TUYỂN TẬP 80 BÀI TOÁN HÌNH HỌC LỚP 9 - bài 35
Bài 35 Cho đường tròn (O), đường kính AB cố định, điểm I nằm giữa A và O sao cho AI = 2/3 AO. Kẻ dây MN vuông góc với AB tại I, gọi C là điểm tuỳ ý thuộc cung lớn MN sao cho C không trùng với M, N và B. Nối AC cắt MN tại E.
1. Chứng minh tứ giác IECB nội tiếp .
2. Chứng minh tam giác AME đồng dạng với tam giác ACM.
3. Chứng minh AM2 = AE.AC.
4. Chứng minh AE. AC - AI.IB = AI2 .
5. Hãy xác định vị trí của C sao cho khoảng cách từ N đến tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác CME là nhỏ nhất.
Lời giải:
1. Theo giả thiết MN ^AB tại I => ÐEIB = 900; Ð ACB nội tiếp chắn nửa đường tròn nên ÐACB = 900 hay ÐECB = 900
=> ÐEIB + ÐECB = 1800 mà đây là hai góc đối của tứ giác IECB nên tứ giác IECB là tứ giác nội tiếp .
2. Theo giả thiết MN ^AB => A là trung điểm của cung MN => ÐAMN = ÐACM ( hai góc nội tiếp chắn hai cung bằng nhau) hay ÐAME = ÐACM. Lại thấy ÐCAM là góc chung của hai tam giác AME và AMC do đó tam giác AME đồng dạng với tam giác ACM.
3. Theo trên DAME ~ D ACM => => AM2 = AE.AC
4. ÐAMB = 900 (nội tiếp chắn nửa đường tròn ); MN ^AB tại I => DAMB vuông tại M có MI là đường cao => MI2 = AI.BI ( hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông) .
Áp dụng định lí Pitago trong tam giác AIM vuông tại I ta có AI2 = AM2 – MI2 => AI2 = AE.AC - AI.BI .
5. Theo trên ÐAMN = ÐACM => AM là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp D ECM; Nối MB ta có ÐAMB = 900 , do đó tâm O1 của đường tròn ngoại tiếp D ECM phải nằm trên BM. Ta thấy NO1 nhỏ nhất khi NO1 là khoảng cách từ N đến BM => NO1 ^BM.
Gọi O1 là chân đường vuông góc kẻ từ N đến BM ta được O1 là tâm đường tròn ngoại tiếp D ECM có bán kính là O1M. Do đó để khoảng cách từ N đến tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác CME là nhỏ nhất thì C phải là giao điểm của đường tròn tâm O1 bán kính O1M với đường tròn (O) trong đó O1 là hình chiếu vuông góc của N trên BM.
Lưu ý kí hiệu: Ð có nghĩa là góc.
Tags: Hình Học 9, TUYỂN TẬP 80 BÀI TOÁN HÌNH HỌC LỚP 9
Cho mink hỏi là tại sao góc MCA bằng góc AMN lại suy ra AM là tiếp tuyến được ah
ReplyDeletegóc AMN là góc tạo bởi tia tt và dây cung ME mafgocs MCA chắn cung ME
Deletecâu c có thể giải bằng cách đưa về ab dc ko ta
ReplyDeleteđc'
Delete