Đề Thi Thử Đại Học Môn vật Lý - Phổ Thông Năng Khiếu
ĐHQG Tp.
HCM KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC
LẦN III NĂM HỌC 2009 -2010
Trường PT
Năng Khiếu Môn Vật Lý – Khối
A
Mã đề:
Chọn câu đúng
nhất
1. Một vật dao
động điều hòa (dđđh) theo phương
trình: x = A cos(wt + p/6). Gốc thời gian
đã được chọn lúc:
A. x = A/2 và v <
0 B. x = A/2
và v> 0 C. x = A/2
và v > 0 D. x = A/2
và v < 0.
2. Một con lắc lò
xo dđđh theo phương ngang có cơ năng bằng
10-2 J, khối lượng quả nặng là m =
0,5kg. Chọn gốc thời gian lúc vật có vận tốc
0,1m/s và gia tốc - m/s2.
Pha ban đầu của dao động là:
A. - p/6 B.
- p/3 C. p/3 D. Đáp số khác.
3. Một vật
dđđh theo phương ngang. Tốc độ của vật
lúc qua vị trí cân bằng là 20pcm/s, gia tốc
cực đại của vật là 2m/s2. Cho p2
= 10. Thời gian ngắn nhất (s) vật đi từ vị
trí cân bằng đến điểm có li độ 10cm là:
A. 1/3 B.
1/12 C.
1/6 D. 1/2.
4*. Chọn
câu sai khi nói về sức căng dây của con lắc
đơn ở vị trí bất kỳ có li độ góc
α:
A. tỉ lệ
với gia tốc rơi tự do. B. tỉ lệ
với khối lượng của vật.
C. tỉ
lệ với li độ góc α. D. không phụ thuộc chiều
dài con lắc.
5. Cơ năng
của con lắc đơn (chiều dài l, khối
lượng quả nặng m, biên độ góc αo)
dđđh có biểu thức là:
A. mgl B.
mglA2
C. mglαo
2 D. mg/(lαo2)
6. Một vật
dđđh với phương trình: x = 5sin(8pt + p/3) cm. Sau khoảng
thời gian 5s kể từ lúc bắt đầu dao động,
vật đi được quãng đường là:
A. 2m B. 4m C. 20cm D.
Đáp số khác
7. Phương
trình dđđh của một vật có dạng x = 2,4cos(wt) + 3,2sin(wt) cm. Biên
độ của dao động là:
A. 5,6cm B. 4cm C. 2,8cm D.
Đáp số khác
8. Chọn câu đúng
khi nói về âm cơ bản và họa âm bậc hai do cùng một
nhạc cụ phát ra:
A. Họa âm bậc
hai có cường độ lớn gấp đôi cường
độ âm cơ bản.
B. Tần số
âm cơ bản lớn gấp đôi tần số họa
âm bậc hai.
C. Tốc độ
của họa âm bậc hai lớn gấp đôi tốc
độ của âm cơ bản.
D. Chu kỳ
âm cơ bản lớn gấp đôi chu kỳ họa âm bậc
hai.
9. Sóng ngang truyền
trên một dây đàn hồi dọc theo trục Ox với
phương trình sóng: u = 3cos(40pt - 2px); t(s), x(cm). Tốc độ truyền
sóng trên dây là:
A. 120pcm/s B. 20pm/s C.
60cm/s D. 20cm/s
10. Một sóng âm truyền
từ không khí vào nước, tốc độ truyền âm
trong không khí là 340m/s, trong nước là 1496m/s. Bước
sóng của sóng âm đã thay đổi như thế nào?
A. giảm 4,4 lần B.
giảm 2,2 lần C.
tăng 4,4 lần D. không đổi
11. Hai nguồn kết
hợp A, B có phương trình: uA
= 5sin(8pt)cm và
uB = 5sin(8pt - p)cm. Khoảng
cách AB = 22cm Vận tốc truyền sóng 30cm/s. Số điểm
dao động với biên độ cực đại trên
AB là:
A. 8 B.
9 C. 7 D. 6
12. Đoạn mạch
RLC nối tiếp được mắc vào điện áp
xoay chiều có U không đổi, tần số f thay đổi.
Khi f = fo thì trong mạch có cộng hưởng và
công suất có trị số 220W. Thay đổi f cho đến
khi hệ số công suất giảm còn một nửa thì
công suất tiêu thụ của đoạn mạch có trị
số là:
A. 110W B. 55W C. 80W D.
không tính được
13. Đoạn mạch
RLC nối tiếp được mắc vào điện áp
xoay chiều có U và tần số f không đổi. Gọi
U, UC và UL lần lượt là điện
áp hai đầu đoạn mạch, hai đầu tụ
và hai đầu cuộn dây thuần cảm. Biết U = UC
= 2UL. Hệ số công suất của mạch
điện là:
A. cosφ = 1/2 B.
cosφ = 1 C.
cosφ = /2 D. cosφ = /2
14. Đoạn mạch
RLC nối tiếp có ZL = 100Ω, ZC =
200Ω. Biết dòng điện nhanh pha hơn điện
áp hai đầu đoạn mạch một góc p/4. Tổng trở của đoạn mạch
bằng:
A. 100
Ω B. 200 Ω C. 300
Ω D. 400 Ω
15. Dòng điện xoay chiều có tần số f =
50Hz qua mạch điện nối tiếp gồm R, C = 63,6μF
và L = 0,318H. Để cường độ dòng điện
và hiệu điện thế cùng pha, thì phải mắc thêm
vào tụ C một tụ điện khác C’ như thế
nào và có điện dung là bao nhiêu?
A. Mắc nối tiếp C’ = 63,60μF B.
Mắc song song C’ = 64,0μF
C. Mắc nối tiếp C’ = 42,4μF
D. Mắc song song C’ = 42,4μF
16*. Mạch xoay chiều RLC nối tiếp có
tần số góc thay đổi, cuộn dây thuần cảm.
Khi ω1
= 100π(rad/s) thì điện áp hiệu dụng
trên tụ đạt cực đại, còn khi ω2 = 400π(rad/s) thì điện áp hiệu dụng
trên cuộn cảm đạt cực đại. Để
điện áp trên điện trở đạt cực
đại thì ω có giá trị là:
A.
250π(rad/s) B. 200π(rad/s) C.
500π(rad/s) D. 300π(rad/s).
HD.
17.
Đoạn mạch RLC nối
tiếp có ZL = 100Ω, ZC = 60Ω. Đặt
điện áp xoay chiều U = 220V, f =50Hz vào hai đầu
đoạn mạch thì công suất tiêu thụ trên đoạn
mạch là 580,8W. Hệ số công suất của mạch có
những giá trị:
A. cosφ = 0,6 B. cosφ = 0,8 C.
cosφ = 0,6 hoặc cosφ = 0,4 D. cosφ = 0,6 hoặc cosφ =
0,8
18. Đoạn mạch RLC nối tiếp có R =
20Ω, khi điện áp hai đầu đoạn mạch
là u = 100cos(100pt + p/6)V thì điện
áp hai đầu tụ là: uC = UCcos(100pt)V. Công suất tiêu thụ của mạch
là:
A. 100W B. 40W C. 125W D. Đáp số
khác
19. Chọn câu sai khi nói về điện từ
trường:
A. Điện trường và từ trường là
hai mặt của một trường thống nhất là
điện từ trường.
B. Cường độ điện trường
và cường độ từ trường luôn biến
thiên điều hòa và vuông pha với nhau.
C. Một điện tích dao động điều
hòa sẽ sinh ra một điện từ trường.
D. Điện trường biến thiên tương
đương một dòng điện gọi là dòng điện
dịch.
20. Chọn câu đúng khi nói về máy phát điện
xoay chiều ba pha:
A. là sự kết hợp của ba máy phát điện
xoay chiều một pha giống nhau.
B. có stato có thể là phần cảm hoặc phần ứng.
C. để giảm tốc độ quay của rôto
người ta dùng nam châm có p cặp cực (p>1).
D. có stato luôn là phần ứng.
21. Mạch dao
động LC dùng tụ phẳng, khi lớp điện môi
giữa hai bản tụ có hằng số điện môi
tăng lên hai lần thì chu kỳ dao động của mạch:
A. tăng 2 lần
B. giảm 2 lần C. Không thay đổi
D. Tăng lần
22. Mạch dao
động LC1 thu được sóng có bước
sóng λ1 = 45m, mạch dao động LC2
thu được sóng có bước sóng λ2 = 60m.
Mạch dao động L(C1 // C2) thu
được sóng có bước sóng λ:
A. 75m B. 105m C.
15m D. Đáp số khác
23. Chọn câu
đúng:
A. Mạch chọn
sóng được dùng trong quá trình phát sóng điện từ.
B. Bộ phận
biến điệu được dùng trong quá trình thu sóng
điện từ.
C. Thạch
anh được dùng làm bộ phận ổn định
tần số dao động.
D. Anten là mạch
dao động hở chỉ được dùng trong quá
trình thu sóng điện từ.
24. Chọn câu
đúng khi nói về truyền thông bằng sóng điện từ:
A. Chỉ có sóng
ngắn và sóng cực ngắn được dùng trong truyền
thanh, truyền hình trên mặt đất.
B. Sóng
dài, trung, ngắn được dùng trong truyền thanh, truyền
hình trên mặt đất.
C. Sóng điện
từ có tần số thấp gọi là sóng ngắn.
D. Sóng điện
từ không tuân theo quy luật truyền thẳng, khúc xạ.
25. Chọn câu sai:
A. Thuyết sóng
điện từ do Maxwell đưa ra và được
Hertz khẳng định bằng thực nghiệm.
B. Sóng điện
từ là điện từ trường lan truyền trong
không gian.
C. Sóng điện
từ gồm có điện trường và từ trường
biến thiên điều hòa cùng tần số, cùng pha.
D. Trong
chân không tốc độ lan truyền của điện từ
trường nhỏ hơn tốc độ của ánh
sáng.
26. Điều kiện xảy ra hiện tượng
giao thoa ánh sáng là:
A. hai chùm sáng đơn sắc không thay đổi.
B. hai chùm sáng giao nhau phải là hai chùm sáng kết
hợp.
C. hai chùm sáng phải sinh ra từ một nguồn sáng
đơn sắc.
D. hai nguồn sáng phát ra hai chùm sáng phải cùng tần
số và cùng pha.
27. Chọn câu đúng. Khi nói về hiện
tượng tán sắc ánh sáng:
A. Khi ánh sáng trắng qua lăng kính tán sắc thành 7 bức
xạ có bảy màu khác nhau .
B.Khi ánh sáng trắng đi từ nước ra không
khí không có hiện tượng tán sắc.
C. Khi ánh sáng trắng từ không khí vào kim cương
cho tán sắc nhiều hơn khi đi từ không khí vào
nước.
D. Khi ánh sáng đa sắc bị khúc xạ qua
mặt phân cách giữa hai môi trường truyền sáng có dạng
mặt cong đều bị tán sắc.
28. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young:
khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe S1
và S2 đến màn M là D1=250cm. Khe S là nguồn
cung cấp ánh sáng đơn sắc cho hai khe S1 và S2.
Lúc đầu khe sáng S cách đều hai khe S1 và S2
và cách mặt phẳng chứa hai khe này một đoạn
D2=49cm, sau đó cho khe S chuyển động tịnh
tiến 20mm theo phương tạo một góc 300 với
màn M và hướng ra xa màn M. Khi đó vân trung tâm trên màn dời
một đoạn bằng bao nhiêu? Khoảng vân trên màn có
thay đổi không?
A. 7.07cm; Khoảng vân trên màn có thay đổi. B.
17,32mm; khoảng vân trên màn có thay đổi.
C. 8,66cm; khoảng vân trên màn không thay đổi. D.
57,84mm; khoảng vân trên màn không thay đổi.
29*.
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng. Ánh sáng
được chiếu vào hai khe S1S2 là hai
loại ánh sáng thuộc vùng khả kiến có bước
sóng và cho
hiện tượng giao thoa trên màn M. Biết khoảng cách
từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn M là D=2m,
khoảng cách giữa hai khe S1S2 là a= 1,5mm.
Trên màn M đo được khoảng cách ngắn nhất
giữa hai vân sáng tổng hợp chứa đồng thời
hai bức xạ trên là 3mm. Vậy , có
thể có giá trị nào sau đây?
A. , B. ,
C.
, D.
,
30.
Chọn câu sai.
A.
Bước sóng tia X cứng nhỏ hơn bước sóng
tia X mềm.
B.
Tia X có khả năng đâm xuyên kém hơn tia (gamma)
C.Tia
X, tử ngoại, hồng ngoại, tia
đều có cùng bản chất sóng điện từ.
D. Trong
một môi trường truyền sáng, tia tử ngoại có
vận tốc lớn hơn tia hồng ngoại.
31.
Thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai
khe sáng cách nhau một khoảng a = 2mm. Tại vị trí M có
vân sáng bậc 4. Cần thay đổi khoảng cách giữa
hai khe một khoảng bao nhiêu thì tại M có vân sáng bậc
6:
A. tăng thêm 1
mm B. tăng thêm 0,6mm C.
tăng thêm 0,2mm D. giảm đi 0,4mm.
32.
Người ta lần lượt chiếu hai bức xạ
vào bề mặt một tấm kim loại có công thoát 2,0 eV.
Năng lượng phôtôn của hai bức xạ này
tương ứng là 2,9eV và 2,4 eV. Tỉ số tốc
độ cực đại của các quang êlectrôn bứt
ra khỏi tấm kim loại đó trong hai lần chiếu
là
A. 3:2 B.
3:1 C. 2:1 D. 5:2
33.
Một chùm sáng đơn sắc chiếu vuông góc một tấm
thủy tinh bề dày d. Biết tỉ lệ cường
độ của chùm sáng truyền qua và cường độ
của chùm sáng tới tấm thủy tinh là 90%. Hệ số
hấp thụ của tấm thủy tinh đối với
ánh sáng đó là 10,536(m-1). Vậy d có giá trị
A.1,000cm B. 1,225cm C. 1,328cm D.1,565cm.
34.
Chọn câu sai. Khi nói về hiện tượng
phát quang:
A.
Ánh sáng huỳnh quang do các chất phát ra khác nhau có bước
sóng khác nhau.
B.
Cường độ ánh sáng phát quang phụ thuộc vào
điều kiện kích thích.
C.
Sau khi tắt nguồn kích thích, thời gian kéo dài phát quang
trong hiện tượng huỳnh quang ngắn hơn trong
hiện tượng lân quang.
D. Phôtôn của ánh sáng lân quang có năng lượng
lớn hơn năng lượng phôtôn của ánh sáng huỳnh
quang.
35.
Chọn câu sai. Khi nói về tia laze:
A.Ánh
sáng laze do các chất bị kích thích khác nhau có tần số
khác nhau.
B.Chùm
sáng lazecó thể gây nhiễu xạ, giao thoa, khúc xạ, phản
xạ và gây ra hiện tượng quang điện trên một
số chất.
C.
Chùm tia laze khi phát ra từ nguồn, qua thấu kính hội tụ
mỏng luôn hội tụ tại một điểm.
D. Ánh sáng tia laze không gây ra hiện tượng quang
điện trong.
36.
Trong ống Rơnghen: giả sử có 40% động
năng của một electron khi đến đối catốt
biến thành nhiệt làm nóng đối catốt, phần
còn lại chuyển thành năng lượng của phôton
tia X phát ra. Bỏ qua động năng ban đầu của
electron khi vừ bứt ra khỏi catot . Hiệu điện
thể giữa hai cực anốt và catốt của ống
Rơnghen này để có thể sản xuất ra tia X có
bước sóng bằng 1,8.10-10m là ?
A. 11501,7V. B.
17453,5V. C. 12562,5V. D. 8508,3V.
37. Biết các mức năng lượng của
nguyên tử hydro được biểu diễn bằng biểu
thức ,
n=1,2,3... là chỉ số mức năng lượng; mức
thứ nhất(cơ bản) ứng với n=1. Hãy xác định
bước sóng của vạch lam trong dãy Ban-me?
A. B. C. D.
38. Mỗi phôtôn của một chùm bức xạ
đơn săc có năng lượng bằng 9,6.10-19J.
Chiếu chùm bức xạ này vào quả cầu kim loại
cô lập về điện thì sau một thời gian,
điện thế quả cầu đạt giá trị cực
đại bằng 3,5V. Tính công thóat của kim loại làm
quả cầu:
A. 2,5 eV. B.
3,5 eV. C. 6 eV. D. 2 eV.
39. Tốc độ ánh sáng trong chân không c=3.108m/s.
Một hạt đứng yên đối với PTN có khối
lượng 10-27kg. Khi hạt chuyển động
với tốc độ tương đương bằng
bao nhiêu so với PTN để khối lượng
tương đối tính của nó là 1,6.10-27 kg.
A. v=2,34.108m/s. B.
v=1,80.108m/s C. v=2,40.108m/s D.
v=2,70.108m/s
40*.
Tỉ số khối lượng tương đối
tính của phôton của bức xạ đơn sắc màu
tím có bước sóng và
bức xạ đơn sắc màu cam có bước sóng là:
A. 1,6. B.
2,4. C. 1,2. D. 1,8.
41. Một vật có dạng hình chữ nhật
ABCD, khi đứng yên trong hệ quy chiếu quán tính K(hệ
K) chiều dài các cạnh AB=10cm; BC=6cm. Nếu cho vật này
chuyển động trên một đường thẳng
song song cạnh AB của nó với vận tốc v=0,6c so với
hệ K (c là tốc độ ánh sáng trong chân không) thì quan
sát viên đứng yên trong hệ K đo được diện
tích vật này là:
A. 48cm2 B. 38,4 cm2 C.
35 cm2 D. 56 cm2.
42. Một hạt có khối lượng nghỉ
trong hệ quy chiếu quán tính K ( hệ K) là 4.10-16kg.
Cho hạt này chuyển động với vận tốc so
với hệ K là 1,8.108m/s. Động năng
tương đối tính của hạt này đối với
hệ K là:
A. 12,7 J. B. 9 J. C.
3,6 J. D. 4,5 J
43. Hạt nhân đang đứng yên thì phân rã ra
hạt anpha và biến đổi thành hạt nhân X: . Biết năng lượng tỏa
ra trong phản ứng trên là 11,7MeV. Vậy động
năng của hạt trong phản ứng này là:
(trong phép tính cần thiết có thể lấy khối
lượng các hạt nhân theo đơn vị u bằng số
khối của chúng)
A.
11,4 MeV. B. 11,5 MeV. C. 0.2
MeV. D. 10,2 MeV.
44. Chọn câu trả lời đúng. Hạt
nhân nguyên tử được cấu tạo từ:
A. các prôton. B. các nơtron.
C. các nuclôn. D.
các êlectron.
45. Pôloni là chất phóng xạ , mỗi phân rã chỉ phóng ra một
hạt êlectron, có chu kỳ bán rã T=138,38 ngày. Cho NA=6,02.1023/mol.
Lúc đầu có 2,1g Poloni. Hỏi số êlectron đã phóng ra
từ mẫu chất trên sau 276,76 ngày là
A. 4,515.1021 B. 21.1021 C.
1,4.1021 D. 21,458.1021
46. Một chất phóng xạ X có chu kì bán rã T1
và chất phóng xạ Y có chu kì bán rã T2, với T1=2T2.
Một mẫu Z ban đầu có khối lượng 2m0,
trong đó có chứa m0 chất X và m0 chất
Y. Sau thời gian T1 thì tổng khối lượng
của chất X và Y chứa trong mẫu Z còn lại là:
A.. B. C. D.
47. Chọn câu đúng.
A. Phản ứng nhiệt hạch tỏa
năng lượng lớn hơn phản ứng phân hạch.
B.Phân rã gamma() là phản ứng hạt
nhân thu năng lượng.
C. Phóng xạ luôn phát ra phản hạt
nơtrinô.
D. Năng lượng tỏa ra từ các phản
ứng hóa học không phải là năng lượng hạt
nhân.
48. Một bức xạ truyền trong một
môi trường X có bước sóng . Biết tính chất quang
của môi trường X đối với bức xạ
này có hằng số điện môi bằng 1,25 và độ
từ thẩm bằng 1,8. Lấy tốc độ ánh sáng
trong chân không c=3.108 m/s. Vậy bức xạ này có tần
số là bao nhiêu?
A. . B. . C. . D..
49. Một hạt nhân X có số khối là A=17, số
prôtôn Z=8 và có năng lượng liên kết riêng
bằng 7,8MeV/nuclôn. Khối lượng prôtôn và nơtrôn
tương ứng là mp=938MeV/c2 và mn=939MeV/c2.
Với u là đơn vị khối lượng nguyên tử;
và 1u=931,5 MeV/c2. Khối lượng hạt nhân X
được tính theo đơn vị khối lượng
nguyên tử có giá trị là:
A.16,986u. B. 16,995u. C. 16,935u. D.
16,997u.
50. Đơn vị khối lượng nguyên
tử được ký hiệu u.Số Avôgađrô là NA.
Hãy chọn biểu thức đúng?
A. 1u.NA=1 g B.
1u.NA=12 g
C. D.
Tags: Thi Thử Đại Học, VatLy
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments: