Sinh Học
Câu 1: Loài có 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp đồng thời cảy ra 2 đột biến :thể 1 và thể 3 kép?
A. 660 B.66 C.144 D.729
Câu 2. Một chuỗi pôlipeptit được tổng hợp đã cần 799 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A = 447; ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số nuclêôtit mỗi loại của mARN điều khiển tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên là?
A. U = 447; A = G = X = 650. B. A = 448; X = 650; U = G = 651.
C. A = 447; U = G = X = 650. D. U = 448; A = G = 651; X = 650
Câu 3. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B và C bị đột biến thành c. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AAbbCc, aaBbCC, AaBbcc B. aaBbCc, AabbCC, AaBBcc
C. AaBbCc, aabbcc, aaBbCc D. aaBbCC, AabbCc, AaBbCc
Câu 4: Bè bÞ rèi lo¹n gi¶m ph©n II ë cÆp NST giíi tÝnh ®· t¹o ra giao tö bÞ ®ét biÕn. Khi giao tö nµy ®îc thô tinh víi giao tö b×nh thêng cña mÑ, ch¾c ch¾n kh«ng t¹o ra thÓ ®ét biÕn biÓu hiÖn héi chøng
A. Claiphent¬ B. T¬cn¬ C. 3X D. 3X hoÆc T¬cn¬
Câu 5:Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
Câu 6: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường
B. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trường
C. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường
D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản
Câu 7. Cho sơ đồ phả hệ sau
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên.
A. 1/3. B. 1/4 C. 1/8. D. 1/6.
Câu 8: Lai giữa hai cây thuần chủng thân cao với thân thấp, F1 đều có thân cao. Cho F1 lai với một cây khác, F2 thu được 62,5% cây thân cao : 37,5% cây thân thấp. Tính trạng chiều cao của cây di truyền theo qui luật nào?
A. Tương át chế kiểu 12 : 3 : 1. B. Tương át chế kiểu 13 : 3..
C. Tương bổ trợ kiểu 9 : 6 : 1. D. Tương tác bổ trợ kiểu 9 : 7
Câu 9: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là
A. gen trội và thường không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
B. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
C. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
D. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
B. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
Câu 11 : Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong hệ sinh thái là
A. Sinh vật phân huỷ B. Động vật ăn thực vật
C. Sinh vật sản xuất D. Động vật ăn thịt
Câu 12. Tính trạng màu hoa do hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu bổ sung, trong đó có cả hai gen A và B thì quy định hoa đỏ, thiếu một trong 2 gen A hoặc B thì quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó A có tần số 0,4 và B có tần số 0,3. Theo lí thuyết, kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A. 32,64%. B. 56,25%. C. 1,44%. D. 12%.
Câu 13: Dạng đột biến nào sau đây không xảy ra trong hệ gen tế bào chất của sinh vật nhân thực?
A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn tương hỗ. C. Mất một cặp nu. D. Lặp đoạn.
Câu 14. Một loài có 2n = 46. Có 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau tạo ra các tế bào con, trong nhân của các tế bào con này thấy có 13800 mạch pôlinuclêôtit mới. Số lần nguyên phân của các tế bào này là
A. 5 lần. B. 8 lần. C. 4 lần. D. 6 lần.
Câu 15: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toan so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho giao phấn hai cây thuần chủng cùng loài (P) khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, thu được F1 gồm toàn cây thân cao, quả tròn. Cho F1 tự thận phấn, thu được F2 gồm 4 kiểu hình, trong đó 50,16% cây thân cao, quả tròn. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của F1 là
A. ; 8% B. ; 16% C. ; 16% D. ; 8%
Câu 16. Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được ký hiệu từ A đến E như sau: A = 360C; B = 78oC; C = 55oC; D = 83oC; E = 44oC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỷ lệ các loại (A + T)/ (G+X) tổng số nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
A. Dà B àC àE àA B. A àE àC àB àD
C. A àB àC àD àE D. D àE àB àA àC
Câu 17: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích:
A. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng.
B. Để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
C. Phát hiện biến dị tổ hợp.
D. Xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.
Câu 18: Những trường hợp sau một thời gian dài trong quá trình tiến hoá loài vẫn giữ nguyên dạng nguyên thuỷ, ít biến đổi được gọi là:
A. Sinh vật nguyên thuỷ B. Sinh vật hoá thạch C. Loài thuỷ tổ D.Hoá thạch sống
Câu 19. Ở ruồi giấm, tính trạng mắt trắng do gen lặn nằm trên NST giới tính X ở vùng không tương đồng với Y, alen trội tương ứng qui định mắt đỏ. Thế hệ xuất phát cho giao phối ruồi cái mắt đỏ dị hợp với ruồi đực mắt đỏ sau đó cho F1 tạp giao. Tỉ lệ phân tính ở F2 là
A. 13 đỏ: 3 trắng B. 11đỏ: 5 trắng C. 3 đỏ: 1 trắng D. 5 đỏ: 3 trắng
Câu 20: Xét một locus gồm 2 alen(A và a). Tần số alen a ở thế hệ xuất phát = 38%. Qua mỗi thế hệ, đột biến làm cho a chuyển thành A với tần số 10%. Sau 3 thế hệ thì tần số A của quần thể bằng
A. 69,2% B. 71,6% C. 75,1% D. 72,3%
Câu 21: Một loài sâu bọ có ngưỡng nhiệt độ phát triển là 80C, tổng nhiệt hữu hiệu là 336.Nếu nhiệt độ môi trường ổn định ở mức x0C , thời gian sống 24 ngày.Giá trị của x là :
A.18 B.22 C.24 D.28
Câu 22. Người ta đã dùng một số loại thuốc xịt muỗi mới để diệt muỗi. Việc xịt muỗi được lặp lại vài tháng một lần. Lần xịt đầu tiên đã được gần như hết các con muỗi nhưng sau đó quần thể muỗi cứ tăng dần kích thước. Mỗi lần xịt sau đó chỉ diệt được rất ít muỗi. Điều nào sau đây giải thích đúng nhất về những điều đã xảy ra?
A. Việc xịt muỗi gây ra sự chọn lọc, từ đó làm tăng dần số alen kháng thuốc trong quần thể.
B. Loài muỗi mới đã di cư tới vùng đó thay thế cho loài đã bị diệt.
C. Thuốc diệt muỗi đã tác động tới ADN của muỗi để tạo nên muỗi kháng thuốc.
D. Đột biến làm tăng dần số alen kháng thuốc trong quần thể.
Câu 23. Tính đa hình về di truyền của quần thể được tăng lên nhờ các nhân tố:
1. Đột biến. 2. Giao phối ngẫu nhiên. 3. Chọn lọc tự nhiên.
4. Nhập gen. 5. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Phương án đúng là
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4 , 5.
Câu 24. Cho các khâu sau:
1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp.
2. Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
3. Đưa ADN tai stổ hợp vào trong tế bào nhận.
4. Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại eim cắt giới hạn.
5. Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp.
6. Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc.
Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyên là?
A. 2, 4, 1, 3, 6, 5 B. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
C. 2, 4, 1, 3, 5, 6.. D. 2, 4, 1, 5, 3, 6.
Câu 25: Cho sơ đồ phả hệ sau:
1 2 3 4 Nam mù màu
Nữ điếc bẩm sinh
5 6 7 8 Nữ bình thường
|
Nam bình thường
Xác suất để 7 và 8 sinh con đầu lòng không bị cả 2 bệnh là
A. . B. . C. . D. .
Câu 26: Trong quá trình phên mã, enzim ARN-poli meraza bám vào:
A. Vùng 3’ của mạch mã gốc và di chuyển từ mã mở đầu đến mã kết thúc.
B. Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 3’ sang đầu 5’ của mạch mã gốc.
C. Mã mở đầu và di chuyển từ đầu 5’ sang đầu 3’ của mạch mã gốc.
D. Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 5’ sang đầu 3’ của mạch mã gốc.
Câu 27: Một gen có chiều dài 0,51mm. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi pôlipeptít có 350 axitamin. Đây là gen của nhóm sinh vật nào.
A. Thể ăn khuẩn. B. Virút. C. Nấm. D. Vi khuẩn E.côli.
Câu 28: Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong phảm phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen :
A. AAb ; aab ; b. B. Aab ; b ; Ab ; ab. C. AAbb. D. Abb ; abb ; Ab ; ab.
Câu 29: Ở người, tính trạng nhóm máu ABO do một gen có 3 alen IA, IB, IO qui định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?
A. 3/4. B. 119/144. C. 25/144. D. 19/24.
Câu 30: Tạo giống bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn có hiệu quả cao khi chọn các dạng cây có đặc tính nào sau đây:
A. Kháng thuốc diệt cỏ, chịu lạnh, chịu hạn, chịu phèn, chịu mặn, sạch không nhiễm virút.
B. Có khả năng phát tán mạnh, thích nghi với điều kiện sinh thái, chống chịu tốt, năng suất cao, sạch bệnh.
C. Có tốc độ sinh sản chậm, thích nghi với điều kiện sinh thái.
D. Năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái.
Câu 31: Một quần thể thực vật ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số kiểu hình: 30,24% đỏ, kép; 53,76% đỏ, đơn; 5,76% trắng, kép; 10,24% trắng, đơn. Biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng, B quy định hoa kép trội hoàn toàn so với a quy định hoa đơn, các gen liên kết trên 1 cặp NST tương đồng. Tỉ lệ kiểu gen trong quần thể trên là:
A. 0,2304. B. 0,1152. C. 0,3024. D. 0,0768.
Câu 32: Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng có số cá thể dị hợp gấp 8 lần số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn. Vậy, tần số alen lặn bằng bao nhiêu ?
A. 0,02. B. 0,2. C. 0,4. D. Dữ liệu không đủ xác định tần số alen
Câu 33: Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là
A. Sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế. B. Sự cạnh tranh trong loài chủ chốt.
C. Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế. D. Sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.
Câu 34: Những nhân tố nào gây biến đổi kích thước của quần thể ?
A.Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
B.Mức sinh sản, mức tử vong, nhập cư và xuất cư.
C.Mức sinh sản, mức tử vong và cấu trúc giới tính.
D.Mức nhập cư, xuất cư và cấu trúc giới tính.
Câu 35:Sự phân bố theo nhóm trong của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì :
A.Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể B.Tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
C.Tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
D.Hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi từ môi trường
Câu 36: Kết quả lai thuận và nghịch ở F1 và F2 không giống nhau và tỉ lệ kiểu hình phân bố đồng đều ở hai giới tính thì rút ra nhận xét gì?
A. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST giới tính.
B. Tính trạng bị chi phối bởi ảnh hưởng của giới tính.
C. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm ở tế bào chất.
D. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST thường.
Câu 37: Trong quá trình phát sinh loài người, đặc điểm nào sau đây ở người chứng tỏ tiếng nói đã phát triển?
A. Góc quai hàm nhỏ. B. Có lồi cằm rõ. C. Răng nanh ít phát triển. D. Xương hàm bé
Câu 38: Ở phép lai , nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen qui định một tính trạng và các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là:
A. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình B. 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
C. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.. D. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
Câu 39: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là
A. 12%. B. 6%. C. 24%. D. 36%.
Câu 40: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.
B. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, … chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C.
D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.
Câu 41: Phép lai nào dưới đây không cho tỷ lệ kiểu hình ở F1 là 1: 2: 1? Biết mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn.
A. , hoán vị gen ở một bên với f bất kỳ nhỏ hơn 50%.
B. , hoán vị gen ở cả 2 bên với f = 20%.
C. , hoán vị gen ở một bên với f = 20%.
D. , liên kết gen hoàn toàn ở cả 2 bên.
Câu 42: Xét 3 gen nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau: gen 1 có 3 alen, gen 2 có 4 alen, gen 3 có 5 alen. Số kiểu gen có ít nhất 1 cặp dị hợp trong quần thể là:
A. 180. B. 60. C. 900. D. 840.
Câu 43: Phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen (Aa, Bb), các gen phân ly độc lập sẽ cho số kiểu hình là:
A. 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 9 hoặc 10. B. 9 hoặc 10.
C. 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 6 hoặc 9 hoặc 10. D. 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 5 hoặc 6 hoặc 9.
Câu 44: Những căn cứ nào sau đây được sử dụng để lập bản đồ gen?
1. Đột biến lệch bội. 4. Đột biến chuyển đoạn NST.
2. Đột biến đảo đoạn NST. 5. Đột biến mất đoạn NST.
3. Tần số HVG.
A. 2, 3, 4. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 3. D. 3, 4, 5.
Câu 45. Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen A. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con., tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trưòng nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là:
A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X B. mất một cặp A-T
C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T D. mất một cặp G-X
Câu 46: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal
Hiệu suất sinh tháo giữa bật dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bật dinh dưỡng cấp 4 với bật dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là :
A.9% và 10% B. 12% và 10% C. 10% và 12% D. 10% và 9%
Câu 47:Bằng những dẫn liệu thực nghiệm ngưòi ta luôn thấy được tính đa hình trong các quần thể tự nhiên .Sự đa hình trong quần thể được duy trì bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên yếu tố nào dưới đây làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể?
A.Hiện tượng di – nhập gen. B.Quá trình chọn lọc tự nhiên.
C.Quá trình giao phối. C.Quá trình đột biến
Câu 48: Một em bé 7 tuổi trả lời được các câu hỏi của một em bé 9 tuổi thì chỉ số IQ của em bé này là:
A. 110. B. 126. C. 129. D. 100.
Câu 49: Người ta xác định được chỉ số ADN của từng cá thể bằng cách nào?
A. Dùng phương pháp nguyên tử đánh dấu. B. Sử dụng enzim cắt giới hạn.
C. Lai phân tử ADN. D. Sử dụng kĩ thuật giải trình tự nuclêôtít.
Câu 50. Chiến lược nào sau đây làm tăng nhanh nhất đa dạng di truyền của một quần thể có nguy cơ bị tuyệt chủng.
A. Thiết lập khu bảo tồn để bảo vệ môi trường sống của quần thể đó
B. Du nhập các cá thể mới cùng loài từ quần thể khác.
C. Bắt tất cả các cá thể còn lại của quần thể cho sinh sản bắt buộc rồi thả ra môi trường tự nhiên.
D. Kiểm soát các quần thể ăn thịt hoặc cạnh tranh với quần thể đang bị nguy hiểm.
………………………………………………..HẾT……………………………………………
No comments: