NHÓM CACBON –SILIC (IVA)



NHÓM CACBON –SILIC (IVA)

1) Gồm: C, Si, Ge, Sn, Pb. Cấu hình chung: ns2 np2

C, Si có các số oxh: -4, 0, +2, +4

Hợp chất với H: CH4, SiH4, ...

Hợp chất với O: RO, RO2.

CO2, SiO2 oxit axit, GeO2, SnO2, PbO2 và hidroxit tương ứng là lưỡng tính.

Tính axit: H2CO3 > H2SiO3

2) Cacbon : C

Dạng thù hình:

- Kim cương: tinh thể nguyên tử, không dẫn điện, cứng nhất.

- Than chì: tinh thể xám đen, cấu trúc lớp, dẫn điện.

- Fuleren: hình cầu rỗng có 60, 70, ... nguyên tử cacbon.

C + O2 CO2 ; 

CO2 + C2CO;    Fe2O3 + 3C 2Fe + 3CO

CaO + 3C CaC2 + CO;    2C + Ca CaC2

FeO + CO  Fe + CO2

C + H2O CO + H2 ;     4Al + 3C Al4C3

C + 2H2 CH4 ;    C + ZnO Zn + CO

C  +  4HNO3 đặc  CO2   + 4NO2  +  2H2O

 

3) CO

CO + O2  CO2 ;  

CO  +  Cl2  COCl2  (photgen)

Oxit kim loại + CO Kim loại + CO2

C và CO không khử được các oxit từ K2O đến Al2O3.

FeO + CO  Fe + CO2

CuO + CO  Cu + CO2

4) CO2

CO2 + 2Mg 2MgO + C

Tác dụng với dd NaOH có thể

CO2 + NaOH ® NaHCO3             

CO2 + 2NaOH ® Na2CO3 + H2O  

Tác dụng với dd Ca(OH)2 có thể

CO2   + Ca(OH)2  ® CaCO3 + H2O    

2CO2 + Ca(OH)2 ®Ca(HCO3)2           

Nên viết pt ion:  CO2 + OH- ® HCO3-              (1)

                           CO2 + 2OH- ® CO32- + H2O  (2)

Lập tỉ lệ:,

T £1 p/ư (1), T ³2 p/ư (2), 1<T<2  viết 2 p/ư  giải hệ pt

5) Muối cacbonat: MHCO3, M2CO3

Na2CO3, K2CO3 không bị nhiệt phân

CaCO3 CaO + CO2 ; gốc HCO3 bị nhiệt phân

2NaHCO3  Na2CO3 + CO2 + H2O

Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O

NaHCO3 làm thuốc giảm đau dạ dày.

Chú ý:

- Cho dd HCl từ từ vào dd Na2CO3

    HCl + Na2CO3 ® NaHCO3 + NaCl          (1)

    HCl + NaHCO3 ® NaCl + CO2 + H2O    (2)

- Cho dd Na2CO3 từ từ vào dd HCl

    2HCl + Na2CO3 ® 2NaCl + CO2 + H2O

- Cho dd HCl từ từ vào dd hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3

H+ + CO32- ® HCO3-             (1)

HCO3- + H+ ® H2O + CO2    (2)

- Cho CO2 vào dd NaAlO2, C6H5ONa  :

    NaAlO2 +  CO2 + H2O ® Al(OH)3¯  +  NaHCO3

  C6H5ONa + CO2 + H2O ® C6H5OH  +  NaHCO3 

-Nhận biết muối cacbonat: dùng Ca(OH)2, BaCl2 tạo kết tủa trắng CaCO3, hoặc BaCO3. Dùng HCl có khí CO2 thoát ra.

6) Silic: Si

Si + F2 ® SiF4

Si + O2 SiO2

Si + 2NaOH + H2O  Na2SiO3 + H2

Si + 2Mg Mg2Si

Điều chế:

PNT :  SiO2 + 2Mg  2MgO + Si

CN: (lò điện)  SiO2 + 2C than cốc  2CO + Si

7) SiO2: khoáng vật thạch anh, cát.

SiO2 + 2NaOH  Na2SiO3 + H2O

SiO2 + 2Na2CO3  Na2SiO3 + CO2

SiO2 + 4HF ® SiF4 + 2H2O  (khắc chữ lên thủy tinh)

8) H2SiO3: axit silixic

Axit không tan trong nước, yếu.

Bị mất nước tạo thành silicagen làm chất hút ẩm.

H2SiO3  SiO2 + 2H2O 

Na2SiO3 + CO2 + H2O ® Na2CO3 + H2SiO3¯

Dd đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 là thủy tinh lỏng (keo dán thủy tinh).

9) Công nghiệp silicat:

a) Thủy tinh:

Thành phần: Na2O, CaO, SiO2 tùy theo tỉ lệ mol có các loại thủy tinh khác nhau.

Thủy tinh Kali (K2O, CaO, SiO2), thủy tinh pha-lê (chứa PbO), thạch anh. Thủy tinh màu: chứa oxit CoO (xanh nước biển), Cr2O3 (xanh lục), ...

b) Đồ gốm: Đất sét, cao lanh  gạch, sành, sứ.

c) Xi-măng:

Đá vôi + đất sét + oxit clanhke  ®  xi-măng

Sự đóng rắn của xi-măng:

    3CaO.SiO2 + 5H2O ® Ca2SiO4.4H2O +  Ca(OH)2

    2CaO.SiO2 + 4H2O ® Ca2SiO4.4H2O

    3CaO.Al2O3 + 6H2O ® Ca3(AlO3)2 .6H2O

 

 

BÀI TẬP        

Câu 1: Cho 30 gam hỗn hợp CaCO3 và KHCO3 tác dụng hết với HNO3 thu được khí Y, dẫn khí Y qua 500ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được kết tủa Z, khối lượng của Z là (gam)

            A. 59,6                        B. 59,5                        C. 59,1                                    D. 59,3

Câu 2: A là hỗn hợp khí gồm SO2  và CO2  có tỷ khối hơi so với H2  là 27. Dẫn a mol hỗn hợp khí A qua bình đựng 1 lít dung dịch NaOH 1.5a M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m và a là

            A. m=105a                              B. m=103.5a               C. m=116a                  D. m=141a

Câu 3: Sục V lít CO2  ( điều kiện chuẩn) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2  1M và NaOH 1M . Sau phản ứng thu được 19.7 gam kết tủa, giá trị của V là

            A. 2.24 và 4.48                       B. 2.24 và 11.2            C. 6.72 và 4.48                       D. 5.6 và 11.2

Câu 4: Sục 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,32 M thu được dung dịch X. Rót 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,32 M và Ba(OH)2 a M vào dung dịch X thu được 7,88 gam kết tủa và dung dịch Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 0,03M.                      B. 0,04M.                       C. 0,05M.                       D. 0,06M.

Câu 5:Hấp thụ hoàn toàn 2a mol CO2 vào dung dịch có chứa a mol Ba(OH)2 thu được dung dịch X. Dung dịch  X phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. KHSO4, Na2CO3, Ca(OH)2, NaCl.                 B. HCl, Na2CO3, NaCl, Ca(OH)2.

C. HNO3, KHSO4, Na2CO3 , Ca(OH)2.               D. HNO3, KHSO4, Mg(NO3)2, Ca(OH)2.

Câu 6:Đốt cháy hết m gam cacbon trong V lít không khí (chứa 80% N2, còn lại O2) vừa đủ, thu được hỗn hợp khí X. Cho khí X đi qua ống CuO dư, đun nóng, kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn khí Y lội chậm qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy có 0,4 mol kết tủa xuất hiện và 1,2 mol khí không bị hấp thụ . Giá trị của m và V lần lượt là (V đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

A. 2,4 và 16,8             B. 2,4 và 33,6              C. 4,8 và 33,6             D. 4,8 và 16,8

Câu 7:Dung dịch CH3COOH 1,0M (dd X) có độ diện li . Cho vào dd X một lượng nhỏ lần lượt các chất : CH3COONa ; HCl ; Na2CO3 ; NaCl và H2O . Có bao nhiêu chất làm tăng độ điện li  của dung dịch X ?

A.   4                              B. 2                                C. 3                                D. 1

Câu 8:D.dịch X có chứa H+, Fe3+, SO42- dung dịch Y chứa Ba2+, OH-, S2-. Trộn X với Y có thể xảy ra bao nhiêu phản ứng hóa học?

A. 7                                B. 5                                C. 8                                D. 6

Câu 9:Hỗn hợp khí A gồm CO và H2 . Hỗn hợp khí B gồm O2 và O3  có tỉ khối đối với H2là 20. Để đốt cháy hoàn toàn 10V lit khí A cần lượng thể tích khí B là (các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)

   A. 2V lít                                B. 6V lít                              C. 4V lít                              D. 8V lít

Câu 10:Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít (đktc) khí CO2  vào 200ml dung dch hỗn hợp KOH a M và Ba(OH)2  1 M. Sau phản ng hoàn toàn thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 2.                            B. 1.                            C. 2,5.                         D. 4.

Câu 11:Cho 0,2688 lít CO2  (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch NaOH 1 M và Ca(OH)2  0,01 M. Khối lượng muối thu được là

A. 1,26 gam.                B. 2 gam.                     C. 4,96 gam.               D. 3,06 gam.

Câu 12:Cho các phảnng sau trong dung dch

(1) Na2CO3 + AlCl3 ;    (2) Na2CO3 + H2SO4 ; (3) NaHCO3 + Ba(OH)2 (4) Na2S + AlCl3

(5) (NH4)2CO3 + Ba(OH)2   (6) Na2CO3 + CaCl2  ; Các phản ng tạo đồng thời kết tủa và khí là:

A. (2),(3),(5).               B. (1),(2),(5).               C. (1),(4),(6).               D. (1),(4),(5).

Câu 13:Cho V lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M thu được 27,58 gam kết tủa.  Giá trị lớn nhất của V là (cho C = 12, O =16, Ba = 137)

A.  6,272 lít.                       B. 8,064 lít.                 C.  8,512 lít.                            D. 2,688 lít.

Câu 14:Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dch X chứa hỗn hợp NaOH 0,02M, KOH 0,04M và Ba(OH)2 0,12M, thu đưc x gam kết tủa và dung dịch Y . Đun nóng dd Y đến phản ứng hoàn toàn thu được y gam kết tủa. Giá trị của y

A. 1,970.                        B. 0,394.                        C. 1.182                         D. 2,364.

Câu 15:Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?

(a) Cho dung dịch KMnO4 tác dụng với dung dịch HF (đặc) thu được khí F2.

(b) Dùng phương pháp sunfat điều chế được : HF, HCl, HBr, HI.

(c) Điện phân nước, người ta thu được khí oxi ở catot.

(d) Amophot (hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4) là phân hỗn hợp.

(e) Trong phòng thí nghiệm, khí CO được điều chế bằng cách cho H2SO4 đặc vào axit fomic  và đun nóng.

(f) Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách dùng than cốc khử silic đioxit trong lò điện ở nhiệt độ cao.

A. 3                                B. 4                                C. 2                                D. 5

Câu 16:Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,08 M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 x M. Thu m gam kết tủa và 500ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của m và x lần lượt là:
A. 0,5825g và 0,06M  B. 1,165g và 0,04M    C. 0,5825g và 0,03M              D. 0,466g và 0,04M

Câu 17:Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lit khí SO2 (ở đktc) vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2 M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,7                                    B. 11,65                                  C. 17,73                      D. 10,85

Câu 18:Cho 22,4 lit  hỗn hợp A gồm hai khí CO, CO2 đi qua than nóng đỏ (không có mặt không khí ) thu được khí B có thể tích hơn thể tích A  là 5,6 lit (thể tích khí đo được  ở đktc). Dẫn B đi qua dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ thì thu được dung dịch chỉ chứa 20,25 g Ca(HCO3)2. Thành phần phần trăm( về thể tích) của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là
A. 25% và 75%                       B. 37,5% và 62,5%                 C. 40% va 60%           D. 50% và 50%

Câu 19:Cho 0,896 lit khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 7,88                        B. 2,364                                  C. 3,94                        D. 4,728

Câu 20:Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3

B. Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp natri clorua và natri hipoclorit.

C. Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử.

D. Phân bón phức hợp là sản phẩm trộn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ khác nhau..

Câu 21:Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

A. Fe2O3, Al2O3, CO2, HNO3                                            B. CO, Al2O3, HNO3 (đặc), H2SO4 (đặc)

C. Fe2O3, CO2, CaO, HNO3 (đặc)                                     D. H2, Al2O3, Fe3O4, Ca, HCl

Câu 22:Sục 1,568 lít khí CO2  (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M. Sau thí nghiệm được dung dịch A. Rót 250 ml dung dịch B gồm BaCl2  0,16M và Ba(OH)2  xM vào dung dịch A thu được 3,94 gam kết tủa. Giá trị của x 

A. 0,015M                          B. 0,02M                            C. 0,025M                          D. 0,03M

Câu 23:Cho m gam Ca vào 500 ml dung dịch chứa NaHCO3 1M và CaCl2 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 10,0.                            B. 8,0.                              C. 16,0.                            D. 6,0.

 Câu 24:Cho các chất sau: NaOH, HCl, NaH2PO4, Na3PO4 và H3PO4. Cho các chất đó tác dụng với nhau theo từng đôi một. Cho biết có bao nhiêu cặp xảy ra phản ứng?

       A. 6                                    B. 5                                C. 7                                 D. 4        

Câu 25:Khí nào thỏa mãn tất cả các tính chất: tạo kết tủa với dung dịch AgNO3, làm mất màu dung dịch KMnO4, không tồn tại trong một hỗn hợp với SO2, tác dụng được với nước clo.

       A. CO2                                          B. NH3                                    C. C2H2                                    D. H2S

Câu 26:Dung dịch CH3COOH 0,01M có

A. pH = 2                       B. 2<  pH  < 7                C. pH = 12                     D. 7 < pH <  12        

Câu 27:Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH 0,20M và Ba(OH)2 0,10M; dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 0,05M và HNO3 0,04M. Trộn V lít dung dịch X với V' lít dd Y thu được dd Z có pH = 13. Tỉ lệ V/V' là

A. 0,08.                          B. 1,25.                          C. 0,8.                            D. 12,5.

Câu 28:Khi bón đạm ure cho cây người ta không bón cùng với

A. NH4NO3                   B. phân kali                    C. phân lân                     D. vôi

Câu 29:Dung dịch X gồm NH3 0,1M; NH4Cl 0,1M. pH của dung dịch X có giá trị là: (cho Kb của NH3 là 1,75.10-5)

A. 9,24                           B. 4,76                           C. 8,8                             D. 9,42

Câu 30:Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lit CO2 (đktc) bằng 2,5 lit dd KOH có nồng độ x mol/l thu được dd X. Nhỏ từ từ đến hết 450ml dd H2SO4 1,0M (loãng) vào dd X thì thấy có 4,48 lit khí thoát ra (đktc). Giá trị của x là

A. 0,64.                          B. 0,16.                          C. 0,28.                          D. 0,4.

Câu 31:Một dd X chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Ca2+; x mol HCO3- và y mol Cl-. Cô cạn dd X rồi lấy chất rắn mang nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn mới có khối lượng 17,08 gam. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,24 mol và 0,16 mol.                                      B. 0,25 mol và 0,15 mol.

C. 0,16 mol và 0,24 mol.                                      D. 0,2 mol và 0,2 mol.

Câu 32:Cho sơ đồ chuyển hóa sau

 

    Chất C và E lần lượt là

A. PH3 và K2HPO4.       B. PH3 và KH2PO4.       C. PCl5 và K2HPO4.      D. PCl5 và KH2PO4.

Câu 33:Hấp thụ 4,48 lít CO2 (đktc) vào 0,5 lít NaOH 0,4M và KOH 0,2M. Sau phản ứng được dung dịch X.  Lấy 1/2 X tác dụng với Ba(OH)2 dư, tạo m gam kết tủa. Giá trị m và tổng khối lượng muối khan sau cô cạn X lần lượt là

A.  19,7g và  20,6g        B.  39,4g và 20,6g                  C.  1,97g và  2,06g                D.19,7gvà 13,6g

Câu 34: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là

A.                                               B.

C.                                             D.

Câu 35:Dung dịch axit fomic HCOOH 0,02M có độ điện li = 5%. Nồng độ mol cân bằng của axit fomic và pH của dd axit này lần lượt là

A. 0,01M và pH = 2      B. 0,019M và pH = 3     C. 0,19M và pH = 2       D. 0,01M và pH = 3

Câu 36:Trộn 100ml dung dịch X gồm KHCO3 1M và K2CO3 1M với 100ml dung dịch Y gồm NaHCO 1M và Na2CO3 1M thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ 100ml dung dịch T gồm H2SO4 2M và HCl 1M vào dung dịch Z thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 lít                      B. 8,96 lít                    C. 6,72 lít                    D. 4,48 lít       

Câu 37 : Cacbon tác dụng với H2SO4 đặc giải phóng 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng C đã phản ứng là

            A. 2,4 gam.                 B. 1,44 gam.                C. 7,2 gam.     D. 3,6 gam.

Câu 38 : Một hỗn hợp của canxi cacbua và nhôm cacbua khi thuỷ phân hoàn toàn tạo nên hỗn hợp khí nhẹ hơn oxi 1,6 lần. % khối lượng của cacbua trong hỗn hợp ban đầu là

A. 47,06%; 52,94%.    B. 40%; 60%.  C. 66,67%; 33,33%.                D. 22,86%; 77,14%.

Câu 39 : Hỗn hợp A gồm có Al và Al4C3. Nếu cho hỗn hợp A tác dụng với nước thu được 31,2 gam Al(OH)3. Nếu cho hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl, người ta thu được một muối duy nhất và 20,16 lít hỗn hợp khí (đktc). Khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A là

A. 5,4 gam; 7,2 gam.     B. 8,1 gam; 3,6 gam.       C. 10,8 gam; 14,4 gam.      D. 10,8 gam; 7,2 gam.

Câu 40 : Nấu chảy 6 g magie với 4,5 g silic đioxit, cho NaOH dư vào hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng thì thể tích hiđro thu được là bao nhiêu ? Giả sử các phản ứng đạt hiệu suất bằng 100%.

A. 1,68 (lít)     B. 1,12 (lít)          C. 0,56 (lít)          D. 0,28 (lít).

Câu 41 : Cho khí CO2 tác dụng với dung dịch NH3 thu được hỗn hợp 2 muối (NH4)2CO3 (X) và NH4H CO3 (Y) . Đun nóng hỗn hợp X, Y để phân huỷ hết muối thu được hỗn hợp khí và hơi nước trong đó CO2 chiếm 30% thể tích. Tỉ lệ mol X và Y trong hỗn hợp là

A. 1 : 1.           B. 1 : 2.                C. 1 : 3.               D. 1 : 4.

Câu 42 : Đốt cháy hoàn toàn 3 g một mẫu than chỉ có tạp chất lưu huỳnh, khí thu được có thể làm mất màu hoàn toàn dung dịch có 1,6 g brom. Phần trăm theo khối lượng của cacbon trong hỗn hợp là

A. 78,67%.     B. 89,33%.           C. 94,67%.            D. 90%.

Câu 43 : Phát biểu nào sau đây không đúng?

            A. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.

            B. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô.

            C. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon.

            D. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hoà.

Câu 44:Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm thể tích khí CO trong X là

     A. 57,15%.                    B. 14,28%.                    C. 28,57%.                    D. 18,42%.

Câu 45: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 2,00.                         B. 1,00.                         C. 1,25.                         D. 0,75.

Câu 46: Để khử hoàn toàn 23,2 gam một oxit kim loại, cần dùng 8,96 lít khí CO ở đktc. Kim loại đó là

A. Fe.                             B. Al.                             C. Mg.                            D. Cr

Câu 47: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3  nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng  thu được 4.368 lít NO2  (sản phẩm khử duy nhất ở điều kiện chuẩn). Giá trị của m là

            A. 12                           B. 24                           C. 10.8                                    D. 16

Câu 48: Cho hỗn hợp khí X gồm CO2 và NO2 hấp thu vào dung dịch NaOH vừa đủ tạo thành các muối trung hoà, sau đó đem cô cạn dung dịch thu được 36,6 gam muối khan. Nung muối khan ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 35 gam rắn. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp là:

            A. 75% và 25%                       B. 20% và 80%                       C. 50% và 50%           D. 80% và 20%

Câu 49: Thổi từ từ đến dư khí X vào dung dịch Ba(OH)2 thấy có kết tủa, sau đó kết tủa tan. Khí X có thể là

            A. CO2 hay NO2                     B. CO2 hay SO2          C. SO2 hay H2S          D. H2S hay NO2

Câu 50: Hấp thụ 4,48 lít (đktc) khí CO2 vào 0,5 lít dung dịch NaOH 0,4M và KOH 0,2M thì thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 0,5 lít dung dịch Y gồm BaCl2 0,3M và Ba(OH)2 0,025M. Kết tủa thu được là

            A. 24,625 gam.                       B. 39,400 gam.                        C. 19,700gam.            D. 32,013gam

Câu 51: Trộn 100ml dd chứa KHCO3 1M và K2CO3 1M với 100ml dung dịch chứa NaHCO3 1M và Na2CO3 1M được 200ml dung dịch X. Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Y chứa H2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch X được V lít CO2 (đktc) và dung dịch Z. Cho Ba(OH)2 dư vào Z thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là

            A. 2,24 và 59,1                       B. 1,12 và 59,1                        C. 2,24 và 82,4           D. 1,12 và 82,4

Câu 52: Cho CO phản ứng với CuO một thời gian tạo hỗn hợp khí A và hỗn hợp rắn B . Cho A phản ứng với một dung dịch chứa 0,025mol Ca(OH)2 tạo 2(g) kết tủa . Lấy chất rắn B phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng dư tạo V(lít) khí (đktc) màu nâu đỏ. Giá trị của V là:

            A. 1,344 lít hoặc 0,672 lít                                           B. 1,120 lít  hoặc 0,672 lít

            C. 1,344 lít hoặc 0,896 lít.                                          D. 1,120 lít hoặc 0,896 lít

Câu 53: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là

A. 5.                               B. 4.                               C. 7.                               D. 6.

Câu 54: Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Na2CO3 1,0 M và KOH 1,5 M. Sau khi phẳn ứng hoàn toàn được dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(NO3)2 dư vào Y được m gam kết tủa. Tính m ?

A. 98,50 g                      B. 59,10 g                      C. 78,80 g                      D. 68,95 g

Câu 55: Sục 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,32 M thu được dung dịch X. Rót 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,32 M và Ba(OH)2 a M vào dung dịch X thu được 7,88 gam kết tủa và dung dịch Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 0,03M.                      B. 0,04M.                       C. 0,05M.                       D. 0,06M.

Câu 56: Hấp thụ hoàn toàn 2a mol CO2 vào dung dịch có chứa a mol Ba(OH)2 thu được dung dịch X. Dung dịch  X phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. KHSO4, Na2CO3, Ca(OH)2, NaCl.                 B. HCl, Na2CO3, NaCl, Ca(OH)2.

C. HNO3, KHSO4, Na2CO3 , Ca(OH)2.               D. HNO3, KHSO4, Mg(NO3)2, Ca(OH)2.

Câu 57: Trong các dung dịch sau: Ca(OH)2, BaCl2, Br2, H2S, KMnO4. Số dung dịch có thể dùng để phân biệt được 2 khí CO2 và SO2

A. 1.                               B. 2.                               C. 3.                               D. 5.

Câu 58: Dung dịch A chứa Ca(OH)2. Cho 0,06 mol CO2 vào A  thu được 4m gam kết tủa còn cho 0,08mol CO2 thì thu được 2m gam kết tủa. Giá trị m (g)

A. 4                                B. 2                                C. 3                                D. 1

Câu 59:  Hòa tan hỗn hợp Na2CO3, KHCO3, Ba(HCO3)2 (trong đó số mol Na2CO3 và KHCO3 bằng nhau) vào nước lọc thu được dung dịch X và m gam kết tủa Y . Biết X tác dụng vừa đủ 0,16mol NaOH hoặc 0,24mol HCl thì hết khí bay ra . Giá trị m là

A. 7,88 g                        B. 4,925 g                      C. 1,97 g                        D. 3,94g

Câu 60: Khử m gam Fe2O3 bằng CO một thời gian được chất rắn X. Hoà tan hết chất rắn X trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,224 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 18,15 gam muối khan. Hiệu suất của phản ứng khử oxit sắt bằng

A. 26,67 %                  B. 30,25 %                  C. 13,33 %                  D. 25,00 %

Câu 61: Hn hợp X chứa K2O, NH4Cl, KHCO3   BaCl2   số mol mỗi chất đu bằng 0,1 mol. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, rồi cô cạn phần dung dịch thì thu đưc m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 7,45.                          B. 14,9.                          C. 22,35.                        D. 11,175

Câu 62:Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3 và Cl, trong đó số mol của ion Cl là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 7,47.                          B. 9,21.                          C. 9,26.                          D. 8,79.

Câu 63: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3 , MgCO3 , Al2O3 được chất rắn X và khí Y. Hoà tan chất rắn X vào nước thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa F. Hoà tan E trong dung dịch NaOH dư thấy tan một phần được dung dịch G.  Kết tủa F là

A. BaCO3                      B. BaCO3 và Al(OH)3   C. Al(OH)3                    D. MgCO3

Câu 64: Hấp thụ hết 3,36 lít CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch hỗn hợp X gồm ( NaOH 0,45M và KOH 0,55M ) thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 23,42                         B. 25,58                         C. 22,52                         D. 24,86

Câu 65: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dch X chứa hỗn hợp NaOH 0,02M, KOH 0,04M và Ba(OH)2 0,12M, thu đưc x gam kết tủa và dung dịch Y . Đun nóng dd Y đến phản ứng hoàn toàn thu được y gam kết tủa. Giá trị của y

A. 1,970.                        B. 0,394.                        C. 1.182                         D. 2,364.

Câu 66:Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hoà tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Oxit MxOy

A. FeO.                          B. CrO.                          C. Fe3O4.                        D. Cr2O3.

Câu 67. Một loại thủy tinh có thành phần: 70,559% SiO2, 10,98% CaO, 18,43% K2O. Công thức của thủy tinh này:

A. K2O.2CaO.6SiO2          B. K2O.CaO.5SiO2                 C. K2O.CaO.4SiO2     D. K2O.CaO.6SiO2

Câu 68. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây:

A. SiO2 + Mg ® 2MgO + Si                          B. SiO2 + 2MaOH ®Na2SiO3 + CO2 

C. SiO2 + HF ® SiF4 + 2H2O                                    D. SiO2 + Na2CO3 ®Na2SiO3 + CO2

Câu 69. Để sản xuất 100kg loại thủy tinh có công thức Na2O.CaO.6SiO2 cần phải dùng bao nhiêu kg natri cacbonat, với hiệu suất là 100%.

A. 22,17kg                  B. 27,12kg                  C. 25,15kg                  D. 20,92kg

Câu 70. Phản ứng nào dùng để điều chế silic trong công nghiệp ?

A. SiO2 + 2Mg ® Si + 2MgO                        B. SiO2­ + 2C  ®Si + 2CO     

C. SiCl4 + 2Zn ® 2ZnCl2 + Si                       D. SiH4 ®Si + 2H2  

 

 

 

 

Good luck to you!

 

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu