Bài Tập ANDEHYT



ANDEHYT

Bài 109: Chuyển hóa hoàn toàn 4,2 gam andehyt A mạch hở bằng phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3 trong amonilăc dư thu được dung dịch B. Nếu cho lượng Ag tạo thành tác dụng với HNO3 tạo ra 3,792 lít khí No2 (27oC, 740 mmHg). Tỷ khối hơi của A so với N2<4.

Mặt khác khi cho 4,2 gam A tác dụng với 0,5 mol H2 (Ni, to) thì thu được chất C hiệu suất 100%. Cho lượng chất C tan vào nước thu được dung dịch D. Cho 1/10 lượng dung dịch D tác dụng hết với Na làm thoát ra 12,04 lít H2 (đktc).

1>    Tìm công thức của A, B, C.

2>    Tính khối lượng muối tạo ra  trong dung dịch B.

3>    Tính nồng độ % của C trong dung dịch D.

Bài 110: Khi cho 4,5 gam một hợp chất hữu cơ A phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 32,4 gam kết tủa. Đun nóng dung dịch chất A với phenol (dư) có axit xúc tác thì thu được một hợp chất hữu cơ B có cấu tạo mạch thẳng.

1>    Hãy xác định CTPT của A.

2>    Phản ứng chất A tác dụng với phenol gọi là phản ứng gì? Gọi tên sản phẩm tạo thành.

3>    Từ 6,4 gam rượu tương ứng, có thể điều chế bao nhiêu gam chất A nếu hiệu suất quá trình phản ứng là 80%.

Bài 111: 8,8 gam hỗn hợp X gồm hai andehyt no mạch hở A và B có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 lấy dư tạo ra 64,8 gam Ag. Mặt khác làm bay hơi m gam hỗn hợp X thu được một thể tích bằng thể tích của đúng m gam CO2 trong cùng điều kiện.

1>    Xác định CTCT của A, B và gọi tên chúng.

2>    Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

3>    Trộn a mol A với b mol B được hỗn hợp E nặng 26,2 gam. Khử E bằng một lượng vửa đủ H2 có chất xúc tác Ni đun nóng được hỗn hợp F. F có khối lượng mol trung bình bằng 13,6/13,1 so với khối lượng mol trung bình của E.

Tính khối lượng của mỗi chất trong F.

Bài 112: A là hỗn hợp andehyt Focmic andehyt Axetic.

1>    Oxi hóa m gam hỗn hợp A bằng oxi ta thu được hỗn hợp hai axit tương ứng (hỗn hợp B). Giả thiết hiệu suất 100%. Tỷ khối hơi của B so với A bằng a.

a>    Tìm khoảng biến thiên của a.

b>    Cho a=145/97. Tính % khối lượng của mỗi andehyt trong A.

2>    Khi oxi hóa (xúc tác) m' gam hỗn hợp A bằng O2 ta được (m'+1,6) gam hỗn hợp B. Giả thiết hiệu suất 100%. Còn nếu cho m' gam hỗn hợp A tác dụng với AgNO3/NH3 dư thì thu được 25,92 gam Ag kim loại.

Tính % khối lượng của hai axit có trong hỗn hợp B.

Bài 113: Chia hỗn hợp hai andehyt đơn chức thành hai phần bằng nhau:

-          Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 32,4 gam bạc.

-          Phần 2: Cho tác dụng với H2 (Ni xúc tác) thấy tốn hết V lít H2 (đktc) và thu được hỗn hợp hai rượu no. Nếu cho hỗn hợp rượu này tác dụng hết với Na thấy thoát ra 3V/8 lít H2 (đktc), còn nếu đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp rượu này rồi cho toàn bộ sản phẩm đốt cháy hấp thụ vào 100 gam dung dịch NaOH 40% thì sau phản ứng nồng độ NaOH còn lại là 9,64%.

1>    Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2>    Xác định CTPT, CTCT của các andehyt và tính khối lượng mỗi andehyt, biết rằng gốc hiđrocacbon của các andehyt là gốc no hoặc có một nối đôi.

Bài 114: Khử 1,4 gam hỗn hợp hai andehyt no bằng hiđro ta thu được hỗn hợp 2 rượu. Đun nóng hỗn hợp hai rượu với H2SO4 đặc thì thu được hỗn hợp hai ôlêfin đồng đẳng kế tiếp.

Cho hỗn hợp hai ôlêfin cùng với 3,36 lít O2 (dư, đktc) vào một ống úp ngược trên chậu nước (xem hình vẽ). Sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn ôlêfin, đưa nhiệt độ ống về 25oC, ta nhận thấy:

Mực nước trong ống cao hơn trong chậu là 68 mm.

Thể tích phần ống chứa khí là 2,8 lít.

1>    Tìm CTPT của các andehyt, biết rằng:

-          Áp suất khí quyển là 758,7 mm Hg.

-          Áp suất gây ra bởi hơi nước trong ống ở 25oC là 23,7 mmHg.

-          Khối lượng riêng của Hg là 13,6 gam/cm3.

Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí CO2 không tan vào nước.

2>    Tính khối lượng mỗi andehyt.

Bài 115: Khi cho bay hơi 2,9 gam một hợp chất hữu cơ X ta thu được 2,24 lít hơi X ở 109,2oC và 0,7 atm. Mặt khác cho 5,8 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy tạo thành 43,2 gam Ag.

1>    Xác định CTPT, CTCT và gọi tên X.

2>    Viết phương trình phản ứng điều chế X từ đất đèn.

3>    Viết phương trình phản ứng giữa X với dung dịch AgNO3/NH3; Cu(OH)2/NaOH; H2, dung dịch KMnO4 loãng.

Bài 116: 1> Khi cho 1,25 gam một andehyt đơn chức mạch hở tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được a gam Ag. Hòa tan hoàn toàn lượng Ag trên bằng dung dịch HNO3 đặc thu được 3,792 lít khí NO2 ở 27oC và 740 mmHg.

2> Cho 4,25 gam andehyt trên tác dụng hết với H2 sinh ra từ quá trình điện phân 200 gam dung dịch NaCl 29,25% (có màng ngăn). Tính khối lượng sản phẩm cộng hiđro sinh ra và nồng độ % của hợp chất thu được trong bình điện phân. Biết rằng có 11,2 lít khí Clo bay ra ở anôt (đo ở đktc).

Xác định CTPT của andehyt.

Bài 117: Chia 14,2 gam hỗn hợp X gồm hai andehyt đơn chức làm hai phần bằng nhau:

-          Phần 1 đem tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 43,2 gam bạc.

-          Phần 2 đốt cháy hoàn toàn thu được 15,4 gam CO2 và 4,5 gam H2O.

1>    Xác định CTPT, viết CTCT hai andehyt.

2>    Tính % theo khối lượng mỗi andehyt trong X.

Bài 118: A, B là hai andehyt có cùng số cacbon trong phân tử, đều mạch hở và không phản ứng với nước brôm.

Đốt cháy 13 gam hỗn hợp trên rồi cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng 92 gam dung dịch H2SO4 88% và bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy nồng độ H2SO4 trong bình 1 giảm còn 80% và bình 2 xuất hiện 60 gam kết tủa.

1>    Xác định công thức hai andehyt.

2>    Tính % theo khối lượng mỗi andehyt trong hỗn hợp.

Bài 119: A là một andehyt mạch thẳng. Một thể tích hơi A cộng hợp được tối đa 3 thể tích hiđro, sản phẩm phản ứng nếu cho tác dụng với Na dư cho thể tích hiđro bằng thể tích hơi A đã dùng ban đầu (các thể tích đo ở cùng điều kiện).

Đốt cháy hoàn toàn một lượng A thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O.

1>    Xác định CTPT, viết CTCT của A.

2>    Oxi hóa A bằng dung dịch KMnO4 tạo hợp chất hữu cơ B duy nhất chứa 21,23% C về khối lượng.

-          Xác định B.

-          Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,5M cần để oxi hóa 12,6 gam A thành B.

Bài 120: Chia m gam andehyt mạch hở X làm 3 phần bằng nhau:

-          Phần 1 khử hóa hoàn toàn để tạo Y phải cần V lít H2. Sản phẩm Y tác dụng với Na dư tạo ra V/4 lít H2. (đo ở cùng điều kiện).

-          Phần 2 cho phản ứng với nước brôm dư thấy có 16 gam Br2 phản ứng.

-          Phần 3 đốt cháy hoàn toàn cho 13,2 gam CO2 và 3,6 gam H2O.

1>    Xác định CTPT, viết CTCT của X.

2>    Hòa tan 3 gam Y vào nước dược dung dịch Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc). Tính nồng độ % của Y trong dung dịch Z.

Bài 121: Chia 12,6 gam một andehyt mạch hở làm 3 phần bằng nhau:

-          Để khử hóa hoàn toàn phần 1 phải dùng 3,36 lít H2 (đktc).

-          Cho phần 2 phản ứng với dung dịch Brôm dư thấy có 8 gam Br2 phản ứng.

-          Đem phần 3 phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được x gam bạc.

1>    Tính X.

2>    Xác định CTPT, viết CTCT có thể có của andehyt, biết khi đốt cháy một thể tích hơi andehyt thu được thể tích CO2 nhỏ hơn 6 lần thể tích hơi andehyt nếu đo ở cùng điều kiện.

Bài 122: A, B là hai andehyt đơn chức mạch hở, cùng dãy đồng đẳng.

Khử hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp hai andehyt này cần V lít H2. Sản phẩm thu được cho tác dụng với Na dư sinh ra V/4 lít H2 (đo ở cùng điều kiện).

Mặt khác 9,8 gam hỗn hợp andehyt này tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 32,4 gam bạc.

1>    Xác định CTPT, viết CTCT mỗi andehyt biết trong hỗn hợp số mol của andehyt có khối lượng phân tử lớn thì nhiều hơn số mol của andehyt còn lại.

2>    Tính % theo khối lượng mỗi andehyt trong hỗn hợp.

Bài 123: Hóa hơi 5,8 gam hợp chat hữu cơ (A) thu được 4,48 lít hơi ở 109,2oC và 0,7 atm. Mặt khác cho 5,8 gam A tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thấy tạo rả 43,2 gam bạc.

1>    Xác định CTPT, viết CTCT của A và đọc tên.

2>    Chia 11,6 gam A làm hai phần bằng nhau:

-          Phần 1: Cho phản ứng hoàn toàn với H2 thu được chất B.

-          Phần 2: Oxi hóa hoàn toàn tạo ra chất C.

Cho toàn bộ lượng chất B và C thu được ở trên phản ứng với nhau trong điều kiện có H2SO4 đặc làm xúc tác thấy tạo ra 6,9 gam este F có cấu tạo mạch vòng. Tính hiệu suất phản ứng este hóa.

Bài 124: Hiđro hóa hoàn toàn hỗn hợp hai andehyt là đồng đẳng của andehyt Focmic thu được hỗn hợp 2 rượu. Lượng rượu thu được cho phản ứng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Oxi hóa cũng một lượng như trên hỗn hợp 2 andehyt này được 2 axit tương ứng. Để trung hòa hết 2 axit này người ta đã dùng một lượng dung dịch KOH 28% (d=1,2 gam/lít) vừa đủ. Dung dịch sau phản ứng cô cạn được 30,8 gam muối.

1>    Xác định lượng hỗn hợp andehyt đã dùng ban đầu?

2>    Thể tích dung dịch KOH cần dùng là bao nhiêu?

3>    Nếu biết hai andehyt này là đồng đẳng liên tiếp hãy xác định CTPT của chúng, đọc tên.

Bài 125: Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp hai andehyt đơn chức (A), (B) cần dùng 5,6 lít H2 (đktc). Sản phẩm thu được chia làm hai phần bằng nhau:

-          Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 0,84 lít H2 (đktc).

-          Phần 2 đốt cháy t cho 8,8 gam CO2.

1>    Hỗn hợp andehyt trên có làm mất màu nước Brôm không?

2>    Biết rằng trong hỗn hợp trên, số mol andehyt chưa no lớn hơn số mol andehyt no. Hãy xác định CTPT mỗi andehyt.

3>    Tính m.

Bài 126: Cho 10,5 gam một andehyt mạch thẳng X có công thức R(CHO)a thực hiện phản ứng tráng gương (hiệu suất 100%). Lấy lượng bạc thu được hòa tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng, thu được khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch NaOH thì thu được 12,6 gam muối trung hòa và 5,2 gam muối axit.

1>    Xác định CTPT của X, biết phân tử lượng của X nhỏ hơn 130 đvC.

2>    Lấy 14 gam X chuyển hòa hoàn toàn thành axit tương ứng, chia lượng axit thành hai phần bằng nhau:

-          Phần 1 hòa tan hết vào m gam nước được dung dịch A. Cho Kali kim loại dư vào A sau phản ứng thu được 64 lít H2 ở 69,8oC và 1,12 atm. Tính khối lượng nước m.

-          Phần 2 cho tác dụng hoàn toàn với một rượu đơn chức thì được một este E. Đốt cháy hết lượng E thì cần 16,8 lít oxi (ở đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích tương ứng là 6:5 (ở cùng nhiệt độ và áp suất).

Xác định CTPT của este.




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu