Hóa lớp 10 GHKII



Trang Anh Nam

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2012-2013

Môn: HÓA HỌC CƠ BẢN; lớp 10

TRƯỜNG THPT  LÝ TỰ TRỌNG

Câu 1: Hỗn hợp X gồm khí oxi và ozon. Biết rằng 5,6 lít (đktc) hỗn hợp X có khối lượng 10,4 gam.

Tỉ lệ thể tích oxi và ozon trong X là (cho O = 16) 
a) 2 : 3
b) 3 : 2.
c) 3 : 4
d) 1 : 1.

Câu 2: Cặp dung dịch nào sau đây khi tác dụng với nhau tạo thành kết tủa sau phản ứng
a) KOH và HCl
b) BaCl2 và Na2SO4
c) HNO3 và Ca(OH)2
d) NaHCO3 và H2SO4

Câu 3: Cho m gam hỗn hợp MgO và Cu phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc) và một dung dịch có chứa 40 gam muối sunfat. Giá trị của m là (cho H = 1 ; O = 16 ; Mg = 24 ; S = 32 ; Cu = 64)
a)12,8
b) 8,0
c) 14,4
d) 4,0

Câu 4: Điều nào sau đây không đúng khi nói về khí ozon
a) Khí ozon là một dạng thù hình của oxi và đây là chất khí có màu xanh nhạt
b) Ozon trong khí quyển được tạo thành khi có sự phóng điện (tia chớp, sét)
c) So với oxi, ozon tan trong nước nhiều hơn
d) Với một lượng lớn khí ozon có tác dụng làm trong lành không khí nên rất tốt cho sức khỏe con người

Câu 5: Các kim loại trong dãy nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng
a) Cu, Zn, Na, Ag
b) Ag, Fe, Ba, Sn
c) Mg, Al, Fe, Zn
d) Au, Pt, Al, Fe

Câu 6: Tổng hệ số (số nguyên, tối giản) của các chất tham gia phản ứng trong phương trình hóa học: 

P + H2SO4 đặc, to ---> H3PO4 + SO2 + H2O  là

a) 6
b) 8
c) 7
d) 5

Câu 7: Dẫn 6,72 lít khí SO2 (đktc) đi qua 200 gam dung dịch KOH 14,7%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng là (cho H = 1 ; O = 16 ; S = 32 ; K = 39)
a) 22,5 gam
b) 44,55 gam
c) 35,55 gam
d) 9,0 gam

Câu 8: Khí CO2 có lẫn khí H2S và SO2. Có thể dùng lượng dư dung dịch hóa chất nào sau đây để làm sạch khí CO2
a) Ca(OH)2
b) Br2
c) KCl
d) CuSO4

Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về H2S:
a) Là chất khí không màu trong điều kiện thường, có mùi đặc trưng
b) Dung dịch H2S có tính axit yếu
c) Trong phản ứng với SO2, khí H2S đóng vai trò chất oxi hóa
d) Để điều chế một lượng nhỏ H2S trong phòng thí nghiệm, có thể cho FeS tác dụng với dung dịch HCl

   Câu 10: Đốt cháy 30 gam FeS2 với oxi thì thu được m gam sắt (III) oxit với hiệu suất 90%. Cho toàn bộ m gam oxit sắt nói trên phản ứng hết với V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là (cho O = 16 ; S = 32 ; Fe = 56)

 
a) 0,675
b) 1,35
c) 1,67
d) 0,34.

Câu 11: Trong công nghiệp, để điều chế H2SO4 từ quặng pirit sắt cần trải qua ít nhất bao nhiêu giai đoạn (xem như điều kiện cần thiết cho các phản ứng đều có đủ)?
a) 4
b) 5
c) 3
d) 2

Câu 12: Trong các khí sau, khí nào không thể được làm khô bằng H2SO4 đặc
a) SO2
b) CO2.
c) H2S
d) O2.

Câu 13: Đun nóng hỗn hợp X gồm Fe và một lượng bột lưu huỳnh cho đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch HCl dư thì có một chất khí thoát ra và còn lại một chất rắn không tan màu vàng. Thành phần chất có trong Y là
a) FeS; Fe.
b) FeS ; S
c) Fe ; FeS ; S
d) FeS

Câu 14: Có hai lọ riêng biệt đựng dung dịch loãng CuSO4 và Ba(OH)2. Chất nào sau đây không thể dùng để phân biệt hai lọ nói trên:
a) Dung dịch HCl
b) Dung dịch KOH
c) Quì tím
d) Dung dịch Na2S

Câu 15: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về nguyên tố lưu huỳnh:
a) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố lưu huỳnh có 2 electron độc thân nên dễ dàng nhường 2 electron để tạo thành anion S2–
b) Trong điều kiện nhiệt độ dưới 95,5oC, lưu huỳnh đơn tà có thể chuyển hóa thành lưu huỳnh tà phương
c) Ở điều kiện thường, lưu huỳnh tà phương là chất rắn màu vàng
d) Ứng dụng quan trọng nhất của lưu huỳnh là để sản xuất axit sunfuric

Câu 16: Cho các phương trình phản ứng:

(1)                  H2S + 4Cl2 + 4H2O ---> H2SO4 + 8HCl

(2)                  H2S + 2NaOH  ---> Na2S + 2H2O

(3)                  2SO2 + O2 (xt, to) ---> 2SO3

(4)                  SO2 + 2CO ---> S + 2CO2

(5)                  SO2 + 2HNO3 (đặc, to) ---> H2SO4 + 2NO2

Số phản ứng mà trong đó nguyên tử nguyên tố lưu huỳnh thể hiện tính khử là 
a) 2
b) 4
c) 5
d) 3

Câu 17: Đơn chất lưu huỳnh thể hiện tính khử khi tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây (trong những điều kiện thích hợp):
a) H2SO4 đặc, nóng ; KClO3 ; Fe
b) Hg ; H2 ; Fe
c) O2 ; F2 ; H2SO4 đặc, nóng
d) H2 ; KClO3 ; O2

Câu 18: Cặp chất khí nào sau đây có thể cùng tồn tại trong hỗn hợp (kể cả khi đun nóng):
a) SO2 và HCl
b) CO và O2
c) H2S và O2
d) H2 và O2

Câu 19: Đốt cháy m gam bột lưu huỳnh với V lít khí oxi (đktc), sau phản ứng thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có khối lượng 12,8 gam. Giá trị của V là (cho O = 16 ; S = 32)
a) 5,6
b) 2,24
c) 4,48
d) 3,36

Câu 20: Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng được với khí oxi (trong những điều kiện thích hợp):
a) CO ; C2H5OH ; S ; Mg
b) Au ; P ; Fe2O3 ; CO
c) Cu ; SO2 ; CO2 ; Ag
d) SO3 ; P2O5 ; C2H5OH ; Ag

Câu 21: Có 3 bình mất nhãn đựng riêng biệt khí oxi, khí hiđroclorua và khí cacbonic. Các dung dịch hóa chất nào sau đây (theo đúng trình tự) có thể được dùng để nhận biết 3 lọ đựng khí nói trên:
a) BaCl2 ; KOH
b) Ca(OH)2 ; AgNO3
c) KI ; KOH
d) NaOH ; KMnO4

Câu 22: Vì sao khi pha loãng H2SO4 đậm đặc phải cho axit vào nước mà không làm ngược lại?
a) Vì H2SO4 là axit có khả năng phản ứng rất mạnh với nước
b) Vì quá trình hòa tan axit tỏa nhiệt rất lớn, có khả năng gây bỏng
c) Do H2SO4 đậm đặc sánh như dầu, tách lớp khi cho vào nước
d) Vì H2SO4 đậm đặc có tính háo nước, sẽ giữ chặt lấy các phân tử nước

Câu 23: Trong hợp chất nào sau đây, nguyên tố lưu huỳnh không thể hiện tính oxi hóa
a) H2SO4
b) Na2SO4
c) SO2
d) Na2S.

Câu 24: Dãy các chất nào sau đây đều có khả năng tham gia phản ứng oxi hóa khử khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc
a) Cu ; S ; FeO ; KBr
b) Fe2O3 ; KOH ; Cu(OH)2 ; HI'
c) Fe ; H2S ; Ca(OH)2 ; CuO
d) NaOH ; MgCO3 ; Zn ; CaO

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 12,0 gam hỗn hợp bột lưu huỳnh và cacbon với 11,2 lít (đktc) oxi vừa đủ. Khối lượng khí CO2 thu được trong hỗn hợp khí sau phản ứng là
a) 28,0 gam
b) 19,2 gam
c) 14,4 gam
d) 8,8 gam

Câu 26: Khí X có các tính chất sau:

(1)        Tan trong nước.

(2)        Làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.

(3)        Tác dụng với dung dịch KOH tạo thành muối và nước. (4) Được điều chế trực tiếp bằng cách đốt cháy quặng pirit sắt.

X có thể là khí nào sau đây 
a) HCl.
b) O2
c) SO2
d) H2S

Câu 27: X là hỗn hợp khí gồm oxi và clo có tỉ khối hơi so với hiđro là 31,6. Khi cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X tác dụng với một lượng kim loại Mg vừa đủ thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Phần trăm khối lượng của oxit kim loại trong Y là (cho O = 16 ; Mg = 24 ; Cl = 35,5)
a) 62,75%.
b) 90,48%.
c) 38,1%.
d) 9,52%.

Câu 28: Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 1,5M với 300 ml dung dịch H2SO4 2M thì dung dịch thu được có nồng độ là
a) 0,06M
b) 0,45M
c) 3,0M
d) 1,8M

Câu 29: Nhận định nào sau đây là đúng
a) Có thể điều chế khí oxi trong công nghiệp bằng cách điện phân dung dịch NaCl
b) Có thể thu khí oxi bằng phương pháp dời chỗ không khí vì khí này hơi nặng hơn không khí
c) Nguyên tố oxi thuộc chu kì 2, phân nhóm chính nhóm IV trong bảng tuần hoàn hóa học
d) Khí oxi tan nhiều trong nước do phân tử oxi phân cực

Câu 30: Khi nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào đường thì đường chuyển sang màu đen, hiện tượng này là do tính chất nào sau đây của H2SO4 đặc?
a) Tính khử
b) Tính oxi hóa mạnh
c) Tính axit.
d) Tính háo nước

----------- HẾT ----------


Script provided by Tranganhnam@yahoo.com

http://hocdethi.blogspot.com/




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu