Hứơng Dẫn Giải Đề Thi Đại Học Môn Hóa - Nguyễn Quang Diệu - Lần 1
Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÃ 101
MÔN HOÁ HỌC
thời gian làm bài: 90 phút
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN GIẢI
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (44 câu, từ câu 1 đến câu 40):
Câu 1. Hỗn hợp khí X gồm propen, etan, buta-1,3-đien, but-1-in có tỉ khối so với O2 là 1,5. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ba(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là:
A. 5,2 B. 13,1. C.10,4 D. 7,3
Giải
Đặt công thức chung của các chất là CxH6 ® 12x+6 =1,5. 32 ® x = 3,5
Khối lượng dung dịch Ba(OH)2 tăng bằng mCO2+mH2O = 0,05.3,5.44 + 0,05.3.18= 10,4 gam
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 4,64 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm S, FeS và FeS2 trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 0,57 mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đổi, được m gam hỗn hợp rắn Z. Giá trị của m là
A. 23,875. B. 20,675. C. 15,145. D. 17,545
Giải
Fe: a S: b
3a+6b = 0,57 b=0,075
m = 233 . 0,075 + 0,02 . 160 = 20,675
Câu 3: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch KOH vào dung dịch Al2( SO4)3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. chỉ có kết tủa keo trắng.
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrat bão hoà. Khí X là
A. NO. B. NO2. C. N2O. D. N2.
Giải
Câu 5 : Cấu hình electron của ion Cu+ và Cr2+ lần lượt là :
A. [Ar]3d10 và [Ar]3d4 . B. [Ar]3d84s2 và [Ar]3d24s2.
C. [Ar]3d10 và [Ar]3d24s2. D. [Ar]3d84s2 và [Ar]3d4.
Câu 6: Mệnh đề không đúng là:
A. CH3CH2CH2 COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2 =CHCOOCH2 CH3.
B. CH3 CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
C. CH3 CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
D. CH3 CH2 COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
Câu 7: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là
A. Ag+,Cu2+,Mg2+, Fe3+,Fe2+. B Mg2+, Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Mg2+. D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Mg2+, Fe2+.
Câu 8: Anion X và cation Y đều có cấu hình electron giống với cấu hình electron của agon ( Ar). Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (PNC VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (PNC II).
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (PNC VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (PNC II).
C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (PNC VII); Y có số thứ tự 20, chukỳ 4, nhóm IIA (PNC II).
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (PNC VII); Y có số thứ tự 20, chukỳ 3, nhóm IIA (PNC II).
Câu 9: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2, 2,8 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2 O. Công thức phân tử của X là
A. C3 H7N. B. C2H7N. C. C3 H9 N. D. C4 H9 N.
Giải
CxHyN + O2 → xCO2 + 0,5yH2O + 0,5N2
0,75 1,125 0,125
x = 3 y =9
Câu 10: Cho dãy các chất: phenyl axetat, vinylaxetat, anlyl axetat, etylacrylat, metylaxetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là:
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
Câu 11. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,4M và KOH x mol/lít , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2 (dư), thu được 23,64 gam kết tủa. Giá trị của x là:
A. 2,0 B . 2,8 C. 2,4 D. 1,4
Giải
nCO2 = 0,2 mol
nBaCO3 = 0,12
nCO32- = 0,04 => Số mol CO32- do CO2 sinh ra là = 0,12 – 0,04 = 0,08 mol
0,08 ← 0,16 ← 0,08
( 0,2-0,08)→0,12→ 0,12
ð x = 0,28/0,1 = 2,8
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,22 gam một este X ( tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,44 gam CO2 và 0,18 gam H2O. Số este đồng phân của X là:
A. 2 B. 5 C. 6 D.4
Giải
nCO2 = 0,01 ; nH2O = 0,01 → este no, đơn
→ CnH2nO2 → nCO2
0,01/n -----0,01
→ M = 0,22n/0,01 = 22n
↔ 14n + 32 = 22n → n = 4 → este C4H8O2 có 4 đồng phân este.
Câu 13: Cho 400 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 415,1 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là:
A. 31 gam B. 62 gam C. 60 gam D. 31,45 gam
Giải
Gọi số mol NaOH là a
chỉ số axit là 7 nên số mol NaOH dùng trung hòa axit (số mol KOH)là: 400 x 7x 10-3/56 = 0,05mol
số mol H2O tạo ra: 0,05 mol
số mol NaOH pứ trieste: a – 0,05 " số mol glixerol thu được: (a-0,05)/3
ĐLBTKL: m(chất béo) + m NaOH = m muối + mglixerol + m H2O
400 + 40a = 415,1 + 92 (a-0,05)/3 + 18 x 0,05 " a= 1,55 " m NaOH = 62 gam
Câu 14: Dẫn 3,36 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 8 gam brom đã phản ứng và còn lại 2,24 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít X thì sinh ra 5,6 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích
khí đều đo ở đktc)
A. CH4 và C2H4. B. CH4 và C3 H4. C. CH4 và C3 H6. D. C2 H6 và C3 H6.
Giải
Khí còn lại là ankan CnH2n+2 : 0,1 mol
CxHy còn lại: 0,05 mol ; n Br2 = 0,05 => CxHy là anken: CmH2m
0,1n + 0,05m = 0,25 ó 2n + m = 5 => n =1 ; m = 3
Câu 15: Cho các phản ứng sau:
a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) →
b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) →
c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) →
d) Cu + dung dịch FeCl3 →
f) glucozơ + AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 →
g) C2 H4 + Br2 →
h) glixerol (glixerin) + Cu(OH)2 →
k) Fe2O3 + HNO3 đặc, nóng →
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là:
A. a, b, d, e, f, k. B. a, b, d, e, f, g. C. a, b, c, d, k, h. D. a, b, c, d, e, g.
Câu 16: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(OH)2, Fe(NO3 )2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là
A. Fe3 O4. B. FeO. C. Fe. D. Fe2 O3.
Câu 17: Một hiđrocacbon X có công thức phân tử C5H12, khi đem tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 ( đủ điều kiện ) tạo ra 4 sản phẩm thế chứa 1 nguyên tử clo trong phân tử. tên của X là
A.isopentan. B. neopentan. C. pentan. D. 2,2-đimetylpropan.
Câu 18: Cho 13,2 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở 2 atm, 2730C ). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CHO. B. HCHO. . CH3CH2CHO. D. CH2 = CH-CHO.
Giải
* Nếu là HCHO: HCHO → 4Ag 3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
0,44 → 1,76 1,76 → 0,587
Đề cho nNO = 0,2 => loại
*R-CHO: RCHO → 2Ag 3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + H2O
0,3 → 0,6 0,6 ← 0,2
MRCHO = 13,2/0,3 = 44 => CH3CHO
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2 ) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với O2 bằng 1,1875. Giá trị của V là
A. 11,2. B. 8,96. C. 5,60. D. 6,72.
Giải
56a + 64a = 24 a = 0,2
M hh khí = 1,1875 . 32 = 38 áp dụng qui tắc đường chéo => nNO : nNO2 = 1:1
nNO = nNO2 = x =. 3x + x = 1 =.> x = 0,25 V = ( 0,25 + 0,25) .22,4 = 11,2
Câu 20: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là
A. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1). B. propen và but-2-en (hoặc buten-2).
C. eten và but-2-en (hoặc buten-2). D. eten và but-1-en (hoặc buten-1).
Câu 21: Cho dãy các chất và ion: Cl2 , F2, SO2 , C, Na+, N2, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S , HCl, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là
A. 8. B. 7. C. 6. D. 5.
Câu 22: Cho từng chất: FeCl2, Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3 , Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 9. B. 7. C. 8. D. 6.
Câu 23: Cho 0,2 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2 O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 86,4 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,2 mol Y phản ứng vừa đủ với 15,6 gam kali. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho K = 23, Ag = 108)
A. HCHO. B. CH3CHO. C. OHC-CHO. D. CH3 CH(OH)CHO.
Giải
0,2 mol Y phản ứng vừa đủ với 0,4 mol kali => Y có 2 nhóm OH ( loại A, B)
số mol andehyt = 0,2; nAg = 0,8 => Chọn C
Câu 24: Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 2,5. B. 1,75. C. 2,00. D. 1,25.
Giải
nCO2 = 0,06
nNaOH = 0,05 ; nCa(OH)2 = 0,025 → ∑nOH- = 0,1
CO2 + OH- → HCO3-
0,06-----0,06------0,06
→ nOH- (dư) = 0,1 – 0,06 = 0,04
HCO3- + OH- → CO32- + H2O.
0,06 0,04----0,04
Ca2+ + CO32- → CaCO3↓
0,025 0,04 0,025
→ m kết tủa = 0,025.100 = 2,5 gam.
Câu 25: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 là:
A. Dung dịch chuyển từ màu vàng sau không màu
B. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
C. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam
Câu 26: Hợp chất hữu cơ A có CTPT C7H8O ( phân tử có vòng benzen). A có x đồng phân cấu tạo, trong số đó có y đồng phân cấu tạo tác dụng với natri nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH. Giá trị x và y lần lượt là
A. 5 và 3. B. 4 và 1 .
C. 4 và 3. D.5 và 1.
Giải
CH3C6H4OH ( vị trí o, m, p) : 3 CTCT
C6H5CH2OH
C6H5OCH3
Câu 27: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,64 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 400 ml dung dịch KOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ KOH còn lại là 0,15M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch KOH là (cho Cu = 64)
A. 0,15M. B. 0,2M. C. 0,1M. D. 0,05M.
Giải
nCu = nCl2 = 0,01 . Gọi x là số mol KOH ban đầu
2KOH Cl2 → KCl + KClO + H2O
x 0,01
0,02 0,01
x-0,02
x - 0,02 = 0,15.0,4 = 0,06 => x = 0,08 [KOH] = 0,08/0,4 = 0,2M
Câu 28: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?
A. Trùng hợp vinyl xianua. B. Trùng ngưng axit e-aminocaproic.
C. Trùng hợp metyl metacrylat. D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.
Câu 29: Phát biểu không đúng là:
A. Axit axetic phản ứng với dung dịch KOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic.
B. Phenol phản ứng với dung dịch KOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.
C. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch KOH lại thu được anilin.
D. Dung dịch kali phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch KOH lại thu được kali phenolat.
Câu 30: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Fe với dung dịch HNO3 đặc, nóng ( sản phẩm khử day nhất là N2 )là
A. 77. B. 58. C. 66. D. 48.
Giải
10Fe + 36HNO3 → 10Fe(NO3)3 + 3N2 + 18 H2O
Câu 31: α-aminoaxit X chứa một nhóm -NH2. Cho 30,9 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 41,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2 COOH. B. H2 NCH2 CH2 COOH.
C. CH3 CH2 CH(NH2 )COOH. D. CH3 CH(NH2 )COOH.
Giải
MX = => R + 45+ 16 = 103 => R = 42 => C
Câu 32: Hoà tan 11,2 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với x gam dung dịch KMnO4 31,6%. Giá trị của x là
A. 40. B. 20. C. 10. D. 30.
Giải
Fe2+ → Fe3+ + 1e Mn+7 + 5e → Mn
Câu 33: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 90%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 560 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 250 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 560. B. 504. C. 954. D. 750.
Giải
nCaCO3 = 5,6 => nCO2 = 5,6 mol
nCaCO3 = 2,5 => nCa(HCO3)2 = 2,5 => nCO2 = 5 mol
Tổng mol CO2 = 5,6 + 5 = 10,6
(C6H10O5)n → C6H12O6 → 2CO2
5,3 5,3 10,6
M = 5,3. 162.100/90 = 954
Câu 34: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Cr(OH)3, CrCl2, NaCl, Sn(OH)2, Pb(OH)2, KHCO3 , KHS. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 7. B. 10. C. 8. D. 9.
Câu 35. Xà phòng hóa 17,6 gam metylpropionat bằng 80 g dung dịch NaOH 4%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 8,56 gam. B. 3,28 gam. C. 7,68 gam. D. 19,2 gam.
Giải
Số mol este = 0,2
Số mol NaOH = 0,08
Chất rắn là C2H5COONa = 0,08 . 96 = 7,68
Câu 36: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 10,6 gam hỗn hợp X tác dụng với 11,5 gam C2H5 OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là (cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. 10,12. B. 6,48. C. 8,10. D. 12,96.
Giải
Tổng số mol axit = 10,6 /53 = 0,2
Số mol ancol = 11,5/46 = 0,25 => ancol dư
số mol este = 0,2 => m este = 0,2 ( 8 + 44 + 29) .80/100 = 12,96
( RCOOC2H5)
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn x mol axit hữu cơ X được 2x mol CO2. Mặt khác, để trung hòa x mol X cần vừa đủ 2x mol KOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là
A. HOOC-CH2 –CH2 -COOH. B. C2 H5-COOH.
C. CH3 -COOH. D. HOOC-COOH.
Câu 38: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 56,96 gam Ala, 64 gam Ala-Ala và 55,44 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 163,08. B. 111,74. C. 81,54. D. 66,44.
Giải
nAla = 0,64 ; nAla-Ala = 0,4 ; nAla-Ala-Ala = 0,24
→ nAla-Ala-Ala-Ala = (0,64 + 0,4.2 + 0,24.3 )/ 4 = 0,54
m = (89.4 – 18.3).0,54 = 163,08 gam.
Câu 39: Cho bốn dung dịch có cùng nồng độ mol : (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2, (4) HCOOH. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là:
A. (3), (1), (4), (2) B. (1), (2), (4),(3) C. (4), (2) , (3) , (1) D. (4) (2), (1), (3)
Câu 40: Cho m gam hỗn hợp Fe, Al vào 400 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 8,9152 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là
A. 1. B. 6. C. 7. D. 2.
Giải
nH2 = 0,398 => nH = 0,796
nH+ = 0,8
=> H+ dư = 0,004 mol => [H+] = 0,004/0,4 = 0,01 => pH = 2
II. PHẦN RIÊNG: ( 10 câu )
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (Phần A hoặc Phần B)
A. Theo chương trình Chuẩn ( 10 câu, từ câu 41 đến câu 50):
Câu 41: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit Al2O3, CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, Al2O3, MgO. B. Cu, Fe, Al, ZnO, MgO.
C. Cu, Fe, Zn, Al,Mg. D. Cu, FeO, Al, ZnO, MgO.
Câu 42: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. kim loại Na.
B. AgNO3 (hoặc Ag2 O) trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu 43: Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp gồm Ag và Cu (hỗn hợp X):
(a) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường)
(b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc)
(c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2)
(d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3
Thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxi hóa là:
A. (a) B. (b) C. (d) D. (c)
Câu 44: Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. (CH3)3 COH. B. CH3OCH2CH2CH3.
C. CH3 CH(OH)CH2CH3. D. CH3 CH(CH3)CH2 OH.
Câu 45: Hoà tan hoàn toàn 5,62 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,2M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 6,81 gam. B. 9,62 gam. C. 7,62 gam. D. 13,62 gam.
Giải
m = 5,62 + 0,5.0,2. 96 – 0,5.0,2. 16 = 13,62
Câu 46: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là:
A. K, Ca, Al. B. K, Ca, Zn. C. K, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al.
Câu 47: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2 O) trong dung dịch NH3, là:
A. anđehit axetic, but-1-in, but-2-in-, etilen. B. anđehit axetic, axetilen, propen, but-1-in.
C. axit fomic, but-1-in, vinylaxetilen, propin. D. anđehit fomic, propin, axetilen, etilen.
Câu 48: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hh X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hh Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dd brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 21,6 gam và thoát ra 8,96 lít hh khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 22,4 lít. B. 67,2 lít. C. 26,88 lít. D. 33,6 lít.
Giải
nC2H2 = nH2 = a
mX = mY = 21,6 + 0,4.16 = 28gam
→ 28a = 28 → a = 28/28 = 1
( bảo toàn nguyên tố C và H) → Đốt cháy Y cũng như đốt cháy X → nO2 = 1 .2 + 1 = 3
V O2 = 3 .22,4 = 67,2 lít.
Câu 49: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuCl2
(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
(7) Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2
(8) Sục khí clo vào dung dịch NaOH
(9) Cho etanal vào dung dịch bacnitrat trong amoniac
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Giải
+ Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3↓ + Na2CO3 + H2O
+ AlCl3 + NH3 + H2O → Al(OH)3↓ + NH4Cl
+ NaAlO2 + CO2 + H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3
+ C2H4 + KMnO4 + H2O → C2H4(OH)2 + MnO2↓ + KOH.
(7) Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2
(9) Cho etanal vào dung dịch bacnitrat trong amoniac
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 6,72 lít khí CO2, 1,12 lít khí N2 (các khí đo ở đktc) và 6,3 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch KOH thu được sản phẩm có muối H2 N-CH2 -COOK. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2 N-CH2-COO-C3H7 . B. H2 N-CH2-COO-CH3.
C. H2N-CH2-CH2-COOH. D. H2 N-CH2-COO-C2H5.
CxHyO2N + O2 → xCO2 + 0,5y H2O + 0,5 N2
0,3 0,35 0,05
x = 3
y = 7
B. Theo chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60):
Câu 51: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit cacboxylic E, thu được b mol CO2 và c mol H2O (với c = b – a). Cho a mol E tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được b mol CO2. Tên của E là
A. axit acrylic. B. axit oxalic. C. axit ađipic. D. axit fomic.
Giải
Số C trung bình = nCO2/naxit = b/a
Số nhóm COOH = nCO2/naxit = b/a
→ Chất có số C = số nhóm chức ( loại A, C)
Axit fomic cháy có nCO2 = nH2O (loại D) → chọn B
Câu 52: Phát biểu không đúng là:
A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh.
B. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, ZnO, Al(OH)3 đều có tính chất lưỡng tính.
C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với
dung dịch KOH.
D. Thêm dung dịch kiềm vào muối cromat, muối này chuyển thành muối đicromat.
Câu 53: Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2 O3, b mol CuO, 0,15 mol Ag2O), người ta hoà tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 0,3) mol HNO3 được dung dịch Y, sau đó thêm (giả thiết hiệu suất các phản ứng đều là 100%)
A. z mol bột Al vào Y. B. 0,15 mol bột Cu vào Y.
C. 2z mol bột Al vào Y. D. 2z mol bột Cu vào Y.
Giải
Al2 O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
a 6a
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
b 2b
Ag2O + 2HNO3 → 2AgNO3 + H2O
0,15 0,3 0,3
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
0,15 0,3
Câu 54: Cho các chất: HCN, H2, dung dịch KMnO4, dung dịch Br2. Số chất phản ứng được với etylmetylxeton là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 55: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, NiCl2,MgCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 56: Một este có công thức phân tử là C4 H6 O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axeton. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. CH2=CH-COO-CH3. B. HCOO-C(CH3)=CH2.
C. HCOO-CH=CH-CH3. D. HCOO-CH=CH2.
Câu 57: Trong có thí nghiệm sau :
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
(8) Cho Fe vào dung dịch HCl
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
A. 4 B. 7 C. 6 D. 5
Giải
+ SiO2 + HF → SiF4 + H2O
+ SO2 + H2S → S + H2O
+ NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O
+ CaOCl2 + HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O
+ Si + NaOH + H2O → Na2SiO3 + H2
+ Ag + O3 → Ag2O + O2
+ NH4Cl + NaNO2 → NaCl + N2 + H2O
+ Cho Fe vào dung dịch HCl
→ Có 7 thí nghiệm tạo ra đơn chất.
Câu 58: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyền vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
A. O2 và CO B. CO2 và O3 C. C2H4 và H2O D.CO2 và CH4
Giải
CO2 và CH4 đều gây hiệu ứng nhà kính.
Câu 59: Thủy phân hoàn toàn 120 gam hỗn hợp hai đipetit thu được 127,2 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là :
A. 7,09 gam. B. 70,9 gam C. 8,15 gam D. 156,4 gam.
Giải
2đipetit + 2H2O → A1 + A2 + A3 + A4
m H2O = 127,2 – 120 = 7,2 → n H2O = 7,2/18 = 0,4
Số mol 1 amino axit là 0,2
Tổng mol amino axit là 0,2 x4 = 0,8
→ n HCl = n aminoaxit = 0,8
→ m muối = m aminoaxit + m HCl = 127,2 + 0,8.36,5 = 156,4 gam.
Câu 60: Hòa tan hỗn hợp bột gồm a gam Cu và 4,64 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, rất dư) sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 20 gam dung dịch KMnO4 15,8%. Giá trị của a là:
A. 2,56 B. 3,2 C. 0,64 D.0,96
Giải
n Fe3O4 = 0,02 ; n KMnO4 = 0,02
Fe3O4 + 8H+ → Fe2+ + 2Fe3+ + 4H2O
0,02--------------0,02-----0,04
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
x----------------------------2x
→ n Fe2+ = 0,02 + 2x
5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
0,1-------0,02
→ 0,02 + 2x = 0,1 → x = 0,04 ; Vậy mCu = 0,04.64 = 2,56 gam.
---------------------------------------------------- HẾT ----------
No comments: