Bài tập PHẦN RƯỢU



PHẦN RƯỢU

Bài 43: Người ta loại nước giữa các phân tử rượu của hỗn hợp hai rượu no một lần rượu, làm tách ra 10,8 gam nước và 36 gam hỗn hợp 3 chất hữu cơ thuộc cùng một chức hóa học với số mol bằng nhau.

1>    Xác định CTCT của rượu đó.

2>    Nếu thay một trong hai rượu trên bằng rượu HO-CH2-CH2-OH thì số sản phẩm hữu cơ sinh ra theo kiểu phản ứng trên sẽ tăng hay giảm đi? Tại sao?

Bài 44: Cho hỗn hợp hơi của hai rượu cùng  dãy đồng đẳng mêtylic qua CuO nung nóng (không có không khí) sinh ra 35,2 gam khí CO2 và 19,8 gam H2O.

1>    Tính lượng rượu tham gia phản ứng và lượng Cu tạo ra.

2>    Xác định thành phần của hỗn hợp biết rằng tỉ khối hơi của mỗi rượu so với ôxi nhỏ hơn 2.

Bài 45: Đun nóng 0,166 gam hỗn hợp hai rượu với H2SO4 đặc ta thu được hỗn hợp 2 ôlêfin là đồng đẳng liên tiếp (hiệu suất phản ứng 100%). Trộn 2 ôlêfin đó với 1,4336 lít không khí (đo ở đktc). Sau khi đốt cháy hết ôlêfin và làm ngưng tụ hơi nước thì hỗn hợp khí còn lại (A) là 1,5 lít (đo ở 27,3oC và 0,9856 atm).

1>    Tìm CTPT và khối lượng các rượu.

2>    Tính khối lượng nước đã ngưng tụ.

3>    Tính tỉ khối của hỗn hợp A so với không khí.

(Biết không khí chứa 20% ôxi và 80% nitơ về thể tích).

Bài 46: Hỗn hợp A gồm rượu mêtylic và rượu Propylic với tỷ lệ số mol tương ứng là 5 : 1. Hỗn hợp B gồm hai ôlêfin khí ở điều kiện thường. Chia A thành hai phần bằng nhau.

-          Phần 1: Cho tác dụng với Na ta thu được V lít H2 (ở đktc).

-          Phần 2: Đun nóng với H2SO4 đặc ở 180oC và cho hỗn hợp sản phẩm khí (gồm một ôlêfin và đimêtyl ete) lội từ từ qua nước để loại hết ete tan trong nước. Lấy ôlêfin còn lại trộn với hỗn hợp khí B ta được hỗn hợp khí D có tỷ khối so với H2 là 21. Khi có mặt Ni xúc tác và đun nóng thì D tác dụng vừa hết với V lít H2 ở trên.

1>    Xác định CTPT các ôlêfin trong hỗn hợp B.

2>    Muốn đốt cháy B cần một thể tích O2 gấp bao nhiêu thể tích của B (ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất).

Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 47: Đun nóng hỗn hợp 2 rượu mạch hở với H2SO4 đặc được hỗn hợp các ete. Lấy X là một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn thì ta có tỉ lệ là:

N(X) : n(O2) : n(CO2) : n(H2O) = 0,25 : 1,375 : 1 : 1.

Mặt khác khi cho axit A là đồng đẳng của axit Oxalic tác dụng với một lượng hai rượu trên khi có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác ta được ete B. Để xà phòng hóa hoàn toàn 8,7 gam B cần 200 ml dung dịch NaOH 0,5M. Tìm CTCT của hai rượu và axit A.

Bài 48: Rượu A có một loại chức. Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam A cần dung hết 15,68 lít khí O2 (ở đktc) và thu được tỷ lệ số mol CO2 : số mol H2O = 5:6.

1>    Xác định CTĐG và CTPT của A.

2>    Lấy 5,2 gam A cho tác đktcụng hết với 4 gam CuO (nung nóng) và thu được chất hữu cơ B có khả năng tráng gương. Xác định CTCT của A.

Bài 49: Cho m gam hỗn hợp hai rượu kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng rượu Mêtylic tác dụng với Na kim loại dư thì thu được 1,68 lít một chất khí đo ở điều kiện 0oC và p = 2 atm.

Mặt khácm đun nóng cũng m gam hỗn hợp trên ở 140oC với sự có mặt của H2SO4 đặc thì thu được 12,5 gam hỗn hợp 3 ete. Biết hiệu suất phản ứng ete hóa là 100%.

1>    Viết CTCT của hai rượu đó.

2>    Viết các CTCT của 3 ete được tạo thành. Biết khi đun nóng hỗn hợp rượu trên ở 180oC (có mặt H2SO4 đặc) thì thu được hỗn hợp 2 ôlêfin.

Bài 50: Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp hai rượu no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau rồi cho toàn bộ khí CO2 tạo thành hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 0,2M. Sau thí nghiệm nồng độ dung dịch NaOH còn lại 0,1M (giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

1>    Xác định công thức và tính khối lượng của từng rượu trong hỗn hợp.

2>    Oxi hóa hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp rượu trên được dung dịch D. Chia D ra làm hai phần bằng nhau:

-          Phần 1: Trung hòa vừa hết với 3 ml dung dịch NaOH 1M.

-          Phần 2: Cho tác đktcụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 0,432 gam Ag. Xác định CTCT 2 rượu trên.

Bài 51: Oxi hóa một rượu đơn chức A bằng O2 (có mặt chất xúc tác) thu được hỗn hợp X gồm andehit, axit tương ứng, nước và rượu còn lại. Lấy m gam hỗn hợp X cho tác dụng vừa hết với Na ta thu được 8,96 lít H2 (ở đktc) và hỗn hợp Y. Cho Y bay hơi thì còn lại 48,8 gam chất rắn. Mặt khác lấy 4m hỗn hợp X cho tác dụng với xôđa dư cũng thu được 8,96 lít khí (ở đktc).

1>    Tính % rượu đã bị ôxi hóa thành axit.

2>    Xác định CTPT của rượu A biết rằng khi cho m gam hỗn hợp X tác dụng với AgNO3/NH3 dư tạo thành 21,6 gam Ag.

Bài 52: Cho 47 gam hỗn hợp hơi của hai rượu đi qua Al2O3 nung nóng (xúc tác) ta thu được hỗn hợp hơi A gồm ete, ôlêfin, rượu còn lại và hơi nước. Tách hơi nước khói hỗn hợp A ta được hỗn hợp khí B. Lấy nước tách ra ở trên cho tác dụng hết với Kali thu được 4,704 lít H2 (ở đktc). Lượng ôlêfin có trong B tác dụng vừa đủ với 1,35 lít dung dịch Br2 0,2 mol/l. Phần ete và rượu có trong B chiếm thể tích 16,128 lít ở 136,5oC và 1 atm.

1>    Tính hiệu suất rượu bị loại nước thành ôlêfin, biết rằng hiệu suất đối với mỗi rượu như nhau và có số mol các ete bằng nhau.

2>    Xác định CTPT các rượu.

Bài 53: Có hỗn hợp 2 rượu đơn chức A, B (hỗn hợp X). Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 180oC thì thu được hỗn hợp 2 ôlêfin, còn ở 140oC thì thu được ete, trong đó có 1 ete có khối lượng phân tử bằng khối lượng phân tử của 1 trong hai rướu. Trong một bình kín dung tích không đổi 4,2 lít chứa a gam hỗn hợp X và 2,88 gam O2. Cho rượu bay hơi hết ở 136,5oC thì áp suất trong bình lúc đó là 0,8 atm. Sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy hết rượu và cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua ống 1 đựng P2O5 (dư) và ống 2 đựng 14 ml dung dịch KOH 32% (d=1,3g/ml) thấy khối lượng bình 2 tăng 1,408 gam.

1>    Xác định CTPT. Viết CTCT và gọi tên các rượu.

2>    Tính nồng độ % của các chất trong bình KOH, nếu không cho sản phẩm cháy qua ống đựng P2O5 mà cho tất cả hấp thụ vào bình KOH.

Bài 54: Chia hỗn hợp A gồm rượu Mêtylic và một rượu đồng đẳng thành 3 phần bằng nhau:

-          Phần 1: Cho tác dụng hết với Na thấy bay ra 336 ml H2 (ở đktc).

-          Phần 2: Được ôxi hóa bằng CuO thành andehit (hiệu suất 100%). Sau đó cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư thì thu được 10,8 gam Ag kim loại.

-          Phần 3: Cho bay hơi và trộn với một lượng dư oxi thì thu được 5,824 lít khí ở 136,5oC và 0,75 atm. Sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy hết rượu thì thu được 5,376 lít khí ở 136oC và  1 atm.

1>    Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2>    Xác định CTPT của rượu đồng đẳng.

3>    Nếu không biết rượu thứ hai là đồng đẳng của rượu mêtylic mà chỉ biết nó là rượu bậc nhất đơn chức thì có thể tìm được công thức của rượu thứ hai hay không?

Bài 55: Đun nóng 132,8 gam hỗn hợp M gồm 3 rượu no, đơn chức AOH, BOH, ROH với H2SO4 đậm đặc ở 140oC ta thu được 111,2 gam hỗn hợp 6 ete có số mol bằng nhau. Mặt khác đun nóng hỗn hợp M với H2SO4 đậm đặc thì thu được hỗn hợp khí chỉ gồm 2 ôlêfin.

1>    Xác định CTPT, viết CTCT của các rượu. Cho biết hiệu suất các phản ứng là 100%.

2>    Tính % khối lượng mỗi rượu trong hỗn hợp M và % thể tích mỗi ôlêfin trong hỗn hợp của chúng.

Bài 56: Có 2 rượu đơn chức X và Y, trong phân tử mỗi rượu chứa không quá 3 nguyên tử cacbon. Đun nóng hỗn hợp X, Y với H2SO4 đậm đặc ở 140oC ta thu được hỗn hợp 3 ete với số mol bằng nhau.

Lấy 1 trong 3 ete cho vào bình kín dung tích là V lít. Thêm vào bình 11 gam hỗn hợp khí A gồm CO và O2 có khối lượng phân tử trung bình bằng 220/7. Đun nóng bình để ete bay hết được hỗn hợp khí B có khối lượng phân tử trung bình là 35. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết hỗn hợp khí trong bình sau đó đưa về 0oC thì áp suất khí trong bình bằng 0,7 atm. Lượng O2 dư bằng 1/6 lượng O2 ban đầu.

1>    Tìm CTPT 2 rượu.

2>    Tính khối lượng mỗi rượu đã ete hóa.

3>    Tính thể tích V của bình.

Bài 57: Đun nóng hỗn hợp A gồm 2 rượu đơn chức X, Y liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đậm đặc ở 140oC thu được hỗn hợp 3 ete. Đốt cháy ¼ hỗn hợp 3 ete trên thu được 33 gam CO2 và 18,9 gam H2O.

1>    Xác định CTPT và CTCT 2 rượu X, Y và khối lượng hỗn hợp A. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

2>    Oxi hóa 11 gam hỗn hợp B (cũng gồm 2 rượu X, Y) bằng CuO được hỗn hợp C. Chia (C) ra làm 2 phần bằng nhau.

-          Phần 1: Cho phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 27 gam Ag.

-          Phần 2: Cho phản ứng với Na dư cho 1,68 lít khí H2 (đktc). Tính hiệu suất oxi hóa mỗi rượu. Giả thiết hiệu suất oxi hóa mỗi rượu là như nhau.

Bài 58: Trong một bình kín dung tích 16 lít chứa hỗn hợp hơi 3 rượu đơn chức A, B, C và 13,44 gam O2, nhiệt độ và áp suất trong bình là 109,2oC và 0,98 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết rượu, sau đó đưa nhiệt độ về 136,5oC, áp suất trong bình lúc này là P.

Cho tất cả khí trong bình sau khi đốt cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng 200 ml Ca(OH)2. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng lên 3,78 gam, còn bình 2 có 10 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch X thu được thêm 2 gam kết tủa.

1>    Tính P.

2>    Xác định CTPT các rượu A, B, C biết rằng B, C có cùng số nguyên tử cacbon và số mol của rượu A bằng 5/3 tổng số mol của các rượu B và C.

3>    Tính nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2.

Bài 59: Đốt cháy 37,6 gam hỗn hợp 2 rượu đơn chức, mạch thẳng liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 88 gam CO2 và 36 gam H2O.

1>    Xác định CTCT 2 rượu và đọc tên.

2>    Lượng hỗn hợp trên làm mất màu bao nhiêu ml dung dịch KMnO4 2M.

3>    Trộn 9,4 gam hỗn hợp 2 rượu trên với 6 gam rượu A rồi đốt cháy hoàn toàn thu được 35,2 gam CO2 và 16,2 gam H2O. Tìm công thức của A.

Bài 60: Đốt cháy hoàn toàn P gam hỗn hợp 2 rượu đơn chức no mạch hở có số nguyên tử cacbon tương ứng là n, m thu được a gam CO2 và b gam H2O.

1>    Lập biểu thức tính P theo a và b.

2>    Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp 2 rượu trên so với N2 theo a và b

Bài 61: Hỗn hợp A gồm rượu no đơn chức X và rượu no Y có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Cho 15,4 gam hỗn hợp A tác dụng với Na dư thấy tạo ra 4,48 lít H2 (đktc). Cũng lượng hỗn hợp A này đốt cháy hoàn toàn cho 26,4 gam CO2.

1>    Xác định CTCT X, Y và đọc tên.

2>    Tính % theo khối lượng mỗi rượu trong hỗn hợp A.

3>    Oxi hóa 15,4 gam hỗn hợp A trên được hỗn hợp B có chứa các axit đơn chức Z và axit đa chức G. Để trung hòa hỗn hợp B trên cần dung 20 ml dung dịch NaOH 1M. Tính hiệu suất oxi hóa mỗi rượu thành axit. Giả thiết hiệu suất oxi hóa mỗi rượu là như nhau.

Bài 62: Đốt cháy 1 mol rượu no A cần 4 mol O2.

1>    Xác định CTCT rượu A. Viết CTCT của A biết A không hòa tan được Ca(OH)2. Đọc tên A.

2>    X là hợp chất có mạch hở được điều chế từ rượu no A và axit B, trong X chỉ có chứa một loại nhóm chức. Khi cho 16 gam X tác dụng hết với NaOH thu được 16,4 gam muối. Xác định CTCT của X.

3>    Trộn 11,4 gam rượu no A với 15 gam axit B. Thêm một ít H2SO4 đặc làm xúc tác rồi đun nóng một thời gian thu được 16 gam (X). Tính hiệu suất phản ứng trên.

Bài 63: Có một hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ cùng chức. Tùy theo điều kiện phản ứng. Từ hỗn hợp A có thể chuyển hóa trực tiếp thành hỗn hợp ôlêfin hay hỗn hợp ete.

Trong điều kiện thích hợp, nếu dung 25,44 gam hỗn hợp A thì thu được 21,12 gam hỗn hợp B chứa 3 chất hưuc cơ cùng chức có tỉ lệ phân từ 1 : 1 : 1.

a/ Cho biết 2 chất trong hỗn hợp A.

b/ Nếu dung 25,44 gam hỗn hợp A chuyển thành ôlêfin thì thu được bao nhiêu lít ở đktc. Biết hiệu suất các phản ứng tạo ra ôlêfin tương ứng theo phân tử lượng tăng là 90% và 75%.

Bài 64: Hỗn hợp X gồm 2 rượu no mạch thẳng A và B (trong đó A là rượu đơn chức) có tỉ lệ khối lượng là 1:1.

Khi cho X tác dụng hết với Na thì thể tích khí H2 bay ra từ B bằng 16/17 thể tích H2 sinh ra từ A (đo ở cùng điều kiện to, p).

Mặt khác, khi đốt cháy hết 13,6 gam hỗn hợp X thu được 10,36 lít CO2 (đktc).

1>    Tìm công thức của A và B, biết rằng tỉ khối hơi của B so với A là 4,25. Gọi tên của A và B.

2>    Oxi hóa 19,2 gam A ó xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp sản phẩm C. Chia C thành 3 phần bằng nhau.

a/ Lấy một phần cho phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, được 64,8 gam Ag.

b/ Để trung hòa phần thứ hai cần 30 ml dung dịch KOH 2M. Tính hiệu suất của quá trình ôxi hóa A.

c/ Lấy phần thứ ba tác dụng với B khi có chất xúc tác thích hợp để thu được chất D chỉ chứa một loại nhóm chức. Tính khối lượng B biết hiệu suất phản ứng là 100%.

Bài 65: Hỗn hợp X gồm 3 rượu AOH, BOH và ROH trong đó AOH và BOH cùng dãy đồng đẳng, BOH và ROH có cùng số nguyên tử cacbon và mạch thẳng.

Đun nóng 30,2 gam hỗn hợp X với một lượng dư CH3COOH khi có mặt H2SO4 đặc thì thu được 51,2 gam hỗn hợp 3 este (giả thiết hiệu suất phản ứng este hóa 100%). Mặt khác đốt cháy 6,04 gam hỗn hợp X thì thu được 13,64 gam CO2, còn nếu cho 30,2 gam hỗn hợp X tác dụng với nước brôm thấy có 30 gam Br2 tham gia phản ứng. Nếu lấy sản phẩm chứa Brôm đem thủy phân bằng kiềm thì thu được rượu 3 lần rượu.

1>    Tính khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp X và xác định CTPT các rượu trong hỗn hợp X, biết rằng có một rượu là rượu metylic.

2>    Tính số mol mỗi rượu trong 1 mol hỗn hợp X.

Bài 66: Một bình kín thể tích 5,6 lít chứa hỗn hợp hơi 2 rượu đơn chức A, B và 12,8 gam oxi ở 27oC và 2,635 atm. Bật tia lửa điện đốt cháy hết hỗn hợp trong bình rồi đưa về 127oC, áp suất trong bình lúc này là P.

Cho toàn bộ hỗn hợp khí trong bình sau khi đốt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, và bình 2 đựng 200 ml dung dịch Ba(OH)2. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 7,56 gam và bình 2 có 39,4 gam kết tủa và dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X thu được thêm 3,94 gam kết tủa nữa.

1>    Tính P.

2>    Nếu trong hỗn hợp trên số mol rượu có khối lượng phân tử lớp gấp 9 lần số mol rượu có khối lượng phân tử nhỏ. Tìm CTPT của mỗi rượu.

3>    Tính thành phần % theo khối lượng mỗi rượu trong hỗn hợp và nồng độ dung dịch Ba(OH)2 đem dùng.

Bài 67: Đốt cháy hoàn toàn 14,5 gam hơi X gồm 3 rượu đơn chức mạch hở thu được hỗn hợp CO2 và hơi nước theo tỉ lệ Vx:VCO2:VH2O=7:12:17.

1>    Tìm tỉ khối hơi của X đối với Hiđro.

2>    Sản phẩm cháy cho hấp thụ hoàn toàn vào 800 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Tính lượng kết tủa thu được.

3>    Xác định CTPT 3 rượu và tính % theo số mol mỗi rượu trong X, biết chúng có số cacbon liên tiếp nhau.

Bài 68: Trong một bình kín dung tích 16 lít chứa hỗn hợp hội 3 rượu đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Giữ nhiệt độ bình ở 136,5oC rồi bơm thêm 17,92 gam Oxi vào bình thấy áp suất đạt 1,68 atm.

Bật tia lửa điện để đốt cháy hết hỗn hợp. Sản phẩm cháy cho qua bình đựng 400 gam dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng bình tăng 22,92 gam đồng thời xuất hiện 20 gam kết tủa. Tách kết tủa khỏi bình ta thu được dung dịch A. Đun nóng dung dịch A thu được thêm 5 gam kết tủa.

1>    Nếu sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy hết hỗn hợp giữ bình ở 274oC thì áp suất bình là bao nhiêu?

2>    Xác định CTPT 3 rượu đã dùng.

3>    Xác định nồng độ % của chất tan có trong dung dịch A.

Bài 69: Chia hỗn hợp rượu thành 2 phần bằng nhau:

1>    Lấy phần thứ nhất cho vào bình kín dung tích 0,9 lít, sau đó cho rượu bay hơi ở 136,5oC (trong bình không có chất gì khác ngoài rượu). Khi rượu bay hơi hết thì áp suất trong bình là 851,2 mmHg. Tính tổng số mol 2 rượu có trong bình.

2>    Đun nóng phần thứ hai với H2SO4 đặc ở 140oC thì thu được 0,742 gam hỗn hợp 3 ete. Tách phần rượu chưa tham gia phản ứng (gồm 40% lượng rượu có khối lượng phân tử nhỏ và 60% lượng rượu có khối lượng phân tử lớn hơn) và đun nóng với H2SO4 đặc ở 180oC thì thu được V lít hỗn hợp 2 ôlêfin,  giả thiết hiệu suất các phản ứng tạo thành ôlêfin là 100%.

a>    Xác định CTPT hai rượu, biết rằng không lượng phân tử của chúng khác nhau 28 đvc.

b>    Tính V (ở đktc).

Bài 70: Có dung dịch êtylen glycol 62% trong nước.

1>    Cần dung bao nhiêu gam êtylen glycol để điều chế 500 gam dung dịch đó?

2>    Dung dịch trên đông đặc ở độ nào? Biết rằng khi thêm 1 mol êtylen glycol vào 1000 gam nước nhiệt độ đông đặc của nước giảm 1,86oC.

3>    Hỗn hợp A gồm 0,1 mol etylen glycol và 0,2 mol chất X. Để đốt cháy hết hỗn hợp A cần 21,28 lít O2 (ở đktc) và thu được 35,2 gam CO2 và 19,8 gam H2O.

Nếu cho hỗn hợp A tác dụng hết với Na thì thu được 8,96 lít H2 (đktc). Xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên X.

Bài 71: Đun nóng a gam hỗn hợp hai rượu đơn chức với H2SO4 đậm đặc được 0,672 lít (đktc) hỗn hợp hai ôlêfin là đồng đẳng kế tiếp.

Trộn lượng ôlêfin này với a gam hơi hỗn hợp hai rượu trên trong một bình kín dung tích 10 lít. Bơm tiếp vào bình 12,8 gam Ôxi. Sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy hết hỗn hợp đưa nhiệt độ bình về 0oC thấy áp suất trong bình là 0,7168 atm.

1>    Tìm CTPT hai rượu.

2>    Tính % theo khối lượng mỗi rượu trong hỗn hợp.

Giả thiết hiệu suất của các phản ứng đạt 100%.

Bài 72: 1> Đốt cháy hoàn toàn một lượng rượu đơn chức A thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Xác định CTCT của A.
2> Hỗn hợp X gồm A, B là đổng đẳng của nhau. Khi cho 18,8 gam hỗn hợp X tác dụng với Na kim loại dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Xác định CTCT của B và só mol của mỗi rượu trong hỗn hợp X.

3>    Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng nước vôi trong dư, thu được 35 gam kết tủa. Tính khối lượng hỗn hợp X đem đốt cháy.

4>    Oxi hóa m gam hỗn hợp X trên bằng ôxi không khí có bột Cu xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 8,64 gam kết tủa. Tính khối lượng m. Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 73: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm hai rượu đơn chức, mạch hở kế tiếp trong dãy đồng đẳng thu được khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích tương ứng là 5:7.

1>    Xác định CTPT của hai rượu.

2>    Tính thành phần % theo khối lượng của hai rượu trong hỗn hợp A.

3>    Cho dung dịch X chứa 1 axit no và 1 muối kim loại kiềm của nó (muối trung hòa). Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau: Phần 1 phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaHCO3 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 26,8 gam muối khan. Phần 2 phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 1M.

a>    Xác định CTPT của axit hữu cơ và kim loại kiềm trong muối của nó biết rằng trong phân tử axit chứa không quá hai nhóm –COOH.

b>    Tính khối lượng hai chất tan trong dung dịch X.

Bài 74: Cho A và B là hai rượu no, đơn chức. A có số nguyên tử cacbon chẵn. Ete tạo ra từ rượu A là đồng phân của rượu B. Oxi hóa hoàn toàn a gam hỗn hợp rượu A và B ta thu được hỗn hợp 2 axit hữu cơ tương ứng. Để trung hòa hỗn hợp axit này cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 0,25M. Nếu đốt cháy a gam hỗn hợp rượu A và B rồi cho sản phẩm lần lượt đi qua bình 1 đựng P2O5 và bình 2 đựng 140 ml dung dịch KOH 32% (d=1,3 gam/ml) thì khối lượng bình 2 tăng thêm 14,08 gam.

1>    Xác định CTCT các đồng phần cùng chức của hai rượu A, B.

2>    Tính nồng độ % của các chất trong bình KOH nếu không cho sản phẩm cháy qua bình P2O5 mà cho hấp thụ tất cả vào bình KOH.

Bài 75: Cho hỗn hợp 2 rượu no, đơn chức tác dụng hết với HBr ta thu được hỗn hợp 2 ankyl brômua tương ứng có khối lượng gấp đôi khối lượng hai rượu. Phân hủy 2 ankylbrômua tương ứng để chuyển brôm thành Br- và cho tác dụng với AgNO3 (dư) thì thu được 5,246 gam kết tủa AgBr.

1>    Tính khối lượng hai rượu ban đầu.

2>    Nếu đem đốt cháy hỗn hợp 2 rượu ban đầu và cho tất cả sản phẩm hấp thụ vào 280 ml dung dịch KOH 32% (d=1,3 gam/ml) thì thu được dung dịch A. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A.

3>    Cho biết tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử 2 rượu bằng 6. Hãy xác định CTPT và số mol của các rượu.

Bài 76: Đun nóng hai rượu đơn chức mạch hở A, B với H2SO4 đậm đặc thu được hỗn hợp ete, trong đó có ete (C). Đốt cháy 1V hơi ete này cần 5,5V ôxi thu được 4V khí CO2. (các thể tích đo ở cùng điều kiện).

1>    Tìm công thức hai rượu A, B.

2>    Người ta lại đun hỗn hợp A, B với axit D là đồng đẳng của axit oxalic (có H2SO4 đậm đặc làm xúc tác) thì thu được hỗn hợp este, trong đó có este E. Biết E chỉ chứa chức este. Để thủy phân 8,6 gam este E cần 100 ml dung dịch NaOH 1M.

Tìm CT của D và E, biết E mạch thẳng.

Bài 77: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm 3 rượu đơn chức A, B, C đồng đẳng liên tiếp thu được hỗn hợp CO2 và hơi nước theo tỷ lệ thể tích VCO2:VH2O=8:13.

1>    Xác định CTPT mỗi rượu.

2>    Đun nóng 20,2 gam hỗn hợp X với H2SO4 đậm đặc ở 180oC thu được hỗn hợp ôlêfin Y có tỷ khối so với H2 là 17,5. Tìm % theo khối lượng mỗi rượu trong hỗn hợp X. Giả thiết hiệu suất phản ứng mỗi rượu như nhau.

Biết lượng ôlêfin Y ở trên làm mất màu 160 ml dung dịch Br2 1M. Tính hiệu suất đề hiđrat hóa mỗi rượu trên.

Bài 78: Chia a gam hỗn hợp X gồm axit no đơn chức A và rượu đơn chức B làm 2 phần bằng nhau:

-          Phần 1: Cho phản ứng với Na dư thu được 2,352 lít khí (đktc).

-          Phần 2: Đotó cháy hoàn toàn cho 9,68 gam CO2 và 7,5 gam H2O.

1>    Xác định công thức của A, B.

2>    Xác định a gam.

3>    Đun a gam hỗn hợp X trên với H2SO4 đậm đặc thu được 0,555 gam este. Tính hiệu suất phản ứng este hóa.

Bài 79: Hỗn hợp X gồm 3 rượu đơn chức mạch hở không phân nhánh A, B, C trong đó A là rượu chưa no chứa một liên kết đôi. Còn B, C là đồng đẳng liên tiếp của nhau. Đốt cháy 13,12 gam X thu được 23,76 gam CO2 và 13,68 gam H2O.

1>    Tính % về số mol của rượu A có trong X.

2>    Xác định CTPT của A, B, C.

3>    Este hóa 6,56 gam hỗn hợp X với một lượng dư axit đơn chức D (có H2SO4 làm xúc tác). Giả sử chỉ xảy ra giữa axit với rượu tạo các este với hiệu suất 100%. Xác định công thức axit D, biết sau phản ứng thu được 15,3 gam hỗn hợp 3 este.

Bài 80: Hỗn hợp X gồm 2 rượu no, mạch hở A và B. Chia một lượng hỗn hợp X làm hai phần bằng nhau:

-          Phần 1: Tác dụng với Na dư thu được 10,08 lít H2 (đktc) trong đó thể tích H2 do A sinh ra bằng ½ thể tích H2 do B sinh ra.

-          Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thu được 39,6 gam CO2 và 25,2 gam H2O.

1>    Xác định CTPT, viết CTCT của A, B.

2>    Tính % theo khối lượng mỗi rượu trong hỗn hợp X.

3>    Đun 13,89 gam rượu B với lượng dư axit đơn chức C (có H2SO4 đậm đặc làm xúc tác) thu được 19,62 gam một tri este duy nhất.

Xác định công thức axit C, biết hiệu suất phản ứng este hóa đạt 60%.

Bài 81: Chia a gam hỗn hợp X gồm methanol và 3 hiđrocacbon ở thể lỏng liên tiếp trong dãy đồng đẳng làm hai phần bằng nhau:

-          Phần 1: Cho phản ứng với Na dư cho 1,12 lít H2 (đktc).

-          Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn. Sản phẩm cháy cho đi qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình nặng thêm 146,7 gam đồng thời xuất hiện 443,25 gam kết tủa trắng.

1>    Xác định CTPT 3 hiđrocacbon.

2>    Tính % theo khối lượng methanol trong hỗn hợp.

Bài 82: Cho hỗn hợp A gồm một rượu no đơn cức và một rượu không no (có một nối đôi) đơn chức. Chia A thành hai phần bằng nhau, mỗi phần là a gam.

-          Lấy phần 1 cho vào bình kín B dung tích 12 lít và cho bay hơi vớ 136,5oC. Khi rượu bay hơi hết thì áp suất trong bình là 0,14 atm.

-          Đem este hóa phần 2 với 30 gam axit axêtic, hiệu suất phản ứng este hóa đối với mỗi rượu đều là h%.

1>    Tính tổng khối lượng este thu được theo a và h.

2>    Bơm 8 gam oxi vào bình B, sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy hết các rượu và đưa bình về nhiệt độ ban đầu (136,5oC) thì áp suất trong bình là 0,48 atm. Cho sản phẩm cháy hấp thụ hết trong dung dịch NaOH dư, sau đó thêm dung dịch BaCl2 dư vào thấy tạo thành 23,64 gam kết tủa. Xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên các rượu.

Bài 83: Trộn a gam một rượu đơn chức với b gam một axit đơn chức rồi chia hỗn hợp thành 3 phần bằng nhau:

-          Cho phần 1 tác dụng hết với Na thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc).

-          Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu được 39,6 gam CO2.

-          Đun nóng phần 3 với H2SO4 đậm đặc thì được 10,2 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là 100%. Đốt cháy 5,1 gam este thì thu được 11 gam CO2 và 4,5 gam H2O.

1>    Xác định CTPT của rượu và của axit.

2>    Tính a, b.

Bài 84: X là hỗn hợp của một rượu no A và axit hữu cơ đơn chức B, đều mạch hở. Đốt cháy 0,4 mol hỗn hợp X cần 40,24 lít O2 (ở đktc) và thu được 52,8 gam CO2 và 19,8 gam H2O.

1>    Xác định CTPT và CTCT của A, B biết rằng:

-          Số nguyên tử cacbon trong A, B là như nhau.

-          Trong hỗn hợp X số mol của B lớn hơn số mol của A.

2>    Lấy 0,4 mol hỗn hợp X, thêm một ít H2SO4 đậm đặc làm xúc tác rồi đun nóng một thời gian thì thu được 19,55 gam một este duy nhất. Tính hiệu suất phản ứng este hóa.

Bài 85: Chia hỗn hợp 2 Andehyt đơn chức thành 2 phần bằng nhau:

-          Phần thứ nhất cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được 32,4 gam kim loại.

-          Phần thứ hai cho tác dụng với H2 (Ni xúc tác) thấy tốn hết V lít H2 (đktc) và thu được hỗn hợp 2 rượu no. Nếu cho hỗn hợp rượu này tác dụng hết với Na thấy thoát ra 3V/8 lít H2 (đktc), còn nếu đem đốt cháy hỗn hợp rượu này rồi cho toàn bộ sản phẩm đốt cháy hấp thụ vào 100 gam dung dịch NaOH 40% thì sau phản ứng nồng độ NaOH còn lại 9,64%.

Xác định CTPT và CTCT của andehyt. Biết rằng gốc hiđrocacbon của các andehit là gốc no hoặc chỉ có 1 nối đôi.

Bài 86: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ A, B chỉ chứa các chức rượu và andehyt. Trong phân tử A, B số nguyên tử hiđro gấp đôi số nguyên tử cacbon, gốc hiđro cacbon có thể là gốc no hoặc có một nối đôi. Nếu lấy cùng số mol A hoặc B cho phản ứng với Na đều thu được V lít H2, còn nếu lấy số mol như thế cho phản ứng hết với H2 thì cần 2V lít H2 (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).

Cho 33,8 gam hỗn hợp X cho tác dụng hết với Na thu được 7 lít H2 ở 136,5oC và 912 mmHg. Nếu lấy 33,8 gam hỗn hợp X tác dụng hết với AgNO3 trong NH3, sau đó lấy lượng Ag thoát ra hòa tan bằng HNO3 đặc thì thu được 13,44 lít NO2 (đktc).

1>                            Xác định CTPT, viết CTCT của A, B.

2>                            Cần lấy A hay B để khi cho tác dụng với dung dịch KMnO4 ta thu được một rượu đa chức? Nếu lấy lượng A hoặc B có trong 33,8 gam hỗn hợp X thì cần bao nhiêu ml dung dịch KMnO4 0,1M để tác dụng vừa đủ với X tạo ra rượu đa chức.

Bài 87: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ A, B mạch hở chứa các nguyên tố C, H, O và chỉ có các nhóm chức –OH và –COOH. A có 2 nhóm chức và B có 1 nhóm chức. Nếu cho 15 gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na thấy bay ra 3,36 lít H2 (ở đktc), còn để trung hòa 15 gam hỗn hợp X cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Khi đốt cháy A cũng như B đều thu được số mol CO2 và số mol H2O bằng nhau. Biết gốc hiđrocacbon trong A có khối lượng lớn hơn gốc hiđrocacbon trong B. A, B không phải đồng phân của nhau.

1>    Xác định CTPT, viết CTCT của A, B.

2>    Đun nóng hỗn hợp X ở nhiệt độ 140oC. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra giữa 2 phân tử (A với A; A với B).

Bài 88: Oxi hóa một rượu đơn chức A bằng O2 (có mặt chất xúc tác) thu được hỗn hợp X gồm andehyt, axit tương ứng, nước và rượu còn lại. Lấy a gam hỗn hợp X cho tác dụng vừa hết với Na ta thu được 8,96 lít H2 (ở đktc) và hỗn hợp Y. Cho Y bay hơi thì còn lại 48,8 gam chất rắn. Mặt khác lấy 4a gam hỗn hợp X cho tác dụng với xôda dư cũng thu được 8,96 lít khí H2 (đktc).

1>    Tính % rượu đã bị oxi hóa thành axit.

2>    Xác định CTPT của A, biết rằng khi cho a gam hỗn hợp X tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư tạo thành 21,6 gam Ag.

Bài 89: Oxi hóa 53,2 gam hỗn hợp một rượu đơn chức và một andehyt đơn chức, ta thu được một axit hữu cơ duy nhất (hiệu suất 100%). Cho lượng axit này tác dụng hết với a gam dung dịch hỗn hợp NaOH 2% và Na2CO3 13,25% thu được dung dịch chỉ chứa muối của axit hữu cơ nồng độ 21,88%.

1>    Xác định CTPT của rượu và andehyt ban đầu.

2>    Hỏi a có giá trị trong khoảng nào.

3>    Cho a = 400 gam. Tính % khối lượng của rượu và andehyt trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 90: Đốt cháy hoàn toàn 0,324 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Sản phẩm cháy được dẫn qua bình chứa 380 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M ta thấy kết tủa bị tan một phần đồng thời khối lượng bình tăng 1,14 gam. Còn nếu sản phẩm cháy dẫn qua 220 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì kết tủa cực đại.

1>    Tìm CTPT của X biết tỷ khối hơi của X so với He là 27.

2>    Viết CTCT của 3 chất đồng phân có nhóm chức khác nhau và gọi tên đồng phân. Hãy so sánh độ hoạt động của đôi electron tự do trên nguyên tử oxi giữa các đồng phân này biết rằng chúng đều là các hợp chất thơm.

3>    Oxi hóa X ta được một andehyt thơm. Giải thích để chọn công thức đúng của X. Viết phương trình phản ứng.

Bài 91:

1>    Đốt cháy 5,8 gam chất A ta thu được 2,65 gam xôđa, 2,25 gam H2O và 12,1 gam CO2. Xác định CTPT của A biết rằng trong 1 phân tử A chỉ có 1 nguyên tử Na.

2>    Cho A tác dụng với HCl ta được chất B vầ muối natri clorua. C là một đồng đẳng của B và có tỷ khối hơi so với không khí nhỏ hơn 4. Xác định CTPT, viết CTCT của C.

3>    Để trung hòa a gam hỗn hợp B và C cần dùng 200 gam dung dịch NaOH nồng độ 6a/31%. Tính tỷ lệ số mol của B và C trong hỗn hợp.

Bài 92: Đun 9,7 gam hỗn hợp A gồm 2 chất trong dãy đồng đẳng của Brômbenzen trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ cao và áp suất cao rồi cho khí CO2 sục qua được hỗn hợp B gồm 2 sản phẩm chứa oxi. Chia hỗn hợp B ra làm hai phần bằng nhau. Để trung hòa phần phần thứ nhất phải dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5M. Đốt cháy phần thứ 2 rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy đi qua bình số 1 đựng H2SO4 đậm đặc, bình số 2 đựng Ba(OH)2 dư. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

1>    Tính số mol các chất trong hỗn hợp A.

2>    Tìm độ tăng khối lượng ở bình 1 và bình 2.

3>    Xác định CTPT và CTCT 2 chất nếu chúng là đồng đẳng liên tiếp của nhau và tính % khối lượng từng chất trong A.

Bài 93: Chia hỗn hợp A gồm 2 rượu đơn chức, no hoặc có một liên kết đôi thành 3 phần bằng nhau:

-          Cho phần thứ nhất tác dụng hết với Na thấy bay ra 336 ml H2 (đktc).

-          Oxi hóa phần thứ 2 bằng CuO thành andehyt hoặc Xeton (hiệu suất 100%). Sau đó tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thì thu được 10,8 gam Ag.

-          Cho phần thứ 3 vào một bình kín, dung tích không đổi 5 lít sau đó bơm oxi vào. Nâng nhiệt độ bình lên dần cho rượu bay hơi hết ở 136,5oC, áp suất trong bình lúc này là 0,8736 atm. Sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy hết rượu (ôxi dư ) và đưa nhiệt độ bình về 0oC thì áp suất trong bình lúc này là 0,3136 atm (áp suất hơi nước không đáng kể).

Xác định CTPT, CTCT và gọi tên các rượu.

Bài 94: Đốt cháy hoàn toàn một lượng rượu A thu được một lượng CO2 và một lượng nước theo tỷ lệ m(CO2):m(H2O)=11:6.

1>    Tìm CTPT của rượu A, biết A đơn chức.

2>    Đun nóng 12 gam rượu A với H2SO4 đặc thu được ôlêfin (B) với hiệu suất k%. Cho (B) hợp nước hoàn toàn thu được hỗn hợp rượu (C). Chia C làm hai phần bằng nhau

-          Phần 1 tác dụng với Na dư cho 0,296 lít H2 (đktc).

-          Phần 2 oxi hóa hoàn toàn bằng CuO được hỗn hợp (E). E tác dụng với dung dịch dư AgNO3/NH3 tạo 0,648 gam bạc.

a/ Tính hiệu suất k.

b/ Tính hiệu suất tạo mỗi rượu trong (C) từ (B). Rút ra kết luận.

Bài 95: Một bình kín thể tích 5,6 lít chứa hỗn hợp hai rượu đơn chức A, B và 12,8 gam oxi ở 27oC và 2,635 atm. Bật tia lửa điện đốt cháy hết hỗn hợp trong bình rồi đưa về 127oC, áp suất trong bình lúc này là P.

Cho toàn bộ hỗn hợp khí có trong bình sau khi đốt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc rồi bình 2 đựng KOH đặc thấy khối lượng bình 1 tăng 7,56 gam và bình 2 tăng 10,56 gam.

1>    Tính áp suất P.

2>    Nếu biết trong hỗn hợp trên số mol rượu có khối lượng phân tử lớp gấp 9 lần số mol có khối lượng phân tử nhỏ. Tìm CTPT của mỗi rượu.

3>    Tính thành phần % theo khối lượng mỗi rượu trong hỗn hợp.

Bài 96: Oxi hóa 15,2 gam hỗn hợp (X) gồm hai rượu no đơn chức thu được hỗn hợp (Y) gồm andehyt, xeton, rượu dư và nước (hiệu suất oxi hóa mỗi rượu không như nhau). Chia Y làm hai phần bằng nhau:

-          Phần 1 cho phản ứng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc).

-          Phần 2 cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 16,2 gam bạc.

1>    Tìm CTPT, viết CTCT hai rượu biết chúng là hai đồng đẳng liên tiếp.

2>    Tính hiệu suất phản ứng oxi hóa rượu tạo andehyt.

3>    Nếu biết hỗn hợp (Y) sau phản ứng nặg 18,5 gam, tính hiệu suất phản ứng oxi hóa rượu tạo xeton.

Bài 97: Trong một bình kín dung tích 16 lít chứa hỗn hợp hơi ba rượu đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Giữ nhiệt độ bình ở 136,5oC rồi bơm thêm 17,92 gam oxi vào bình thấy áp suất đạt 1,68 atm.

Bật tia lửa điện để đốt cháy hết hỗn hợp. Sản phẩm cháy cho đi qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tang 22,92 gam đồng thời tạo ra 30 gam kết tủa.

1>    Nếu sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy hết hỗn hợp giữ bình ở 136,5oC thì áp suất trong bình là bao nhiêu?

2>    Xác định CTPT ba rượu.

Bài 98: Đốt cháy hoàn toàn hai rươụ no đa chức mạch hở thu được 11,44 gam CO2 và 6,84 gam H2O.

1>    Xác định công thức hai rượu, biết tỷ khối hơi của rượu này so với rượu kia là 1,483 và không cùng số chức.

2>    Tính % theo khối lượng mỗi rượu trong hỗn hợp.

3>    Oxi hóa 12,4 gam rượu có phân tử lượng nhỏ hơn trong số hai rượu trên bằng CuO thu được hỗn hợp A gồm một andehyt hai lần, một tạp chức andehyt-rượu và rượu còn dư.

Cho toàn bộ A phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 54 gam bạc. Chứng tỏ rằng hiệu suất không thấp hơn 62,5%.

Bài 99: Hỗn hợp X gồm một rượu đơn chức và một andehyt đơn chức. Chia hỗn hợp X làm ba phần bằng nhau:

-          Phần 1 cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam bạc.

-          Hiđro hóa hoàn toàn phanà 2 rồi cho sản phẩm sinh ra pản ứng với Na dư thu được 2,8 lít H2 (đktc).

-          Đốt cháy hoàn toàn phần 3 thu được 22 gam CO2.

1>    Xác định CTPT, viết CTCT của rượu và andehyt đã cho.

2>    Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.

Bài 100: Hỗn hợp X gồm rượu A và B. Hỗn hợp Y gồm hai rượu A, C. Hỗn hợp Z gồm hai rượu B, C. Đốt cháy 15 gam mỗi lượng hỗn hợp thì X cho 28,05 gam CO2 và 17,55 gam H2O. Y cho 26,4 gam CO2 và 16,2 gam H2O. Z cho 33 gam CO2 và 16,2 gam H2O.

1>    Xác định CTPT của A, B, C biết ba rượu đều đơn chức và trong đó có một rượu chưa no chứa một liên kết đôi, mạch hở.

2>    Cho 15 gam hỗn hợp T gồm ba rượu A, B, C phản ứng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Xác định số gam mỗi rượu trong T, biết tổng khối lượng rượu B và C gấp 3,6875 lần khối lượng rượu A.

Bài 101: Cho 12,5 gam hỗn hợp X gồm một rượu no đơn chức và một andehyt chưa no đơn chức chứa một liên kết đôi bằng p hản ứng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này nếu đốt cháy hoàn toàn cho 26,4 gam CO2.

1>    Xác định CTPT, viết CTCT của rượu và andehyt đã cho.

2>    Lượng hỗn hợp trên làm mất màu hoàn toàn bao nhiêu ml dung dịch Br2 2M.

3>    Hiđro hóa 25 gam hỗn hợp X được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với Na dư thu được 5,152 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng hiđro hóa andehyt là bao nhiêu?

Bài 102: Có một hỗn hợp hai rượu đơn chức bậc nhất, cùng dãy đồng đẳng. Cho một lượng hỗn hợp phản ứng với Na dư thu được 1,12 lít H2 (đktc).

Mặt khác oxi hóa cũng lượng hỗn hợp trên bằng xúc tác CuO. Sản phẩm thu được cho phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được 34,54 gam bạc, còn nếu đốt cháy cho 7,92 gam CO2.

1>    Xác định CTPT, viết CTCT hai rượu.

2>    Este một lượng như nhau mỗi rượu với axit đơn chức A. (H2SO4 đặc làm xúc tác và đun nóng) thu được hai este có tỷ lệ khối lượng là 225:176. Xác định công thức axit A.

Giả thiết hiệu suất các phản ứng đạt 100%.

Bài 103: Hỗn hợp X gồm 3 rượu đơn chức, mạch hở A, B, C trong đó có 2 rượu cùng dãy đồng đẳng và 2 rượu có khối lượng phân tử hơn kém nhau 2 đvC. Đốt cháy hỗn hợp X t hu được một thể tích CO2 gấp 3 lần thể tích H2 (đo trong cùng một điều kiện) khi cho cùng lượng hỗn hợp X trên phản ứng với Na dư,

1>    Xác định CTPT A, B, C biết số mol của rượu có C ít hơn gấp 3 lần tổng số mol của 2 rượu còn lại.

2>    Biết rằng 23,3 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư cho 13,44 lít H2 (đktc). Tính % theo khối lượng mỗi rượu trong hỗn hợp X.

Bài 104: Đốt cháy 9 gam hỗn hợp 2 rượu đơn chức mạch hở thu được 17,6 gam CO2 và 9 gam H2O.

1>    Xác định CTPT,  viết CTCT của mỗi rượu biết số cacbon trong mỗi rượu không vượt quá 4 (≤4). Đọc tên.

2>    Oxi hóa 9 gam hỗn hợp 2 rượu trên bằng CuO được hỗn hợp sản phẩm A. Cho A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được dung dịch B và 43,2 gam bạc. Thêm axit HCl vào dung dịch B thấy sinh ra 1,68 lít khí (đktc).

Tính hiệu suất oxi hóa mỗi rượu thành andehyt.

Bài 105: Cho 11 gam hỗn hợp rượu Mêtyic và rượu Êtylic (mỗi chất có thành phần thay đổi từ 0% đến 100%( tác dụng với Na dư thu được V lít (đktc).

1>    Tìm khoảng xác định của V.

2>    Oxi hóa 11 gam hỗn hợp trên bằng CuO, Sản phẩm thu được cho phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam bạc. Tìm khoảng xác định của m.

3>    Đốt háy 11 gam hỗn hợp rượu trên rồi dẫn sản phẩm cháy qua 2 lít dung dịch Ca(OH)2 1,2M. Tính lượng kết tủa trắng thu được. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 106: Chia một lượng hỗn hợp X gồm một rượu no đơn chức và hai Ankan ở thể lỏng liên tiếp trong dãy đồng đẳng làm hai phần bằng nhau:

-          Phần 1: Cho tác dụng với Na dư thu được 0,8 lít khí ở 1,69 atm và 54,6oC.

-          Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thu được 12,76 gam CO2 và 7,56 gam H2O.

1>    Tìm tỷ khối hơi của X đối với nitơ.

2>    Xác định CTPT của các chất trong X.

Bài 107: Có một hỗn hợp gồm một ankan ở thể lỏng và hai rượu đơn chức no liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp phản ứng với Na dư thì thu được 3,36 lít H2 (đktc).

Mặt khác cũng đốt cháy một lượng hỗn hợp như trên thu được 105,6 gam CO2 và 55,8 gam H2O.

1>    Tìm tỷ khối hơi ủa hỗn hợp so với O2.

2>    Xác định CTPT của mỗi chất trong hỗn hợp.

3>    Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đã cho.

Bài 108: Hỗn hợp X gồm ba rượu đơn chức mạch thẳng liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Chia hỗn hợp X ra làm 3 phần bằng nhau:

-          Phần 1: Cho tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).

-          Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn cho 46,2 gam CO2.

-          Phần 3: Cho phản ứng với dung dịch Br2 thấy làm mất màu vừa đủ 300 ml dung dịch Br2 1M.

a/ Xác định CTPT của 3 rượu.

b/ Biết số mol của rượu có phân tử lượng nhỏ nhất gấp 4 lần số mol của rượu có phân tử lượng lớn nhất. Tìm % theo khối lượng mỗi rượu.

c/ Dung dịch sau phản ứng ở phần 3 đun với dung dịch NaOH dư tạo ra một hỗn hợp các 1, 2, 3 tri ol. Xác định CTCT của mỗi rượu.

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu