Hướng dẫn cài đặt và thực hiện phân tích hồi quy trên Excel 2007
Hướng dẫn cài đặt và thực hiện phân tích hồi quy trên Excel 2007
Một số bạn chưa biết cách làm thế nào để có công cụ Data Analysis cũng như cách tiến hành hồi quy trong Excel 2007, sau đây mình sẽ có một bài hướng dẫn cách thực hiện.
1. Cài đặt công cụ Data Analysis
Nếu máy nào đã cài đặt rồi thì sẽ có nút Data Analysis trong Nhóm Data, nếu chưa có thì hình sẽ như thế này
Để cài đặt các bạn ấn vào nút to tròn ở góc trên trái rồi chọn Excel Options
Của sổ Excel Options hiện ra, bạn chọn Add-Ins, rồi chọn Analysis Toolpak ở bên phải. Để ý phía dưới: mục Manage Excel Add-Ins, các bạn ấn nút Go
Một cửa sổ hiện ra, bạn chech vào Analysis Toolpak rồi ấn OK
Một hộp thoại hiện lên hỏi "Excel chưa được cài đặt để chạy add-ins này, bạn muốn cài đặt nó ngay bây giờ không", ấn Yes
Công cụ Data Analysis đã được cài đặt
2. Thực hiện hồi quy
Chúng ta có số liệu đơn giản như hình, đề bài: Ảnh hưởng của tuổi tác và thu nhập đến chi tiêu
Chọn Data Analysis, trong cửa sổ hiện ra chọn Regression rồi ấn OK
Làm như trong hình, chúng ta quan tâm đến các thông số
Input Y Range: Vùng chứa biến phụ thuộc (click chuột vào ô nhập bên phải sau đó ra ngoài màn hình chính kéo chọn vùng chứa biến phụ thuộc – bao gồm cả tên biến)
Input X Range: Vùng chứa các biến độc lập (click chuột vào ô nhập bên phải sau đó ra ngoài màn hình chính kéo chọn vùng chứa các biến độc lập – bao gồm cả tên biến)
Labels: Click chọn ô này để có sử dụng tên biến
Confidence Level: Độ tin cậy (1-a), mặc định 95%, nếu muốn thay đổi thì click chuột chọn ô này và nhập độ tin cậy mới.
Output Range: Vùng xuất, click chuột chọn tùy chọn này, sau đó click chuột vào ô nhập bên phải rồi ra ngoài màn hình chính click chọn một ô bất kỳ làm nơi xuất ra.
Kết quả ta được
Xét tương quan giữa các biến
Chọn Data Analysis, cửa sổ hiện ra chọn Correlation
Trong hộp thoại hiện ra
Input Range: chọn vùng chứa các biến độc lập, bao gồm tên biến
Output Range: ô xuất kết quả
Kết quả tương quan giữa 2 biến như sau
Tương quan giữa X và Z = 0.14 nhỏ hơn căn bậc hai của (R bình phương của mô hình), có thể bỏ qua đa cộng tuyến.
Các hệ số hồi quy gắn với biến X và Z đều có ý nghĩa (vì các giá trị P-value tương ứng với các hệ số hồi quy này đều nhỏ hơn anpha (a)
Mô hình có ý nghĩa vì trị thống kê của kiếm định F nhỏ hơn anpha
Kết luận: Cả thu nhập và độ tuổi đều có tác động lên chi tiêu, tuy nhiên tác động của thu nhập lên chi tiêu lớn hơn
Tags: Đại Học Sài Gòn, SGU
No comments: