CÁC CẢNH BÁO VỀ CÁC NGUY HIỂM CÓ THỂ GẶP VÀ KHUYẾN CÁO VỀ AN TOÀN TRONG KHI LÀM THÍ NGHIỆM
CÁC CẢNH BÁO VỀ CÁC NGUY HIỂM CÓ THỂ GẶP
VÀ KHUYẾN CÁO VỀ AN TOÀN
TRONG KHI LÀM THÍ NGHIỆM
1. Cảnh báo các nguy cơ đặc biệt (Kí hiệu R - Risk)
R 1. Gây nổ khi ở dạng khô.
R 2. Nguy cơ nổ khi va đập, ma sát, có lửa hoặc nguồn gây cháy khác.
R 3. Nguy cơ gây nổ rất cao khi va đập, ma sát, có lửa hoặc nguồn gây cháy khác.
R 4. Tạo ra các hợp chất nổ kim loại rất nhạy.
R 5. Đun nóng có thể gây nổ.
R 6. Gây nổ khi tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với không khí.
R 7. Có thể gây cháy.
R 8. Tiếp xúc với vật liệu cháy có thể gây cháy.
R 9. Gây nổ khi trộn với chất dễ cháy
R 10. Có thể cháy.
R 11. Dễ cháy.
R 12. Rất dễ cháy.
R 13. Khí hóa lỏng rất dễ cháy.
R 14. Phản ứng mãnh liệt với nước.
R 15. Tiếp xúc với nước giải phóng khí dễ bốc cháy.
R 16. Gây nổ khi trộn với các chất oxi hóa.
R 17. Tự bốc cháy trong không khí.
R 18. Khi sử dụng, có thể tạo ra hỗn hợp hơi với không khí gây cháy hoặc nổ.
R 19. Có thể tạo ra các peoxit gây nổ.
R 20. Nguy hiểm khi hít vào.
R 21. Nguy hiểm khi tiếp xúc với da.
R 22. Nguy hiểm nếu nuốt vào.
R 23. Ngộ độc khi hít vào.
R 24. Ngộ độc khi tiếp xúc với da.
R 25. Ngộ độc nếu nuốt vào.
R 26. Rất độc khi hít vào.
R 27. Rất độc khi tiếp xúc với da.
R 28. Rất độc nếu nuốt vào.
R 29. Tiếp xúc với nước giải phóng khí độc.
R 30. Khi sử dụng, có thể rất dễ cháy.
R 31. Tiếp xúc với axit giải phóng khí độc.
R 32. Tiếp xúc với axit giải phóng khí rất độc.
R 33. Gây nguy hiểm do các tác động tích lũy.
R 34. Gây bỏng.
R 35. Gây bỏng nặng.
R 36. Gây cay mắt.
R 37. Kích thích hệ hô hấp.
R 38. Gây mẩn ngứa da.
R 39. Nguy hiểm do các tác động nghiêm trọng không thể loại bỏ.
R 40. Có thể nguy hiểm do các tác động nghiêm trọng không thể loại bỏ.
R 41. Nguy hiểm do gây hỏng mắt nặng.
R 42. Có thể gây sổ mũi khi hít vào.
R 43. Có thể gây mẫn ngứa khi tiếp xúc với da.
R 44. Nguy cơ gây nổ nếu đun nóng trong bình kín
R 45. Có thể gây ung thư.
R 46. Có thê gây tổn hại gen.
R 47. Có thê gây tổn hại phôi.
R 48. Nguy hiểm do bị tổn hại kéo dài.
2. Khuyến cáo về an toàn (Kí hiệu S - Safety)
S 1. Nút kín bình chứa.
S 2. Để cách xa tầm với của trẻ con.
S 3. Giữ nơi thoáng mát.
S 4. Bảo quản cách xa khu dân cư.
S 5. Bảo quản bình chứa dưới các điều kiện....(chất lỏng được nhà sản xuất đưa ra chỉ dẫn riêng).
S 6. Bảo quản dưới các điều kiện... (khí trơ được nhà sản xuất chỉ dẫn riêng).
S 7. Bảo quản bình chứa ở dạng đóng kín.
S 8. Bảo quản bình chứa khô ráo.
S 9. Bảo quản bình chứa nơi thông gió.
S 10. Bảo quản bình chứa chất trong bình ở dạng ướt.
S 11. Tránh tiếp xúc với không khí.
S 12. Không bảo quản bình chứa ở dạng kín.
S 13. Bảo quản cách xa thực phẩm, nước uống và thực phẩm cho gia súc.
S 14. Bảo quản cách xa ..... ( các chất đố kị nhau phải được nhà sản xuất chỉ định).
S 15. Bảo quản cách xa nhiệt.
S 16. Bảo quản cách xa nguồn phát lửa. Cấm hút thuốc.
S 17. Bảo quản cách xa các chất dễ cháy.
S 18. Tiếp xúc và mở bình chứa hoá chất cẩn thận.
S 19 Khi sử dụng hóa chất không ăn hoặc uống đồng thời.
S 20. Khi sử dụng hóa chất không hút thuốc.
S 21. Không hít bụi hóa chất.
S 22. Không hít khí/khói/ hơi/ khí phun sương.
S 23. Tránh tiếp xúc hóa chất với da.
S 24. Tránh hóa chất bắn vào mắt.
S 25. Trong trường hợp bị bắn vào mắt, phải rửa ngay với nhiều nước và đến cơ quan y tế.
S 26. Cởi bỏ ngay áo quần bị nhiễm bẩn hóa chất.
S 27. Khi bị dính vào da, rửa ngay với một lượng nhiều.....(do nhà sản xuất chỉ định).
S 28. Không làm khô kiệt bình chứa.
S 29. Không bao giờ được cho nước vào sản phẩm này.
S 30. Bảo quản cách xa các chất gây cháy.
S 31. Cần có các biện pháp đề phòng sự phóng điện.
S 32. Tránh va đập và ma sát.
S 33. Chất này và bình chứa nó phải được loại bỏ theo cách an toàn thích hợp.
S 34. Mặc quần áo bảo vệ thích hợp.
S 35. Đeo găng tay thích hợp.
S 36. Trong trường hợp không đủ thông thoáng, phải đeo thiết bị trợ hô hấp.
S 37. Đeo phương tiện bảo vệ mắt/ mặt.
S 38. Để vệ sinh sàn và các vật dụng bị nhiễm bẩn hóa chất này, cần sử dụng ... (do nhà sản xuất chỉ định).
S 39. Trong trường hợp cháy và/ hoặc nổ không được hít khói.
S 40. Trong thời gian phun khói / phun sương phải đeo thiết bị trợ hô hấp thích hợp.
S 41. Trong trường hợp cháy, sử dụng ....(chỉ rõ chính xác dùng loại dụng cụ cứu hỏa nào. Nếu nước làm tăng nguy cơ thì KHÔNG bao giờ được dùng nước)
S 42. Nếu cảm thấy người không khỏe, đến cơ quan y tế ngay (có biển chỉ dẫn)
S 43. Trong trường hợp tai nạn hoặc nếu người không được khỏe đến cơ quan y tế ngay (có biển chỉ dẫn).
3. Ví dụ về ý nghĩa R và S
Di-isopropyl ete (Di-isopropyl ether)
Công thức C6H14O Khối lượng phân tử 102,17
Điểm nóng chảy -85 oC Điểm sôi 68 oC
Khối lượng riêng 0,72 g/cm3
R11 Rất dễ cháy
R19 Có thể tạo peoxit dễ nổ
R66 Làm cho da khô nứt nếu bị dây nhiều lần
R67 Hóa chất dạng hơi gây chóng mặt và buồn nôn
S9 Giữ ở nơi thông gió
S16 Tránh tia lửa - Không hút thuốc
S29 Không được đổ vào hệ thống thoát nước
S33 Cần có biện pháp chống phóng tĩnh điện
Axit clohidric (Hydrochloric acid)
Công thức HCl Khối lượng phân tử 36,46
Khối lượng riêng 0,909
R11 Rất dễ cháy
R37/38 Gây ngứa mắt, hệ thống hô hấp và da
S16 Tránh tia lửa - Không hút thuốc
S26 Nếu rơi vào mắt, rửa ngay với nhiều nước và xin trợ giúp y tế
S45 Khi bị tai nạn hoặc khi thấy không khỏe, xin trợ giúp y tế ngay (nếu có thể, mang theo nhãn hóa chất)
S7 Cần giữ bình thật kín
Metanol (Methanol)
Công thức CH4O Khối lượng phân tử 32,04
Điểm nóng chảy -98 oC Điểm sôi 65 oC
Khối lượng riêng 0,79 g/cm3
R11 Rất dễ cháy
R23-25 Rất độc khi ngửi, tiếp xúc với da hoặc uống
R39/23 Rất độc và gây hệ quả nghiêm trọng không thể hồi phục khi ngửi, tiếp
24/25 xúc với da hoặc uống
S7 Cần giữ bình thật kín
S16 Tránh tia lửa –Không hút thuốc
S36/37 Mang bao tay và mặc y phục bảo hộ
S45 Khi gặp tai nạn hoặc cảm thấy không khỏe, xin trợ giúp y tế ngay (nếu có thể, mang theo nhãn hóa chất)
No comments: