Đê kiểm tra môn Hóa Học Lớp 10 nâng cao



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Hãa 10

M«n thi: Hãa 10 N©ng cao

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 178

 

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:..............................

C©u 1: Chọn phương trình phản ứng sai.

A. FeS + HCl ® FeCl2 + H2S                                B. H2S + O2 ® S + H2O

C. H2S + O2 ® SO2 + H2O                                   D. SO2 + H2S ® H2SO4 + H2O

C©u 2: Cho dãy biến hoá: X ® Y ® Z ® T ® Na2SO4. (Mỗi mũi tên biểu diễn cho 1 phương trình phản ứng)

X, Y, Z, T có thể là:

A. S, SO2, NaHSO4, SO2                                       B. S, H2S, SO3, H2SO4

C. FeS2, SO2, SO3, H2SO4                                    D. FeS2, O2, SO3, H2SO3

C©u 3: Cho 24,72 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch A;  6,048 lít khí (đktc) và chất rắn B . Cho B tan hoàn toàn vào H2SO4 đặc, nóng thấy thoát ra 4,704 lít khí SO2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch A

A. 37,2 gam                 B. 13,44 gam                       C. 11,28 gam                      D. 50,64 gam

C©u 4: Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 (màu tím) thấy dung dịch bị mất màu vì xảy ra phương trình phản ứng sau:                                          SO2 + KMnO4 + H2O ® K2SO4 + MnSO4 + H2SO4

Sau khi cân bằng, hệ số (số nguyên, tối giản) của chất oxi hóa và chất khử là:

A. 5 và 3                      B. 2 và 5                              C. 2 và 2                             D. 5 và 5

C©u 5: Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch A. Chất tan trong dd A là:

A. Na2SO3

B. Na2SO3 và NaOH

C. NaHSO3 và Na2SO3

D. Na2SO4 và NaOH

C©u 6: Cặp khí nào có thể tồn tại trong một hỗn hợp ở mọi điều kiện?

A. O2 và Cl2                B. O2 và H2S                     C. H2S và SO2                   D. SO2 và O2

C©u 7: Trong các hoá chất Cu, C, S, Na2SO3, FeS2, O2, H2SO4 đặc. Cho từng cặp chất phản ứng với nhau trong điều kiện thích hợp thì số cặp chất có phản ứng tạo ra khí SO2 là:

A. 7                              B. 6                                     C. 9                                     D. 8

C©u 8: Cho 5,4 gam kim loại R tác dụng hết với H2SO4 đặc thu được 1,68 lit H2S (đktc) duy nhất. Xác định R.

A. Al                            B. Cu                                   C. Fe                                   D. Zn

C©u 9: Đun nóng hỗn hợp gồm 2,8 gam bột Fe và 0,8 gam bột S (không có không khí). Lấy sản phẩm thu được cho vào 200 ml dung dịch HCl (vừa đủ) thu được một hỗn hợp khí. Thể tích khí thu được (ở đktc) và nồng độ mol/lit của dung dịch HCl cần dùng là (giả sử hiệu suất các phản ứng là 100%):

A. 1,12 lít và 0,5M.      B. 0,56 lít và 2,5M              C. 1,12 lít và 2,5M.             D. 0,56 lít và 0,5M.

C©u 10: Hòa tan hoàn toàn 0,01 mol oleum H2SO4.3SO3 vào nước được dung dịch X. Số ml dung dịch NaOH 0,4M cần để trung hoà hết dung dịch X là:

A. 100 ml                     B. 120 ml.                           C. 160 ml                            D. 200 ml

C©u 11: Chọn mệnh đề sai:

A. Axit sunfuric là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi.

B. Axit sunfuric tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt.

C. Khi pha loãng H2SO4 đặc, ta phải cho từ từ nước vào axit và khuấy đều.

D. Axit sunfuric đặc, nóng oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt).

 


C©u 12: Dãy gồm các chất tác dụng được với H2SO4 đặc và H2SO4 loãng là:

A. Na2CO3, Fe3O4, CuO, BaCl2                           B. H2S, Fe, Cu, BaCl2

C. Cl2, FeO, CuO, NaCl                                          D. Na2CO3, Fe(OH)2, CuO, C

C©u 13: Lưu huỳnh tác dụng với nhôm theo phản ứng nào sau đây?

A. Al + S AlS                                               B. 2Al + 3S Al2S3 

C. 2Al + S Al2S                                           D. Al + 6S AlS6

C©u 14: Đốt 11,2 lít khí H2S (đktc) trong oxi dư ta thu được khí X. Sục khí X trên vào 250 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28 g/ml). Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng là:

A. Na2SO3:17,89% và NaOH: 11,36%                  B. Na2SO3: 35,79% và NaOH: 5,68%

C. NaHSO3: 25%                                                    D. Na2SO3: 19,69%

C©u 15: Cho 6,72 lít khí H2S (đktc) tác dụng với 350 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng của Na2S trong dung dịch thu được là:

A. 14,0 gam                 B. 6,7 gam                           C. 2,8 gam                          D. 3,9 gam

C©u 16: Hãy chỉ ra câu trả lời sai về SO2:

A. Dung dịch trong nước của SO2 là axit yếu và không bền.      

B. Khí sunfurơ làm mất màu nước Br2.

C. Dẫn khí SO2 vào dung dịch NaOH chỉ tạo 1 loại muối trung hòa Na2SO3.

D. Lưu huỳnh đioxit được sử dụng làm chất tẩy trắng giấy và bột giấy.

C©u 17: Hòa sắt (II) sunfua vào dung dịch axit sunfuric loãng, thu được khí X. Đốt cháy hoàn toàn khí X thu được khí Y có mùi hắc. khí X và Y lần lượt là:

A. SO2, hơi S              B. H2S, hơi S                      C. H2S, SO2                       D. SO2, H2S

C©u 18: Chọn dung dịch có thể phân biệt các dd axit không màu đựng riêng biệt sau: HCl, H2SO3, H2SO4:

A. Na2CO3                  B. NaOH                             C. BaCl2                             D. Na2SO3

C©u 19: Số oxi hóa của S trong một loại hợp chất oleum H2SO4.SO3 là:

A. +2                            B. +4                                   C. +6                                   D. +8

C©u 20: Sản xuất H2SO4 trong công nghiệp, người ta cho khí SO3 hấp thụ vào:

A. H2O để tạo H2SO4                                            B. H2SO4 loãng để tạo oleum

C. H2SO4 đặc để tạo oleum.                                   D. H2SO4 loãng để tạo H2SO4 đặc

C©u 21: Cho 9,52 gam hỗn hợp X (gồm Na2SO4, Na2SO3 và NaHSO3) tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 sinh ra 1008 ml khí (đktc). Mặt khác, cho 2,38 gam hỗn hợp X trên tác dụng vừa hết với 18 ml dung dịch NaOH 0,5M. Phần trăm về khối lượng của Na2SO4 trong hỗn hợp là:

A. 48,76%                    B. 51,24%                           C. 47,56%                           D. 35,80%

C©u 22: SO2 bị lẫn tạp chất SO3, nên sục hỗn hợp khí từ từ qua dung dịch nào dưới đây để thu được SO2 nguyên chất:

A. Dung dịch nước brom.                                        B. Nước vôi trong (dư).

C. Dung dịch BaCl2 loãng (dư).                              D. Dung dịch Na2CO3.

C©u 23: Câu nào diễn tả đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh?

A. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hóa.

B. Lưu huỳnh chỉ có tính khử.

C. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

D. Lưu huỳnh không có tính oxi hóa và không có tính khử.

C©u 24: Cho sơ đồ sau: X ® Y ® H2SO4.

Các chất X, Y không thể lần lượt là:

A. S, H2S                     B. SO2, SO3                       C. FeS, H2S                        D. PbS, H2S

C©u 25: Cho các chất tham gia phản ứng (điều kiện thích hợp):

(1) S + F2 → ....                             (2) SO2 + H2S → ...                           (3) SO2 + O2 → ...

(4) S + H2SO4 (đặc, nóng) → ...   (5) H2S + Cl2 (dư) + H2O → ...        (6) SO2 + Br2 + H2O → ....

Số phản ứng tạo ra sản phẩm mà lưu huỳnh ở mức oxi hóa +6 là:

A. 5                              B. 4                                     C. 2                                     D. 3

C©u 26: Chọn phương trình phản ứng sai:

A.  H2S + 4Br2 + 4H2O → 8HBr + H2SO4.

B.  CuS + 2HCl → CuCl2 + H2S↑.

C.  Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2.

D.  Cu + 2H2SO4 đặc nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O.

C©u 27: Dãy có các chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?

A. O3, S                       B. S, SO2                            C. S, H2SO4                       D. O2, H2S

C©u 28: Chọn câu đúng.

A. Công thức phân tử của lưu huỳnh là S8.

B. Sa và Sb giống nhau về tính chất vật lí nhưng khác nhau về tính chất hóa học.

C. Điều kiện thường, lưu huỳnh là chất lỏng, màu vàng, 8 nguyên tử liên kết ion với nhau tạo thành mạch vòng.

D. Hai dạng thù hình Sa và Sb không thể biến đổi qua lại tùy theo điều kiện nhiệt độ.

C©u 29: Cho các khí đựng riêng biệt: CO2, SO2.

Các thuốc thử là: (1) Dung dịch KMnO4; (2) KI + hồ tinh bột; (3) nước brom; (4) quỳ tím; (5) Nước vôi trong.

Số thuốc thử có thể nhận biết các khí trên:

A. 1                              B. 3                                     C. 2                                     D. 4

C©u 30: Để loại khí H2S ra khỏi hỗn hợp với khí HCl, người ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch X (lấy dư). Dung dịch X là:

A. Dung dịch Pb(NO3)2                                         B. Dung dịch AgNO3       

C. Dung dịch Fe(NO3)2                                          D. Dung dịch Cu(NO3)2

 

Cho: S = 32; Fe = 56; H = 1; Cl = 35,5; Na = 23; O = 16; Mg = 24; Cu = 64; Al = 27; Zn = 65.

 

----------------- HÕt 178 -----------------





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu