Đề kiểm tra môn hóa lớp 10 CB
Së GD §T Kiªn Giang Trêng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t --------------- | Kú thi: KiÓm Tra Hãa 10 C¬ b¶n M«n thi: Hãa 10 C¬ b¶n (Thêi gian lµm bµi: 45 phót) |
§Ò sè: 172 |
Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:...........................
C©u 1: Nguyên tố Cu (Z=29) là nguyên tố:
A. s B. p C. d D. f
C©u 2: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10, nguyên tố X thuộc loại:
A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f.
C©u 3: Tìm câu sai:
A. Phân lớp s chứa tối đa 2 electron. B. Phân lớp p chứa tối đa 6 electron.
C. Phân lớp d chứa tối đa 8 electron. D. Phân lớp f chứa tối đa 14 electron.
C©u 4: Trong tự nhiên Gali có 2 đồng vị là 69Ga và 71Ga. Nguyên tử khối trung bình của Ga là: 69,798. % số nguyên tử của 69Ga là:
A. 60,1 B. 39,9 C. 54 D. 45
C©u 5: Một nguyên tử có kí hiệu . Vậy số nơtron và tổng 3 lọai hạt của nguyên tử X là :
A. 35; 90 B. 30; 95 C. 30; 90 D. 35; 95
C©u 6: Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số electron trên phân lớp p là 8. Nguyên tử có Y có 14 nơtron. Số khối của nguyên tử Y là:
A. 28 B. 29 C. 30 D. 31
C©u 7: Cấu hình elecctron của nguyên tử lưu huỳnh (Z=16) ở trạng thái cơ bản là:
A. 1s22s22p53s23p7 B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p53s23p5 D. 1s22s22p53s13p6
C©u 8: Khi nói về số khối, điều khẳng định nào sau đây luôn đúng ?
A. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng khối lượng các hạt proton và nơtron.
B. Trong nguyên tử, số khối là tổng số hạt proton và tổng số hạt nơtron.
C. Trong nguyên tử, số khối là tổng số hạt proton và tổng số hạt electron.
D. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng số hạt proton, nơtron và electron.
C©u 9: Tìm câu trả lời sai
Các lớp electron thuộc các lớp K, L, M, N trong nguyên tử khác nhau về:
A. Độ bền liên kết với hạt nhân B. Năng lượng của electron
C. Khoảng cách từ electron đến hạt nhân D. Năng lượng của proton
C©u 10: Nguyên tử A có Z= 15, A là nguyên tử:
A. kim loại B. phi kim
C. khí hiếm D. có thể là kim loại hoặc phi kim
C©u 11: Cho nguyên tử và nguyên tử . Nhận xét đúng về X, Y là:
A. X ít hơn Y 1 proton B. X ít hơn Y 2 nơtron.
C. X nhiều hơn Y 1 nơtron. D. X nhiều hơn Y 1 proton
C©u 12: Hãy chọn câu phát biểu đúng
A. Nguyên tố s là nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.
B. Nguyên tố s là nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.
C. Nguyên tố p là nguyên tố mà nguyên tử có electron điền vào phân lớp p.
D. Nguyên tố d là nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.
C©u 13: Số electron tối đa của lớp thứ n là:
A. n2 B. 2n1 C. n3 D. 2n2
C©u 14: Chọn phát biểu sai:
A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử lưu huỳnh mới có 16 proton.
B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử lưu huỳnh mới có 16 nơtron.
C. Nguyên tử oxi có số electron bằng số proton.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxi có 6 electron.
C©u 15: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Số proton trong nguyên tử luôn bằng số notron.
C. Trong nguyên tử, số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
D. Những nguyên tử của cùng một nguyên tố có cùng số proton khác số nơtron là đồng vị của nhau.
C©u 16: Nguyên tố Y có số hiệu nguyên tử là 19, nguyên tử của nguyên tố đó có số lớp electron là:
A. 2 lớp B. 3 lớp C. 4 lớp D. 5 lớp
C©u 17: Đồng trong tự nhiên có hai đồng vị và với % số nguyên tử của và lần lượt là: 73% và 27%. Vậy khối lượng nguyên tử trung bình của đồng là :
A. 64 B. 63,54 C. 63,9 D. 64,4
C©u 18: Chọn phát biểu đúng:
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học:
A. là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số electron, do đó số khối A của chúng khác nhau.
B. là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số electron, do đó số khối A của chúng giống nhau.
C. là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.
D. là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng giống nhau.
C©u 19: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) là 82, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Kí hiệu hoá học của X là:
C©u 20: Nguyên tử khối trung bình của Brom là 79,91. Brom có 2 đồng vị là 79Br và ABr . Trong đó 79Br chiếm 54,5 %.Tìm A ?
A. 80 B. 81 C. 82 D. 83
C©u 21: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình lớp electron ngoài cùng là 3s2 3p4. Nguyên tử X có tổng số electron là:
A. 14 B. 15 C. 16 D. 17
C©u 22: Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố Z là 40. Z có 3 electron ở lớp electron ngoài cùng. Z có số hiệu nguyên tử là:
A. 13 B. 12 C. 11 D. 14
C©u 23: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử là:
A. chỉ có hạt proton B. proton và nơtron
C. proton và electron D. proton, electron và nơtron
C©u 24: Các electron của nguyên tử Y được phân bố trên 3 lớp electron, lớp thứ ba có 7 electron. Số proton của Y là:
A. 15 B. 17 C. 18 D. 16
C©u 25: Số nơtron trong nguyên tử là
A. 19 B. 20 C. 39 D. 58
C©u 26: Tổng số p, e, n trong nguyên tử của nguyên tố A là 28 , trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Nguyên tố A là
A. O (Z=8) B. F (Z=9) C. Ar (Z=18) D. K (Z=19)
C©u 27: Cấu hình electron đúng là:
A. 1s22s22p63s23p74s3 B. 1s22s22p63s23p64s24p6
C. 1s22s22p63s23p6 3d6 4s2 D. 1s22s22p63s23p64s3 3d5
C©u 28: Chọn câu đúng.
Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử:
A. Có cùng điện tích hạt nhân B. Có cùng nguyên tử khối
C. Có cùng số nơtron trong hạt nhân D. Có cùng số khối
C©u 29: Ở lớp vỏ nguyên tử, các electron chuyển động:
A. rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử theo quỹ đạo xác định.
B. rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo quỹ đạo xác định.
C. rất chậm trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử theo quỹ đạo xác định.
D. rất chậm trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo quỹ đạo xác định.
C©u 30: Cho ba nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 17; 18; 19. X, Y, Z có thể là:
A. Phi kim, kim loại, phi kim. B. Phi kim, phi kim, kim loại.
C. Kim loại, khí hiếm, phi kim. D. Phi kim, khí hiếm, kim loại
----------------- HÕt 172 -----------------
No comments: