KIỂM TRA HỌC KÌ I Tất Cả Các Môn TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn: TOÁN - Lớp: 11

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề kiểm tra có 01 trang)

SBD: Họ tên học sinh:

 


Câu 1: (2 điểm) Giải các phương trình lượng giác sau :

a) 

b)  

Câu 2: (1 điểm) Tìm hệ số của số hạng chứa trong khai triển của nhị thức

 

Câu 3: (1 điểm) Có 10 học sinh nam và 8 học sinh nữ. Có bao nhiêu cách chọn ra 6 học sinh sao cho số học sinh nam được chọn  lớn hơn 4.

Câu 4: ( 1 điểm) Trong một thùng phiếu có 35 phiếu, trong đó có ba phiếu trúng thưởng. Một người bốc ngẫu nhiên bốn phiếu. Tìm xác suất để người đó trúng thưởng.

Câu 5: ( 1 điểm) Giải phương trình tìm số n nguyên dương  :

Câu 6: ( 1 điểm) Tìm số hạng đầu và công sai của cấp số cộng biết: 

 

Câu 7: ( 3 điểm) Cho hình chóp có đáy là hình bình hành tâm . Gọi lần lượt là trung điểm của các cạnh  

a) Chứng minh  

b) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng

c) Gọi là điểm trên cạnh sao cho . Tìm giao điểm của đường thẳng  


                    

------------------Hết------------------

  

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn: TOÁN - Lớp: 11

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

 (Hướng dẫn có 02 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: (2 điểm) Giải các phương trình lượng giác sau :

a)   

 

b)   (0,25)

(0,25) (0,25)

(0,25)

Câu 2: (1 điểm) Số hạng tổng quát trong khai triển là:

 

Cho ( nhận ) (0,25)

Vậy hệ số của số hạng chứa (0,25)

Câu 3: (1 điểm) TH1: Chọn 5 HS nam và 1HS nữ: có cách chọn . (0,5)

TH2: Chọn 6 HS nam : có cách chọn . (0,25)

Vậy có tất cả   cách. (0,25)

Câu 4: ( 1 điểm) Biến cố A: "Bốc được phiếu trúng thưởng"

;    

Câu 5: ( 1 điểm)

 

Câu 6: ( 1 điểm)  

  hoặc

Câu 7: ( 3 điểm

a) Cm :  

 

b) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng

 

sao cho d  là đường thẳng đi qua N và  (0,25)

c) Tìm giao điểm của đường thẳng  

Gọi K là giao điểm của SOAM

 

Gọi I là giao điểm của BKDF (0,25)

    

 Vậy I là giao điểm của DF và (MAB)


------------------Hết-----------------



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KIỂM TRA HỌC KÌ I . NĂM HỌC 2019  – 2020

Môn  VẬT LÝ - Lớp  11

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI

Thời gian làm bài : 45  phút; 

SBD: Họ tên học sinh:

Câu 1: 

  1. Dòng điện không đổi là gì ? (1 điểm)

  2. Nêu bản chất dòng điện trong chất khí ? (1 điểm)

  3. Định nghĩa tia lửa điện ? Kể tên hai ứng dụng của tia lửa điện ? (1,5 điểm)

Câu 2:  

Cho 5 nguồn giống nhau được mắc như hình với suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn lần lượt là  1,6 V và 0,2 Ω . Xác định suất điện  động và điện trở của bộ nguồn. ( 1 điểm )

Câu 3:  

Cho bình điện phân chứa dung dịch muối đồng CuSO4, cực dương bằng đồng với  Rb = 3. Trong 16 phút 5 giây điện phân thì có 1,6 g đồng ở cực (+) tan ra.

a/ Tính cường độ dòng điện đi qua bình điện phân. ( Biết
F = 96500 C/mol, ACu = 64, n =2 ) ( 1 điểm )

b. Tính công suất của nguồn điện biết nguồn điện có điện trở
r = 1.    ( 1 điểm )

   

Câu 4:  

Cho mạch điện như hình vẽ. E =6,5 V, r = 0,4 , R2 = 3 ,
R3 =  5 , Đ ( 4 V- 8 W ). Chỉnh biến trở  R1 = 4,5 .

  1. Xác định chỉ số ampe kế. ( 1,5 điểm )

  2. Tìm độ sáng của đèn và số chỉ  vôn kế ( 1 điểm )

  3. Điện trở R3 bị đứt. Chỉnh biến trở R1 cho đèn sáng bình thường. Xác định giá trị R1  ( 1 điểm )


   

-Hết-


Lý  11- Đề 111 HƯỚNG  DẪN  CHẤM  BÀI  KIỂM TRA HỌC  KỲ I ( NH 2019- 2020)

Câu

Nội dung

Điểm

Ghi chú

1

(3.5đ)

a) Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

b)   lt 1

c)

 h2

    Nêu tên 2 ứng dụng  












0.5đ













2

(1đ)

    eb = 4 e0  =  4x 1,6 =  6,4 V (*)

    rb = 3 r0  + r0 / 2 + r3 = 3,5 r0 = 3,5 x 0,2 = 0,7 Ω (*)

0,5đ

0,5đ

0,25+0,25

0,25+0,25


3

(2đ)

a) => I = 5A    (*)

b) P = E I = ( R + r ) I

           = (4+1 ) 5 2= 100W (*)


0,5+0,5



0,5

0,5

Thế số 0,25


Thế số 0,25

4

(3.5đ)

a) =2 Ω ;         

R23= R2 + R3  = 8 Ω

 R23Đ =  =  1,6 Ω ;      

R N = R23Đ + R= 6,1 Ω

  I== 1 A      

.Vậy ampekế chỉ 1 A (*)


b)   UĐ =U23Đ =  I.R23Đ =  1 x 1,6 = 1,6 V       

    UĐ < Uđm (= 4V)  =>       đèn sáng yếu hơn bình thường 

    I23 = U23 / R23 =  U23 / R23 = 1,6 / 8 =  0,2 A             

    UV = U2 = R2 . I 23 =  3 x 0,2 = 0,6 V (*)

0,25


0,25


0,25


0,25


0,25

0,25



0,25

0,25

0,25

0,25

E =6,5 V, r = 0,4 , R2 = 3 ,
R3 =  5 , Đ ( 4 V- 8 W ).

 R1 = 4,5 Ω



c) 

    Đèn đèn sáng bình thường I= IĐ = 2A 

    R3 đứt chỉ còn R1 và Đèn nối tiếp.

     => I=

=> R1 =  0,85 Ω  (*)



0,25

( 0,25 )


0,5


0,25



Về đơn vị : Sai hay thiếu đơn vị tại đáp số  (*) trừ 0.25 / lần và trừ tối đa 2 lần.

HS có thề có cách làm khác mà đúng thì cho điểm trọn phần đó.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM KIỂM TRA HỌC KỲ I 2019-2020

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI Môn: HÓA HỌC- LỚP 11

Thời gian  làm bài: 45 phút 

……………………………………………………………………………………………………………………..


Câu 1: 2.0 điểm

 1.1. Viết các phương trình phản ứng thực hiện theo chuổi phản ứng sau:                                                 1.0đ

        Fe(NO3)3 (1) NO2  (2) HNO3 (3)CO2 (4) CaCO3                                              

1.2.  Viết phương trình chứng minh: (ghi rõ số oxi hóa)                                                                             1.0đ

  1. tính oxi hóa của Nitơ. b) tính khử của Photpho


Câu 2: 4.0 điểm

2.1. Bằng phương pháp hóa học  hãy nhận biết các dung dịch bị mất nhãn chứa các chất sau:                2.0đ

Na3PO4, NH4Cl, Na2CO3, NaNO3                                                                                             

2.2. Cho biết tên (hoặc công thức) của khí X và khí Y.                                                                             1.0đ

a. Mùa đông để sưởi ấm nhiều hộ gia đình ở miền Bắc thường sử dụng lò than, có nhiều trường hợp bị ngộ độc khí X dẫn đến tử vong. 

b..Khí Y được sử dụng làm nước đá khô, chữa cháy, là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính. 

2.3. Cho biết hiện tượng xảy ra:                                                                                                                 1.0đ                                              

a. Thả miếng Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư. 

b. Dẫn từ từ đến dư CO2 vào dung dịch nước vôi trong.


Câu 3: 4.0 điểm   Cho C = 12, H = 1, O = 16, Na = 23, Cu = 64,  Al = 27, N = 14

3.1. Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam chất A (phân tử chỉ chứa C, H, O) thu được 6,72 (lít) khí cacbonic (đktc) và 5,4 gam nước. Xác định CTPT của A biết phân tử khối của A là 74.                                             1.0đ

3.2. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 6,4 gam NaOH, thu được dung dịch X.  Tính số mol muối axit có trong dung dịch X?                                                                                     1.0đ

3.3. Khi cho 7,75 gam hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư 10% so với lượng cần thiết sinh ra 7,84 lít khí duy nhất là NO2 (đktc) và dung dịch A.

  1.  Tính thành phần % khối lượng Cu trong hỗn hợp đầu?                                                            1.0đ 

  2. Tính thể tích tối thiểu dung dịch hỗn hợp NaOH 0,7M và Ba(OH)2 2M cần thêm vào dung dịch A để thu được kết tủa nhỏ nhất?                                                                                               1.0đ

HẾT


Học sinh không được sử dụng tài liệu! 






Họ và tên HS: …………………………………….. Số báo danh: ……………………… Chữ kí: ………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI


      ĐÁP ÁN  ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2019 -2020


CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

GHI CHÚ

1

 

  1. (1,0 điểm)

1. 2FeNO33 t0 Fe2O3+52O2+6NO2

2. 4NO2+O2+2H2O4HNO3

3. C+4HNO t0CO2+4NO2+2H2O

4.CO2+CaOCaCO3 



0,25

0,25

0,25

0,25





  1. (2,0 điểm)

a. N20+3Ca t0Ca3 N2-3

b. 4 P0+5O2du t02P2+5 O5


0.50

0.50


2


2.1 (2,0 điểm) 

TT         MT

Na3PO4

NaNO3

Na2CO3

NH4Cl

Dd HCl

      -

-

CO2

-

Dd AgNO3

↓vàng

Còn lại

↓trắng


2HCl+ Na2CO3→2NaCl+CO2+H2O

3AgNO3+Na3PO4→3NaNO3+Ag3PO4

AgNO3+NH4Cl→NH4NO3+AgCl↓



0,50

0.75


0,25

0,25

0,25

Thuốc thử 0,25

Hiện tượng mỗi chất 0,25

2.2 (1,0 điểm)   X là CO, Y là CO2



2.3. a. Dung dịch có màu xanh đậm dần, có khí không màu hóa nâu ngoài KK. 

       b. Dung dịch hóa đục, sau đó trong suốt 

           (hay có kết tủa trắng sau đó kết tủa tan). 

0.50

0.50


3

3.1.        

mC=6,7222,4×12=3,6g

mH=5,418×2=0,6g

mO=mA-mC-mH=7,4-3,6-0,6=3,2g

Gọi CTTQ: CxHyOz ta có tỉ lệ

x:y:z=mC12:mH1:mO16=3,612:0,61:3,216

=0,3:0,6:0,2=3:6:2

→ CTĐGN: C3H6O2 →CTTN (C3H6O2)n → 74n = 74→ n= 1 → CTPT C3H6O2


0.25


0.25

0.25






0.25

HS giải theo nhiều cách khác nhau: 0,25 điểm cho mỗi ý C, H, O, CTPT

3.2 (1,0 điểm)

nCO2=0,1 mol     nNaOH=0,16 mol   T=nNaOHnCO2=0,160,1=1,6 →xảy ra 2 pt

CO2+NaOH→NaHCO3

  x         x                    x

CO2+2NaOH→Na2CO3+H2O

  y             2y                 y         y

{x+y=0,1 x+2y=0,16 {x=0,04 y=0,06   Vậy số mol muối axit là 0,04 mol



0,25



0,25


0,25



0,25

HS có thể giải phương pháp ion

Nếu HS chỉ tính số mol CO2, NaOH cho 0,125đ


3.3 . (2.0 điểm) 

 Cu+4HNO t0Cu(NO3)2+2NO2+2H2O

   x         4x                      x                       2x           mol
Al+6HNO t0Al(NO3)3+3NO2+3H2O

y            6y                   y               3y                  mol

64x + 27y = 7,75

2x + 3y = 7,84: 22,4  
  x= 0,1 ⭢  %mCu=6,47,75×100%=82,58%


0,25



0,25




0.25


0,25

HS không viết phản ứng thì giải theo định luật bảo toàn electron dưới quan điểm cho nhận electron hay tăng giảm số oxi hóa đều cho trọn điểm


nHNO3 dư = 10%.(4x+ 6y) = 0,07 mol 

H+ +  OH- H2O

Cu2+ + 2OH- Cu(OH)2

Al3+ + 3OH- Al(OH)3

Al(OH)3 + OH- AlO2- + 2H2O

nOH- = (0,7 + 2x2).V = 0,07 + 0,1x2 + 0,05x4 V = 0,1 (lít) = 100 ml

0.25




0.25

0.25

Đúng toàn phần cho 0,25

Được 2 hay 3 pư cho 0,125


GV biên soạn:  Mai Thị Vàng

GV chỉnh lý: Phạm Thị Thanh Nhàn





SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn: SINH HỌC - Lớp: 11 cơ bản

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI

Thời gian làm bài: 45 phút; 

(không kể thời gian phát đề)

(Đề kiểm tra có 01 trang)


SBD: Họ và tên học sinh:

 


Câu 1: (2 điểm)

Trình bày đặc điểm hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp?


Câu 2: (2 điểm)

Phân biệt quang hợp ở nhóm thực vật C3, C4?


Thực vật C3

Thực vật C4

Đại diện



Chất nhận CO2 đầu tiên



Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên



Các tế bào tham gia




Câu 3: (2 điểm)

Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?


Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Khái niệm



Đại diện



Đường đi của máu



Đặc điểm




Câu 4: (2 điểm)

- Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? Nêu cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim. 

- Trình bày chu kỳ hoạt động của tim người. Tại sao khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm?


Câu 5: (2 điểm

a) Trình bày vai trò của gan trong điều hoà nồng độ glucôzơ trong máu?

b) Khi trời nóng, da bạn thường ửng hồng và uống nước nhiều hơn. Khi trời lạnh da bạn thường tái đi và bạn ăn nhiều hơn. Hãy giải thích tại sao?

-------------Hết-------------





SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn: SINH HỌC - Lớp: 11 cơ bản

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI

Thời gian làm bài: 45 phút; 

(không kể thời gian phát đề)

(Hướng dẫn chấm có 02 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: (2 điểm)

Trình bày đặc điểm hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp?

Điểm

* Đặc điểm giải phẫu, hình thái bên ngoài:

- Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều ánh sáng. 

- Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng (phân bố nhiều ở mặt dưới lá) giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp. 


0,5đ

0,5đ

* Đặc điểm giải phẫu, hình thái bên trong:

- Hệ gân lá: gồm mạch gỗ giúp vận chuyển nước và ion khoáng cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp và mạch rây giúp vận chuyển sản phẩm quang hợp đến nơi cần thiết. 

- Lá chứa các tế bào mô giậu (và tế bào bao bó mạch ở thực vật C4): có chứa nhiều lục lạp để hấp thụ ánh sáng. 


0,5đ



0,5đ

Câu 2: (2 điểm

Phân biệt quang hợp ở nhóm thực vật C3, C4?


Thực vật C3

Thực vật C4


Đại diện

Từ loài rêu cho đến các cây gỗ lớn trong rừng

Một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô…

0,5 điểm

Chất nhận CO2 đầu tiên

Hợp chất 5C  RiDP (Ribulôzơ 1,5 diphotphat)

PEP (Photphoenolpiruvat)

0,5 điểm

Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên

APG (Axit 

phot phoglixeric)

AOA(Axit oxaloaxetic)

0,5 điểm

Các tế bào tham gia

Tế bào mô giậu

Tế bào mô giậu

Tế bào bao bó mạch

0,5 điểm

Câu 3: (2 điểm)

Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?


Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín


Khái niệm

là hệ tuần hoàn có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô.

là hệ tuần hoàn có máu lưu thông trong mạch kín

0,5 điểm

Đại diện

ĐV thân mềm,chân khớp


Mực ống,bạch tuộc,giun đốt, động vật có xương sống.

0,5 điểm

Đường đi của máu

Máu từ tim bơm vào động mạch → tràn vào khoang cơ thể: máu trộn lẫn với dịch mô → Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào theo tĩnh mạch sau đó về tim.

Máu được tim bơm đi, từ động mạch qua mao mạch,tĩnh mạch và sau đó về tim.Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch

0,5 điểm

Đặc điểm

Máu chảy trong động mạch áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

Máu chảy trong động mạch cao hoặc trung bình, tốc độ nhanh

0,5 điểm


Câu 4: (2 điểm)

Nội dung

Điểm

- Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? Nêu cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim. 

  • Do tính tự động của tim. 

-     Cơ chế: Nút xoang nhĩ tự phát xung điện, xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ  làm tâm nhĩ co. Sau đó, lan đến nút nhĩ thất, bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co. 



0,5đ

0,5đ

- Trình bày chu kỳ hoạt động của tim người. Tại sao khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm?

- Mỗi chu kì  tim (0,8s)gồm: pha co tâm nhĩ (0,1s) pha co tâm thất (0,3s) pha dãn chung(0,4s). 

- Do lượng máu giảm nên áp lực máu tác động lên thành mạch giảm 



0,5đ


0,5đ


Câu 5: (2 điểm

Nội dung

Điểm

a) Trình bày vai trò của gan trong điều hoà nồng độ glucozo trong máu?

- Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucozơ trong máu tăng → hoocmon insulin được tiết ra, biến đổi glucozơ thành glicogen. 

- Nếu glucôzơ giảm → hoocmon glucagon được tiết ra biến đổi glicogen dự trữ thành glucôzơ. 0,5 điểm


0,5đ


0,5đ

b) Khi trời nóng, da bạn thường ửng hồng và uống nước nhiều hơn. Khi trời lạnh da bạn thường tái đi và bạn ăn nhiều hơn. Hãy giải thích tại sao?

- Khi trời nóng, lượng máu tới dưới da để tỏa nhiệt nhiều hơn nên da hồng hơn nhưng ngược lại khi trời lạnh, máu tới da ít hơn nên da hơi tái. 

- Khi trời nóng ta uống nhiều nước vì quá trình tiết mồ hôi qua da tăng lên nên thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu nên ta có cảm giác khát và uống nước nhiều hơn.
- Khi trời lạnh ta ăn nhiều vì cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để duy trì thân nhiệt.



0,25đ


0,5đ


0,25đ


----------------HẾT-----------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn: LỊCH SỬ - Lớp: 11

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI

Thời gian làm bài: 45 phút; 

(không kể thời gian phát đề)

(Đề kiểm tra có 01 trang)

SBD: Họ tên học sinh:

 

Câu 1: (2,5 điểm)

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã để lại hậu quả gì? Tại sao nó lại dẫn dến nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?

Câu 2: (2,5 điểm) Hoàn thành bảng so sánh 2 cuộc cách mạng ở Nga năm 1917 theo mẫu:

Nội dung

Cách mạng tháng Hai

Cách mạng tháng Mười

Nhiệm vụ



Kết quả



Tính chất



Hướng đi lên



Câu 3: (2,5 điểm) Hoàn thành bảng so sánh hai giai đoạn phát triển của Nga 1921-1925 và 1925-1941 theo mẫu:

Nội dung

1921-1925

1925-1941

Chính sách thực hiện



Chính sách Công nghiệp



Chính sách Nông nghiệp 



Kết quả



Câu 4: (2,5 điểm)

Trình bày nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ Thế chiến 1 (1914-1918)? Theo em nguyên nhân căn bản nào dẫn đến Thế chiến 1 bùng nổ? Nét nổi bật trong giai đoạn cuối của cuộc chiến là gì?


HẾT.







SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn: LỊCH SỬ - Lớp: 11

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI

Thời gian làm bài: 45 phút; 

(không kể thời gian phát đề)

(Đề kiểm tra có 01 trang) ĐÁP ÁN

SBD: Họ tên học sinh:

 

Câu 1: (2,5đ điểm)

Nội dung: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã để lại hậu quả gì? Tại sao nó lại dẫn đến nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?

NỘI DUNG

ĐIỂM

Hậu quả:

* kinh tế: hàng hóa ế thừa, công nghiệp đình trệ, công nhân thất nghiệp, ruộng đất bỏ hoang, nông dân mất đất.

* Đời sống chính trị- xã hội: 

- đời sống nhân dân túng quẫn, nhiều cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra khắp nới đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

- Các nước tư bản tìm cách khắc phục:

+ Anh- Pháp- Mỹ tiến hành cải cách kinh tế- xã hội; đổi mới quản lý, tổ chức sản xuất.

+ Đức – Ý- Nhật thiết lập chế độ độc tài phát xít, tiến hành chạy đua vũ trang đã báo hiệu nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Hậu quả khủng hoảng kinh tế dẫn đến nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới vì: Đức – Ý- Nhật thiết lập chế độ độc tài phát xít, tiến hành chạy đua vũ trang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới.

2,0 đ










0,5 đ

Câu 2: (2,5đ điểm)

Hoàn thành bảng so sánh về 2 cuộc cách mạng ở Nga năm 1917 theo mẫu:

Nội dung

Cách mạng tháng 2

Cách mạng tháng 10

Nhiệm vụ

Lật đổ chế độ Quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời

Kết quả

- chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ

- Nga trở thành nước cộng hòa với 2 chính phủ song song tồn tại: chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết của công-nông-binh.

- chính phủ lâm thời bị lật đổ

- Lập chính quyền Xô Viết từ trung ương đến địa phương.


Tính chất

Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiêu mới

Là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Hướng đi lên

Đi lên cách mạng xã hội chủ nghĩa

Đi lên chủ nghĩa xã hội

Câu 3: (2,5 điểm)

Hoàn thành  bảng sánh hai giai đoạn phát triển của Nga 1921-1925 và 1925-1941 theo mẫu:

Nội dung

1921-1925

1925-1941

Chính sách thực hiện

Chính sách Kinh tế mới

Các kế hoạch 5 năm

Chính sách Công nghiệp

Chú trọng khôi phục công nghiệp nặng.

Chú trọng phát triển công nghiệp nặng.

Chính sách Nông nghiệp 

Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực cố định.

Tập thể hóa nông nghiệp.

Kết quả

Nga hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.

Liên Xô trở thành nước công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Câu 4: (2,5 điểm)

Trình bày nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ Thế chiến 1 (1914-1918)? Theo em nguyên nhân căn bản nào dẫn đến thế chiến 1 bùng nổ? Nét nổi bật trong giai đoạn cuộí của cuộc chiến là gì?

NỘI DUNG

ĐIỂM

Nguyên nhân sâu xa:

* Cuối thế kỷ XIX đầu XX, do sự phát triển không dồng đều về kinh tế và chính trị đã làm cho Mỹ, Đức, Nhật mâu thuẫn gay gắt với Anh, Pháp về vấn đề thuộc địa. Các cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa diễn ra ở nhiều nơi.

* Đức có tiềm lực về kinh tế, quân sự nhưng lại ít thuộc địa nên vạch kế hoạch xâm lược thuộc địa của Anh, Pháp.

* Đầu thế kỷ XX châu âu hình thành 2 khối quân sự đối lập:

- Khối Liên Minh (1882) gồm: Đức, Áo- Hung.

- Khối Hiệp Ứơc (1907) gồm: Anh, Pháp, Nga.

Hai khối tăng cường chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh phân chia lại thế giới.

Nguyên nhân căn bản: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

Nét bật trong giai đoạn cuộí của cuộc chiến là: thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.

1,75đ










0,25đ

0,5đ


Hết.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI

------------------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn : ĐỊA LÍ 11 - thời gian 45 phút


Đáp án

Thang điểm

Câu 1

Trình bày mục đích và thể chế của Liên minh châu Âu (EU) ? 

  • Mục đích:

- Xây dựng phát triển khu vực mà nơi đó hàng hóa, người, vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

- Tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và ngoại giao.

  • Thể chế :

- Hội đồng châu Âu

- Nghị viện

- Hội đồng bộ trưởng

- Ủy ban liên minh

(2 điểm)


0.5


0.5


0.25

0.25

0.25

0.25

Câu 2

Ngành công nghiệp của Hoa Kì có những đặc điểm gì ?

- Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.

- Tỉ trọng GDP giảm dần: 19,7 % năm 2004.

- Gồm 3 nhóm:

    +  Công nghiệp chế biến

    + Công nghiệp điện lực

    + Công nghiệp khai khoáng

- Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại.

- Phân bố:

 + Trước đây : tập trung ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống.

 + Hiện nay: mở rộng xuống phía nam, ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp  hiện đại.

(2 điểm)

0.25

0.25


0.25

0.25

0.25

0.25



0.25

0.25

Câu 3

Đánh giá những thuận lợi về điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế của phần lãnh thổ phía đông Hoa Kì ? 

- Địa hình: núi già Apalat, sườn thoải, nhiều thung lũng rộng cắt ngang.

- Đất đai: đất phù sa ven biển nhiều, màu mỡ.

- Sông ngòi: nguồn thủy năng phong phú.

- Khí hậu: cận nhiệt và ôn đới hải dương.

- Khoáng sản: than, sắt

=> Giá trị kinh tế:

   + Thuận lợi trồng trọt

   +  Công nghiệp luyện kim đen

   + Công nghiệp năng lượng

(2 điểm)


0.25

0.25

0.25

0.25

0.25


0.25

0.25

0.25

Câu 4

Cho BSL : GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA HOA KÌ NĂM 2014 VÀ 2016

  1. Tính cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì năm 2014 và 2016.

                                                                      ( Đơn vị: % )

                    Năm  

Khu vực

2014

2016

Nông nghiệp

  4,8

  1,1

Công nghiệp

20,0

19,4

Dịch vụ

75,2

79,5

                                                             

  1.   Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế  của Hoa Kì  năm 2014 và 2016.

- biểu đồ tròn , biểu đồ khác không có điểm

- vẽ đúng, đủ : 2 điểm

- sai hoặc thiếu mỗi chi tiết trừ 0.25đ 

(tỉ lệ, đơn vị, số liệu, kí hiệu, chú thích, tên biểu đồ, không đúng trình tự....)

  1. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì  trong thời gian trên.

- Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế  của Hoa Kì  năm 2014 và 2016 có sự chuyển dịch ( thay đổi):

   + nông nghiệp: giảm 3,7 %

   + công nghiệp: giảm 0,6 %

   +  dịch vụ: tăng 4,3 %

- Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế  của Hoa Kì  năm 2014 và 2016 có sự chuyển dịch theo hướng giảm nông nghiệp và công nghiệp, tăng dịch vụ . Dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất .

(4 điểm)

1 điểm








2 điểm







1 điểm


          SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020

           THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI Thời gian làm bài : 45 phút

       ( Đề kiểm tra có 1 trang )   (không kể thời gian phát đề)

SBD: ...................... Họ tên học sinh:..................................         

           ..............................................................................................................................................................................    

Câu 1. (2.0 điểm)

     Nêu khái niệm cầu? Cho 2 ví dụ về cầu. Anh Nam có 2 triệu đồng muốn mua 1 chiếc điện thoại iphone 11, đó có phải là cầu không? Vì sao?

Câu 2. (2.0 điểm)

Tại sao quy luật giá trị lại có tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển và làm cho năng suất lao động tăng lên?  

Câu 3. (2.0 điểm)

  Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp.

A

B

1. Khi cầu tăng lên

a. giá cả tăng, cầu giảm.

2. Khi cầu giảm xuống

b. giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.

3. Khi cung giảm

c. sản xuất kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống.

4. Khi cung lớn hơn cầu thì

d. giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.

5. Khi cung nhỏ hơn cầu thì

e. sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung tăng.

6. Khi giá cả giảm xuống thì

f. cầu có xu hướng tăng lên.

7. Nhà nước sẽ vận dụng quan hệ 

cung - cầu để

g. người tiêu dùng đưa ra các quyết định mua hàng thích ứng với các trường hợp cung - cầu cho có lơi.

8. Quan hệ cung - cầu là căn cứ để

h. điều tiết các trường hợp cung - cầu trên thị trường thông qua các giải pháp vĩ mô thích hợp.

Câu 4. (2.0 điểm)

  Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị của 3 người sản xuất (1,2,3) trong biểu đồ sau đây?


Description: Giải bài tập GDCD 11 | Trả lời câu hỏi GDCD 11







Câu 5. (2.0 điểm)

  Sau tiết học GDCD về bài: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, bạn A đã rút ra bài học cho mình rằng: "người tiêu dùng chúng ta ngày nay hoàn toàn chỉ ưa chuộng và lựa chọn những mặt hàng giá rẻ, những mặt hàng giá cao sẽ không ai mua và rất khó cạnh tranh với những mặt hàng giá rẻ". hãy cho biết: 

- Nếu là người tiêu dùng em sẽ chọn những mặt hàng tiêu chí như thế nào? Vì sao lại chọn những tiêu chí đó? Quan điểm "có cạnh tranh mới có phát triển" đúng hay sai? Vì sao?

Hết



                    

          SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020

           THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI Thời gian làm bài : 45 phút

       

HƯỚNG DẪN CHẤM

           ..............................................................................................................................................................................    


Câu 1. Nêu khái niệm cầu? Cho 2 ví dụ về cầu. Anh Nam có 2 triệu đồng muốn mua 1 chiếc điện thoại iphone 11, đó có phải là cầu không? Vì sao? (2.0 điểm)

Khái niệm cầu

Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. + 2 VD

1

Đó có phải là cầu không?

Đó không  phải là cầu.

0.5

Vì 

Cầu chỉ xuất hiện khi nhu cầu có khả năng thanh toán.

0,5

Câu 2. Tại sao quy luật giá trị lại có tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển và làm cho năng suất lao động tăng lên?  (2.0 điểm)

- Hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường hàng hóa lại được trao đổi mua bán theo giá trị xã hội của hàng hóa.

1

Trong điều kiện đó, người sản xuất, kinh doanh muốn thu được nhiều lợi nhuận, họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động; hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm,… làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa và năng suất lao động tăng lên.

  1


Câu 3. Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp. (2.0 điểm)


Trả lời. 1- e,  2 - c, 3 - a , 4 - d, 5 - b, 6 - f, 7 - h, 8 - g. (mỗi ý đúng 0,25)

2,0



Câu 4. Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị của 3 người sản xuất (1,2,3) trong biểu đồ sau đây? (2.0 điểm)


Nhận xét chung

Ba người sản xuất có thời gian lao động cá biệt khác nhau.

0,5

Người 1

Thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị nên không những bù đắp được chi phí sản xuất mà còn có lợi nhuận.

0,5

Người 2

Thực hiện tốt quy luật giá trị nên thu lợi nhuận nhiều hơn người thứ nhất vì thời gian lao động cá biệt ít hơn người thứ nhất nhưng lại bán theo thời gian lao động xã hội cần thiết.

0,5

Người 3

Thời gian lao động cá biệt vượt quá thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm quy lật giá trị nên bị thua lỗ.

0,5


Câu 5. (2.0 điểm)

  Sau tiết học GDCD về bài: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, bạn A đã rút ra bài học cho mình rằng: "người tiêu dùng chúng ta ngày nay hoàn toàn chỉ ưa chuộng và lựa chọn những mặt hàng giá rẻ, những mặt hàng giá cao sẽ không ai mua và rất khó cạnh tranh với những mặt hàng giá rẻ". hãy cho biết: 

- Nếu là người tiêu dùng em sẽ chọn những mặt hàng tiêu chí như thế nào? Vì sao lại chọn những tiêu chí đó?

- Quan điểm "có cạnh tranh mới có phát triển" đúng hay sai? Vì sao?


Tiêu chí

Giải thích

- Hợp túi tiền, giá cả phải chăng…(0,5 điểm)

- Học sinh giải thích lý do chọn những tiêu chí đó (0,5 điểm) 

1,0

đúng hay sai?

Giải thích

- Quan điểm trên là đúng (0,5 điểm)

- Học sinh giải thích:   (0,5 điểm)

1,0


Hết



                    












No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu