Bài Tập Trắc Nghiệm Vật Lý 9 - Phần Điện



Đây là đề ôn thi Giữa Học Kì 1 môn Vật Lý Lớp 9, bao gồm 47 câu trắc nghiệm. đề ôn thi Giữa Học Kì 1 môn Vật Lý Lớp 9, bao gồm 47 câu trắc nghiệm.

Đề Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Toán Lớp 12 - Level 1 - Bài 1

Câu 1: Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là:

A. 3V
B. 8V
C. 5V
D. 4V

Câu 2: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

A. Không thay đổi khi thay đổi thiệu điện thế.
B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế.
C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
D. Giảm khi hiệu điện thế tăng.

Câu 3: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?

A. Tăng 4 lần
B. Giảm 4 lần.
C. Tăng 2 lần.
D. Giảm 2 lần.

Câu 4: Đồ thị nào dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.


A.
B.
C.
D.

Câu 5: Đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2=5R1. So sánh cường độ dòng điện chạy qua hai dây dẫn?

A. I1 = 5 I2
B. I1 = 3 I2
C. I1 = 2 I2
D.I1 =  I2

Câu 6: Đặt một hiệu điện thế 12V giữa hai đầu điện trở R thì cường độ dòng điện qua điện trở R lúc này là 0,2A. Muốn cho cường độ dòng điện qua điện trở R là 0,5A thì ta phải đặt hiệu điện thế giữa đầu điện trở R là bao nhiêu ?

A. 50V
B. 30V
C. 20V
D. 10V

Câu 7: Cho hai điện trở, R1=20Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2=40Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 nối tiếp với R2 là:

A. 210V
B.  120V
C. 90V
D. 100V

Câu 8: Đặt hiệu điện thế U=12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1=40Ω và R2=80Ω mắc nối tiếp. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch này là bao nhiêu?

A. 0,1A
B. 0,15A
C. 0,45A
D. 0,3A

Câu 9: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2=1,5R1 mắc nối tiếp với nhau. Cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này thì thấy hiệu điện thế R1 là 3V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu?

A. 1,5V
B. B. 3V
C. 4,5V
D. 7,5V

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?

A. Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó. 

Câu 11: Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây? 

A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở.
B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở. 
C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ.
D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ. 

Câu 12: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào dưới đây là không đúng?RAB

A.RAB=R1 + R2
B. IAB=I1=I2.
C. U1/U2=R2/R1
D. UAB=U1 + U2.

Câu 13: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một đoạn mạch có sơ đồ như trên hình 4.3 trong đó các điện trở R1=3Ω, R2=6Ω. Hỏi số chỉ ampe kế khi công tắc K đóng lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu lần so với khi công tắc K mở?

A. Nhỏ hơn 2 lần.
B. Lớn hơn 2 lần.
C. Nhỏ hơn 3 lần.
D. Lớn hơn 3 lần.

Câu 14: Đặt một hiệu điện thế U=6V vào hai đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở R1=3Ω, R2=5Ω và R3=7Ω mắc nối tiếp.Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở của đoạn mạch trên đây.

A. I1=I2=I3=I=0,4A
B.  I1=0,1A, I2=0,2A, I3=0,3A.
C.  I1=1A, I2=2A, I3=3A.
D.  I1=2A, I2=1,2A, I3=0,86A.

Câu 15: Đặt một hiệu điện thế U=6V vào hai đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở R1=3Ω, R2=5Ω và R3=7Ω mắc nối tiếp. Trong số ba điện trở đã cho, hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở nào là lớn nhất ? Vì sao?

A. Trong ba điện trở thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3 lớn nhất vì theo công thức U=IR thì hiệu điện thế phụ thuộc vào điện trở trong ba điện trở thì điện trở R3 là lớn nhất nên hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở này là lớn nhất.
B. Trong ba điện trở thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 lớn nhất, vì điện trở của nó nhỏ nhất
C. Hiệu điện thế của cả 3 đều bằng nhau vì đây là mạch mắc nối tiếp.
D. Trong ba điện trở thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 lớn nhất, vì tính toán ta có I= 0,4.5 = 2V.

Câu 16:  Cho mạch điện có sơ đồ như hình 5.1, trong đó R1=15Ω, R2=10Ω, vôn kế chỉ 12V.


Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
A. RAB = 5 Ω
B. RAB = 6 Ω
C.RAB = 7 Ω
D.RAB = 8 Ω

Câu 17: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 5.1, trong đó R1=15Ω, R2=10Ω, vôn kế chỉ 12V.


Tính số chỉ của các ampe kế.
A. Ampe kế ở mạch chính chỉ 2 A, ampe kế 1 chỉ 1,2 A, ampe kế 2 chỉ 0,8 A.
B. Ampe kế ở mạch chính chỉ 2 A, ampe kế 1 chỉ 0,8 A, ampe kế 2 chỉ 1,2 A.
C. Ampe kế ở mạch chính chỉ 2 A, ampe kế 1 chỉ 1 A, ampe kế 2 chỉ 1 A.
D. Ampe kế ở mạch chính chỉ 2 A, ampe kế 1 chỉ 0,5 A, ampe kế 2 chỉ 1,5 A.

Câu 18: Cho mạch điện có sơ đồ hình 5.2, trong đó R1=5Ω, R2=10Ω, ampe kế A1 chỉ 0,6A.

Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch.

A. UAB = 1 V
B. UAB = 2 V
C. UAB = 3 V
D. UAB = 5 V

Câu 19: Cho mạch điện có sơ đồ hình 5.2, trong đó R1=5Ω, R2=10Ω, ampe kế A1 chỉ 0,6A.

Tính cường độ dòng điện ở mạch chính.

A. IAB = 0,3 A
B. IAB = 0,5 A
C. IAB = 0,7 A
D. IAB = 0,9 A

Câu 20: Cho mạch điện có sơ đồ hình 5.3, trong đó R1=20Ω, R2=30Ω, ampe kế chỉ 1,2A. Tính số chỉ của các ampe kế A1 và A2.



A. Ampe kế 1 chỉ 0,27 A. Ampe kế 2 chỉ 0,84 A.
B. Ampe kế 1 chỉ 0,27 A. Ampe kế 2 chỉ 0,48 A.
C. Ampe kế 1 chỉ 0,72 A. Ampe kế 2 chỉ 0,48 A.
D. Ampe kế 1 chỉ 0,72 A. Ampe kế 2 chỉ 0,84 A.

Câu 21: Cho hai điện trở, R1=15Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2=10Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là:

A. 40V
B. 10V
C. 30V 
D. 25V

Câu 22: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 5.4, vôn kế chỉ 36V, ampe kế chỉ 3A, R1=30Ω.

Tính điện trở R2số chỉ của các ampe kế A1 và A2.

A. R2 = 20 Ω; Ampe 1 chỉ 1,2 A. Ampe kế 2 chỉ 1,8 A.
B. R2 = 20 Ω; Ampe 1 chỉ 1,8 A. Ampe kế 2 chỉ 1,2 A.
C. R2 = 30 Ω; Ampe 1 chỉ 1,2 A. Ampe kế 2 chỉ 1,8 A.
D. R2 = 30 Ω; Ampe 1 chỉ 1,8 A. Ampe kế 2 chỉ 1,2 A.

Câu 23: Ba điện trở R1=10Ω, R2=R3=20Ω được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 12V. Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính và qua từng mạch rẽ.

A. I = 4,2 A; I1 = 1,2 A; I2 = I3 = 3 A.
B. I = 4,2 A; I1 = 1 A; I2 = I3 = 3,2 A.
C. I =  I1 =  I2 = I3 = 0,6 A.
D. I = 2,4 A; I1 = 1,2 A; I2 = I3 = 0,6 A.

Câu 24: Hai điện trở R1và R2=4R1 được mắc song song với nhau. Khi tính theo R1 thì điện trở tương đương của đoạn mạch này có kết quả nào dưới đây?


A. R=5R1
B. R=4R1 
C. R=0,8R1
D. R=1,25R1

Câu 25: Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1=4Ω và R2=12Ω mắc song song có giá trị nào dưới đây?



A. 16Ω
B. 48Ω
C. 0,33Ω 
D. 3Ω

Câu 26: Trong mạch điện có sơ đồ như hình 5.5, hiệu điện thế U và điện trở R1 được giữ không đổi. Hỏi khi giảm dần điện trở R2 thì cường độ I của mạch điện chính sẽ thay đổi như thế nào?

A. Tăng.
B. Không thay đổi.
C. Giảm.
D. Lúc đầu tăng, sau đó giảm.

Câu 27: Ba điện trở R1=5Ω, R2=10Ω và R3=30Ω được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song này là bao nhiêu?

A. 0,33Ω
B. 3Ω
C. 33,3Ω
D. 45Ω

Câu 28: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 5.6, trong đó điện trở R­1=6Ω ;dòng điện mạch chính có cường độ I=1,2A và dòng điện đi qua điện trở R2 có cường độ I2=0,4A.

Mắc một điện trở R3 vào mạch điện trên , song song với R1 và R2 thì dòng điện trong mạch chính có cường độ là 1,5A. Tính R3 và điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch này khi đó.

A. R=3,2Ω ; R3=16Ω.
B. R=2,3Ω ; R3=16Ω.
C. R=2Ω ; R3=12Ω.
D. R=3Ω ; R3=18Ω.

Câu 29: Cho một hiệu điện thế U = 1,8V và hai điện trở R1,R2. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở này vào hiệu điện thế U thì dòng điện đi qua chúng có cường độ I1=0,2A; nếu mắc song song hai điện trở này vào hiệu điện thế U thì dòng điện mạch chính có cường độ I2=0,9A. Tính R1,R2?

A. R1=3Ω, R2=6Ω hoặc (R1=6Ω, R2=3Ω)
B. R1=1Ω, R2=8Ω hoặc (R1=8Ω, R2=1Ω)
C. R1=2Ω, R2=7Ω hoặc (R1=7Ω, R2=2Ω)
D. R1=4Ω, R2=5Ω hoặc (R1=5Ω, R2=4Ω)

Câu 30: Một đoạn mạch gồm 3 điện trở R1=9Ω, R2=18Ω và R3=24Ω được mắc vào hiệu điện thế U=3,6V như sơ đồ trên hình 5.7.

Tính số chỉ I của ampe kế A và số chỉ I12 của ampe kế A1.

A. I=0,57A, I12=0,6A
B. I=0,75A, I12=0,8A
C. I=0,57A, I12=0,8A
D. I=0,75A, I12=0,6A

Câu 31: Hai dây dẫn bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài 2m có điện trở R1 và dây kia dài 6m có điện trở R2. Tính tỉ số R1/R2.

A. R1/R2 = 1/2
B. R1/R2 = 1/3
C. R1/R2 = 2/3
D. R1/R2 = 3/1

Câu 32:Một đoạn dây dẫn bằng đồng dài l1=10m có điện trở R1 và một dây dẫn bằng nhôm dài l2=5m có điện trở R2. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh R1 và R2?


A. R1=2R2
B. R1<2R2
C. R1>2R2
D. Không đủ điều kiện để so sánh R1 với R2.

Câu 33: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

A. Vật liệu làm dây dẫn.
B. Khối lượng của dây dẫn.
C. Chiều dài của dây dẫn.
D. Tiết diện của dây dẫn.

Câu 34: Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?

A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài khác nhau.
B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có tiết diện khác nhau.
C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện, nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.
D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.

Câu 35: Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?

A. S1R1=S2R2
B. S1/R1=S2/R2
C. R1R2=S1S2
D. Cả ba hệ thức trên đều sai.

Câu 36: Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là l1, S1, R1 và l2, S2, R2. Biết l1=4l2 và S1=2S2. Lập luận nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở R1 và R2 của hai dây dẫn này là đúng?

A. Chiều dài lớn gấp 4, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở lớn gấp 4.2=8 lần, vậy R1=8R2.
B. Chiều dài lớn gấp 4 thì điện trở nhỏ hơn 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở lớn gấp 2 lần, vậy R1=R2/2.
C. Chiều dài lớn gấp 4 thì điện trở lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở nhỏ hơn 2 lần, vậy R1=2R2.
D. Chiều dài lớn gấp 4, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở nhỏ hơn 4.2=8 lần, vậy R1=R2/8

Câu 37: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1=5mm2 và điện trở R1=8,5Ω. Dây thứ hai có tiết diện S2=0,5mm2. Tính điện trở R2.

A. R2 = 85 Ω
B. R2 = 86 Ω
C. R2 = 87 Ω
D. R2 = 88 Ω

Câu 38: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 6,8Ω với lõi gồm 20 sợi đồng mảnh. Tính điện trở của mỗi sợi dây mảnh này, cho rằng chúng có tiết diện như nhau.

A. 6,8 Ω
B. 136 Ω
C. 68 Ω
D. 86 Ω

Câu 39: Một dây nhôm dài l1=200m, tiết diện S1=1mm2 thì có điện trở R1=5,6Ω. Hỏi một dây nhôm khác tiết diện S2=2mm2 và điện trở R2=16,8Ω thì có chiều dài l2 là bao nhiêu?

A. l2  =1000 m
B. l2  =1100 m
C. l2  =1200 m
D. l2  =1300 m

Câu 40: Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?

A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài khác nhau.
B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có tiết diện khác nhau.
C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện, nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.
D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.

Câu 41: Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện đều S có điện trở là 8Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l/2. Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?

A. 4Ω 
B. 6Ω
C. 8Ω
D. 2Ω

Câu 42: Hai dây dẫn được làm cùng một vật liệu, dây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có điện trở gấp mấy lần dây thứ  hai?

A. 8 lần 
B. 10 lần
C. 4 lần 
D. 16 lần

Câu 43: Một dây đồng dài 100m, có tiết diện 1mm2 thì có điện trở là 1,7Ω. Một dây đồng khác có chiều dài 200m, có điện trở 17Ω thì tiết diện là bao nhiêu?

A. 5mm2
B. 0,2mm2
C. 0,05mm2  
D. 20mm2

Câu 44:  Hai dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, có điện trở, chiều dài và tiết diện tương ứng là R1, l1, S1 và R2, l2, S2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?

A. R1. l1. S1 = R2. l2. S2
B. (R1. l1)/ S1=(R2. l2)/ S2
C. (R1. l1)/ S1=(S2. l2)/ R2
D. l1/(R1.S1)= l2/(R2.S2)

Câu 45: Một dây cáp điện bằng đồng có lõi là 15 sợi dây đồng nhỏ xoắn lại với nhau. Điện trở của mỗi sợi dây đồng nhỏ này là 0,9Ω. Tính điện trở của dây cáp điện này.

A. R=6Ω
B. R=0,6Ω
C. R=0,06Ω
D. R=0,006Ω

Câu 46: Người ta dùng dây Nikêlin (một loại hợp kim) làm dây nung cho một bếp điện. Nếu dùng loại dây này với đường kính tiết diện là 0,6mm thì cần dây có chiều dài là 2,88m. Hỏi nếu không thay đổi điện trở của dây nung, nhưng dùng dây loại này với đường kính tiết diện là 0,4 mm thì dây phải có chiều dài là bao nhiêu?

A. l2=1,28m
B. l2=2,18m
C. l2=8,21m
D. l2=1,82m

Câu 47: Cuộn dây thứ nhất có điện trở là R1=20Ω, được quấn bằng dây dẫn có chiều dài tổng cộng là l1=40m và có đường kính tiết diện là d1=0,5mm. Dùng dây dẫn được làm từ cùng vật liệu như cuộn dây thứ nhất, nhưng có đường kính tiết diện của dây là d2=0,3mm để quấn một cuộn dây thứ hai, có điện trở R2=30Ω. Tính chiều dài tổng cộng của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây thứ hai này.

A. l2=20,6m
B. l2=21,6m
C. l2=22,6m
D. l2=23,6m

Script provided by Tranganhnam@yahoo.com

http://hocdethi.blogspot.com/




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu