HƯỚNG DẪN ÔN THI HKII MÔN TÓAN 8



 

HƯỚNG DẪN ÔN THI HKII MÔN TÓAN 8

 

A/KIẾN THỨC CẦN NHỚ:

ĐẠI SỐ

I/CHƯƠNG III:PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN:

1/Phương trình một ẩn:

            -Phương trình một ẩn x có dạng A(x)=B(x) trong đó vế phải A(x) và vế trái B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x

            -Nghiệm của PT là giá trỉ của biến thỏa mãn PT đã cho.

            -Hệ thức x=m (m là một số nào đó) là một PT. PT này chỉ rõ m là nghiệm duy nhất của nó.

            -Tập hợp tất cả các nghiệm của PT gọi là tập nghiệm của PT (kí hiệu S).

            -Hai PT có cùng tập nghiệm gọi là hai PT tương đương(kí hiệu ó)

            -Giải PT là dung các phép biến đổi tương đương để tìm nghiệm của nó.

2/Phương trình bậc nhất một ẩn:

            -PT bậc nhất một ẩn x có dạng ax+b=0 trong đó a,b là các số cho trước và a khác 0.

            -Hai quy tắc biến đổi PT: Quy tắc Chuyển vế đổi dấu và Quy tắc nhân hai vế của PT với cùng một số khàc 0 để được PT tương đương.

3/Phương trình tích  có dạng A(x).B(x)=0 ó A(x)=0 hoặc B(x)=0

4/Phương trình chứa ẩn ở mẫu: cách giải :

            -Tìm ĐKXĐ (Tìm đk để các mẫu khác 0)

            -Quy đồng hai vế của PT rồi khử mẫu

            -Giải PT vừa nhận được

            -Kết luận (xéc các nghiệm vùa tìm được,nghiệm nào thỏa  ĐKXĐ chính là nghiệm của PT đã cho)

5/Các PT đưa về PT bậc nhất

6/Giải bài tóan bằng cách lập phương trình : các bước :

            -Chọn ẩn ( đv và đk của ẩn)

            -Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết rồi lập PT.

            -Giải PT vừa lập

            -Kiểm tra đk rồi trả lời kết quả.

II/CHƯƠNG IV:BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN:

1/Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng:

            -Trên tập hợp số thực ,khi so sánh hai số a và b ,xảy ra một trong ba trường hợp : a>b ; a=b; a<b.

            -Bất đẳng thức (BĐT): hệ thức có dạng a<b(hay a>b hay ab hay ab) gọi là BĐT.

            -Với ba số a,b và c ta có : a<b thì a+c<b+c

                                                      a>b thì a+c>b+c

                                                      ab thì a+cb+c

                                                      ab thì a+cb+c

2/Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân:

            -Khi nhân hai vế của một BĐT với cùng một số dương thì  không đổi chiều BĐT..

            -Khi nhân hai vế của một BĐT với cùng một số âm  thì phải đổi chiều BĐT.

            -Tính chất bắc cầu

            -BĐT Cauchy : Cho a , b là các số không âm thì a+b(dấu "=" khi và chỉ khi a=b).

            3/Bất phương trình bậc nhất một ẩn có dạng ax+b<0(hay ax+b>0 hay ax+b hay ax+b) trong đó a và b là hai số đã cho và a khác 0.

            -Hai quy tác biến đổi bất phương trình:

            +Quy tắc chuyển vế : khi chuyển ,một hảng tử của BPT từ vế này sang vế kia ta phải đổi dấu của hảng tử đó.

            +Quy tắc nhân: khi nhân hai vế của BPT với cùng một số dương thì không đổi chiều BPT;Khi nhân hai vế của BPT vời cùng một số âm thì phải đổi chiều BPT.

            -Biểu diễn tập nghiệm BPT trên trục số.

4/Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối (GTTĐ)

            -GTTĐ của số a kí hiệu ,được định nghĩaa như sau :

            -Giải phương trình chứa dấu GTTĐ:

            +Dạng (m là một số cho trước)

            +Dạng

            +Dạng

 

HÌNH HỌC

I/CHƯƠNG III: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG

1/Định lý ta-lét trong tam giác:

2/Định lý đảo và hệ quả của định lý ta-lét.

3/Tính chất đường phân giác của tam giác.

4/Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác :

5/Trường hợp đồng dạng đặc biệt  của hai tam giác vuông

6/TỶ số đường cao và tỷ số diện tích của hai tam giác đồng dạng.

II/CHƯƠNG IV: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG,HÌNH CHÓP ĐỀU.

 

B/PHẦN BÀI TẬP: HS ÔN TẬP CÁC BÀI TẬP TRONG SGK,SBT CẢU NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VÀ BỘ ĐỀ CỦA PDG QUẬN I.

 

Chúc các em có một kỳ thi thành công

 

 

 

                                               

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu