Bài tập Hóa Học Lớp 8



Đây là một số bài tập cơ bản và nâng cao môn Hóa Học lớp 8




37 comments:

  1. Bài 1
    1. Hãy chỉ ra đâu là vật thể , đâu là chất trong các câu sau
    a. Hơi nước ngưng tụ thành các đám mây dầy đặc
    b. Đọc bờ biển Quảng Bình có những bãi cát trắng.
    c. Bình này đựng nước, còn bình kia đựng rượu.
    d. Sông cầu nước chảy lơ thơ.
    e. Cái lọ hoa làm bằng lọ hoa trong suốt
    2. Hãy kể 20 loại đồ vật (vật thể) khác nhau được làm từ 1 chất và 1 loại đồ vật được làm từ 5 chất khác nhau.

    ReplyDelete
  2. Bài 2:
    1. Hãy phân biệt các khái niệm sau đây, cho thí dụ minh hoạ
    a- Đơn chất và hợp chất
    b- Nguyên chất và hỗn hợp
    c- Tạp chát và chất tinh khiết
    2. Hãy kể các phương pháp vật lý dơn giản để tách các chất ra khỏi hỗn hợp của chúng.
    3. Em hiểu như thế nào khi người ta nói: “nước máy Bắc Ninh rất sạch”, “đường kính nguyên chất”, “muối ăn tinh khiết”, “không khí trong lành”

    ReplyDelete
  3. Bài 3:
    1. Căn cứ vào các đặc điểm gì để chia các nguyên tố hoá học thành kim loại và phi kim?
    2. Thế nào là dạng thù hình? Hãy kể các dạng thù hình của: Cacbon, Photpho, Oxi.
    3. Kể 3 loại hợp chất khác nhau, mỗi hợp chất gồm 4 nguyên tố phi kim.

    ReplyDelete
  4. Bài 4:
    1. Hoá trị là gì? hoá trị của 1 nguyên tố được quy định như thế nào?
    2. Phát biểu quy tắc hoá trị? áp dụng để tính hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất như thế nào?
    3. Hãy kể các kim loại(theo thứ tự dãy hoạt động), phi kim và hoá trị thường gặp của nó.

    ReplyDelete
  5. Bài 5
    1. Gốc axit là gì? Hãy kể tên tất cả các gốc axit quen thuộc và hoá trị của chúng. Tại sao nhóm –OH có hóa trị I?
    2. Tính hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau:
    Na2SO4; BaCO3; NaHSO3; Ca(H2PO4)2; Mg(ClO4)2; Fe3O4
    3. Viết công thức phân tử của các chất sau: Lưu huỳnh (IV) oxit; Bạc Sunfua; Sắt (II) hidrocacbonat; Magie photphat; nhôm nitrat; Kẽm Clorua.

    ReplyDelete
  6. Bài 6:
    Những hiện tượng dưới đây là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hoá học
    1. Về mùa hè vành xe đạp bằng sắt bị han gỉ nhanh hơn mùa đông
    2. Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần
    3. Cháy rừng ở Inđônexia gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường.
    4. Hiệu ứng nhà kính (do CO2 tích tụ trong khí quyển) làm cho trái đất ấm lên
    5. “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin (PH3) cháy trong không khí.
    6. Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang vàng rồi đỏ, cần phải dừng lại gấp.
    7. Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch axit bị chuyển thành màu đỏ.
    8. Khi đốt cháy than, củi sinh ra nhiều khí độc: CO, SO2 gây ô nhiễm môi trường.
    9. Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung
    10. Khi đung nóng, lúc đầu đường chảy lỏng, sau đó cháy khét.

    ReplyDelete
  7. Bài 7:
    1. Làm thế nào để biết được 1 hợp chất có chứa các nguyên tố C, H.
    2. Khi đốt cháy chất X chỉ thu được CO2 và SO2. Hỏi X có thể chứa các nguyên tố gì?
    3. Khi nung chất Y ta thu được amoniac (NH3ư), khí cacbonic và hơi nước. Vậy Y gồm những nguyên tố nào?

    ReplyDelete
  8. Bài 8:
    1. Nnguyên tử, phân tử là gì? Tại sao nói nguyên tử, phân tử là các hạt vi mô?
    2. Đơn vị Cacbon là gì? Nó có trị số là bao nhiêu gam?

    ReplyDelete
  9. Bài 9:
    1. Số Avogadro là gì? Nó có trị số là bao nhiêu?
    2. Mol là gì? Khối lượng mol là gì? Khối lượng mol nguyên tử, phân tử là gì?
    Bài 10:

    ReplyDelete
  10. Bài 10:
    1. Hãy nêu công thức liên hệ giữa số mol (n), khối lượng (m) và khối lượng mol (M)
    2. Tính số mol S có trong 16 gam lưu huỳnh, số mol nước có trong 5,4 gam nước; số mol Fe3O4 có trong 6,96 gam sắt từ oxit.

    ReplyDelete
  11. Bài 11:
    1. Tính khối lượng của 0,15 mol O2; 0,4 mol NaOH
    2. Cần lấy bao nhiêu mol HCl để có được 7,3 gam HCl
    3. Tính khối lượng mol nguyên tử của kim loại M biết 0,5 mol của M có khối lượng 11,5 gam

    ReplyDelete
  12. Bài 12:
    1. Cho biết ở đktc (O0C hay 273K; 1 atm hay 760 mmHg hoặc 101325 Pa) 1 mol bất kỳ chất khí nào cũng chiếm 22,414 lit (lấy tròn là 22,4 lit) hãy tính:
    a) Số mol CO2ư có trong 3,36 lit khí cacbonic (đktc); số mol N2 có trong 44,8 lit Nitơ (đktc)
    b) Thể tích (đktc) của 2,2 g CO2; của 4,8 g O2
    2. Tính khối lượng của 1,68 lit CO2
    3. Tính số nguyên tử hoặc phân tử có trong 1 cm3 oxi (đktc); 1 cm3 H2O (ở 40C; d = 1g/cm3); 1 cm3 Al (d=2,7 g/cm3)

    ReplyDelete
  13. Bµi 13:
    TÝnh % khèi l­îng cña c¸c nguyªn tè trong c¸c hîp chÊt sau: H2O; H2SO4; C2H5OH; CH3COOH; CnH2n+2; FexOy

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bài 13:
      Tính % khối lượng của các nguyên tố trong các hợp chất sau: H2O; H2SO4; C2H5OH; CH3COOH; CnH2n+2; FexOy

      Delete
  14. Bài 14:
    1. Sắt tạo được 3 oxit: FeO; Fe2O3; Fe3O4. Nếu hàm lượng của sắt trong oxit là 70% thì đó là oxit nào?
    2. Nếu hàm lượng % của 1 kim loại trong muối cacbonat là 40% thì hàm lượng % của kim loại đó trong muối photphat là bao nhiêu?

    ReplyDelete
  15. Bài 15:
    1. A là một loại quặng chứa 60% Fe2O3;B là một loại quặng khác chứa 69,6% Fe3O4. Hỏi trong 1 tấn quặng nào chứa nhiều sắt hơn? Là bao nhiêu kg?
    2. Trộn quặng A với quặng B theo tỉ lệ khối lượng là mA: mB = 2:5 ta được quặng C. Hỏi trong 1 tấn quặng C có bao nhiêu kg sắt?

    ReplyDelete
  16. Bài 16:
    1. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng?
    2. Để đốt cháy m gam chất rắn A cần dùng 4,48 lit Oxi (đktc), thu được 2,24 lit CO2 (đktc) và 3,6 g H2O. Tính m
    3. Đốt cháy 16 gam chất X cần dùng 44,8 lit oxi (đktc), thu được khí cacbonic và hơi nước theo tỉ lệ số mol là 1:2. Tính khối lượng khí CO2 và H2O tạo thành.

    ReplyDelete
  17. Bài 17:
    Hoà tan 20 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá trị I và II bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 4,48 lit CO2 (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch A.

    ReplyDelete
  18. Bài 18:
    1. Phản ứng hoá học là gì? Trong phản ứng hoá học các nguyên tố có biến đổi không?
    2. Hãy nêu ý nghĩa của phương trình hoá học. Lấy ví dụ phản ứng hoà tan CaCO3 bàng dung dịch HCl để minh hoạ.
    3. Viết phương trình phản ứng hoà tan kim loại M hoá trị n bằng dung dịch HCl

    ReplyDelete
  19. Bài 19:
    Cân bằng các phương trình phản ứng:
    1. KMnO4 đ K2MnO4 + MnO2 + O2
    2. KClO3 đ KCl + O2
    3. Fe(OH)2 + O2 + H2O đ Fe(OH)3
    4. Fe3O4 + Al đ Fe + Al2O3
    5. Zn + HNO3 đặc đ Zn(NO3)2 + NO2 + H2O
    6. KMnO4 + HCl đ KCl + Cl2 + H2O

    ReplyDelete
  20. Bµi 20:
    Hoµn thµnh (viÕt s¶n phÈm vµ c©n b»ng) c¸c ph­¬ng tr×nh ph¶n øng:
    1. MgCO3 + HNO3 ®
    2. Al + H2SO4 lo·ng ®
    3. FexOy + HCl ®
    4. FexOy + CO ® FeO +…
    5. Fe + Cl2 ®
    6. Cl2 + NaOH ®

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bài 20:
      Hoàn thành (viết sản phẩm và cân bằng) các phương trình phản ứng:
      1. MgCO3 + HNO3 -->
      2. Al + H2SO4 loãng -->
      3. FexOy + HCl -->
      4. FexOy + CO --> FeO +…
      5. Fe + Cl2 -->
      6. Cl2 + NaOH -->

      Delete
  21. Bài 21
    Giải thích các hiện tượng xảy ra; viết các phương trình phản ứng trong các thí nghiệm sau:
    1. Sục từ từ khí CO2 (hoặc SO2) vào nước vôi trong tới dư CO2 (hoặc SO2)
    2. Cho từ từ bột đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc. Lúc đầu khí màu nau bay ra, su đó khí không màu bị hoá nâu trong không khí, cuối cùng thấy khí ngừng thoát ra.
    3. Cho vài giọt HCl đặc vào cốc đựng thuốc tím

    ReplyDelete
  22. Bài 22:
    xác định công thức phân tử của các chất A, B, C, biết thành phần % khối lượng như sau:
    1. Chất A chứa 85,71% Cacbon và 14,29% Hidro; 1 lit khí A ở đktc nặng 1,25gam.
    2. Chất B chứa 80% cacbon và 20% là oxi
    3. Chất C chứa 40% Cacbon, 6,67% Hidro và còn lại là Oxi, biết C có chứa 2 nguyên tử oxi

    ReplyDelete
  23. Bài 23:
    1. Để đốt cháy 1 mol chất X cần 6,5 mol oxi, thu được 4 mol CO2 và 5 mol H2O. Hãy xác định công thức phân tử của X
    2. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất Y chứa các nguyên tố C, H, O thu được 2,24 lit CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Biết 1 gam chất Y chiếm thể tích 2,68 lit (đktc). xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của Y, biết rằng Y là 1 este.

    ReplyDelete
  24. Bài 24:
    1. Cho 0,53 gam muối cacbonat kim loại hoá trị I tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 112 ml khí cacbonic (đktc). Hỏi đó là kim loại gì?
    2. Nung 2,45 gam một muối vô cơ thấy thát ra 672 ml O2 (đktc). Phần chất rắn còn lại chứa 52,35%Kali và 47,65% Clo. Tìm công thức phân tử của muối?

    ReplyDelete
  25. Bài 25:
    1. Khi cho 6,5 gam một muối Sắt Clorua tác dụng với 1 lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 thấy tạo thành 17,22 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử của muối.
    2. Để hoà tan hoàn toàn 8g oxit kim loại R cần dùng 300ml dung dịch HCl 1M. Hỏi R là kim loại gì?

    ReplyDelete
  26. Bài 26:
    1. Mục đích của việc nhận biết các chất là gì?
    2. Hãy kể một vài ví dụ về việc sử dụng phương pháp vật lý để nhận biết các chất.
    3. Thế nào là nhận biết riêng lẻ và nhận biết hỗn hợp. Cho vd minh hoạ.

    ReplyDelete
  27. Bµi 27:
    1. Thuèc thö lµ g×?
    2. Tr×nh bµy nguyªn t¾c nhËn biÕt b»ng ph­¬ng ph¸p ho¸ häc?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bài 27:
      1. Thuốc thử là gì?
      2. Trình bày nguyên tắc nhận biết bằng phương pháp hoá học?

      Delete
  28. Bài 28:
    1. Có 3 lọ đựng 3 dung dịch axit sau: HCl; HNO3; H2SO4. Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết lọ nào đựng axit gì?
    2. Trong 1 dung dịch chứa 3 axit sau: HCl; HNO3; H2SO4. Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết từng axit có trong dung dịch.

    ReplyDelete
  29. Bài 29:
    1. Có 5 dung dịch: HCl, NaOH, Na2CO3, BaCl2, NaCl. Cho phép dùng thêm quỳ tím để nhận biết các dung dịch đó, biết rằng dung dịch Na2CO3 cũng làm quỳ hoá xanh.
    2. Có 4 gói bột oxit màu đen tương tự nhau: CuO, MnO2, Ag2O, FeO. Chỉ dùng dung dịch HCl có thể nhận biết được những oxit nào?

    ReplyDelete
  30. Bài 30:
    1. Có 5 bình khí: N2, O2, CO2, H2, CH4. Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết từng bình khí.
    2. Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết mỗi khí trong hỗn hợp khí gồm: N2, CO2, SO2

    ReplyDelete
  31. Bài 31:
    1. NaCl bị lẫn 1 ít tạp chất là Na2CO3. Làm thế nào để có NaCl nguyên chất
    2. Cu(NO3)2 bị lẫn ít tạp chất AgNO3. Hãy trình bày 2 phương pháp để thu được Cu(NO3)2 nguyên chất.

    ReplyDelete
  32. Bài 32
    1. Khí Nitơ bị lẫn các tạp chất CO, CO2, H2 và hơi nước. Làm thế nào thu được Nitơ tinh khiết.
    2. Một loại thuỷ ngân bị lẫn các tạp chất kim loại Fe, Zn, Phân biệt và Sn. Có thể dùng dung dịch Hg(NO3)2 để lấy được thuỷ ngân tinh khiết hay không?

    ReplyDelete
  33. Bài 33:
    1. Có hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3. Hãy trình bày phương pháp hoá học để lấy riêng từng muối Nitrat nguyên chất.
    2. Có hỗn hợp 3 kim loại Fe, Cu và Ag. Hãy trình bày phương pháp hoá học để lấy riêng từng kim loại.
    Bài 34:

    ReplyDelete
  34. Bài 34:
    1. Có 2 dung dịch KI và KBr. Có thể dùng hồ tinh bột để phân biệt hai dung dịch đó hay không? Nếu được thì làm như thế nào?
    2. Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ đánh số từ 1 đến 4: HCl, Na2CO3, H2SO4 và BaCl2. Nếu không có thuốc thử, thì nhận biết các dung dịch trên như thế nào?
    Bài 35:
    1. Có hỗn hợp các oxit: SiO2, Fe2O3 và Al2O3. Hãy trình bày phương pháp hoá học để lấy được từng oxit nguyên chất.
    2. Khi đốt cháy than ta thu được hỗn hợp khí CO và CO2. Trình bày phương pháp hoá học để thu được từng khí nguyên chất.

    ReplyDelete

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu