:HT QUANG ĐIỆN TRONG. Mức độ:1)

Chất quang dẫn

A. dẫn điện kém khi bị chiếu sáng bởi ánh sáng thích hợp.

B. dẫn điện tốt khi không bị chiếu sáng.

C. dẫn điện tốt khi bị chiếu sáng bởi ánh sáng thich hợp.

D. không dẫn điện khi bị chiếu sáng.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 114: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:HT QUANG ĐIỆN TRONG. Mức độ:1)

Hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết để chúng trở thành các electron dẫn đồng thời tạo ra các lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện gọi là

A. sự ion hóa các chất.

B. hiện tượng quang điện trong.

C. hiện tượng quang điện ngoài.

D. sự phát xạ các electron.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 115: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:HT QUANG ĐIỆN TRONG. Mức độ:1)

Quang điện trở là điện trở được làm bằng

A. kim loại.

B. chất điện phân.

C. chất quang dẫn.

D. chất điện môi.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 116: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:HT QUANG ĐIỆN TRONG. Mức độ:1)

Quang điện trở có cấu tạo gồm một sợi dây (hay lớp chất) làm bằng

A. chất quang dẫn gắn trên một đế cách điện.

B. kim loại gắn trên một đế cách điện.

C. chất quang dẫn gắn trên một đế dẫn điện.

D. kim loại gắn trên một đế dẫn điện.

ĐÁP ÁN: A.

Câu 117: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:HT QUANG ĐIỆN TRONG. Mức độ:1)

Pin quang điện là một nguồn điện, trong đó có quá trình biến đổi trực tiếp từ

A. quang năng thành nhiệt năng.

B. quang năng thành điện năng.

C. nhiệt năng thành quang năng.

D. điện năng thành quang năng.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 118: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:HT QUANG ĐIỆN TRONG. Mức độ:1)

Cấu tạo của pin quang điện gồm một tấm

A. kim loại bên trên có phủ một lớp mỏng chất bán dẫn loại p đặt trên đế cách điện.

B. kim loại bên trên có phủ một lớp mỏng chất bán dẫn loại n đặt trên đế cách điện.

C. bán dẫn loại n bên trên phủ một lớp mỏng chất bán dẫn loại p đặt trên đế kim loại.

D. bán dẫn loại n bên trên phủ một lớp mỏng chất bán dẫn loại p đặt trên đế cách điện.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 119: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:HT QUANG ĐIỆN TRONG. Mức độ:1)

Pin quang điện hoạt động dựa vào hiện tượng

A. quang điện bên ngoài.

B. quang điện bên trong.

C. quang điện bên trong và cả quang điện bên ngoài.

D. quang - phát quang của các chất.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 120: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:HT QUANG ĐIỆN TRONG. Mức độ:1)

Trong hiện tượng quang dẫn, electron dẫn là các electron được giải phóng ra khỏi

A. bề mặt của kim loại.

B. mối liên kết trong mạng tinh thể kim loại.

C. bề mặt của chất quang dẫn.

D. mối liên kết với các nguyên tử của chất quang dẫn.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 121: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:HT QUANG ĐIỆN TRONG. Mức độ:1)

Suất điện động của pin quang điện có giá trị trong khoảng từ

A. 0,02 V đến 0,04 V.

B. 2 V đến 4 V.

C. 0,5 V đến 0,8 V.

D. 5 V đến 8 V.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 122: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:1)

Theo tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử, khi ở trạng thái dừng

A. các electron trong nguyên tử ngừng chuyển động.

B. nguyên tử không bức xạ năng lượng.

C. nguyên tử không hấp thụ năng lượng.

D. nguyên tử sẽ phát ra phô tôn.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 123: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:1)

Nguyên tử ở trạng thái cơ bản có năng lượng

A. cao nhất.

B. tăng dần.

C. giảm dần.

D. thấp nhất.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 124: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:QUANG – PHÁT QUANG. Mức độ:1)

Sự phát quang có đặc điểm là

A. vẫn tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.

B. chỉ phát quang trong thời gian có ánh sáng kích thích.

C. khi tắt ánh sáng kích thích sự phát quang kéo dài mãi mãi.

D. ánh sáng phát quang có bước sóng bằng với bước sóng của ánh sáng kích thích.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 125: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:QUANG – PHÁT QUANG. Mức độ:1)

Hiện tượng quang - phát quang là hiện tượng

A. một chất hấp thụ ánh sáng, sau đó phát ra ánh sáng có bước sóng dài hơn .

B. một chất có thể phát ra ánh sáng khi chất đó bị đun nóng đến nhiệt độ cao.

C. các phân tử của một chất khí phát ra ánh sáng khi bị va chạm mạnh với các electron.

D. phát sáng của các chất khi có các phản ứng hóa học xảy ra.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 126: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:QUANG – PHÁT QUANG. Mức độ:1)

Sự phát huỳnh quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là

A. ánh sáng phát quang kéo dài sau khi tắt ánh sáng kích thích.

B. ánh sáng phát quang tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.

C. có thể tự phát sáng mà không cần ánh sáng kích thích

D. chỉ phát sáng khi được chiếu sáng bởi ánh sáng trắng.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 127: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:QUANG – PHÁT QUANG. Mức độ:1)

Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng

A. dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.

B. ngắn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.

C. bằng bước sóng của ánh sáng kích thích.

D. không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 128: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:1)

Thời gian sống trung bình của nguyên tử ở trạng thái kích thích vào khoảng

A. 1 s.

B. 10 s.

C. 10–8 s.

D. 108 s.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 129: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:1)

Một trong những thành công của mẫu nguyên tử Bo là giải thích được

A. hiện tượng tán sắc ánh sáng.

B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.

C. sự tạo thành quang phổ của nguyên tử hyđrô.

D. hiện tượng quang điện trong chất bán dẫn.

ĐÁP ÁN: C.

 

Mức độ HIỂU (36 câu)

 

Câu 130: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: H. TƯỢNG QUANG ĐIỆN. Mức độ:2)

Khi chiếu chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì tấm kẽm

A. mất dần điện tích dương .

B. mất dần điện tích âm.

C. trở nên trung hòa điện.

D. có điện tích không đổi.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 131:(Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: H. TƯỢNG QUANG ĐIỆN. Mức độ:2)

Chiếu ánh sáng hồ quang vào một tấm kẽm trung hòa điện gắn trên một giá cách điện thì tấm kẽm

A. tích điện âm có độ lớn tăng dần rồi giảm dần.

B. tích điện âm.

C. không tích điện.

D. tích điện dương.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 132: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: H. TƯỢNG QUANG ĐIỆN. Mức độ:2)

Hiện tượng quang điện là bằng chứng thực nghiệm quan trọng cho thấy ánh sáng

A. chỉ có tính chất sóng.

B. có bản chất là sóng điện từ.

C. có lưỡng tính sóng – hạt.

D. chỉ có tính chất hạt.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 133: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s . Năng lượng phôtôn của ánh sáng có bước sóng 402 nm là

A. 4,94.10-19 eV.

B. 4,94.10-28 J.

C. 3,09 J.

D. 3,09 eV.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 134: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s. Công thoát của electron ra khỏi bề mặt của xesi (có giới hạn quang điện là 0,66) là

A. 30,1.10‑20 J.

B. 3,01.10-25 J.

C. 0,188 eV.

D. 3,01.10-19 eV.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 135: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Giới hạn quang điện của xesi là 0,66. Công thoát của electron ra khỏi bề mặt của natri lớn hơn của xesi 1,32 lần. Giới hạn quang điện của natri có giá trị là

A. 1,98.

B. 0,5.

C. 0,8712.

D. 87,12 nm.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 136: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 Js, một bức xạ điện từ có tần số 5.1017 kHz thì năng lượng của phôtôn bằng

A. 2,07 MeV.

B. 3,3125.10-13 eV.

C. 3,3125.10-16 J.

D. 2070 eV.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 137: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Phôtôn mang năng lượng 3,88 eV ứng với bức xạ điện từ có bước sóng

A. 5,1.10-26 m.

B. 0,32.

C. 3, 2.107 m.

D. 5,1.10-6.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 138: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s. Công thoát electron của một kim loại là 2eV thì giới hạn quang điện của kim loại đó có giá trị là

A. 0,621.

B. 9,9375.

C. 0,126.

D. 6,21.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 139: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s , tốc độ truyền của ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s. Công thoát electron của đồng là 7,15.10-19 J, giới hạn quang điện của kim loại đồng có giá trị là

A. 2,78.

B. 278 nm.

C. 359 nm.

D. 3,59.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 140: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s , giới hạn quang điện của natri là 0,5. Chiếu ánh sáng trắng có bước sóng vào bề mặt của natri thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện có giá trị là

A. 1,255.10-19 J.

B. 0,446.10-19 eV.

C. 1,255.10-19 eV.

D. 0,446.10-19J.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 141: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Chiếu một đơn sắc vào tấm kim loại có công thoát 3,04825.10-19J thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện bằng 1,92 .10-19J. Đơn sắc đó có màu

A. đỏ.

B. vàng.

C. tím.

D. lục.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 142: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho biết h là hằng số Plăng, c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Đơn sắc có tần số f, trong môi trường chiết suất n có bước sóng λ thì

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 143: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34Js . Một tấm kim loại làm bằng asen có công thoát 5,15 eV. Chiếu một chùm sáng đơn sắc có tần số 1015 Hz vào tấm kim loại trên thì hiện tượng quang điện

A. không xảy ra.

B. xảy ra và số electron quang điện bứt ra không đổi.

C. xảy ra và số electron quang điện bứt ra tăng dần.

D. xảy ra và số electron quang điện bứt ra giảm dần.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 144: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34Js , công thoát của electron ra khỏi kali là 2,256 eV, của canxi là 2,756 eV và của nhôm là 3,45 eV. Chiếu bức xạ có tần số f = 7,2.108 MHz lần lượt vào các kim loại trên thì hiện tựơng quang điện không xảy ra đối với

A. kali.

B. canxi.

C. nhôm.

D. canxi và nhôm.

ĐÁP ÁN chọn: C.

 

Câu 145: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s . Công thoát êlectrôn của một kim loại là A = 7,5.10-19 J. Xét các bức xạ có bước sóng sau: l1 = 0,18 mm; l2 = 0,21 mm; l3 = 0,28 mm. Bức xạ gây được hiện tượng quang điện ở kim loại trên là

A. .

B. .

C. .

D. ,.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 146: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 Js , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s . Công thoát êlectrôn của một kim loại là 2,26 eV, giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là

A. 0,55.

B. 0,5.

C. 0,66.

D. 0,36.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 147: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Công thoát electron của một kim loại là A0, giới hạn quang điện là . Khi chiếu vào bề mặt kim loại đó chùm bức xạ có bước sóng thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện bằng

A. 2A0.

B. A0.

C. 3A0.

D. 4A0.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 148: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ truyền của ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Năng lượng của phôtôn là 1,75 eV thì bước sóng của ánh sáng là

A. 0,66.

B. 0,71.

C. 1,136.10-25 m.

D. 0,45.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 149: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:HT QUANG ĐIỆN TRONG. Mức độ:2)

Chất nào dưới đây là chất quang dẫn ?

A. Đồng.

B. Kẽm.

C. Sắt.

D. Silic.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 150: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Nguyên tử ở trạng thái dừng thì electron

A. chỉ dao động quang hạt nhân.

B. luôn thay đổi quỹ đạo với các bán kính khác nhau.

C. chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính xác định.

D. chuyển động về hạt nhân nguyên tử.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 151: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Khi hấp thụ năng lượng, nguyên tử chuyển sang trạng thái kích thích và

A. không trở lại trạng thái cơ bản được nữa.

B. tồn tại rất lâu rồi cuối cùng trở về trạng thái cơ bản.

C. tồn tại trong thời gian rất ngắn rồi cuối cùng trở về trạng thái cơ bản.

D. ổn định ở trạng thái này .

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 152: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:HT QUANG ĐIỆN TRONG. Mức độ:2)

Một chất có giới hạn quang dẫn là 0,50 mm. Chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào sau đây sẽ không xảy ra hiện tượng quang điện trong ?

A. 0,45 mm.

B. 0,55 mm.

C. 0,49 mm.

D. 0,48 mm.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 153: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Bốn vạch quang phổ của hiđrô trong vùng ánh sáng nhìn thấy xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là

A. đỏ, lam, chàm, tím.

B. tím , chàm, lam, đỏ.

C. đỏ, chàm, lam, tím.

D. tím, lam, chàm, đỏ.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 154: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:H.TƯỢNG QUANG DẪN. Mức độ:2)

Khi chiếu vào chất quang dẫn bằng ánh sáng có bước sóng lớn hơn giới hạn quang dẫn thì điện trở của chất quang dẫn sẽ

A. tăng dần.

B. giảm dần.

C. tăng đột ngột.

D. không đổi.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 155: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:QUANG – PHÁT QUANG. Mức độ:2)

Nếu ánh sáng kích thích có màu cam thì ánh sáng huỳnh quang có thể là

A. màu vàng.

B. màu lục.

C. màu đỏ.

D. màu tím.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 156: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG.Bài:QUANG – PHÁT QUANG. Mức độ:2)

Nếu ánh sáng huỳnh quang có màu vàng thì ánh sáng kích thích không thể là ánh sáng

A. màu đỏ.

B. màu lục.

C. màu lam.

D. màu tím.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 157: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:H.TƯỢNG QUANG DẪN. Mức độ:2)

Điều nào sau đây sai khi nói về quang điện trở ?

A. Quang điện trở là điện trở làm bằng chất bán dẫn.

B. Khi được chiếu ánh sáng thích hợp thì giá trị của quang điện trở giảm.

C. Quang điện trở có cấu tạo gồm một dây (hay là một lớp) bằng chất quang dẫn trên đế cách điện.

D. Quang điện trở là một nguồn điện hoạt động nhờ năng lượng ánh sáng.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 158: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng Em thấp sang trạng thái dừng có năng lượng En cao hơn thì nó

A. sẽ phát ra phôtôn có năng lượng bằng : En – Em .

B. hấp thụ phôtôn có năng lượng bằng : En – Em .

C. sẽ phát ra phôtôn có năng lượng bằng : En + Em .

D. hấp thụ phôtôn có năng lượng bằng : En + Em .

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 159: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Quang phổ của một khối hiđrô ở áp suất thấp

A. luôn là quang phổ vạch phát xạ.

B. luôn là quang phổ vạch hấp thụ.

C. có thể là quang phổ vạch phát xạ hoặc quang phổ vạch hấp thụ.

D. là quang phổ liên tục.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 160: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử hyđrô có năng lượng

A. thấp nhất và elctron chuyển động trên quỹ đạo xa hạt nhân nhất.

B. cao nhất và elctron chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất.

C. thấp nhất và elctron chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất.

D. cao nhất và elctron chuyển động trên quỹ đạo xa hạt nhân nhất.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 161: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Ở trạng thái cơ bản, electron của nguyên tử hiđrô chuyển động trên quỹ đạo

A. K .

B. L .

C. M .

D. N .

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 162: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Tìm phát biểu SAI .

A. Nguyên tử có năng lượng xác định khi nguyên tử đó đang ở trạng thái dừng.

B. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ năng lượng.

C. Khi chuyển trạng thái dừng nguyên tử luôn phát ra phôtôn.

D. Nguyên tử ở trạng thái dừng thì electron chuyển động trên các quỹ đạo dừng.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 163: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:H.TƯỢNG QUANG DẪN. Mức độ:2)

Hạt tải điện trong các chất quang dẫn khi được chiếu sáng thích hợp là

A. electron dẫn và iôn dương.

B. lỗ trống mang điện dương và iôn âm.

C. electron dẫn và lỗ trống mang điện dương.

D. iôn dương và iôn âm.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 164: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:H.TƯỢNG QUANG DẪN. Mức độ:2)

Khi không được chiếu sáng, các chất quang dẫn có

A. các electron tự do nhưng không có lỗ trống.

B. các lỗ trống nhưng không có electron tự do.

C. rất ít electron tự do và lỗ trống.

D. nhiều electron tự do và lỗ trống.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 165: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:H.TƯỢNG QUANG DẪN. Mức độ:2)

Để sử dụng được pin quang điện ta phải

A. nạp điện cho pin từ một nguồn điện khác như nạp điện cho ắcquy.

B. chiếu sáng lớp kim loại mỏng trên cùng bằng ánh sáng thích hợp.

C. chiếu bức xạ nhiệt vào pin .

D. làm cho hai cực của pin nhiễm điện bằng cách tiếp xúc với vật nhiễm điện khác.

ĐÁP ÁN: B.

 

Mức độ VẬN DỤNG (10 câu)

 

Câu 166: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:3)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s ; giới hạn quang điện của vonfam là 275 nm. Chiếu bức xạ có bước sóng 0,18 vào bề mặt của vonfam thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện có giá trị là

A. 2,38 eV.

B. 3,81.10-19 eV.

C. 23,8 eV.

D. 38,1.10-18 J.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 167 : (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:3)

Khi chiếu riêng rẽ hai bức xạ có tần số f1 và f2 (với f1 < f2) vào một quả cầu kim loại đặt cô lập thì đều xảy ra hiện tượng quang điện với điện thế cực đại của quả cầu lần lượt là V1 và V2 . Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ trên vào quả cầu này thì điện thế cực đại của nó là

A. V1+V2.

B. .

C. V2 .

D. V1 .

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 168: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:3)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Một tấm kim loại cô lập điện, có công thoát A = 6,075.10-19J, được chiếu sáng bằng một đơn sắc thì điện thế cực đại của tấm kim loại này bằng 2,4 V. Đơn sắc này có bước sóng là

A. 0,3.

B. 0,2.

C. 0,5.

D. 0,4.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 169: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:3)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Chiếu vào một bản kim loại, có công thoát A = 4,5 eV, đồng thời hai bức xạ điện từ có tần số f1 = 10,3.1014 Hz và bước sóng thì hiện tượng quang điện

A. xảy ra do bức xạ có bước sóng .

B. xảy ra do bức xạ có tần số f1. .

C. xảy ra do cả hai bức xạ.

D. không xảy ra.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 170: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:3)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Một nguồn phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 với công suất 12 W thì số phôtôn phát ra trong 1s là

A. 6.1019 .

B. 1,51.1019 .

C. 4,53.1019.

D. 3,02.1019 .

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 171: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:H.TƯỢNG QUANG DẪN. Mức độ:2)

Một chùm sáng gồm các bức xạ có tần số lần lượt là f1 = 3.1014 Hz ; f2 = 2,5.1014 Hz ; f3 = 3,5.1014 Hz chiếu vào một chất bán dẫn có giới hạn quang dẫn 0,90mm. Bức xạ gây ra hiện tượng quang dẫn có tần số là

A. f1 .

B. f2 và f3 .

C. f3.

D. cả ba bức xạ .

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 172: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:3)

Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En cao xuống trạng thái dừng có năng lượng Em thấp hơn thì nó phát ra một phô tôn có bước sóng bằng 0,6625 mm. Hiệu En – Em bằng

A. 1,875 eV.

B. 1,124 eV.

C. 13,6 eV.

D. 0,89 eV.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 173: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:3)

Bước sóng ngắn nhất của đơn sắc trong quang phổ của nguyên tử hiđrô là 0,09134 mm. Để iôn hóa nguyên tử hiđrô từ trạng thái cơ bản người ta cần một năng lượng

A. 13,5996 eV.

B. 13,6035 eV.

C. 13,5832 eV.

D. 13,6142 eV.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 174: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:3)

Một khối khí hiđrô giả sử các electron đang ở quĩ đạo M. Số đơn sắc phát ra từ khối khí trên là

A. một.

B. hai.

C. ba.

D. bốn.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 175: (Phần CHUNG. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:3)

Các vạch thấy được trong quang phổ phát xạ của hiđrô tương ứng với các dãy bước sóng (640nm760nm); (450nm510nm); (430nm450nm); (380nm420nm). Vạch nằm trong dãy bước sóng (430nm450nm) là

A. Hd.

B. Hg.

C. Ha.

D. Hb.

ĐÁP ÁN: B.

 

CHƯƠNG : THUYẾT TƯƠNG ĐỐI .

 

1) Số câu : 05 câu (từ 176 đến 180) gồm :

- Mức độ BIẾT : 2 câu .

- Mức độ HIỂU : 2 câu .

- Mức độ VẬN DỤNG : 1 câu .

2) Các câu hỏi :

 

Mức độ BIẾT (2 câu)

 

Câu 176: (Phần CHUNG. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mục:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:1)

Theo lí thuyết Anh-xtanh, một vật có khối lượng m0 ở trạng thái nghỉ thì khi chuyển động với tốc độ v, khối lượng của vật là

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 177: (Phần CHUNG. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mục:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:1)

Theo lí thuyết Anh-xtanh, vật có khối lượng m thì năng lượng toàn phần xác định bởi công thức

A. E = mc.

B. E = mc2.

C. E = m2c.

D. E = m2c2.

ĐÁP ÁN: B.

 

Mức độ HIỂU (2 câu)

 

Câu 178: (Phần CHUNG. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mục:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:2)

Vật có khối lượng nghỉ là m0, khi chuyển động với tốc độ v có khối lượng là m thì động năng của vật là

A. Wđ = (m + m0)c2.

B. Wđ = (m – m0)v2.

C. Wđ = (m – m0)c2.

D. Wđ = (m + m0)v2.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 179: (Phần CHUNG. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mục:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:2)

Tốc độ ánh sáng trong chân không là c. Khối lượng tương đối tính của vật có khối lượng nghỉ m0 = 54 kg khi chuyển động với tốc độ v = 0,8c là

A. 90 kg.

B. 54 kg.

C.56 kg.

D. 120 kg.

ĐÁP ÁN: A.

 

Mức độ VẬN DỤNG (1 câu)

 

Câu 180: (Phần CHUNG. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mục:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:3)

Tốc độ ánh sáng trong chân không là c. Một hạt có động năng bằng năng lượng nghỉ của nó thì tốc độ của hạt là

A. v = 0,5c.

B. v = 0,8c.

C. v = c.

D. v = 0,6c.

ĐÁP ÁN: D.

 

CHƯƠNG : VẬT LÝ HẠT NHÂN .

 

1) Số câu : 86 câu (từ 181 đến 266) gồm :

- Mức độ BIẾT : 30 câu .

- Mức độ HIỂU : 32 câu .

- Mức độ VẬN DỤNG : 24 câu .

2) Các câu hỏi :

 

Mức độ BIẾT (30 câu)

 

 

PHẦN 4: VẬT LÝ HẠT NHÂN

 

Câu 181: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn là

A. prôtôn và êlectrôn.

B. nuclôn.

C. êlectrôn và nơtrôn.

D. pôzitrôn.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 182: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Phát biểu nào sau đây sai? Số prôtôn trong hạt nhân bằng số

A. thứ tự Z của nguyên tử trong bảng phân loại tuần hoàn Men-đê-lê-ép.

B. điện tích nguyên tố của hạt nhân.

C. nuclôn (A) trừ số nơtrôn (N).

D. êlectrôn ở lớp ngoài cùng.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 183: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có

A. cùng số nơtrôn N, khác số khối A.

B. cùng số prôtôn Z, khác số nơtrôn N.

C. cùng số êlectrôn, khác số prôtôn Z.

D. cùng số khối A, khác số nơtrôn N.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 184: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Đơn vị khối lượng nguyên tử u là khối lượng của

A. hạt nhân nguyên tử hê li.

B. hạt nhân nguyên tử hi đrô.

C. hạt prôtôn.

D. lần khối lượng của đồng vị .

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 185: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Tìm phát biểu SAI. Lực hạt nhân

A. là lực hút giữa các nơtrôn với nhau.

B. là tương tác giữa các nuclôn với nhau.

C. chỉ tồn tại ở khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng m.

D. không cùng bản chất với lực tĩnh điện hay lực hấp dẫn.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 186: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Độ hụt khối của một hạt nhân bằng

A. khối lượng hạt nhân trừ tổng khối lượng các nuclôn cấu tạo nên hạt nhân đó.

B. tổng khối lượng các nuclôn có trong hạt nhân trừ khối lượng hạt nhân.

C. tổng khối lượng các nuclôn có trong hạt nhân trừ khối lượng nguyên tử.

D. tổng khối lượng các nuclôn có trong hạt nhân và khối lượng hạt nhân.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 187: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Chọn phát biểu sai.

A. Năng lượng liên kết của một hạt nhân bằng năng lượng tỏa ra khi kết hợp các nuclôn thành hạt nhân.

B. Khi muốn tách các nuclôn trong hạt nhân thành các nuclôn riêng rẽ phải cung cấp năng lượng bằng năng lượng liên kết.

C. Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân càng lớn thì hạt nhân càng bền.

D. Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân càng lớn nếu số nuclôn trong hạt nhân càng lớn.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 188: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:1)

Chương Hạt nhân nguyên tử / Chung / mức độ 1

Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân nguyên tử

A. tự động phát ra các tia phóng xạ và biến thành hạt nhân khác.

B. tự động phát ra các bức xạ điện từ và biến thành hạt nhân khác.

C. tự động phát ra các tia phóng xạ và không biến đổi hạt nhân.

D. phát ra các tia phóng xạ khi bị bắn phá bằng những hạt chuyển động nhanh.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 189: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:1)

Tìm phát biểu sai. Khi phóng xạ a

A. hạt nhân con so với hạt nhân mẹ có số khối giảm 4.

B. hạt nhân con so với hạt nhân mẹ có điện tích giảm 2.

C. tia a có bản chất là dòng hạt nhân nguyên tử .

D. tia a có tốc độ bằng ánh sáng.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 190: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:1)

Ở hiện tượng phóng xạ, tia b

A. gồm cả dòng êlectrôn âm và dòng êlectrôn dương.

B. là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn.

C. chỉ lệch về phía bản âm của tụ điện.

D. mang điện tích +2e hoặc –2e.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 191: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:1)

Bản chất tia g dòng các hạt

A. prôtôn.

B. phôton có bước sóng nhỏ hơn 10-11 m.

C. êlectrôn dương.

D. êlectrôn âm.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 192: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:1)

Công thức dưới đây không diễn tả đúng định luật phóng xạ là

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 193: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:1)

Với l là hằng số phóng xạ, chu kỳ bán rã T của một chất phóng xạ là

A. thời gian cần thiết để chất phóng xạ mất hết tính phóng xạ.

B. một nửa thời gian cần thiết để một khối chất phóng xạ biến thành chất khác.

C. thời gian cần thiết để một nửa số nguyên tử của chất phóng xạ trở thành chất khác.

D. khoảng thời gian ngắn nhất để quá trình phóng xạ lặp lại.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 194: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng hạt nhân nhân tạo ?

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 195: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Tìm phát biểu SAI.

A. Mọi quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân đều gọi là phản ứng hạt nhân.

B. Định luật bảo toàn số nuclôn là một trong các định luật bảo toàn của phản ứng hạt nhân .

C. Trong phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng, các hạt nhân mới sinh ra kém bền vững hơn.

D. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì năng lượng liên kết càng lớn .

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 196: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Trong phản ứng hạt nhân : thì X là

A. nơtrôn.

B. êlectrôn.

C. hạt .

D. hạt .

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 197: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Dùng đơtơri bắn phá natri thu được đồng vị . Phương trình mô tả phản ứng hạt nhân trên là

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 198: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Tìm phát biểu SAI . Trong phản ứng hạt nhân có định luật bảo toàn

A. điện tích.

B. số nuclôn.

C. năng lượng toàn phần.

D. khối lượng.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 199: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:1)

Sau khi phóng xạ , hạt nhân thành hạt nhân con có

A. 15 prôtôn và 15 nơtrôn.

B. 14 prôtôn và 16 nơtrôn.

C. 16 prôtôn và 14 nơtrôn.

D. 17 prôtôn và 13 nơtrôn.

Đán án: B.

 

Câu 200: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Trong phản ứng hạt nhân, so với tổng khối lượng của các hạt tham gia, tổng khối lượng các hạt sau phản ứng có giá trị

A. không đổi.

B. luôn tăng.

C. luôn giảm.

D. tăng hoặc giảm tùy theo phản ứng.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 201: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH. Mức độ:1)

Để phản ứng hạt nhân dây chuyền xảy ra thì hệ số nhân nơtrôn k phải

A. nhỏ hơn 1.

B. lớn hơn 1.

C. bằng 1.

D. lớn hơn hay bằng 1.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 202: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH. Mức độ:1)

Chọn câu sai.

A. Phản ứng nhiệt hạch không làm ô nhiễm môi trường.

B. Nhà máy điện nguyên tử chuyển năng lượng hạt nhân thành điện năng.

C. Trong nhà máy điện nguyên tử phản ứng dây chuyền xảy ra ở mức tới hạn.

D. Trong lò phản ứng hạt nhân, các thanh urani phải có khối lượng nhỏ hơn khối lượng tới hạn.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 203: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH. Mức độ:1)

Hệ số nhân nơtrôn k trong lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động được điều khiển để

A. k = 1.

B. k < 1.

C. k > 1.

D. k ³ 1.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 204: (Chương Vật lý hạt nhân/ bài phản ứng phân hạch/ chung / mức độ 1)

Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hạch ?

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 205: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH. Mức độ:1)

Phản ứng nhiệt hạch là sự

A. kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn trong điều kiện nhiệt độ rất cao.

B. phân chia một hạt nhân nhẹ thành hai hạt nhân nhẹ hơn kèm theo sự tỏa nhiệt.

C. phân chia một hạt nhân rất nặng thành các hạt nhân nhẹ hơn.

D. kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình thành một hạt nhân rất nặng ở nhiệt độ rất cao.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 206: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH. Mức độ:1)

Cho phản ứng hạt nhân : . Đây là phản ứng

A. phân hạch .

B. nhiệt hạch.

C. thu năng lượng.

D. phân rã phóng xạ.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 207: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH. Mức độ:1)

Hiện tượng phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở chỗ

A. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

B. đều phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài.

C. đều là quá trình tự phát.

D. có thể xảy ra ở các hạt nhân nặng hay nhẹ.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 208: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH. Mức độ:1)

Tìm phát biểu SAI. Phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch đều

A. là phản ứng tỏa năng lượng.

B. dẫn đến sự biến đổi hạt nhân.

C. xảy trong điều kiện nhiệt độ cao.

D. sinh ra các hạt sau phản ứng bền vững hơn.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 209: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:1)

Chọn phát biểu sai . Hiện tượng phóng xạ

A. là quá trình hạt nhân tự phát ra tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.

B. là trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân.

C. tuân theo định luật phóng xạ.

D. là quá trình tuần hoàn có chu kỳ T gọi là chu kỳ bán rã.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 210: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:1)

Một chất phóng xạ có khối lượng , sau 5 chu kỳ bán rã khối lượng chất phóng xạ còn lại là

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: C.

 

Mức độ HIỂU (32 câu)

 

Câu 211: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Nitơ N16 là chất phóng xạ có chu kỳ bán rã 7,2s. Sau 36s tỉ số phần trăm giữa số hạt nhân N16 còn lại với số hạt nhân ban đầu của nó là

A. 20%.

B. 96,875%.

C. 2%.

D. 3,125%.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 212: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 2,6 năm và ban đầu có số nguyên tử là 1024. Số nguyên tử còn lại sau 3,9 năm là

A. 25.1022.

B. 25.1022.

C. 50.1022.

D. 50.1022.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 213: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Iôt là chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 8,9 ngày đêm thì hằng số phóng xạ là

A. λ = 7,78.10-2 s-1.

B. λ = 9.10-7 s-1.

C. λ = 6,17 s-1 .

D. λ = 935.10-7 s-1.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 214: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Trong hiện tượng phóng xạ, hạt nơtrinô và phản nitrơnô xuất hiện trong phân rã

A. b.

B. a.

C. g.

D. a, bg.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 215: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Trong phóng xạ b+, so với hạt nhân mẹ thì số khối A của hạt nhân con

A. không đổi.

B. tăng 1 đơn vị.

C. giảm 1 đơn vị.

D. tăng 2 đơn vị.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 216: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Trong phóng xạ b-, so với hạt nhân mẹ thì nguyên tử số Z của hạt nhân con

A. không đổi.

B. tăng 1 đơn vị.

C. giảm 1 đơn vị.

D. tăng 2 đơn vị.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 217: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Tìm phát biểu sai . Tia g

A. là dòng hạt không mang điện tích.

B. có đâm xuyên mạnh hơn tia ab.

C. là dòng hạt photon năng lượng cao.

D. bị lệch trong điện trường và từ trường.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 218: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Phóng xạ g làm cho hạt nhân con

A. có số khối giảm 4, điện tích giảm 2.

B. có số khối không đổi, điện tích tăng 1 đơn vị.

C. biến đổi từ trạng thái kích thích về trạng thái cơ bản.

D. có số khối không đổi, điện tích giảm 1 đơn vị.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 219: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Tìm phát biểu sai. Hạt nhân phóng xạ

A. tự phân hủy đồng thời phát kèm theo các tia a, b, g.

B. không bền vững.

C. chỉ có trong tự nhiên.

D. biến đổi thành hạt nhân khác.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 220: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Gọi mp là khối lượng prôtôn, mn là khối lượng nơtrôn. Hạt nhân , có độ hụt khối Dm, thì khối lượng hạt nhân là

A. mX = Zmp + A.mnDm.

B. mX = Dm – (Zmp + A.mn)

C. mX = Dm – (Zmp + (A – Z)mn.

D. mX = Zmp + (A – Z)mnDm

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 221: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Cho biết khối lượng prôtôn là mp = 1,0073 u và khối lượng nơtrôn mn = 1,0087 u. Hạt nhân có khối lượng hạt nhân mCo = 55,9400 u thì độ hụt khối của là

A. 4,5442u.

B. 1,5080u.

C. 10,5880u.

D. 4,0600u.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 222: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Trong một hạt nhân nguyên tử số prôtôn

A. bằng số nơtrôn.

B. nhỏ hơn số nơtrôn.

C. bằng tổng của số nuclon với số nơtrôn.

D. bằng số nuclon trừ cho số nơtrôn.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 223: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Ký hiệu hạt nhân của nguyên tố X có chứa 12 prôtôn và 13 nơtrôn là

A.

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 224: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X có số nuclôn là A = 9, số nơtrôn là N = 5 được ký hiệu như sau

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 225: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Hạt nhân kẽm ký hiệu có số nuclon là

A. A = 67 và số prôtôn Z = 37.

B. A = 30 và số prôtôn Z = 30.

C. A = 67 và số nơtrôn N = 37.

D. A = 30 và số nơtrôn N = 30.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 226: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Cho phản ứng hạt nhân : , X là hạt

A. .

B. .

C. .

D. n.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 227: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Cho phản ứng hạt nhân : , X là hạt

A.

B.

C.

D.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 228: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Cho phản ứng hạt nhân , X là hạt

A. .

B. .

C. .

D. p.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 229: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Cho phản ứng hạt nhân , X là hạt

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 230: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Trong phản ứng hạt nhân : thì X và Y lần lượt là

A. triti và đơteri.

B. và triti.

C. triti và.

D. prôtôn và.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 231: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Trong phản ứng hạt nhân : , giá trị của x và y là

A. x = 222 ; y = 86.

B. x = 222 ; y = 84.

C. x = 224 ; y = 84.

D. x = 224 ; y = 86.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 232: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Một chuỗi phóng xạ của mô tả bởi phản ứng : . Hạt nhân X là

A. .

B. .

C. .

D. một hạt nhân khác.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 233: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Dùng hạt bắn phá thì thu được một nơtrôn và hạt nhân

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 234: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Một chuỗi phản ứng hạt nhân có phương trình: các hạt nhân X,Y,Z lần lượt là

A. .

B.

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 235: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Từ hạt nhân phóng xạ 3 hạt và một hạt trong một chuỗi phóng xạ liên tiếp thì trở thành hạt nhân

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 236: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng ?

A. Tổng độ hụt khối các hạt trước phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng.

B. Tổng khối lượng các hạt trước phản ứng lớn hơn tổng khối lượngcủa các hạt sau phản ứng.

C. Sự phân rã phóng xạ của hạt nhân là phản ứng tỏa năng lượng.

D. Sự phân hạch của hạt nhân là phản ứng luôn tỏa năng lượng.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 237: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2))

Hạt nhân urani biến thành hạt nhân đồng thời phát ra

A. hai hạt và hai hạt.

B. ba hạt và hai hạt.

C. ha hạt và ba hạt.

D. ba hạt và bốn hạt.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 238: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Hạt hấp thụ một hạt nơtrôn sinh ra x hạt, y hạt , một hạt và bốn hạt nơtrôn thì

A. x = 6, y = 2 hạt.

B. x = 8, y = 1 hạt.

C. x = 6, y = 4 hạt.

D. x = 8, y = 4 hạt.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 239: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH. Mức độ:2)

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phản ứng phân hạch ?

A. Tổng khối lượng của các mảnh phân hạch bé hơn khối lượng của hạt nhân mẹ.

B. Tổng năng lượng liên kết của các mảnh phân hạch nhỏ hơn năng lượng liên kết của hạt nhân mẹ.

C. Phản ứng phân hạch là phản ứng tỏa năng lượng.

D. Tổng độ hụt khối của các mảnh phân hạch lớn hơn độ hụt khối của hạt nhân mẹ.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 240: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Chất phóng xạ S1 có chu kỳ bán rã T1, chất phóng xạ S2 có chu kỳ bán rã T2 = 2 T1. Khối lượng ban đầu của hai khối chất theo thứ tự là m01 và m02 . Gọi Dm1 là khối lượng S1 đã phân rã, m2 là khối lượng còn lại của S2 , sau thời gian t = T2

A. Dm1 = m01 còn m2 = m02.

B. Dm1 = m01 còn m2 = m02.

C. Dm1 = m01 còn m2 = m02.

D. Dm1 = m01 còn m2 = m02.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 241: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Ban đầu một mẫu chất phóng xạ có N0 hạt nhân, sau 3 chu kỳ bán rã số hạt nhân của mẫu chất này

A. còn lại 25% N0.

B. đã bị phân rã 25% N0.

C. còn lại 12,5% N0.

D. đã bị phân rã 12,5% N0.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 242: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Trong khoảng thời gian 4 giờ đã có 75% số hạt nhân ban đầu của một đồng vị phóng xạ bị phân rã. Chu kỳ bán rã của đồng vị phóng xạ này là

A. 1 giờ.

B. 3 giờ.

C. 2 giờ.

D. 4 giờ.

ĐÁP ÁN: C.

 

Mức độ VẬN DỤNG (24 câu)

 

Câu 243: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:3)

Biết khối lượng của hạt nhân là mC = 11,99041u; hạt prôtôn mp = 1,007276u; hạt nơtrôn mn = 1,008670 u, số Avô-ga-đrô NA = 6,02.1023 mol-1 và u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng tỏa ra khi tạo thành 2 g từ các nuclon riêng lẻ là

A. 156,89.1010 J.

B. 156,89.10-13 J.

C. 157,41.1010 J.

D. 157,41.10-13 J.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 244: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:3)

Biết các khối lượng: nguyên tử kali là m() = 38,9637u; hạt prôtôn mp = 1,007276u; hạt nơtrôn mn = 1,008665u; elctreon me = 0,000549u và u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân

A. 333,7 MeV.

B. 324,02 MeV.

C. 298,14 MeV.

D. 348,60 MeV.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 245: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:3)

Tia phóng xạ a và phóng xạ b không cùng

A. có khả năng ion hóa các chất khí.

B. là dòng hạt mang điện tích.

C. có khả năng đâm xuyên.

D. phóng ra hạt nơtrinô và phản nơtrinô.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 246: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:3)

Nếu sau 1 giờ khối lượng của một khối chất phóng xạ giảm 2 lần so với lúc đầu thì sau 4 giờ khối lượng của khối chất này giảm

A. 4 lần.

B. 3 lần.

C. 16 lần.

D. 9 lần.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 247: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:3)

Đồng vị phóng xạ có chu kỳ bán rã là 91,2 giờ. Lúc đầu có 6,02.1023 hạt nhân chất này. Sau 364,8 giờ số hạt nhân của nó biến đổi thành chất khác là

A. 5,64.1020.

B. 5,64.1023.

C. 0,75.1023.

D. 0,75.1020.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 248: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:3)

Chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là năm. Ban đầu có 2,048 kg thì thời gian để 2,044 kg chất ấy bị phân rã là

A. 21,3 năm.

B. 32 năm.

C. 42,6 năm.

D. 48 năm.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 249: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:3)

Pôlôni là chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 138 ngày đêm. Sau thời gian 276 ngày đêm, tỉ số phần trăm giữa khối lượng chất đã phân rã so với khối lượng ban đầu là

A. 75%.

B. 25%.

C. 50%.

D. 5%.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 250: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:3)

Sau 71 ngày đêm tỉ số phần trăm giữa khối lượng còn lại so với khối lượng ban đầu của chất phóng xạ bằng 3,125% thì chu kỳ bán rã là

A. 14,2 ngày đêm.

B. 26,3 ngày đêm.

C. 35 ngày đêm.

D. 17,75 ngày đêm.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 251: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:3)

Đồng vị Na24 phóng xạ b- tạo thành hạt nhân con là Mg. Ban đầu có 0,8g Na24, sau 3 chu kỳ khối lượng Mg sinh ra là

A. 0,4 g.

B. 0,2 g.

C. 0,7 g.

D. 1,6 g.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 252: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:3)

Biết các khối lượng . Hạt bắn phá hạt nhân gây ra phản ứng . Năng lượng tỏa ra từ phản ứng trên là

A. 7,75 MeV.

B. 11,21 MeV.

C. 8,72 MeV.

D. 5,76 MeV.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 253 : (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:3)

Cho u = 931,5 MeV/c2; khối lượng của và α là . Năng lượng tối thiểu để chia hạt nhân thành 3 hạt

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 254: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:3)

Cho phản ứng hạt nhân :. Biết ; u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng tỏa ra từ phản ứng là

A. 20 MeV.

B. 17,4 MeV.

C. 16 MeV.

D. 10,2 MeV.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 255: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:3)

Biết: ; 1u = 931,5 MeV/c2. Hạt nhân pôlôni có tính phóng xạ rồi biến thành chì Pb và tỏa năng lượng

A. .

B.

C.

D.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 256: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:3)

Cho ; mα = 4,0015u.. Khi tạo thành 1 mol hêli từ các nuclôn riêng rẽ thì năng lượng tỏa ra là

A.

B.

C.

D.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 257: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:3)

Biết ;. Dùng hạt bắn phá hạt nhân nhôm thu được phản ứng . Bỏ qua động năng của các hạt sinh ra thì động năng tối thiểu của hạt để phản ứng xảy ra là

A. 2,46 MeV.

B. 2,98 MeV.

C. 4,25 Mev.

D. 5,27 MeV.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 258: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH. Mức độ:3)

Một hạt nhân bị phân hạch sẽ tỏa năng lượng trung bình khoảng 200 MeV. Biết số Avôgađrô . Nếu phân hạch hoàn toàn 2,35kg một mẫu chất thì năng lượng tỏa ra là

A.

B.

C.

D.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 259: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH. Mức độ:3)

Biết các khối lượng . Cho phản ứng hạt nhân: , năng lượng phản ứng trên tỏa ra là

A. 3,1671 MeV.

B. 2,7390 MeV.

C. 7,4990 MeV.

D. 1,8820 MeV.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 260: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH. Mức độ:3)

Cho phản ứng : . Lấy . Khi tổng hợp được 2 g He từ phản ứng này thì năng lượng tỏa ra là

A. .

B. .

C. .

D. 84,76 J.

ĐÁP ÁN: B.

Câu 261: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH. Mức độ:3)

Độ hụt khối của các hạt nhân lần lượt là . Lấy . Phản ứng hạt nhân : có năng lượng

A. tỏa ra là E = 957,16 MeV.

B. thu vào là E = 957,16 MeV.

C. thu vào là E = 18,0711 MeV.

D. tỏa ra là E = 18,0711 MeV.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 262: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH. Mức độ:3)

Biết các khối lượng hạt nhân là ; . Cho phản ứng hạt nhân : . Năng lượng tỏa ra khi hình thành 2 mol chất từ phản ứng trên là

A. MeV.

B. MeV.

C. MeV.

D. MeV.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 263: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:3)

Biết NA = 6,022.1023 mol-1; u = 931,5 MeV/c2. Muốn phá vỡ 2 g hạt nhân thành các nuclôn riêng lẻ thì cần năng lượng

A. 0,67 MeV.

B. 1,86Mev.

C. 2,02 MeV.

D. MeV.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 264: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:3)

Côban có chu kỳ bán rã T = 5,7 năm, để độ phóng xạ giảm đi e lần (với lne = 1) phải cần khoảng thời gian là

A. 8,55 năm.

B. 9 năm.

C. 8,22 năm.

D. 8 năm.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 265: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:3)

Năng lượng liên kết hạt nhân là 160,5906 MeV, khối lượng hạt prôtôn , khối lượng hạt nơtrôn , u = 931,5 MeV/c2. Khối lượng hạt nhân

A. 19,9876 u.

B. 20,1072 u.

C. 19,2324 u.

D. 9,1556 u.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 266: (Phần CHUNG. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:3)

Biết số Avôgađrô là 6,02.1023 mol-1, số nơtrôn trong 119 g

A. 4,4.1025.

B. 2,2.1025.

C. 8,8.1025.

D. 1,2.1025.

ĐÁP ÁN: A.

 

CHƯƠNG : VI MÔ & VĨ MÔ .

 

1) Số câu : 35 câu (từ 267 đến 301) gồm :

- Mức độ BIẾT : 14 câu .

- Mức độ HIỂU : 12 câu .

- Mức độ VẬN DỤNG : 9 câu .

2) Các câu hỏi :

 

Mức độ BIẾT (14 câu)

 

Câu 267: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 1 .)

Hạt sơ cấp có kích thước nhỏ hơn

A. phân tử.

B. nguyên tử.

C. hạt nhân.

D. êlectrôn.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 268: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 1 .)

Hạt nơtrôn thuộc nhóm

A. phôtôn.

B. leptôn.

C. nuclôn.

D. hipêrôn.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 269: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 1 .)

Phản hạt của pôzitron là

A. êlectrôn.

B. nơtrôn.

C. prôtôn.

D. mêzôn π.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 270: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Theo số liệu năm 2007, số hành tinh ở hệ Mặt Trời là

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 271: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Hành tinh gần Mặt Trời nhất là

A. Kim tinh.

B. Thuỷ tinh.

C. Mộc tinh.

D. Thổ tinh.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 272: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Trong hệ Mặt Trời , hành tinh xa Mặt Trời nhất là

A. Hoả tinh.

B. Thổ tinh.

C. Thiên vương tinh.

D. Hải vương tinh.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 273: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Hai hành tinh kế bên Trái Đất là

A. Kim tinh và Hoả tinh.

B. Kim tinh và Thuỷ tinh.

C. Thuỷ tinh và Thổ tinh.

D. Hoả tinh và Thổ tinh.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 274: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Khi có nhật thực

A. Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất.

B. Trái Đất ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng.

C. Mặt Trời ở giữa Mặt Trăng và Trái Đất.

D. Mặt Trăng và Trái Đất cách đều Mặt Trời.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 275: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Trong thiên văn học “ đơn vị thiên văn “ dùng để đo

A. khoảng cách.

B. khối lượng.

C. thời gian.

D. nhiệt độ.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 276: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

“Năm ánh sáng “ là đơn vị đo

A. chiều dài.

B. thời gian.

C. cường độ sáng.

D. khối lượng.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 277: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Loại vật thể nào dưới đây không phải là thành viên của thiên hà ?

A. Sao trắng.

B. Sao siêu mới.

C. Sao chổi.

D. Sao đôi.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 278: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Đường kính Trái Đất khoảng

A. 5600km.

B. 11200km.

C. 6400km.

D. 12800km.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 279: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Hiện nay, trong phạm vi quan sát được, thì kích thước của vũ trụ đang

A. co lại.

B. dãn nở.

C. ổn định.

D. một phần ổn định một phần dãn nở.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 280: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Hành tinh trong hệ Mặt Trời có vành đai bụi (sáng) mỏng, rất rộng, bao quanh là

A. Hoả tinh.

B. Thổ tinh.

C. Mộc tinh.

D. Thuỷ tinh.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 281: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 2 .)

Một hạt cơ bản có điện tích thì phản hạt có

A. cùng điện tích và thời gian sống.

B. cùng điện tích nhưng khác khối lượng.

C. cùng độ lớn điện tích nhưng trái dấu và khác khối lượng.

D. cùng độ lớn điện tích nhưng trái dấu và cùng khối lượng.

ĐÁP ÁN : D.

 

Mức độ HIỂU (12 câu)

 

Câu 282: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 2 .)

Tìm phát biểu sai.

A. Các hạt cơ bản được chia thành ba (hay bốn) nhóm chính.

B. Nơtrinô là hạt nhẹ không mang điện.

C. Hiện nay số hạt cơ bản không quá một trăm.

D. Momen từ là một đặc trưng của hạt cơ bản.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 283: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 2 .)

Hạt nào dưới đây có khối lượng nhỏ nhất ?

A. Êlectrôn.

B. Nơtrôn.

C. Prôtôn.

D. Nơtrinô.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 284: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 2 .)

Các hạt cơ bản

A. hầu hết có phản hạt.

B. đều có khối lượng.

C. đều mang điện tích.

D. đều là hạt bền.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 285: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 2 .)

Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được chia thành hai nhóm là

A. nhóm Trái Đất và nhóm Mộc tinh.

B. nhóm Trái Đất và nhóm Hoả tinh.

C. nhóm Hoả tinh và nhóm Thổ tinh.

D. nhóm Mộc tinh và nhóm Thổ tinh.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 286: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 2 .)

Theo số liệu năm 2007, trong hệ Mặt Trời mỗi hành tinh có số vệ tinh

A. ít nhất là 1.

B. nhiều nhất là 2.

C. lên đến hàng trăm.

D. nhiều nhất là vài chục.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 287: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 2 .)

Cho rằng Trái Đất quay quanh Mặt Trời là chuyển động tròn với bán kính R = 150.106 km, thời gian quay một vòng quanh Mặt Trời là 360 ngày thì tốc độ của Trái Đất trong chuyển động quanh Mặt Trời là

A. 4,2.104 km/ngày.

B. 3.104 m/s.

C. 8,4.105 km/ngày.

D. 1,5.104 m/s.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 288: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 2 .)

Thành phần nào dưới đây không thuộc hệ Mặt Trời ?

A. Thiên thạch.

B. Vệ tinh.

C. Sao chổi.

D. Tinh vân.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 289: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 2 .)

Tìm phát biểu sai. Lỗ đen là một ngôi sao

A. phát sáng cực mạnh.

B. có lực hấp dẫn cực mạnh.

C. được cấu tạo từ các nơtrôn.

D. có khối lượng riêng rất lớn.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 290: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 2 .)

Sáng sớm ở đường chân trời quan sát thấy sao mai thì đó là một

A. vệ tinh.

B. sao kềnh.

C. sao trắng.

D. hành tinh.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 291: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 2 .)

Các sao nơtrôn là một trạng thái của quá trình biến đổi từ

A. sao có khối lượng lớn.

B. sao có khối lượng nhỏ.

C. tinh vân.

D. quaza.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 292: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 3 .)

Tương tác giữa các hađron là bản chất của tương tác

A. điện từ.

B. hấp dẫn.

C. hạt nhân mạnh.

D. hạt nhân yếu.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 293: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 3 .)

Hạt nào dưới đây cùng là hạt bền ?

A. Prôtôn và nơtrôn.

B. Nơtrôn v챠mêz褎n ̠㗗戍C噞㳞Êle듥tr爕 v뾁mêz䁈n 翏꟱

D蹖帣Êle鍮tr騠흱 v蝶卦phô藸ôn嬉憨ĐÁÞ箎ÁN 芫 D

M戤䷧ đḧVẬओDỤꚵ﹕ (
câ亗⦽

 

뢕턊u f嗠4:ᗠPh↓ C譕ᜍNG厡ᐕCh頗숱ng繥࢙ V蜸MÔ昷㌧ V诮ﭔMÔ樇꒦Bà矦ུ: 流ⱺT 耳ᕔ C廒亸 .ݹ짱ức䬿몲ộ 袅.)ﰁ촹hó伎뾖 x烛β 겣缌a 돷t 梛ân둂关à ﻎ❊ t룆㉈ng쏉銣ác샵罹A.蟉飮iệ契䘉từ⿾榑B.त긹ạt삲뾽hâ聱ꔸyế圞᎑

C澎hạ覫೓nh矈傳 m暽h.█죗. ﴷ뗁p 콏n.씽䀮ÁP벤⤈N ߡB.⠍伩

C蟾⩧ 2﨣ₖ: 蟢ꂵhầ撟旳CH嬭讃G.館㴳hưⰵﳳg ኮVI蜹ײַÔ ⾳VĨ쐒胡Ô.餔㭜àiꢹ H岪袼VĨꠏꢻÔX넍٩Mứꉣಔđộ鞺鮚 ]Tố郪鱉độ᨝䑤ểm㴘酪 t㗬똓h 垿â諡䒡笶ạo䘦焘huﲒn聰䓣鬯ng션䪃uaॴሤq뚛屇h ⛅ái텞ấ㟣ꒇ䶯à 㦉芳. 8仠鳹s.繭艔.‘䕪ಛ8㇨Ѵᯕ/s㕍索CÄ殥1⟩睐灐m/푾

Fಟ钽1昣枆ⳑ k䶒s铚붚鐜Á텘呭엎N קB㩣뀖榎

ᖷ鐮ꖀ 2ꨘฺ:ż極훚h즊CH퓛ኣG뙶퓗官h롷⭉忁g ⾗V宻Ⴔ괡Ô냟樿ऻVǡ鴮얩Ô빷à敍 Ö餮V媇စ큜Ô䱱豚⎀MỒ䜻柊đ룦֘ద ࡽN᷐킿搇t拄쇾欎惏i㿜◀﻾t瘰젉䅜m咰đ襊䛟껵 偶ᩡ駘轰㕈秜펀n茕癷㞣a⓿ᕹ ⽕抝⨓d껩͖萙úశ䘣밺à펻捖V.ٿ偆髚i氉㳞DŽ襁祁ุặᐯ뀷䮖r຦⣶ƒ⻩⢣纘pꇿ㽪℟n䥆遡䁖‚皷늇뀻á颒┗ấ쩬౿등꺢ඬﰣt碜螦獗ờ缞䋢뫑甛䭒䐕C據䫖ầ꧹怘ĉ褄᪠㪍l꿻ܲ 䶛톟ഋ磃젋떚uﱦ᭴㴮y듳鞞᪇趦ꣀ.矎ꪊ㨁þ꽊▉냌ὴ ᶈᔳ清ô郺뗭㝀殿盆㼗a홉捔힩mẶ㸺湨皔䵒颂N勷㼁㦝뵔厺뢣瓌ᨢᙇⱀ 긢晣ᢃ瘇哺ꇨ쨢菉ꙙC嫰닡␣主匕䶨ꚁ鍅酿gᄛ䮪瘔踛惘⿜兪镫V囍怾䣳꫰꜍秇肺뽔퍂溝ᰔ갊钽騫?䦵M놀봣⿴좫㚳߫ྱ烇䌐áㆦᏹွ⏍㈘粚敕灿퇩픻⠎ԃᜢ湢斋夽䷘㻧䥲㬦껺㸵퓺ʊ怏굃᱖ꬰ献䒼階裝중 ಖ䎗嶸坖ᢔ棫ﴹ㆏䥦晡㠉硒㛌숦싎䢕辡금峳䙣ㆈ剃ﱿ蝹䬑畇胻훐ﮊ䴃螅忝륅䲜엗铀亏⳺삔梯\鴄䯳폤቟뜉烡ꈶ䎤쯐撣ㄆ懇ꪥ県࣑᯺績訥鎲ힲꌎ묊Ɏ瑼辌ꐧV흋泄煺ڥ졵ﶂ躟ᝠ蠛☉䎃ὧ뇷㡤ꁤ덴Û米慪瓓䥘넵ᜉﱫ㲁꿎蔣㯊삪遵ឞ䪟웦茡ˋ㧽ᎏ⊀洏䵿﵊琅齽ㄏ㔌쪵빚Ḳଜ簑ẳ좁ꗚ鄡䭹福Λ䓣㒹휔ḋG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 3 .)

Trong quá trình tiến hoá những sao có khối lượng tương đương Mặt Trời sẽ trở thành

A. sao chắt trắng.

B. punxa.

C. lỗ đen.

D. sao đôi.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 299: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 3 .)

Vật thể nào dưới đây có cấu tạo đều là nơtrôn ?

A. Punxa và lỗ đen.

B. Punxa và quaza.

C. Quaza và tinh vân.

D. Tinh vân và lỗ đen.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 300: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 3 .)

Gọi Ft và Fd là lực hấp dẫn do Mặt Trời và Trái Đất tác dụng lên mặt trăng . Rt và Rd là khoảng cách từ mặt trăng đến Mặt Trời và Trái Đất . Mt và Md là khối lượng Mặt Trời và Trái Đất . Biết Mt = 300.000Md và Rt = 300Rd , khi đó

A. Ft = Fd .

B. Fd = 0,3Ft .

C. Ft = 0,3Fd .

D. Ft = 10Fd .

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 301: (Phần CHUNG. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 3 .)

Cấu trúc nào dưới đây không phải là thành viên của thiên hà ?

A. Lỗ đen.

B. Sao trắng.

C. Quaza.

D. Punxa.

ĐÁP ÁN : C.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II) PHẦN CƠ BẢN .

 

CHƯƠNG : SÓNG ÁNH SÁNG .

 

1) Số câu : 9 câu (từ 302 đến 310) gồm :

- Mức độ BIẾT : 2 câu .

- Mức độ HIỂU : 5 câu .

- Mức độ VẬN DỤNG : 2 câu .

2) Các câu hỏi :

 

Mức độ BIẾT (2 câu)

 

Câu 302: (Phần CƠ BẢN. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Biết bước sóng của các ánh sáng đơn sắc đỏ, lục, chàm, tím là lđ , ll , lc , lt . Thứ tự các bước sóng đó là

A. lt >lc > ll > lđ.

B. lđ > ll > lc > lt.

C. lt < ll < lc < lđ.

D. lđ < lt < lc < ll..

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 303: (Phần CƠ BẢN. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, khoảng cách giữa hai khe là 3 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 3 m. Ánh sáng trắng chiếu vào hai khe có bước sóng từ 0,38 đến 0,76. Bề rộng của quang phổ ở kế bên vân trung tâm là

A. 3,80 mm.

B. 0,38 mm.

C. 1,90 mm.

D. 0,19 mm.

ĐÁP ÁN: B.

 

Mức độ HIỂU (5 câu)

 

Câu 304: (Phần CƠ BẢN. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Có ba chùm sáng là: ánh sáng trắng, ánh sáng đơn sắc đỏ, ánh sáng đơn sắc tím. Tìm phát biểu SAI.

A. Chùm ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

B. Chùm ánh sáng đỏ không bị tán sắc khi qua lăng kính.

C. Bước sóng của mỗi chùm sáng trên chỉ có một giá trị cố định.

D. Chùm ánh sáng tím lệch về đáy lăng kính nhiều nhất.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 305: (Phần CƠ BẢN. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách hai khe là 0,5 mm, màn quan sát cách hai khe 2 m. Bề rộng của 10 vân sáng liên tiếp trên màn bằng 1,8 cm. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là

A. l = 0,45 mm.

B. l = 0,5 mm.

C. l = 0,72 mm.

D. l = 0,6 mm.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 306: (Phần CƠ BẢN. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Thực hiện giao thoa của ánh sáng đơn sắc bằng hai khe Y-âng, bề rộng của 10 khoảng vân trên màn quan sát là 2,6 cm. Tại điểm N trên màn cách vân sáng trung tâm 6,5 mm là

A. vân sáng bậc 2.

B. vân tối thứ 2.

C. vân sáng bậc 3.

D. vân tối thứ 3.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 307: (Phần CƠ BẢN. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng , hai khe cách nhau a = 0,5 mm, màn quan sát cách hai khe D = 2m, ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là l = 0,5 mm. Trong vùng giao thoa đối xứng qua vân trung tâm trên màn có bề rộng là = 26 mm đếm được

A. 13 vân sáng.

B. 12 vân sáng.

C. 7 vân sáng.

D. 6 vân sáng.

ĐÁP ÁN : A.

Câu 308: (Phần CƠ BẢN. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong thí nghiệm giao thoa của ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38 đến 0,76, bằng hai khe Young, khoảng cách giữa hai khe là a = mm. Bề rộng của quang phổ bậc một là 2,85 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát bằng

A. 2,6 m.

B. 3,8 m.

C. 3 m.

D. 2 m.

ĐÁP ÁN: D.

 

Mức độ VẬN DỤNG (2 câu)

 

Câu 309: (Phần CƠ BẢN. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Một lăng kính thủy tinh ABC có góc chiết quang A = 400, có chiết suất đối với ánh sáng vàng là nv = và ánh sáng lục là = . Lần lượt chiếu vào mặt bên AB của lăng kính các ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng, lục theo phương vuông góc với mặt bên AB thì các tia ló ra khỏi mặt bên AC của lăng kính là

A. tia đỏ.

B. tia vàng.

C. tia đỏ và tia vàng.

D. tia đỏ, tia vàng, tia lục.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 310: (Phần CƠ BẢN. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe S1, S2 cách nhau a = 1 mm, màn quan sát cách hai khe D = 1 m, ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 mm. Gọi M là hình chiếu của khe S1 trên màn quan sát thì M ở trên

A. vân tối thứ nhất.

B. vân sáng bậc 1.

C. vân sáng bậc 2.

D. vân tối thứ 2.

ĐÁP ÁN : B.

 

 

CHƯƠNG : LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG .

 

1) Số câu : 19 câu (từ 311 đến 329) gồm :

- Mức độ BIẾT : 6 câu .

- Mức độ HIỂU : 10 câu .

- Mức độ VẬN DỤNG : 3 câu .

2) Các câu hỏi :

 

Mức độ BIẾT (6 câu)

 

Câu 311: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:1)

Ở nguyên tử hiđrô, bán kính các quỹ đạo dừng

A. tăng tỉ lệ với bình phương các số lẻ liên tiếp.

B. tăng tỉ lệ bậc nhất với các số nguyên liên tiếp.

C. giảm tỉ lệ với bình phương các số nguyên liên tiếp.

D. tăng tỉ lệ với bình phương các số nguyên liên tiếp.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 312: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:H.TƯỢNG QUANG DẪN. Mức độ:1)

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về hiện tượng quang dẫn ?

A. Hiện tượng giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng gọi là hiện tượng quang dẫn.

B. Trong hiện tượng quang dẫn, êlectrôn liên kết được giải phóng trở thành một êlectrôn dẫn.

C. Một trong những ứng dụng của hiện tượng quang dẫn là việc chế tạo quang điện trở.

D. Năng lượng cần thiết để giải phóng êlectrôn liên kết thành êlectrôn dẫn là rất lớn.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 313: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:H.TƯỢNG QUANG DẪN. Mức độ:1)

Điều nào sau đây là sai ? Quang điện trở

A. là điện trở làm bằng chất bán dẫn.

B. có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.

C. là một ứng dụng của hiện tượng quang điện trong.

D. có điện trở suất giảm khi có ánh sáng chiếu vào.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 314: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:1)

Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En về trạng thái dừng có năng lượng Em = En – ε thì phát ra phôtôn có bước sóng

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 315: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:1)

Chiếu ánh sáng thích hợp vào bề mặt kim loại để hiện tượng quang điện xảy ra thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc vào

A. số phôtôn đập vào bề mặt kim loại.

B. số lượng electron bật ra khỏi bề mặt kim loại.

C. tần số ánh sáng chiếu vào kim loại và bản chất kim loại.

D. cường độ chùm sáng kích thích.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 316: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:1)

Chiếu ánh sáng thích hợp vào bản kim loại để hiện tượng quang điện xảy ra thì các electron quang điện có động năng ban đầu cực đại

A. nhỏ hơn năng lượng phôtôn chiếu đến bản kim loại.

B. lớn hơn năng lượng phôtôn chiếu đến bản kim loại.

C. bằng hơn năng lượng phôtôn chiếu đến bản kim loại.

D. tỷ lệ với cường độ của chùm sáng chiếu đến bản kim loại.

ĐÁP ÁN: A.

 

Mức độ HIỂU (10 câu)

 

Câu 317: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Một nguồn phát đơn sắc với công suất phát xạ 100 W thì số phôtôn phát ra trong 1 phút là 1,6.1022. Bước sóng của đơn sắc là

A. 0,53.

B. 0,68.

C. 0,58.

D. 0,65.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 318: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Chiếu một đơn sắc có bước sóng 0,5 vào bản kim loại có công thoát A = 2 eV thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện là

A. 7,75.10-20J .

B. 0,951.10-18J.

C. 3,975.10-19J.

D. 2,5 eV.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 319: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s; công thoát êlectrôn của một kim loại là A = 7,95.10-19 J. Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là

A. = 0,475 mm.

B. = 0,250 mm.

C. = 0,175 mm.

D. = 0,725 mm.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 320: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Một điểm khác nhau giữa mẫu nguyên tử Bo và mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho là khi mô tả về

A. cấu tạo hạt nhân nguyên tử.

B. cấu tạo nguyên tử .

C. trạng thái nguyên tử có năng lượng ổn định.

D. hình dạng của hạt nhân nguyên tử.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 321: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Ở hiện tượng quang điện trong, năng lượng kích hoạt là năng lượng cần thiết để

A. giải phóng một electron ra khỏi bề mặt của kim loại.

B. giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn.

C. làm phát xạ nhiệt các electron ra khỏi catốt.

D. tế bào quang điện có thể tạo ra dòng quang điện.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 322: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Ở mẫu nguyên tử Bo, trạng thái kích thích có năng lượng càng cao ứng với bán kính quỹ đạo của electron

A. càng lớn và trạng thái đó càng kém bền vững.

B. càng lớn và trạng thái đó càng bền vững.

C. càng nhỏ và trạng thái đó càng kém bền vững.

D. càng nhỏ và trạng thái đó càng bền vững.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 323: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Ở mẫu nguyên tử Bo, trạng thái kích thích có năng lượng càng thấp ứng với bán kính quỹ đạo của electron

A. càng lớn và trạng thái đó càng kém bền vững.

B. càng lớn và trạng thái đó càng bền vững.

C. càng nhỏ và trạng thái đó càng kém bền vững.

D. càng nhỏ và trạng thái đó càng bền vững.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 324: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Nguyên tử hiđrô có vạch quang phổ ứng với bước sóng 820 nm thuộc vùng

A. ánh sáng nhìn thấy.

B. hồng ngoại.

C. tử ngoại.

D. tia X.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 325: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Đối với nguyên tử hiđrô, ký hiệu bán kính Bo là r0 thì bán kính quỹ đạo dừng thứ n là

A. rn = (n + 1)2ro.

B. rn = 2nro.

C. rn = n2ro.

D. rn = (2n + 1)ro.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 326: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:QUANG – PHÁT QUANG. Mức độ:2)

Chất phát quang sơn trên các biển báo giao thông là chất

A. phản quang.

B. lân quang.

C. huỳnh quang.

D. quang dẫn.

ĐÁP ÁN: B.

Mức độ VẬN DỤNG (3 câu)

 

Câu 327: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:3)

Các vạch thấy được trong quang phổ phát xạ của hiđrô tương ứng với các dãy bước sóng (640nm760nm); (450nm510nm); (430nm450nm); (380nm420nm). Vạch Ha nằm trong dãy bước sóng

A. (640nm760nm).

B. (450nm510nm).

C. (430nm450nm).

D. (380nm420nm).

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 328: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: HT QUANG ĐIỆN TRONG. Mức độ:3)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Một chất có năng lượng kích hoạt là 0,30 eV thì có giới hạn quang dẫn là

A. 4,14 mm.

B. 1,88 mm.

C. 0,32 mm.

D. 5,46 mm.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 329: (Phần CƠ BẢN. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:HT QUANG ĐIỆN TRONG. Mức độ:3)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Một chất có giới hạn quang dẫn là 1,88 mm thì có năng lượng kích hoạt là

A. 1,06 eV.

B. 1,88 eV.

C. 0,66 eV.

D. 0,33 eV.

ĐÁP ÁN: C.

 

CHƯƠNG : VẬT LÝ HẠT NHÂN .

 

1) Số câu : 25 câu (từ 330 đến 354) gồm :

- Mức độ BIẾT : 12 câu .

- Mức độ HIỂU : 10 câu .

- Mức độ VẬN DỤNG : 3 câu .

2) Các câu hỏi :

 

Mức độ BIẾT (12 câu)

 

Câu 330: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Vật khối lượng nghỉ m0 chuyển động với tốc độ v thì có năng lượng là

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 331: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Một vật có khối lượng nghỉ m0 khi chuyển động với tốc độ v có khối lượng là

A. .

B.

C.

D.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 332: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Chương III - Hạt nhân nguyên tử / Riêng (chuẩn) / mức độ 1

Theo thuyết tương đối của Anh-xtanh, một vật có khối lượng m mang năng lượng

A. E = cm2.

B. E = mc.

C. E = m2c2.

D. E = mc2.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 333: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Trong vật lý hạt nhân, đơn vị khối lượng thường dùng là

A. eVc2 hay MeVc2.

B. u (đơn vị khối lượng nguyên tử).

C. gam.

D. tấn.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 334: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Mức độ bền vững của một hạt nhân được xác định bởi

A. năng lượng liên kết.

B. khối lượng riêng của hạt nhân.

C. năng lượng liên kết riêng.

D. năng lượng ion hóa.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 335: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Phương trình phản ứng hạt nhân nào dưới đây là không đúng?

A.

B.

C.

D.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 336: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Hạt nhân phóng xạ biến thành hạt nhân con có

A. 7 prôtôn và 7 nơtrôn.

B. 7 prôtôn và 6 nơtrôn.

C. 6 prôtôn và 7 nơtrôn.

D. 5 prôtôn và 6 nơtrôn.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 337: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH. Mức độ:1)

Điều nào sau đây sai khi nói về sự phân hạch?

A. Sự phân hạch là một loại phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

B. Sự phân hạch cho ra sản phẩm không nhất định, nhưng chắc chắn có nơtrôn sinh ra.

C. Với sự phân hạch của U235, nơ trôn chậm dễ được hấp thụ để gây phân hạch.

D. Sự phân hạch xảy ra với mọi nguyên tố nặng.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 338: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH. Mức độ:1)

Sự phân hạch là sự vỡ của một hạt nhân nặng

A. thường xảy ra một cách tự phát thành nhiều hạt nhân nhẹ hơn.

B. thành hai hạt nhân nhẹ hơn do hấp thụ một nơtrôn có có động năng lớn.

C. thành hai hạt nhân nhẹ hơn và vài nơtrôn, sau khi hấp thụ một nơtrôn chậm.

D. do bị bắn phá bởi một hạt nhân khác.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 339: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH. Mức độ:1)

Phản ứng nào sau đây là phản ứng tổng hợp hạt nhân ?

A.

B.

C.

D.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 340: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:1)

Chọn câu trả lời sai.

A. Sau hai chu kỳ bán rã, chất phóng xạ còn lại một phần tư khối lượng ban đầu.

B. Sau ba chu kỳ bán rã, chất phóng xạ còn lại một phần chín khối lượng ban đầu.

C. Sau ba chu kì bán rã, chất phóng xạ bị phân rã bảy phần tám khối lượng ban đầu.

D. Sau hai chu kì bán rã, chất phóng xạ bị phân rã ba phần tư khối lượng ban đầu

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 341: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Năng lượng liên kết là năng lượng

A. của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ.

B. tỏa ra khi các hạt nuclôn liên kết với nhau tạo thành hạt nhân.

C. toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclôn .

D. của hệ các êclectrôn và hạt nhân nguyên tử.

ĐÁP ÁN: B.

 

Mức độ HIỂU (10 câu)

Câu 342: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Số prôtôn trong hạt nhân

A. 82.

B. 210.

C. 138.

D. 292.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 343: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Số nuclôn trong hạt nhân

A. 55.

B. 142.

C. 87.

D. 197.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 344: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Số nơtrôn trong hạt nhân Bitmut

A. 83.

B. 210.

C. 127.

D. 293.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 345: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Hạt nhân có khối lượng hạt nhân là mNe = 19,9880 u. Biết khối lượng hạt prôtôn mp = 1,0073 u; khối lượng hạt nơtrôn mn = 1,0087 u và u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân

A. 20,159 MeV.

B. 16,022 MeV.

C. 2,016 MeV.

D. 160,218 MeV.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 346: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Hạt nhân có khối lượng mNa = 22,9837 u. Biết khối lượng prôtôn mp = 1,0073 u; khối lượng nơtrôn mn = 1,0087 u và u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân

A. 8,1405 MeV.

B. 8,0624 MeV.

C. 15,5637 MeV.

D. 16,9756 MeV.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 347: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Radon có hằng số phóng xạ là 0,0126 s-1 thì chu kỳ bán rã bằng

A. 79,37s

B. 126s.

C. 35s.

D. 55s.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 348: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Phản ứng hạt nhân do hai hạt A và B tương tác nhau tạo thành hai hạt nhân C và D có khối lượng thoả mãn: mA + mB > mC + mD . Đây là phản ứng

A. thu năng lượng, các hạt C, D bền hơn A, B.

B. thu năng lượng, các hạt A, B bền hơn C, D.

C. tỏa năng lượng, các hạt C, D bền hơn A, B.

D. tỏa năng lượng, các hạt A, B bền hơn C, D.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 349: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Hạt prôtôn bắn phá vào hạt nhân đứng yên thì thu được hai hạt giống nhau có cùng động năng là hai hạt

A. hêli.

B. triti.

C. đơteri.

D. prôtôn.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 350: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Biết c = 3.108 m/s, khối lượng nghỉ của của một hạt có năng lượng nghỉ E0 = 9.1013 J là

A. 10 g.

B. 1,5 g.

C. 3 g.

D. 1 g.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 351: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Biết c = 3.108 m/s, một vật đang có khối lượng 1 kg thì năng lượng là

A. 9.1016 kJ.

B. 9.1013 kJ.

C. 3.108 J.

D. 3.108 kJ.

ĐÁP ÁN: B.

 

Mức độ VẬN DỤNG (3 câu)

 

Câu 352: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:3))

Tốc độ ánh sáng trong chân không là c. Một hạt chuyển động với tốc độ v = 0,8c thì tỉ số giữa động năng của nó và năng lượng nghỉ là

A.

B.

C.

D.

ĐÁP ÁN: A.

Câu 353: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:3)

Các hạt nhân đồng khối là các hạt nhân có cùng số khối A, khác số prôtôn Z. Đặc điểm nào không đúng về các hạt nhân đồng khối?

A. khối lượng hạt nhân xấp xỉ bằng nhau.

B. điện tích khác nhau.

C. cùng bán kính hạt nhân.

D. số nơtrôn bằng nhau.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 354: (Phần CƠ BẢN. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:3)

Hạt nhân phóng xạ b+, hạt nhân con sinh ra có số prôtôn và số nơtrôn theo thứ tự là

A. 6 và 12.

B. 7 và 5.

C. 12 và 12.

D. 6 và 6.

ĐÁP ÁN: D.

 

CHƯƠNG : VI MÔ & VĨ MÔ .

 

1) Số câu : 15 câu (từ 355 đến 369) gồm :

- Mức độ BIẾT : 6 câu .

- Mức độ HIỂU : 5 câu .

- Mức độ VẬN DỤNG : 4 câu .

2) Các câu hỏi :

 

Mức độ BIẾT (6 câu)

 

Câu 355: (Phần CƠ BẢN. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Nhiệt độ ở bề mặt của Mặt Trời khoảng

A. 3000 K.

B. 6000 K.

C. 9000 K.

D. 12000 K.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 356: (Phần CƠ BẢN. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Tính theo đơn vị thiên văn, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là

A. 1.

B. 1,5.

C. 0,5.

D. 2.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 357: (Phần CƠ BẢN. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Trong hệ Mặt Trời, theo số liệu công bố năm 2007, hành tinh có hai vệ tinh là

A. Kim tinh.

B. Thổ tinh.

C. Hoả tinh.

D. Mộc tinh.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 358: (Phần CƠ BẢN. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Quỹ đạo sao chổi có dạng hình

A. êlip.

B. parabôn.

C. đường thẳng.

D. hypebôn.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 359: (Phần CƠ BẢN. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Sao băng là hiện tượng rơi vào khí quyển của

A. sao chổi.

B. tiểu hành tinh.

C. vệ tinh.

D. thiên thạch.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 360: (Phần CƠ BẢN. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Cấu trúc Ngân hà có dạng hình

A. elipxôit.

B. xoắn ốc.

C. cầu.

D. trụ.

ĐÁP ÁN : B.

 

Mức độ HIỂU (5 câu)

 

Câu 361: (Phần CƠ BẢN. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 2 .)

Trong dãy Ngân Hà, vị trí của hệ Mặt Trời ở

A. gần rìa của Ngân Hà.

B. gần tâm của Ngân Hà.

C. cách tâm Ngân Hà khoảng bán kính.

D. cách rìa Ngân Hà khoảng bán kính.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 362: (Phần CƠ BẢN. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 2 .)

Trong hệ Mặt Trời, có nhiều tiểu hành tinh tập trung trong khoảng giữa

A. Kim tinh và Trái Đất.

B. Trái Đất và Hoả tinh.

C. Hoả tinh và Mộc tinh.

D. Mộc tinh và Thổ tinh.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 363: (Phần CƠ BẢN. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 2 .)

Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời là do tương tác

A. điện từ.

B. hấp dẫn.

C. hạt nhân mạnh.

D. hạt nhân yếu.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 364: (Phần CƠ BẢN. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 2 .)

Việc phân loại các hạt sơ cấp là dựa vào

A. khối lượng và đặc tính tương tác.

B. khối lượng và điện tích.

C. điện tích và thời gian sống trung bình.

D. đặc tính tương tác và thời gian sống trung bình.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 365: (Phần CƠ BẢN. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 2 .)

Trong hệ Mặt Trời, các hành tinh xếp vào “nhóm Mộc tinh” là do có

A. khối lượng lớn.

B. nhiệt độ cao.

C. bán kính quỹ đạo lớn.

D. số vệ tinh nhiều.

ĐÁP ÁN : A.

 

Mức độ VẬN DỤNG (4 câu)

 

Câu 366: (Phần CƠ BẢN. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 3 .)

Một hạt sơ cấp có mang điện tích, khi gặp phản hạt của nó sẽ

A. trở thành hạt trung hoà có thời gian sống gấp đôi.

B. trở thành hạt trung hoà có thời gian sống không đổi.

C. va chạm đàn hồi.

D. tự huỷ và phóng thích năng lượng.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 367: (Phần CƠ BẢN. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 3 .)

Hạt dưới đây không thuộc nhóm hađron là

A. mêzôn μ.

B. mêzôn π.

C. nuclôn.

D. mêzôn K.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 368: (Phần CƠ BẢN. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 3 .)

Hạt dưới đây không thuộc nhóm leptôn là

A. nơtrinô.

B. êlectrôn.

C. mêzôn μ.

D. mêzôn π.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 369: (Phần CƠ BẢN. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ . Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 3 .)

Tìm phát biểu sai khi nói về nhóm hạt cơ bản.

A. Nhóm phôtôn chỉ có phôtôn.

B. Hạt nơtrinô thuộc nhóm leptôn.

C. Các hạt trong nhóm hađron đều có khối lượng và đều mang điện.

D. Các nuclôn và hiperôn gọi chung là bariôn.

ĐÁP ÁN : C.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III) PHẦN NÂNG CAO .

 

CHƯƠNG : SÓNG ÁNH SÁNG .

 

1) Số câu : 20 câu (từ 370 đến 389) gồm :

- Mức độ BIẾT : 3 câu .

- Mức độ HIỂU : 12 câu .

- Mức độ VẬN DỤNG : 5 câu .

2) Các câu hỏi :

 

Mức độ BIẾT ( 3 câu)

 

 

Câu 370: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: MÁY QUANG PHỔ. Mức độ:1)

Sự đảo vạch quang phổ là

A. sự đảo ngược trật tự các vạch trên quang phổ.

B. sự biến đổi quang phổ liên tục thành quang phổ vạch phát xạ.

C. sự chuyển từ vạch sáng của quang phổ vạch phát xạ thành vạch tối tương ứng trên nền quang phổ liên tục.

D. sự chuyển đổi vị trí các vạch màu trong quang phổ liên tục và trong quang phổ vạch.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 371: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: THANG SÓNG ĐIỆN TỪ. Mức độ:1)

Trong thang sóng điện từ

A. không có ranh giới rõ rệt giữa các vùng.

B. các tia có bước sóng càng dài thì có tính đâm xuyên càng mạnh.

C. các tia có bước sóng càng ngắn thì càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chúng.

D. các tia có bước sóng càng dài càng dễ làm phát quang các chất.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 372: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:1)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, nguồn sáng phát ra hai đơn sắc có bước sóng . Hai khe cách nhau 1,5 mm, màn hứng hệ vân giao thoa cách hai khe 1,5 m. Vị trí vân sáng bậc 4 ứng với hai bức xạ trên là

A. x1 = 2mm ; x2 = 2,4mm.

B. x1 = 2,4mm ; x2 = 2mm.

C. x1 = 20mm ; x2 = 24mm.

D. x1 = 24mm ; x2 = 20mm.

ĐÁP ÁN: A.

 

Mức độ HIỂU ( 12 câu)

 

Câu 373: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng, ánh sáng làm thí nghiệm gồm 3 đơn sắc đỏ, vàng và lục thì 3 vạch màu đầu tiên trên màn kể từ vân trung tâm ra theo thứ tự là

A. đỏ, vàng, lục.

B. vàng, lục, đỏ.

C. lục, vàng, đỏ.

D. lục, đỏ, vàng.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 374: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe hẹp được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng (0,38mm ≤ l ≤ 0,75 mm). Khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Độ rộng của quang phổ bậc 1 trên màn là

A. Dx =1,48 cm.

B. Dx = 2,96 cm.

C. Dx = 2,96 mm.

D. Dx = 1,48 mm.

ĐÁP ÁN : D.

 

Câu 375: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Chọn câu trả lời sai. Ánh sáng trắng

A. được xác định bởi một giá trị của bước sóng.

B. khi truyền từ không khí vào nước bị tách thành dải màu cầu vồng từ đỏ đến tím.

C. có thể được tổng hợp từ ba màu cơ bản : đỏ, xanh da trời và màu lục.

D. bị tán sắc khi qua lăng kính.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 376: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: MÁY QUANG PHỔ. Mức độ:2)

Điều kiện để thu được quang phổ hấp thụ là

A. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.

B. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.

C. các vạch màu của quang phổ liên tục phải có độ sáng yếu.

D. nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục phải có áp suất lớn.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 377: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: THANG SÓNG ĐIỆN TỪ. Mức độ:2)

Trong thang sóng điện từ, những loại bức xạ có thể thu được bằng phương pháp quang điện là

A. tia hồng ngoại, ánh sánh nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X và tia gamma.

B. chỉ tia hồng ngoại, tia tử ngoại.

C. chỉ tia hồng ngoại và sóng vô tuyến.

D. chỉ tia X và tia gamma.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 378: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài: TIA X. Mức độ:2)

Trong ống Cu-lit-giơ, tia X phát ra do

A. các electron bứt ra từ đối catốt.

B. đối catốt bị nung nóng.

C. các electron đập vào đối catốt.

D. các electron bị phản xạ từ đối catốt.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 379: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong thí nghiệm giao thoa bằng khe Young với ánh sáng trắng, có bước sóng từ 0,38 đến 0,76. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn thu hệ vân giao thoa gấp 1500 lần khoảng cách giữa hai khe. Bề rộng của quang phổ bậc 3 thu được trên màn là

A. 0,57 mm.

B. 1,71 mm.

C. 1,14 mm.

D. 3,42 mm.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 380: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong thí nghiệm giao thoa bằng khe Young với ánh sáng trắng, có bước sóng từ 0,38 đến 0,76. Khoảng cách giữa hai khe là a = 0,5 mm, từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 2 m. Số bức xạ cho vân sáng tại điểm M cách vân trung tâm 7,2 mm là

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 381: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong thí nghiệm giao thoa bằng khe Young với ánh sáng trắng, có bước sóng từ 0,38 đến 0,76. Khoảng cách giữa hai khe là a = 0,5 mm, từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1 m. Số bức xạ cho cho vân tối tại điểm M cách trung tâm 6 mm là

A. 6.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 382: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong thí nghiệm giao thoa bằng khe Young với ánh sáng trắng, có bước sóng từ 0,38 đến 0,76, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 3 m. Biết bề rộng của vân sáng bậc hai là 0,6 mm. Khoảng cách giữa hai khe là

A. 1,9 mm.

B. 3,0 mm.

C. 3,8 mm.

D. 2,0 mm.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 383: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong thí nghiệm giao thoa bằng khe Young với ánh sáng trắng, có bước sóng từ 0,38 đến 0,76, khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1 m. Từ vân sáng bậc 2 màu tím () đến vân sáng bậc 2 đỏ (đ = 0,76) cùng bên với vân trung tâm có khoảng cách là

A. 0,38 mm.

B. 0,76 mm.

C. 1,14 mm.

D. 0,19 mm.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 384: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:2)

Trong thí nghiệm giao thoa với lưỡng lăng kính Frênen gồm hai lăng kính giống nhau có góc chiết quang A = 0,01 rad, chiết suất lăng kính n = 1,5. Nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,45cách lưỡng lăng kính một khoảng d1 = 30 cm, lưỡng lăng kính cách màn quan sát khoảng d2 = 170 cm. Bề rộng của một vân sáng trên màn là

A. 0,1 mm.

B. 0,3 mm.

C. 0,2 mm.

D. 0,4 mm.

ĐÁP ÁN: B.

 

Mức độ VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 385: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Một thấu kính hội tụ hai mặt lồi có cùng bán kính mặt giới hạn là 24 cm. Chiết suất của chất làm thấu kính đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím là nđ =1,4 và nt = 1,6. Khoảng cách hai tiêu điểm chính ở cùng bên thấu kính đối với tia đỏ và tia tím là

A. 8 cm.

B. 6 cm.

C. 10 cm.

D. 12 cm.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 386: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng trắng, có bước sóng trong khoảng 0,4 mm ≤ l ≤ 0,75 mm. Xét điểm M trên vân sáng bậc 10 của đơn sắc màu lục có bước sóng ll = 0,5 mm. Tại M số đơn sắc cho vân sáng, kể cả màu lục là

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 387: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm giao thoa của Y-âng với ánh sáng trắng (0,38mm ≤ l ≤ 0,75 mm). Khoảng cách giữa hai khe là 0,3 mm, từ hai khe đến màn là 90 cm. Tại điểm M cách vân trung tâm 0,6 cm số đơn sắc cho vân sáng nằm trùng tại đó là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 388: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm giao thoa khe Young với ánh sáng trắng, có bước sóng từ 0,38 đến 0,76, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Những đơn sắc trong ánh sáng trắng cho vân sáng tại M cách vân sáng trung tâm 1,8 mm có bước sóng của bằng

A. 0,6 và 0,45.

B. 0,45 và 0,36.

C. 0,6 và 0,5.

D. 0,4 và 0,5.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 389: (Phần NÂNG CAO. Chương: SÓNG ÁNH SÁNG. Bài :GIAO THOA ÁNH SÁNG. Mức độ:3)

Trong thí nghiệm giao thoa khe Young với ánh sáng trắng, có bước sóng từ 0,38 đến 0,76, khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm, từ hai khe đến màn là 2,4 m. Những đơn sắc trong ánh sáng trắng cho vân tối tại N cách vân sáng trung tâm 4mm có bước sóng của bằng

A. 0,6 và 0,5.

B. 0,4 và 0,57.

C. 0,44 và 0,57.

D. 0,4 và 0,5.

ĐÁP ÁN: C.

 

CHƯƠNG : LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG .

 

1) Số câu : 25 câu (từ 390 đến 414) gồm :

- Mức độ BIẾT : 4 câu .

- Mức độ HIỂU : 12 câu .

- Mức độ VẬN DỤNG : 9 câu .

2) Các câu hỏi :

 

Mức độ BIẾT ( 4 câu)

 

Câu 390: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:1)

Ở tế bào quang điện, khi tốc độ ban đầu cực đại của các electron quang điện giảm ba lần thì độ lớn của hiệu điện thế hãm sẽ

A. giảm ba lần.

B. giảm chín lần.

C. tăng chín lần

D. giảm lần.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 391: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:1)

Ở tế bào quang điện đang có hiện tượng quang điện, sau 1 giây có n quang electron bật ra. Nếu cường độ sáng chiếu vào ca tốt tăng k lần thì số electron thoát ra khỏi catốt trong 1 giây là

A. kn.

B. k2n.

C. n.

D. n.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 392: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:H.T QUANG DẪN. Mức độ:1)

(Hiện tượng quang điện trong/riêng cơ bản/mức 1)Hiệu suất của pin quang điện vào khoảng

A. 10%.

B. 40%.

C. từ 60% đến 70%.

D. từ 92% đến 98%.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 393: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:1)

Dãy Pa-sen trong quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô ứng với sự chuyển electron từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo

A. K.

B. L.

C. M.

D. N.

ĐÁP ÁN: C.

 

Mức độ HIỂU ( 12 câu)

 

Câu 394: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho khối lượng của electron là m = 9,1.10-31 kg. Chiếu đơn sắc có năng lượng phô ton bằng 4,455 eV vào một tấm kim loại có công thoát electron 4 eV. Tốc độ cực đại của electron quang điện bứt ra từ kim loại có giá trị là

A. 4,5.105 m/s.

B. 9.105 m/s.

C. 3.1015 m/s.

D. 4.105 m/s.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 395: ((Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Chiếu đơn sắc có bước sóng đủ ngắn vào tấm kim loại có công thoát A để hiện tượng quang điện xảy ra. Tốc độ ban đầu cực đại của các electron quang điện xác định bởi

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 396: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; khối lượng của electron m = 9,1.10-31kg; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s. Chiếu chùm ánh sáng trắng, có bước sóng trong khoảng từ 0,38 đến 0,75vào tấm kim loại có giới hạn quang điện 0,45 thì tốc độ ban đầu cực đại của các quang electron có giá trị là

A. 7,63.105m/s.

B. 4,23.105 m/s.

C. 4,23.106 m/s.

D. 7,63.106m/s.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 397: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Chiếu lần lượt hai bức xạ điện từ có bước sóng vào một tấm kim loại để hiện tượng quang điện xảy ra thì tốc độ ban đầu cực đại của các electron quang điện tương ứng là v1 và v2. Khối lượng của electron được tính bởi biểu thức

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 398: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho khối lượng electron là m = 9,1.10-31kg. Chiếu một chùm đơn sắc có năng lượng phô ton bằng 6,625.10-19J vào một tấm kim loại thì xảy ra hiện tượng quang điện với tốc độ ban đầu cực đại của quang electron là 4.105m/s. Công thoát electron ở kim loại đó có giá trị bằng

A. 6,468.10-20 J.

B. 5,897.10-19 J.

C. 5,897.10-20­ J.

D. 6,468.10-19 J.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 399: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Một tấm kim loại có giới hạn quang điện là 0,66 ban đầu được chiếu bằng đơn sắc có bước sóng 0,33. Để các quang electron có tốc độ ban đầu cực đại tăng gấp đôi thì phải chiếu vào tấm kim loại đó một đơn sắc có bước sóng bằng

A. 0,264.

B. 0,066.

C. 0,165.

D. 0,132.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 400: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 Js , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Chiếu tia tử ngoại có bước sóng 0,3vào một bản kim loại có giới hạn quang điện 0,5. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện có giá trị là

A. 6,625.10-19 J.

B. 2,65.10-19 J.

C. 7,95.10-19 J.

D. 3,975.10-19 J.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 401: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Công thoát của electron ra khỏi bản kim loại là 2 eV. Nếu chiếu ánh sáng có bước sóng bằng một nửa giới hạn quang điện của kim loại đó thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện là

A. 1 eV.

B. 2 eV.

C. 3 eV.

D. 4 eV.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 402: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:2)

Xét hiện tượng quang điện xảy ra khi chiếu lần lượt các bức xạ điện từ có tần số f1 và f2 vào catốt của một tế bào quang điện thì các hiệu điện thế hãm tương ứng là U1 và U2. Biểu thức tính hằng số Plăng là A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: D.

Câu 403: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Trong quang phvạch ca nguyên tử hiđ (H), dãy Banme

A. tất cả c vạch đều nằm trong vùng hồng ngoại.

B. bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là Hα, Hβ, Hγ, Hδ, các vạch còn lại thuộc vùng hồng ngoại.

C. tất cả c vạch đều nằm trong vùng t ngoại.

D. bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là Hα, Hβ, Hγ, Hδ, các vạch còn lại thuộc vùng tử ngoại.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 404: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:2)

Ở nguyên t hiđrô, khi êlectrôn chuyn t quĩ đạo N v quĩ đạo L s phát ra vạch quang ph

A. Hd (tím)

B. Hb (lam)

C. Hg (chàm)

D. Ha (đỏ)

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 405: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:H.T QUANG DẪN. Mức độ:2)

Hiện tượng quang điện trong không được ứng dụng ở

A. quang điện trở.

B. tế bào quang điện.

C. pin quang điện.

D. phôtô điốt.

ĐÁP ÁN: B.

 

Mức độ VẬN DỤNG ( 9 câu)

 

Câu 406: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:3)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s ; khối lượng của electron là m = 9,1.10-31kg ; giới hạn quang điện của xesi là 0,66. Chiếu bức xạ có bước sóng 0,25 vào bề mặt của xesi thì tốc độ ban đầu cực đại của quang electron có giá trị là

A. 10,42.105 m/s.

B. 7,37.105 m/s.

C. 7,37.106 m/s.

D. 0,1042.106 m/s.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 407: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:3)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 Js. Lần lượt chiếu các bức xạ có tần số f1 = 109MHz và f2 = 1,6.109MHz vào tấm kim loại thì có hiện tượng quang điện và tốc độ ban đầu cực đại của các electron quang điện ứng với hai tần số gấp đôi nhau. Công thoát của electron ra khỏi kim loại có giá trị là

A. 5,3.10-19 eV.

B. 53.10-19 J.

C. 3,3125 J.

D. 3,3125 eV.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 408: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:3)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; khối lượng của electron m = 9,1.10-31kg; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s. Một lá kim loại được chiếu bằng tia tử ngoại có bước sóng 0,3, tốc độ ban đầu cực đại của quang electron là 4,75.105 m/s. Công thoát electron khỏi kim loại có giá trị là

A. 3,5 eV.

B. 3,5 J.

C. 56.10-18 J.

D. 5,6.10-19 eV.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 409: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:3)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 Js, tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s. Chiếu ánh sáng có bước sóng 500 nm vào một tấm kim loại thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện bằng 0,964.10-19 J. Giới hạn quang điện của kim loại đó là

A. 0,66.

B. 6,6.10-7.

C. 1,89.

D. 6,6.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 410: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:3)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s ; giới hạn quang điện của vônfam là 276 nm. Chiếu ánh sáng có tần số f vào một tấm vônfam thì động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện bằng 2,375 eV. Giá trị của tần số f là

A. 3,32.1014 Hz.

B. 1,66.109 MHz.

C. 332.1011 Hz.

D. 16,6.1010 MHz.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 411: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:3)

Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Khi chiếu bức xạ có bước sóng 0,4 vào catốt của tế bào quang điện thì quang electron có tốc độ ban đầu cực đại là v1. Thay bức xạ khác có tần số 1,08.1015Hz thì tốc độ ban đầu cực đại của quang electron là v2 = 2v1. Công thoát electron của kim loại làm catốt có giá trị là

A. 2,65 eV.

B. 3.10-20 J.

C. 0,18 eV.

D. 3.10-18 J.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 412: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài: THUYẾT LƯỢNG TỬ. Mức độ:3)

Chiếu bức xạ điện từ có năng lượng phôton bằng 3,6.10-19 J lên catốt của một tế bào quang điện, thì dòng điện bão hòa có cường độ 2 mA. Khi công suất của bức xạ điện từ bằng 1,5 W thì tỉ số phần trăm giữa số electron thoát ra khỏi catôt với số phôtôn chiếu lên nó sau cùng thời gian có giá trị là

A. 0,2% .

B. 0,3% .

C. 0,4%.

D. 0,5% .

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 413: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:3)

Trong quang phổ vạch của nguyên tử hidrô, vạch có bước sóng dài nhất trong dãy Ban-me, ứng với sự chuyển của electron từ quỹ đạo

A. M về L.

B. M về K.

C. N về L.

D. O về L.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 414: (Phần NÂNG CAO. Chương: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Bài:THUYẾT BO. Mức độ:3)

Gọi E1 là năng lượng trạng thái cơ bản của nguyên tử hidrô, vạch quang phổ có bước sóng ngắn nhất trong dãy Lai-man, ứng với sự chuyển của nguyên tử từ mức năng lượng

A. E3 về E1.

B. E4 về E2.

C. E6 về E1.

D. E¥ về E1.

ĐÁP ÁN: D.

 

CHƯƠNG : THUYẾT TƯƠNG ĐỐI .

 

1) Số câu : 40 câu (từ 415 đến 477) gồm :

- Mức độ BIẾT : 13 câu .

- Mức độ HIỂU : 15 câu .

- Mức độ VẬN DỤNG : 12 câu .

2) Các câu hỏi :

 

Mức độ BIẾT ( 13 câu)

 

Câu 415: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1)

Theo nguyên lý tương đối của Anh-xtanh thì

A. hiện tượng vật lí diễn ra như nhau trong các hệ quy chiếu quán tính.

B. hiện tượng vật lí diễn ra khác nhau trong các hệ quy chiếu quán tính.

C. hiện tượng vật lí diễn ra như nhau trong các hệ quy chiếu.

D. các định luật vật lí có cùng một dạng như nhau trong mọi hệ quy chiếu.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 416: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1)

Phát biểu nào sau đây sai ? Tốc độ ánh sáng trong chân không

A. không phụ thuộc vào tốc độ của nguồn sáng hay máy thu.

B. phụ thuộc vào tốc độ của nguồn sáng hay máy thu.

C. có cùng giá trị trong mọi hệ quy chiếu quán tính.

D. không phụ thuộc vào phương truyền của ánh sáng.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 417: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1)

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tốc độ ánh sáng trong chân không luôn có giá trị trong mọi hệ quy chiếu quán tính.

B. Tốc độ ánh sáng trong chân không thì phụ thuộc vào phương truyền của ánh sáng.

C. Tốc độ ánh sáng trong chân không thì phụ thuộc vào tốc độ của nguồn sáng hay máy thu.

D. Tốc độ của các hạt có thể vượt quá trị số 300000 km/s.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 418: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1)

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tốc độ ánh sáng trong chân không là bất biến không tùy thuộc vào nguồn sáng đứng yên hay chuyển động.

B. Tốc độ ánh sáng luôn có giá trị trong mọi môi trường.

C. Tốc độ ánh sáng trong chân không có giá trị 300000 m/s không phụ thuộc vào nguồn sáng đứng yên hay chuyển động.

D.Tốc độ c = 3.108m/s là giá trị tốc độ nhỏ nhất của hạt vật chất trong tự nhiên.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 419: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1)

Phát biểu nào sau đây không phù hợp với các tiên đề Anh-xtanh?

A. Tốc độ ánh sáng trong chân không, phụ thuộc vào phương truyền và vào tốc độ của nguồn sáng hay máy thu.

B. Tốc độ ánh sáng trong chân không là giá trị tốc độ lớn nhất của hạt vật chất trong tự nhiên.

C. Các định luật vật lí có cùng một dạng như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính.

D. Tốc độ ánh sáng trong chân không, không phụ thuộc vào phương truyền và vào tốc độ của nguồn sáng hay máy thu.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 420: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1)

Theo hệ quả của các tiên đề Anh-xtanh thì khái niệm không gian có tính

A. tương đối, không phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

B. tuyệt đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

C. tương đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

D. tuyệt đối, không phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 421: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1)

Hệ quy chiếu quán tính K’ chuyển động với tốc độ v đối với hệ quy chiếu quán tính K. Gọi là khoảng thời gian đo theo động hồ gắn với K’ , là khoảng thời gian đo theo đồng hồ gắn với hệ K thì

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 422: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1)

Theo hệ quả của tiên đề Anh-xtanh thì khái niệm thời gian có tính

A. tương đối, không phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

B. tương đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

C. tuyệt đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

D. tuyệt đối, không phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 423: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:1)

Theo thuyết tương đối một vật có khối lượng nghỉ là m0 thì khối lượng khi vật có tốc độ v 0 là

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 424: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:1)

Chọn câu đúng trong các phát biểu sau.

A. Khối lượng tương đối tính là khối lượng của vật khi chuyển động với tốc độ v.

B. Khối lượng nghỉ là khối lượng của vật khi chuyển động với tốc độ v.

C. Khối lượng tương đối tính là khối lượng của vật khi nó đứng yên.

D. Khối lượng tương đối tính còn gọi là khối lượng tĩnh của vật.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 425: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:1)

Theo thuyết tương đối thì khối lượng của vật có tính

A. tương đối, giá trị của nó không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

B. tương đối, giá trị của nó phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

C. tuyệt đối, giá trị của nó phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

D. tuyệt đối, giá trị của nó không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 426: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:1)

Theo thuyết tương đối khối lượng của vật

A. tăng khi tốc độ chuyển động của vật tăng.

B. tăng khi tốc độ chuyển động của vật giảm.

C. không đổi khi tốc độ chuyển động của vật giảm.

D. không đổi khi tốc độ chuyển động của vật tăng.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 427: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:1)

Cơ học cổ điển được coi là trường hợp riêng của cơ học tương đối tính khi tốc độ chuyển động của vật

A. rất lớn so với tốc độ ánh sáng.

B. rất nhỏ so với tốc độ ánh sáng.

C. bằng với tốc độ ánh sáng.

D. tương đương với tốc độ ánh sáng.

ĐÁP ÁN: B.

 

Mức độ HIỂU ( 15 câu)

 

Câu 428: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:2)

Gọi 0 là độ dài riêng của một thanh nằm yên dọc theo trục tọa độ trong hệ quy chiếu quán tính K; là độ dài của thanh này khi chuyển động với tốc độ v dọc theo trục tọa độ trên của K thì

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 429: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:2)

Gọi 0 là độ dài riêng của một thanh nằm yên dọc theo trục tọa độ trong hệ quy chiếu quán tính K; là độ dài của thanh này khi chuyển động với tốc độ v dọc theo trục tọa độ trên của K thì tỉ số

A..

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 430: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:2)

Một cái thước có chiều dài riêng 2 m khi chuyển động dọc theo chiều dài với tốc độ v = 0,8c thì chiều dài của thước là

A. 1,8 m.

B. 2,0 m.

C. 1,6 m.

D. 1,2 m.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 431: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:2)

Khi nguồn sáng chuyển động, tốc độ truyền ánh sáng trong chân không có giá trị

A. luôn bằng c, không phụ thuộc phương truyền và tốc độ của nguồn.

B. lớn hơn hoặc nhỏ hơn c, phụ thuộc phương truyền và tốc độ của nguồn.

C. nhỏ hơn c, phụ thuộc phương truyền và tốc độ của nguồn.

D. lớn hơn c, phụ thuộc phương truyền và tốc độ của nguồn.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 432: (chương VIII/ bài 50/ mức 2)

Khi một thanh chuyển động dọc theo chiều dài của nó, độ dài của thanh đo trong hệ quy chiếu quán tính đứng yên sẽ

A. giảm n = lần.

B. không thay đổi.

C. co lại, tỉ lệ nghịch với tốc độ của thước.

D. dãn ra, phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của thước.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 433: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:2)

So với đồng hồ của quan sát viên đứng yên, đồng hồ gắn với vật chuyển động

A. chạy nhanh hơn.

B. chạy chậm hơn.

C. vẫn chạy như nhau.

D. chạy nhanh hơn hay chậm hơn tùy thuộc vào tốc độ của vật.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 434: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:2)

Một vật đứng yên có khối lượng m0. Khi vật chuyển động, khối lượng của nó có giá trị

A. vẫn bằng m0.

B. nhỏ hơn m0.

C. lớn hơn m0.

D. nhỏ hơn hoặc lớn hơn, tùy thuộc vào tốc độ của vật.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 435: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:2)

Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Khối lượng tương đối tính của phôtôn ứng với bức xạ có

A. 4,4.10-32 kg.

B. 1.3.10-40 kg.

C. 4,4.10-36 kg.

D. 1,3.10-28 kg.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 436: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:2)

Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s. Động lượng tương đối tính của phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng

A. p = 1034 kgm/s.

B. p = 10-34 kgm/s.

C. p = 10-31 kgm/s.

D. p = 10-27 kgm/s.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 437: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:2)

Một vật có khối lượng nghỉ m0 chuyển động với tốc độ v sẽ có động năng là

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 438: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:2)

Tìm phát biểu sai. Phôtôn của ánh sáng

A. có khối lượng luôn bằng không.

B. không có trạng thái nghỉ.

C. có động lượng tỷ lệ nghịch bước sóng.

D. có tốc độ v = c trong chân không.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 439: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:2)

Theo thuyết tương đối hẹp, đối với hệ kín

A. năng lượng nghỉ luôn bảo toàn.

B. khối lượng luôn bảo toàn.

C. năng lượng toàn phần được bảo toàn.

D. động lượng không bảo toàn.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 440: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:2)

Theo thuyết tương đối hẹp, khi đứng yên thì vật có động lượng

A. bằng không, năng lượng khác không.

B. và năng lượng bằng không.

C. khác không, năng lượng bằng không.

D. và năng lượng khác không.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 441: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:2)

Theo thuyết tương đối hẹp, khi tốc độ của vật v = c thì khối lượng của vật

A. lớn vô cùng.

B. bằng không.

C. bằng khối lượng nghỉ.

D. có giá trị bất kì không phụ thuộc vào v.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 442: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:2)

Theo thuyết tương đối hẹp, khi vật chuyển động thì năng lượng của vật

A. gồm động năng và thế năng trọng trường.

B. chỉ có năng lượng nghỉ.

C. chỉ có động năng.

D. gồm năng lượng nghỉ và động năng.

ĐÁP ÁN: D.

 

Mức độ VẬN DỤNG ( 12 câu)

 

Câu 443: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:3)

Thước có độ dài riêng bằng 20 cm, khi chuyển động dọc theo chiều dài với tốc độ v = 0,8c thì chiều dài co một đoạn

A. 16 cm.

B. 12 cm.

C. 8 cm.

D. 3,2 cm.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 444: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:3)

Một đồng hồ chuyển động với tốc độ v = 0,8c. Sau 30 phút (tính theo đồng hồ đó) thì đồng hồ này chậm hơn đồng hồ của quan sát viên đứng yên là

A. 20 phút.

B. 12 phút.

C. 24 phút.

D. 6 phút.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 445: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:3)

Một cái thước có chiều dài riêng 100 cm chuyển động dọc theo chiều dài với tốc độ v = 0,6c thì độ co chiều dài của thước là

A. 2,0 cm.

B. 0,2 cm.

C. 0,2 mm.

D. 20,0 cm.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 446: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:3)

Sau 1,2 giờ đối với quan sát viên đứng yên thì thời gian tính theo đồng hồ chuyển động với tốc độ v = 0,8c là

A. 2 giờ.

B. 0,96 giờ.

C. 0,4 giờ.

D. 1,5 giờ.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 447: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:3)

Sau 1 giờ tính theo đồng hồ chuyển động với tốc độ v = 0,6c thì đồng hồ này chậm hơn đồng hồ của quan sát viên đứng yên là

A. 90 s.

B. 1,25 s.

C. 900 s.

D. 9000 s.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 448: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:3)

Một cái thước có chiều dài riêng 20 cm. Độ co chiều dài của nó khi chuyển động là 4 cm. Tốc độ của thước là

A. v = 0,8c.

B. v = 0,6c.

C. v = 0,2c.

D. v = 0,5c.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 449: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:3)

Sau 20 phút, đồng hồ chuyển động với tốc độ v = 0,6c báo giờ chậm hơn đồng hồ của quan sát viên đứng yên

A. 300 giây.

B. 1500 giây.

C.25 giây.

D. 5 giây.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 450: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:3)

Một vật có khối lượng nghỉ là 30 kg, khi chuyển động với tốc độ 0,8c thì khối lượng của vật là

A. m = 50 kg.

B. m = 24 kg.

C. m = 22 kg.

D. m = 60 kg.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 451: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:3)

Một hạt có động lượng tương đối tính gấp hai lần động lượng nếu tính theo cơ học Niu-tơn thì tốc độ của hạt là

A. .

B. .

C. .

D. .

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 452: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:3)

Tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Một hạt có khối lượng nghỉ m0 và động năng bằng năng lượng nghỉ của nó thì tốc độ của hạt đó là

A..

B. .

C. .

D..

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 453: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:3)

Một đồng hồ chuyển động với tốc độ v, sau 30 phút tính theo đồng hồ đó thì bị chậm hơn 20 phút so với đồng hồ của quan sát viên đứng yên. Trị số của v là

A. 0,5c.

B. 0,6c.

C. 0,7c.

D. 0,8c.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 454: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:3)

Một con tàu vũ trụ chuyển động với tốc độ v = 0,6c dọc theo chiều dài của nó thì tỷ số giữa độ co của chiều dài với chiều dài riêng là

A. 20%.

B. 37%.

C. 63%.

D. 80%.

ĐÁP ÁN: A.

CHƯƠNG : VẬT LÝ HẠT NHÂN .

 

1) Số câu : 23 câu (từ 455 đến 477) gồm :

- Mức độ BIẾT : 6 câu .

- Mức độ HIỂU : 6 câu .

- Mức độ VẬN DỤNG : 11 câu .

2) Các câu hỏi :

 

Mức độ BIẾT ( 6 câu)

 

Câu 455: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:1)

Tia a

A. là bức xạ điện từ.

B. là dòng các hạt nhân hê li.

C. bị lệch về phía bản dương của tụ điện.

D. là dòng hạt mang điện tích –2e.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 456: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:1)

Tia phóng xạ không bị lệch trong điện từ trường là

A. b+.

B. b-.

C. a.

D. g.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 457: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:1)

Tìm phát biểu sai. Độ phóng xạ H của một chất phóng xạ tại một thời điểm

A. tỷ lệ với số nguyên tử của chất phóng xạ.

B. đặc trưng cho tốc độ phân rã.

C. đo được bằng đơn vị Becơren (Bq) hoặc Curi (Ci).

D. là khối lượng chất phóng xạ bị phân rã.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 458: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Năng lượng sau phản ứng phân hạch chủ yếu tập trung ở

A. động năng của các nơtrôn phát ra.

B. động năng của các hạt nhân sau phản ứng.

C. năng lượng phóng xạ của các hạt nhân sau phản ứng.

D. năng lượng của tia .

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 459: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH. Mức độ:1)

Chọn phát biểu sai. Hệ số nhân nơtrôn

A. k là số nơtrôn trung bình còn lại sau mỗi phân hạch, tiếp tục gây được phân hạch.

B. k > 1 thì hệ thống vượt hạn, phản ứng dây chuyền không kiểm soát được.

C. k = 1 thì hệ thống tới hạn, phản ứng dây chuyền kiểm soát được .

D. k < 1 thì hệ thống dưới hạn, phản ứng dây chuyền xảy ra chậm.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 460: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:1)

Hạt nhân nguyên tử có số nuclôn là A, xem là một quả cầu có bán kính R bằng

A. 1,2.10-15A3 m.

B. 1,2.10-13 m.

C. 1,2.10-15 m.

D. 1,3.10-13 m.

ĐÁP ÁN: C.

 

Mức độ HIỂU ( 6 câu)

 

Câu 461: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Hạt nhân mẹ biến thành hạt nhân con thì phát ra hạt

A. a.

B. b+.

C. b-.

D. g.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 462: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Sau 11,4 ngày thì khối lượng một chất phóng xạ giảm 8 lần so với lúc đầu, chu kỳ bán rã của chất này là

A. 3,8 ngày.

B. 30,4 ngày.

C. 11,4 ngày.

D. 5,7 ngày.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 463: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 15 giờ và khối lượng 3 mg. Cho số Avô-ga-drô NA = 6,022.1023 nguyên tử/mol. Độ phóng xạ của chất phóng xạ

A. H » 1,66.105 Bq.

B. H » 0,75.1020 Bq.

C. H » 9,66.1014 Bq.

D. H » 12,83.1016 Bq.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 464: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:2)

Chất phóng xạ iôt có chu kỳ bán rã là 8,9 ngày đêm. Sau 4,45 ngày đêm nếu khối lượng chất này là 80g thì khối lượng ban đầu của nó là

A. 80 g.

B. 90 g.

C. 90 g.

D. 120 g.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 465: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Trong các phản ứng hạt nhân : thì X và Y lần lượt là

A. prôtôn và êlectrôn.

B. êlectrôn và đơteri.

C. prôtôn và đơteri.

D. triti và prôtôn.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 466: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:2)

Bán kính của hạt nhân

A. 10,49.10-9m

B. 7,09.10-15m

C. 10,49.10-15m

D. 17,22.10-9m

ĐÁP ÁN: B.

 

Mức độ VẬN DỤNG ( 11 câu)

 

Câu 467: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:3)

So với hạt nhân , hạt nhân có bán kính gấp

A. 9 lần .

B. 3 lần .

C. 13 lần .

D. 27 lần .

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 468: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:3)

Hạt nơtrôn biến thành hạt prôtôn thì phát ra hạt

A. a.

B. b+.

C. b-.

D. g.

ĐÁP ÁN: C.

 

Câu 469: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:3)

Quá trình biến đổi hạt prôtôn thành hạt nơtron làm phóng ra các hạt

A. pôzitron (e+) và phản nơtrino ().

B. pôzitron (e+) và nơtrino (n).

C. êlectrôn (e-) và phản nơtrino ().

D. êlectrôn (e-) và nơtrino (n).

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 470: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:3)

Chất phóng xạ rubiđi có hằng số phân rã là 77.10-5(s-1). Cho 1 Ci = 3,7.1010 Bq; số Avô-ga-đrô NA = 6,022.1023 nguyên tử/mol. Khối lượng rubiđi có độ phóng xạ 0,5 Ci là

A. 21,36 ng.

B. 3,55 ng.

C. 3,99 ng.

D. 2,40 ng.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 471: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:3)

Chu kỳ bán rã của triti là 12 năm. Thời gian để 10 mg triti ban đầu, chỉ còn lại 1,25 mg là

A. 48 năm.

B. 24 năm.

C. 18 năm.

D. 36 năm.

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 472: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:3)

Pôlôni phóng xạ a (thành chì Pb là chất bền) có chu kỳ bán rã 138 ngày đêm. Ban đầu có 105g Pôlôni thì sau 414 ngày đêm khí hêli sinh ra trong điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là

A. 19,6 lít.

B. 9,8 lít.

C. 2,8 lít.

D. 7,47 lít.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 473: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:3)

Cho phản ứng hạt nhân :. Biết mn = 1,0087 u, mT = 3,0160 u, mHe = 4,0015 u, 1u = 931,5 MeV/c2. Bỏ qua động năng các hạt trước phản ứng. Khối lượng của hạt nhân Li là

A. 5,9640u.

B. 6,0140u.

C. 6,1283u.

D. 5,9220u.

ĐÁP ÁN: B.

 

Câu 474: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. Mức độ:3)

Hạt nhân mẹ A đang đứng yên, phân rã thành hạt nhân con B và hạt có khối lượng và tốc độ lần lượt là , . Mối liên hệ giữa tỉ số động năng, tỉ số khối lượng và tỉ số tốc độ của hai hạt sau phản ứng xác định bởi hệ thức

A.

B.

C.

D.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 475: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH. Mức độ:3)

Cho phản ứng hạt nhân sau : . Cho số Avôgađrô NA = 6,022.1023 mol-1. Nếu dùng 1g chất làm nhiên liệu để thực hiện phản ứng trên thì năng lượng thu được là

A. 7,7188. MeV.

B. MeV

C. MeV.

D. MeV

ĐÁP ÁN: D.

 

Câu 476: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài:PHÓNG XẠ. Mức độ:3)

Ban đầu có 10 g chất phóng xạ có chu kỳ bán rã T = 5,33 năm. Biết sau khi phân rã biến thành Niken và NA = 6,022.1023 mol-1. Sau 10,66 năm số nguyên tử Niken tạo thành là

A. 7,53..

B. 2,5. .

C. 6,02,.

D. không xác định.

ĐÁP ÁN: A.

 

Câu 477: (Phần NÂNG CAO. Chương:VẬT LÝ HẠT NHÂN. Bài: CẤU TẠO HẠT NHÂN. Mức độ:3)

Tỉ số thể tích của hạt nhân và hạt nhân

A. 105.

B. 210.

C. 212.

D. 211.

ĐÁP ÁN: B.

CHƯƠNG : VI MÔ & VĨ MÔ .

 

1) Số câu : 10 câu (từ 478 đến 487) gồm :

- Mức độ BIẾT : 4 câu .

- Mức độ HIỂU : 3 câu .

- Mức độ VẬN DỤNG : 3 câu .

2) Các câu hỏi :

 

Mức độ BIẾT ( 4 câu)

 

Câu 478: (Phần NÂNG CAO. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : THUYẾT BIG BANG . Mức độ 1)

Theo thuyết Big Bang , hạt nhân nguyên tử bắt đầu được hình thành sau vụ nổ Big Bang , kể từ thời điểm

A. t = 1 giây.

B. t = 3 phút.

C. t = 30000 năm.

D. t = 3000 năm.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 479: (Phần NÂNG CAO. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : THUYẾT BIG BANG. Mức độ 1)

Edwin Hubble phát hiện : hiện nay các thiên hà càng ra xa hệ Mặt Trời là do dựa vào

A. hiệu ứng Đốp-ple.

B. hiện tượng quang điện.

C. bức xạ nền vũ trụ.

D. năng lượng nhiệt hạch.

ĐÁP ÁN : A.

 

Câu 480: (Phần NÂNG CAO. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ . Bài : HỆ VĨ MÔ . Mức độ 1 .)

Mặt Trời hiện là sao thuộc loại

A. biến quang.

B. mới.

C. ổn định.

D. nơtrôn.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 481: ( Phần NÂNG CAO. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 1 .)

Đại lượng nào dưới đây không đặc trưng cho hạt sơ cấp ?

A. Điện tích.

B. Spin.

C. Khối lượng riêng.

D. Thời gian sống trung bình.

ĐÁP ÁN : C.

 

Mức độ HIỂU ( 3 câu)

 

Câu 482: (Phần NÂNG CAO. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ . Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 2 .)

Độ lớn điện tích của hạt quac tính theo e là

A. 1 và .

B. .

C. .

D. 1 và .

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 483: (Phần NÂNG CAO. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : THUYẾT BIG BANG. Mức độ 2)

Bức xạ nền vũ trụ là bức xạ

A. thuộc vùng tử ngoại.

B. có năng lượng lớn.

C. đồng đều đến từ mọi phía trong vũ trụ.

D. phát ra từ vật ở nhiệt độ cao.

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 484: (Phần NÂNG CAO. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 2 .)

Hađron là tên chung của nhóm hạt cơ bản

A. hipêron và nuclôn.

B. mêzôn và bariôn.

C. hipêrôn và mêzôn.

D. nuclôn và bariôn.

ĐÁP ÁN : B.

 

Mức độ VẬN DỤNG ( 3 câu)

 

Câu 485: (Phần NÂNG CAO. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ . Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 3 .)

Điện tích của hạt quac u là

A. .

B. – .

C. .

D. – .

ĐÁP ÁN : C.

 

Câu 486: (Phần NÂNG CAO. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : THUYẾT BIG BANG. Mức độ 3)

So với quang phổ phát ra từ các thiên hà, khi thu quang phổ của nó tại mặt đất thì các vạch quang phổ đều

A. lệch về phía bước sóng ngắn.

B. lệch về phía bước sóng dài.

C. không lệch.

D. lệch về cả hai phía.

ĐÁP ÁN : B.

 

Câu 487: (Phần NÂNG CAO. Chương : VI MÔ & VĨ MÔ. Bài : HẠT SƠ CẤP . Mức độ 3 .)

Tổ hợp ba hạt quac : (u,u,d) là

A. prôtôn .

B. nơtrôn .

C. ômêga trừ .

D. mêzôn π .

ĐÁP ÁN : A.

 

------- HẾT ------




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu