Hóa 12 C



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Hãa 12 Chuyªn

M«n thi: Hãa 12 Chuyªn

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 131

 

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:........................

C©u 1: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

A. 57 ml.                      B. 50 ml.                             C. 75 ml.                             D. 90 ml.

C©u 2: Dung dịch X gồm các chất tan: Ni(NO3)2, Al(NO3)3, Cu(NO3)2, Zn(NO3)2. Chia dung dịch X làm hai phần rồi thực hiện hai thí nghiệm sau:

            - Cho dung dịch NaOH dư vào phần 1.

            - Cho dung dịch NH3 dư vào phần 2.

Tổng số chất kết tủa thu được ở cả 2 thí nghiệm trên là:

A. 3                              B. 2                                     C. 4                                     D. 5

C©u 3: Cho 3,6 g hỗn hợp CuS và FeS tác dụng với dd HCl dư thu được 896 ml khí (đktc). Khối lượng muối sau phản ứng là (g):

A. 5,08.                        B. 5,16.                               C. 4,61.                               D. 4,16.

C©u 4: Cho Cu tác dụng với dd chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là

A. chất xúc tác             B. chất oxihóa                     C. môi trường                     D. chất khử

C©u 5: Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là

A. Cu(OH)2.CuCO3.  B. CuCO3.                          C. Cu2O.                            D. CuO.

C©u 6: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Fe ® muối X1 ® muối X2 ® muối X3 ® muối X4 ® muối X5 ® Fe

Với X1, X2, X3, X4, X5 là các muối của sắt (II). Vậy theo thứ tự X1, X2, X3, X4, X5 lần lượt là:

A. FeS, FeCl2, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3               B. Fe(NO3)2, FeCO3, FeSO4, FeS, FeCl2.

C. FeCO3, Fe(NO3)2, FeS, FeCl2, FeSO4.               D. Fe(NO3)2, FeCO3, FeCl2, FeSO4, Fe

C©u 7: Cho một dung dịch muối clorua kim loại.Cho một tấm sắt nặng 10 gam vào 100 ml dung dịch trên, phản ứng xong khối lượng tấm kim loại là 10,1 gam. Lại bỏ một tấm cacdimi (Cd) 10 gam vào 100ml dd muối clorua kim loại trên, phản ứng xong, khối lượng tấm kim loại là 9,4 gam. Công thức phân tử muối clorua kim loại là

A. NiCl2                      B. PbCl2                             C. HgCl2                            D. CuCl2

C©u 8: Hòa tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 20,125.                    B. 22,540.                           C. 12,375.                           D. 17,710.

C©u 9: Cho cấu hình electron của ion X2+ là: 1s22s22p63s23p63d6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

A. chu kì 4, nhóm VIIIB                                            B. chu kì 3, nhóm IVB

C. chu kì 3, nhóm VIB                                               D. chu kì 4, nhóm IIB

C©u 10: Với sự có mặt của oxi trong không khí, đồng bị tan trong dung dịch H2SO4 theo phản ứng sau:

A. Cu + H2SO4   CuSO4 + H2.

B. 2Cu + 2H2SO4  +O2  2CuSO4 + 2H2O

C. Cu + 2H2SO4    CuSO4 + SO2 + 2H2O.

D. 3Cu + 4H2SO4 + O2  3CuSO4 + SO2 + 4H2O

C©u 11: Sản xuất Pb bằng cách nung nóng  quặng galen (PbS) , sau đó khử bằng than cốc. Nếu dùng hết 1 tấn quặng galen chứa 47,8% PbS thì khối lượng Pb thu được là (giả sử hiệu suất của cả quá trình là 100%):

A. 207kg                      B. 223 kg                            C. 414 kg                            D. 446 kg

C©u 12: Nguyên tắc luyện thép từ gang là:

A. Dùng oxi để oxi hóa các tạp chất Si, P, S, Mn,... trong gang để thu được thép.

B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.

C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,... trong gang để thu được thép.

D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.

C©u 13: Cho phản ứng: FeS2 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + (A) + H2O

Biết khí (A) thường được dùng như là một chất tẩy màu. Hệ số của (A) trong phản ứng trên sau khi được cân bằng là:

A. 13                            B. 15                                   C. 22                                   D. 23

C©u 14: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 3,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,1 mol NO và 1,46 gam kim loại không tan. Giá trị của m là:

A. 16,56                       B. 18,5                                C. 17,09                              D. 22,76

C©u 15: Chọn câu đúng.

A. Chì không phản ứng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

B. Chì có tác dụng hấp thụ tia gamma (g), nên dùng để ngăn cản tia phóng xạ.

C. Thiếc xám bền ở nhiệt độ trên 14oC, thiếc trắng bền ở nhiệt độ dưới 14oC

D. Trong không khí ở nhiệt độ thường, thiếc bị oxi hóa thành SnO2.

C©u 16: Hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Ag, Cu ngâm vào dung dịch chỉ chứa một chất. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng Ag thu được lớn hơn khối lượng Ag có trong hỗn hợp ban đầu. Dung dịch chứa chất

A. H2SO4                    B. HCl                                 C. CuCl2                             D. AgNO3

C©u 17: Hoà tan 2,4 g hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ số mol 1:1 và dd H2SO4 đặc nóng. Kết thúc phản ứng thu được 0,05 mol sản phẩm khử duy nhất có chứa lưu huỳnh. Sản phẩm khử đó là

A. H2S                         B. SO2                                C. S                                     D. H2S2

C©u 18: Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hóa?

A. Bạc tiếp xúc với không khí (có mặt khí H2S).

B. Kẽm để trong không khí ẩm.

C. Vàng bị hòa tan trong nước cường toan.

D. Thép để trong không khí ẩm.

C©u 19: Cho m gam hỗn hợp FeCO3 và Fe(NO3)2 có tỉ lệ mol 1 : 1 vào bình kín (không có không khí) rồi tiến hành nung cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lấy chất rắn thu được đem hòa tan hết trong dung dịch HCl 1M thì thấy tốn hết 600 ml. Giá trị của m là:

A. 45,70                       B. 29,60                              C. 48,70                              D. 44,40

C©u 20: Cho các chất và dung dịch sau: dung dịch NaCN, Hg, dung dịch gồm 1 thể tích HClđặc và 3 thể tích HNO3 đặc ; dung dịch H2SO4đặc ; dung dịch AgNO3 ; dung dịch NaOH; nước svayde

Số chất và dung dịch có thể hoà tan Au là:

A. 2                              B. 3                                     C. 4                                     D. 5

C©u 21: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y có tỉ lệ số mol Fe2+ và Fe3+ là 1: 2. Chia Y thành hai phần bằng nhau:

       Cô cạn phần một thu được m1 gam muối khan.

       Sục khí clo (dư) vào phần hai, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m2 gam muối khan.

Biết m2 - m1 = 0,71. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

A. 80 ml.                      B. 320 ml.                           C. 240 ml.                           D. 160 ml.

C©u 22: Người ta nung Đồng (II) disunfua trong oxi dư thu được chất rắn X và hỗn hợp Y gồm hai khí. Nung nóng X rồi cho luồng khí NH3 dư đi thu được chất rắn X1. Cho X1 tan hoàn toàn trong HNO3 thu được dd X2. Cô cạn dd X2 rồi nung ở nhiệt độ cao thu được chất rắn X3. Chất X1, X2, X3 lần lượt là

A. CuO; Cu; Cu(NO3)2                                          B. Cu ; Cu(NO3)2; CuO   

C. Cu(NO3)2; CuO; Cu                                           D. Cu ; Cu(OH)2; CuO

C©u 23: Cho các dung dịch : HCl , NaOH đặc , NH3 , KCl . Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2

A. 1                              B. 3                                     C. 2                                     D. 4

C©u 24: Hòa tan 9,4 gam hợp kim Cu - Ni và dung dịch HNO3  dư. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,09 mol NO và 0,03 mol NO2. Phần trăm khối lượng của Cu có trong hợp kim là

A. 74,89%                    B. 69,04%                           C. 27,23%                           D. 25,11%

C©u 25: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

B. Cho hơi nước đi qua bột Fe ở nhiệt độ 570oC

C. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2

D. Cho Cu vào dung dịch FeCl3.

C©u 26: Cho hỗn hợp FeS và FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc (dư) và đun nóng, người ta thu được một hỗn hợp khí A . Hỗn hợp A gồm:

A. H2S và CO2           B. H2S và SO2                   C. SO2 và CO2                  D. CO và CO2

C©u 27: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là:

A. 17,8 và 4,48            B. 17,8 và 2,24                    C. 10,8 và 4,48                   D. 10,8 và 2,24

C©u 28: Thổi từ từ V lít (đktc) hỗn hợp khí CO và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 7,5 qua một ống sứ đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 chất CuO, Fe3O4, Al2O3 (nung nóng). Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí và hơi (gồm 2 chất) có tỉ khối hơi so với H2 là 15,5. Dẫn hỗn hợp khí và hơi này vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) thấy có 5 gam kết tủa. Thể tích V và khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là:

A. 2,24 và 15,2            B. 2,24 và 0,8                      C. 1,12 và 15,2                   D. 1,12 và 0,8

C©u 29: Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO3)3. Điều kiện giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại là:

A. a ³ 2b                      B. b > 3a                             C. b ³ 2a                             D. b = a

C©u 30: Có 3 mẫu hợp kim: Cu - Ag, Cu - Al, Cu – Zn. Có thể dùng 2 thuốc thử nào sau đây để phân biệt 3 mẫu hợp kim trên ?

A. H2SO4 loãng, giấy quỳ                                         B. H2SO4 loãng, dung dịch NH3

C. NaOH loãng, dung dịch HCl                                D. Dung dịch HCl, phenolphtalein

 

Cho: Ca = 40; C = 12; O = 16; H = 1; Cu = 64; Fe = 56; Al = 27; Cl = 35,5; N = 14;

Zn = 65; O =16 ; H =1 ; Zn = 65; Pb = 207 ; Cd = 112; Hg = 200; Ni = 59; Sn = 119

 

----------------- HÕt 131 -----------------





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu