TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM




TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
--------------*-------------
                                                                                                   
1- Chữ Hiếu trong đời sống người Việt Nam
 Thời phong kiến, ảnh hưởng tinh hoa của nền giáo dục Nho học người Việt Nam hiểu và ứng dụng Nhân- Nghĩ-Lễ-Trí-Tín trong đời sống, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng. Tiêu biểu là nước Đại Việt thời Lý Trần.
Bên cạnh đó, chữ Hiếu là đức tính đặc biệt, trở thành bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta. Chúng ta thường nghe ông bà cha mẹ khuyên nhủ, làm con cháu phải có hiếu với ông bà, cha mẹ. Ngày nay, làm cán bộ phải trung với Đảng hiếu với dân. Chữ hiếu đối với người VN rất thiêng liêng, biểu hiện đạo lý làm người.
Trong học tập, người Việt Nam có khái niệm hiếu học. Vậy hiếu học  là gì ? Chữ hiếu trong học tập có  khác và giống chữ hiếu đối với ông bà cha mẹ?
- Khác : Thái độ của người học đối với sự học. Học phải có phương pháp, phải có đức tính : Kiên trì, khắc phục hòan cảnh khó khăn, sáng tạo, cầu học để cầu tiến, có mục đích học tập đúng đắn, giúp đỡ để cùng nhau tiến bộ.
- Giống : Xem sự học là trách nhiệm, có tính chất thiêng liêng biểu hiện đạo lý làm người. Từ đó tôn trọng người có tài có đức như  kính trọng ông cha mình. Người Việt Nam lo xây mộ phần cho ông bà, cha mẹ, thì cũng xây lăng cho các bậc hiền tài, tôn vinh là nguyên khí quốc gia. Văn Miếu được xây dựng đời nhà Lê (TK XV), khắc tên những người đỗ TS đã chứng minh cho sự giống nhau này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của tinh hoa văn hóa VN. Sau khi thành lập nước VNDCCH, ông gởi thông báo đến địa phương trên tòan quốc, yêu cầu giới thiệu cho chính phủ biết hiền tài đang ở địa phương mình, để chính phủ trong dụng. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sự đóng góp của lực lượng trí thức yêu nước, là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của cách mạng VN. Bác Hồ khẳng định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Sau khi giành độc lập, mặc dầu phải tập trung giải quyết nhiều khó khăn bởi giặc ngoại xâm, giặc đói, Bác xem dốt cũng là một thứ giặc nguy hiểm, nên đã chủ trương cho tòan Đảng, tòan dân phải chống ba thứ giặc cùng một lúc.

2- Tấm gương hiếu học trong lịch sử.
            Tìm hiểu lịch sử giáo dục VN, chúng ta dễ dàng nhận biết dân tộc VN mình có truyền thống hiếu học từ lâu đời.
Thời ngàn năm Bắc thuộc, ông cha chúng ta vừa kiên trì chống đô hộ PK phương Bắc, vừa khắc phục khó khăn để tiếp thu tinh hoa VH của nhân dân TQ. Nhờ đó, tuy trong tình bị đô hộ, bị kìm hãm và đồng hóa, nhưng không bị lạc hậu bởi chính sách cai trị bóc lột và ngu dân của các thế lực PK phương Bắc. Nhờ sự hiểu biết, và quyết tâm giành lại chủ quyền, ý thức gìn giữ VH dân tộc, nên  dân tộc ta không bị mất đứt chủ quyền trong thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc.
 Hai Bà Trưng từng gìanh lại chủ quyền, được nhân dân tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh vào năm 40-43. Lí Bi lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa đuổi quân Lương, lập nước Vạn Xuân thơì  tiền Lý (544-602), kéo dài 58 năm. Mai Hắc Đế khởi nghĩa đuổi nhà Đường ra khỏi nước ta, chiếm lại thành Tống Bình (Hà Nội), giành lại chủ quyền. Chiến thắng trận Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập chủ quyền của dân tộc ta.
Đến thời nhà Lý, ý thức được giá trị của tri thức, vua Lý Nhân Tông cho xây QTG năm 1076, (được xem là trường đại học đầu tiên) để đào tạo nhân tài cho đất nước. Từ đó về sau nền giáo dục, ngày càng được kiện tòan và phát triển. Tuy nhiên cũng có thời kỳ bị khủng hoàng và suy thóai. Vì sự biến động của đất nước, vì chiến tranh xâm lược và khủng hỏang KT-CT.
Gương hiếu học, để lại nhiều hiền nhân, được thế giới đương thời thán phục. Mạc Đỉnh Chi được xem là lưỡng quốc trạng nguyên, trạng trình Nguyễn Bĩnh Khiêm được TQ thán phục là nhà thông thái ( An Nam lý số hữu trình tuyền), nhà mưu lược Nguyễn Trãi, nhà bác học Lê Quí Đôn…
Truyền thống hiếu học, hình thành đức tính cầu học, cầu tiến. Sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ từ bên ngòai. Từ đó hình thành tinh thần “ Tôn sư trọng đạo”, “không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều…”…
Khi lịch sử diễn ra cuộc tiếp xúc Đông-Tây, rất tiếc các thế lực PK bào thủ, chủ trương đóng cửa với bên ngoài, cùng với chiến tranh xâm lược làm cho sự học của dân mình bị chựng lại trong một thời gian dài. Chúng ta khâm phục trong hòan cảnh ấy, cũng có nhiều hiền tài xuất hiện, sẵn sàng tiếp thu sự tiến bộ, kêu gọi cải cách đất nước như :
Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh …Đặc biệt Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng và phát triển giáo dục, ngay trong chiến khu, thời kháng Pháp.
Thời thực dân phong kiến,  Nguyễn Mạnh Tường trong 02 năm, đỗ 02 bằng TS bên nước Pháp, tới nay kỷ lục này chưa ai vượt qua. Thời kháng chiến chống Mỹ, kỹ sư Trần Đại Nghĩa cải tiến vũ khí do Liên Xô viện trợ, bắn rơi máy bay B52 của Mỹ, gây ngỡ ngàng thán phục cho hai cường quốc Xô-Mỹ. Mới đây GS Ngô Bảo Châu đạt Huy chương  Fields về Toán học, làm rạng danh  (tương đương giải Nobel) truyền thống hiếu học Việt Nam.

3- Hiếu học  trong thời đại ngày nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc ra đi, Người đã căn dặn mang tính khẳng định rằng : Nước Việt Nam mình có sánh vai được cùng các cường quốc năm châu hay không, là nhờ phần lớn công lao học tập của các em.
Trong công cuộc Đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước ta xác định GD là quốc sách hàng đầu. Chính phủ ngày càng chú trọng đầu tư phát triển GD. Đề án phát triển GD của VN từ đây tới năm 2020 sẽ đào tạo 20.000 TS có trình độ ngang tầm quốc. Để khắc phục tình trạng chảy máu chất xám, nhân tài ngày càng được trọng dụng. Đó là cơ hội cho người hiếu học và ham học. Phong trào đổi mới PPDH đang tích cực ứng dụng , để nền GD của chúng hội nhập ngang tầm sự phát triển của thế giới.
Thực tế cho thấy, những người có thành tích học tập tốt và xuất sắc, là nhờ phát huy được truyền thống hiếu học. Danh sách HS đỗ thủ khoa vào đại học năm 2012, chủ yếu là những HS có hòan cảnh khó khăn, nhưng biết vuợt khó, có ý chí tự học, có phương pháp học tập đung đắn, chọn nghề phù hợp với năng khiếu và khả năng hòan cảnh của mình.
- Lê Thanh Hòang ở Quảng Nam, từ THCS vừa chăn bò vừa học, đỗ 2 trường đại học. ĐHBK tp HCM  27đ, ĐH YD tp HCM  29đ.
- Đinh Văn Đệ ở vùng cao tỉnh Quảng Ngãi mồ côi cha lúc 9 tuổi, mồ côi mẹ lúc 13 tuổi, 16 tuổi nuôi đứa cháu 3 tuổi do người chị bỏ chồng và bỏ nhà ra đi . Vừa học, vừa làm thuê, đỗ thủ khoa SP Ngữ văn ĐH Phạm Văn Đồng.
- Nguyễn Thị Tuyết ở vùng cao Thanh Hóa, sống nghèo, mẹ góa con côi đỗ thủ khoa ĐH công đòan.
Trường chuyên của mình, cũng có nhiều học sinh đỗ đạt. Đỗ thủ khoa ĐH YD tp HCM, ngày càng có nhiều người đi du học lấy bằng TS nước ngòai. Trong lực lượng GV, nhờ sự giúp đỡ và động viên của BGH,  thầy cô đã dành thời gian nghiên cứu kết hợp với giảng dạy, khắc phục khó khăn, theo học chương trình sau ĐH để đáp ứng yêu cầu học tập của HS mình ngày càng nhiều.
Trong thời đại bùng nổ cách mạng khoa học công nghệ, tri thức càng đóng vai trò quyết định về đời sống đặc biệt về chất lượng sống của con người. Chúng ta học ở trường, ở nhà, ở ngòai xã hội…Học chữ kết hợp với học làm người, lập nghiệp kết hợp với lập thân.
Chúng ta đang sống và làm việc trong hòan cảnh có nhiều thuận lợi hơn thế hệ trước. Nền giáo dục đang được quan tâm từ nhiều phía. Nhưng bên cạnh đó, cũng còn nhiều thử thách. Xã hội đang cần BS giỏi để tri bệnh cứu người. Cần kiến trúc sư, kỹ sư giỏi để xây dựng cho đất nước những công trình hiện đại, đạt chất lượng và thẩm mỹ, dân mình có chỗ ở khang trang. Cần các nhà quản lý giỏi, để nền kinh tế đất nước được vận hành theo chiều hướng tiến bộ và hiệu quả cùng nền kinh tế thế giới. Cần GV giỏi để đào tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước. Nếu là người hiếu học, chính các em  là những người ấy.
Học tập có kết quả tốt, trở thành công dân hữu ích là sự đáp đền công cha nghĩa mẹ, công lao dạy dỗ của thầy cô, sự tài trợ của các mạnh thường quân. GS Sử học người Pháp, Odon Vallet rất khâm phục truyền thống hiếu học của người VN. Hàng năm ông tài trợ cho HS-SV hiếu học hàng chục tỉ đồng ( năm 2012 là 18 tỉ đồng).
Tóm lại, từ thời lập quốc, vua Hùng và dân mình xây dựng kinh đô nước Văn Lang ở Phú Thọ, thành Cổ Loa thuộc Hà Nội ngày nay một công trình kiến trúc độc đáo thời cổ, đã chứng minh cho trí tuệ Việt Nam.
Trên nền tảng của triết lý : “Duy tuệ thị nghiệp”, các dân tộc phương Đông thời xưa có được nhiều thành tựu văn minh rực rỡ. Với triết lý “Tôi tư duy tôi tồn tại”, người phương Tây vươn lên nhanh chóng. Nhờ óc sáng tạo, họ có nhiều phát minh khoa học kỹ thuật trở thành các cường quốc trên thế giới.
Được học tập ở trường THPT chuyên, các bạn đã chứng minh được tinh thần hiếu học của mình với mọi người. Cần chú ý, “sự học như con thuyền ngược nước không tiến ắt lùi”. Sự học như một quá trình phải leo dốc để tới đỉnh vinh quang, không nên dừng lại, hay tụt dốc.
Giữ được tinh thần hiếu học, là chúng ta thể hiện chữ hiếu với cha mẹ, giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam, đó cũng là đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam mình. Là sự góp phần làm rạng danh truyền thống hiếu học của dân tộc và nhà trường.
Các em nào còn chểnh mảng trong học tập, hãy cố lên cho tương lai tươi sáng. Nếu sự học của chúng ta không có hiệu quả, thì dòng đời của cha mẹ mình là những nước mắt chảy buồn bã thâu đêm. Người xưa nói : “Con hơn cha là nhà có phúc, trò hơn thầy đất nước tiến nhanh”.
                                                                               







No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu