35 Bài Tập Nâng Cao Hóa 10



Bài 1. Cho hợp chất XY2 thõa mãn:
-  Tổng số hạt p của hợp chất bằng 32.
-  Hiệu số  của X và Y bằng 8 hạt.
-  X và Y đều có số proton = số nơtron trong nguyên tử.
Xác định nguyên tố X, Y và suy ra hợp chất XY2?
Bài 2. Khối lượng nguyên tử của B bằng 10,81. B trong tự nhiên gồm hai đồng vị 10B và 11B. Hỏi có bao nhiêu phần trăm 11B trong axit boric H3BO3. Cho H3BO3  = 61,81.
Bài 3. Một hợp chất có công thức MX3. Tổng số hạt  p, n, e của MX3 là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng ba loại hạt trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16.
  1. Xác định M và X.
  2. Viết cấu hình electron của M và X.
  3. Viết phương trình phản ứng tạo thành MX3 từ các đơn chất.
Đáp án: 
Bài 4. Một nguyên tố kim loại M chiếm 52,94% về khối lượng trong oxit cao nhất của nó.
  1. Xác định M?
  2. Cho 20,4g oxit của M tan hoàn toàn trong 246,6 gam dung dịch 17,86% của hợp chất với hidro và phi kim X thuộc nhóm VIIA, tạo thành dung dịch A. Gọi tên X? Tính C% của dung dịch A?
Bài 5. Hợp chất ion được tạo bởi các ion M2+ và X2-. Biết rằng trong phân tử MX tổng số hạt là 84. Số n và số p trong hạt nhân nguyên tử M và X bằng nhau. Số khối của X2- lớn hơn số khối của M2+ là 8.
  1. Viết cấu hình electron của M2+ và X2-.
  2. Xác định vị trí của M và X trong bảng HTTH?
Bài 6. Nguyên tử nguyên tố X có số electron ở mức năng lượng cao nhất là 4p5, tỉ số giữa số hạt không mang điện và số hạt mang điện là 0,6429.
  1. Tìm số điện tích hạt nhân, số khối của X?
  2. Nguyên tử nguyên tố R có số n bằng 57,143% số p của X. Khi cho R tác dụng với X thì thu được hợp chất RX2 có khối lượng gấp 5 lần khối lượng R đã phản ứng. Viết cấu hình e nguyên tử của R và phản ứng giữa R với X?
Bài 7. Một hợp chất B được tạo bởi một kim loại hóa trị II và một phi kim hóa trị I. Tổng số hạt trong phân tử B là 290. Tổng số hạt không mang điện là 110. Hiệu số hạt không mang điện giữa phi kim và kim loại là 70. Tỉ lệ số hạt mang diện của kim loại  so với phi kim trong B là 2/7. Tìm A, Z của kim loại và phi kim trên?
Bài 8. Cho 0,345 gam một kim loại có hóa trị không đổi tác dụng với nước thu được 168ml khí H2 ở đktc. Tìm tên kim loại đó và vị trí của nó trong bảng HTTH?
Bài 9. Hòa tan một oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch muối có nồng độ 15,17%. Tìm công thức của oxit kim loại đó?
Bài 10. Hòa tan 2,84gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và khí  B. Cô cạn dung dịch A thu được 3,17g muối khan.
  1. Tính thể tích khí B ở đktc?
  2. Xác định tên hai kim loại?
Bài 11. Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ A, B thuộc hai chu kì liên tiếp vào dung dịch HCl dư thu được 15,68 lít kí ở đktc. Xác định tên hai kim loại kiềm thổ và thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?
Bài 12. Hòa tan hoàn toàn 14,2g hai muối cacbonat của hai kim loại A, B liên tiếp nhau trong nhóm IIA bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4. Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí ở đktc. Xác định CTPT của hai muối và % về k.l của mỗi muối trong hỗn hợp?
Bài 13. Cho 2 gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp và thuộc phân nhóm chính nhóm II tác dụng hết với dung dịch H2SO4 10% rồi cô cạn thu được 8,72 gam hỗn hợp 2 muối khan.
  1. Xác định 2 kim loại?
  2. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng?
Bài 14. A và B là nguyên tố ở hai chu kì liên tiếp và thuộc cùng 1 phân nhóm chính, B ở dưới A. Cho 8gam B tan hoàn toàn trong 242,4g nước thu được 4,48  lít khí H2 ở đktc và dung dịch M.
  1. Xác định A, B và viết cấu hình e của hai nguyên tử?
  2. Tính C% của dung dịch M?
Bài 15. Y là hidroxit của nguyên tố M thuộc nhóm IA hoặc IIA hoặc IIIA. Cho 80g dung dịch 50% của Y phản ứng hết với dung dịch HCl rồi cô cạn thu được 5,85 gam muối khan. Xác định Y?
Bài 16. Một hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng HTTH có tổng khối lượng là 41,9 gam. Xác định A, B và số mol của cacbonat trong hỗn hợp X biết rằng khi cho X tác dụng với H2SO4 dư và cho khí CO2 tạo ra phản ứng hết với nước vôi trong dư ta thu được 3,5g kết tủa.
Bài 17:
a) Một nguyên tố R thuộc phân nhóm chính IIIA. Tổng số (p, n, e) của ion dương của R là 37. Xác định R và vị trí của R trong bảng HTTH.

b) Có hai nguyên tố R và Y có cùng chu kỳ và đều thuộc nhóm A. Tổng số proton của R và Y là 28. R và Y tạo được hợp chất với hidro trong đó số nguyên tử H bằng nhau. Khối lượng của nguyên tử R nhỏ hơn của Y. Xác định R và Y.
c) Một hợp chất A được tạo bởi ion Y và M3+. Tổng số (p, n, e) trong A là 196. Trong A số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 60. Số hạt có điện tích trong M ít hơn số hạt có điện tích trong Y là 8. Xác định A.
Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa:  A    →    B    →   X   →   M.

Bài 18 : Một hợp chất X được tạo bởi ion M2+ và X. Trong X tổng số (p, n, e) là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 40 hạt. Số khối của M2+ lớn hơn số khối của X là 21. Tổng số (p, n, e) của M2+ gấp 2 lần của X. Xác định công thức của X.
Bài 19 : Cho các nguyên tố: X (Z = 11), Y (Z = 19), Z (Z = 13).
a) Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tăng dần tính kim loại. Giải thích.
b) Trong các oxit của 3 nguyên tố trên thì oxit nào có liên kết bị phân cực nhiều nhất?
Bài 20 : Trong tự nhiên, Clo có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl có % khối lượng tương ứng là 75% và 25%. Cu có 2 đồng vị, trong đó một đồng vị là Cu chiếm 73%. Cu và Cl tạo ra hợp chất là CuCl2 trong đó có 47,228% khối lượng của Cu. Xác định đồng vị còn lại của Cu.
Bài 21: Phân tử XY2 có tổng số (p, n, e) là 114, trong đó số hạt mang điện tích gấp 2 lần số hạt không có điện tích. Số hạt mang điện tích của X chỉ bằng 37,5% số hạt mang điện của Y. Xác định công thức XY2.
Bài 22 : A và B là hai nguyên tố thuộc 2 nhóm liên tiếp và nằm trong 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng HTTH. Tổng số hạt mang điện tích trong A và B là 50. A và B không phản ứng được với nhau. Xác định A và B.
Bài 23: Nguyên tử của một nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 4p5. Tỉ số giữa số hạt không mang điện và số hạt mang điện là 0,6429. Tính Z và số khối của X.
Bài 24 : Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng 1 nhóm. X là phi kim. Gọi A là hợp chất giữa X và kali. Trong A có 17,62% khối lượng X. X và Y tạo ra được 2 hợp chất trong đó Y chiếm 40%, 50% khối lượng. Xác định X và Y.
Bài 25: M thuộc nhóm IIIA. X thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất thì M chiếm 71,43% khối lượng, còn X chiếm 40% khối lượng. Gọi A là hợp chất được tạo bởi M và X.
a) Tính % khối lượng của M trong A là bao nhiêu?
b) Liên kết trong A thuộc loại liên kết gì?
Bài 27: Hai nguyên tố A và B thuộc 2 nhóm A liên tiếp. Tổng số proton trong A và B là 19. Gọi X là hợp chất tạo bởi A và B.Tổng số proton trong X là 70. Xác định X.
Bài 28: A và B là 2 nguyên tố trong đó A có phân lớp ngoài cùng là 2p2. Gọi X là hợp chất tạo bời A và B có phân tử lượng là 154. Trong hợp chất này có 7,8% khối lượng của A. Xác định X.
Bài 29: Hợp chất A có công thức MX2 trong đó có 46,67% khối lượng của M (M là kim loại). Trong M: số nơtron – số proton = 4. Trong X: số proton = số nơtron. Tổng số (p, n, e) trong A là 116. Xác định A. Từ A viết phương trình phản ứng điều chế M.
Bài 30 : Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Fe và Au ở 200C. Biết khối lương riêng của Fe và Au lần lượt là 7,87g/cm3; 19,32g/cm3 với giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Fe hay Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng giữa các quả cầu. Cho khối lượng nguyên tử của Fe là 55,85 và của Au là 196,97.
Bài 31 : Một nguyên tố M tác dụng vừa đủ với 0,672 lít khí X (đo ở đktc), tạo ra 3,1968 gam muối (hao hụt 4%). Số hiệu nguyên tử của M bằng 5/3 số khối R. Hợp chất Z có 3 nguyên tử tạo bởi M và R tác dụng với hợp chất HX giải phóng một hợp chất hữu cơ T và muối Y. Xác định M, R, X và vị trí của M, R, X trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Bài 32 :
a) A và B là hai nguyên tố thuộc các nhóm A của bảng hệ thống tuần hoàn .Nguyên tử của nguyên tố A có 2 electron ở lớp ngoài cùng và hợp chất X của A với hidro có chứa 4,67% hidro. Xác định khối lượng nguyên tử của A.
b) Nguyên tử của nguyên tố B có 7 electron lớp ngoài cùng. Gọi Y là hợp chất của B với hidro. Biết rằng 16,8 gam chất X tác dụng vừa đủ với 200 g dung dịch Y 14,6% thu được khí C và dung dịch D. Xác định khối lượng nguyên tử của B. Tính nồng độ % của chất tan trong dung dịch D.
c) Cho tất cả các khí C thu được qua ống đựng bột CuO dư đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc, sấy khô và cân hỗn hợp còn lại trong ống ,thấy khối lượng giảm mất m gam so với khối lượng bột CuO ban đầu. Tính m biết hiệu suất 100%.

Bài 32 : Một nguyên tố phi kim R có hai đồng vị X và Y. Cho kim loại Fe lần lượt tác dụng với các đồng vị X và Y ta được hai muối X1 và Y1 có tỉ lệ khối lượng phân tử là 293/ 299. Biết rằng tỉ số số nguyên tử X và Y trong R bằng 109/91 và tổng số số nơtron của X và Y bằng 4,5 lần số hiệu nguyên tử của nguyên tố ở chu kì 4 nhóm IIA. Mặt khác khi cho muối NaR tác dụng vừa đủ với 40/3 g dung dịch AgNO3 25,5% ta thu được 3,7582 g muối của bạc( hiệu suất 100%).
a) Xác định trị số của mỗi phần tử trong X và Y (số p, n, e).
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của R.
c) Xác định vị trí của R trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Bài 33: Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M+ và ion X2- .Trong phân tử M2X có tổng số hạt (n,p,e) là 140 hạt , trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt . Số khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23 hạt . Tổng số hạt (p, n, e) trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31 hạt.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử M và X; Cấu hình electron của M+ và X2-.
b) Xác định vị trí của M, X trong bảng hệ thống tuần hoàn .

Bài 34: X là một kim loại hóa trị 2. Hòa tan hoàn toàn 6,082 gam X vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 (đktc).
a) Tìm khối lượng nguyên tử và tên nguyên tố X.
b) X có 3 đồng vị. Biết tổng số số khối của 3 đồng vị là 75. Số khối của đồng vị thứ nhì bằng trung bình cộng số khối của hai đồng vị kia. Đồng vị thứ nhất có số proton = số nơtron. Đồng vị thứ ba chiếm 11,4% số nguyên tử và có số nơtron nhiều hơn đồng vị thứ hai là 1 đơn vị.
b1) Tìm số khối và số nơtron của mỗi đồng vị.
b2) Tìm % về số nguyên tử của hai đồng vị còn lại.
c) Mỗi khi có 100 nguyên tử đồng vị thứ nhì thì có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị thứ nhất và thứ ba.
Bài 35: Cho m gam kim loại X tác dụng vừa đủ với 7,81 gam khí clo thu được 14,05943 gam muối clorua, với hiệu suất 95%. Kim loại X có hai đồng vị A, B có đặc điểm: Tổng số các hạt trong hai nguyên tử A và B bằng 186 hạt. Hiệu số số hạt không mang điện của A và B bằng 2. Nếu ta thêm 400 nguyên tử A vào hỗn hợp có 3600 nguyên tử A và B thì % về số nguyên tử của B giảm 7,3%. Xác định kim loại X và các đồng vị A, B. Tính m.




3 comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu