Đề kiểm tra và đáp án hóa học lớp 10
Së GD §T Kiªn Giang Trêng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t --------------- | Kú thi: KiÓm Tra Hãa 10 N©ng Cao M«n thi: Hãa 10 N©ng cao (Thêi gian lµm bµi: 45 phót) |
§Ò sè: 167 |
Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:.........................
C©u 1: Một nguyên tố ở nhóm VIA có cấu hình electron nguyên tử ở trạng thái kích thích ứng với số oxi hóa +6 là:
A. 1s22s22p63s13p6 B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p63s13p33d1 D. 1s22s22p63s13p33d2
C©u 2: Số oxi hoá của lưu huỳnh trong các hợp chất H2S, S, SO2, SO3, H2SO3, H2SO4 lần lượt là :
A. –2, 0, + 4, -6, +4, +6. B. +2, 0, +4, +6, -4, +6.
C. -2, 0, -4, +6, +4, -6. D. - 2, 0, +4, +6, +4, +6.
C©u 3: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom.
B. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.
C. Flo có tính oxi hóa yếu hơn clo.
D. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra kết tủa AgF.
C©u 4: Người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo, đó là vì:
A. Flo không tác dụng với nước. B. Flo có thể tan trong nước.
C. Flo oxi hóa mãnh liệt nước. D. Vì một lí do khác.
C©u 5: Chọn nhận xét sai. Từ nguyên tố oxi đến nguyên tố selen:
A. Bán kính nguyên tử tăng dần. B. Độ âm điện của nguyên tử giảm dần.
C. Tính axit của hợp chất hidroxit giảm dần. D. Tính bền của hợp chất với hidro tăng dần.
C©u 6: Cho 102,375 gam NaCl tác dụng với axit H2SO4 đặc, đun nóng thì thu được một chất khí X. Hòa tan hết X vào nước ta được 125 ml dung dịch HCl 36,5% (d = 1,2g/ml). Hiệu suất của quá trình điều chế X là: (Cl = 35,5; H = 1; Na = 23)
A. 98,55%. B. 98,04%. C. 85,71%. D. 75,25%.
C©u 7: Không thể điều chế HBr bằng phản ứng nào sau đây?
A. Br2 + NaCl B. Br2 + H2 C. PBr3 + H2O D. Br2 + H2O
C©u 8: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác:
A. Clo tồn tại chủ yếu dưới dạng đơn chất trong tự nhiên.
B. Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
C. Trong tự nhiên tồn tại 2 đồng vị bền của clo là: 35Cl và 37Cl.
D. Ở điều kiện thường, clo là chất khí, màu vàng lục.
C©u 9: Cho một lượng dư dung dịch AgNO3 vào 100ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,1M và NaCl 0,1M. Kết tủa tạo thành có khối lượng: (Cl = 35,5; F = 19; Na = 23; Ag = 108)
A. 1,532 gam B. 2,705 gam C. 2,870 gam D. 1,435 gam
C©u 10: Khi điều chế O2 bằng cách nung nóng KClO3 (MnO2 làm xúc tác) thường có lẫn 3% Cl2. Có thể loại Cl2 khỏi O2 bằng cách nào sau đây?
A. Dẫn hỗn hợp qua than B. Dẫn hỗn hợp qua nước
C. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch NaOH D. Dẫn hỗn hợp qua HCl
C©u 11: Cho các phản ứng sau:
KMnO4 + (A) → (B) + (C) + Cl2 + (D)
(B) → (E) + Cl2
(E) + (D) → (F) + H2
MnO2 + (A) → (C) + Cl2 + (D)
Cl2 + (F) → (B) + KClO + (D)
A và F lần lượt là:
A. HCl và KOH B. HCl và KCl C. KCl và NaF D. NaCl và KOH
C©u 12: Đốt cháy hoàn toàn 16 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 25,5 gam chất rắn (gồm muối clorua, oxit kim loại) và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 3,92 lít (ở đktc). Kim loại M là: (Cl = 35,5; O = 16; Na = 23; Cu = 64; Ca = 40; Mg = 24; Zn = 65)
A. Zn B. Cu C. Ca D. Mg
C©u 13: Trừ flo, nguyên tử clo, brom, iot ở trạng thái kích thích có thể có số electron độc thân là
A. 1, 3, 5 B. 1, 2, 3, 4 C. 3, 5, 7 D. 1, 3, 4, 5
C©u 14: Dẫn 0,15 mol khí clo qua V lít dung dịch NaBr 0,1M sau khi phản ứng kết thúc thu được 8 gam Br2. Giá trị V là: (Cl = 35,5; Na = 23; Br = 80)
A. 0,5 B. 1,0 C. 1,5 D. 3,0
C©u 15: Chọn câu đúng khi nói về F2, Cl2, Br2, I2.
A. Flo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa mãnh liệt nước
B. Clo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa mãnh liệt nước
C. Brom có tính oxi hóa mạnh, tuy yếu hơn Flo, Clo nhưng nó cũng oxi hóa được nước
D. Iot có tính oxi hóa yếu hơn Flo, Clo, Brôm nhưng nó cũng oxi hóa được nước.
C©u 16: Khi cho 10,5 gam NaI vào 50ml dung dịch Br2 0,5M . Khối lượng muối thu được là: (Cl = 35,5; I = 127; Na = 23; Br = 80)
A. 8,15 gam B. 7,21 gam C. 5,15 gam D. 14,5 gam
C©u 17: Có thể nhận biết các khí riêng biệt: clo, hydro clorua, oxi bằng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH. B. Quỳ tím ẩm. C. Dung dịch AgNO3. D. Tàn đóm đỏ.
C©u 18: Cho các dung dịch: NaCl, NaBr, KI, HCl, KOH. Dãy chất có thể phân biệt các dung dịch trên là:
A. quỳ tím, dung dịch AgNO3 B. phenolphtalein, dung dịch AgNO3
C. quỳ tím, dung dịch HCl D. phenolphtalein, dung dịch HCl
C©u 19: Hóa chất tốt nhất dùng để loại bỏ hơi nước có lẫn vào khí O2 là:
A. Al2O3. B. dung dịch NaOH. C. Nước vôi trong. D. H2SO4 đặc.
C©u 20: Trong phòng thí nghiệm, để thu khí oxi người ta thường dùng phương pháp đẩy nước. Tính chất nào sau đây của oxi là cơ sở để áp dụng cách thu khí này đối với Oxi?
A. Nhiệt độ hóa lỏng là -1830C B. Oxi là chất khí nặng hơn không khí
C. Oxi là chất khí ít tan trong nước. D. Oxi nhẹ hơn không khí
C©u 21: Để hoà tan hết hỗn hợp Zn và ZnO phải dùng 100,84 ml dung dịch HCl 36,5% (D = 1,19 g/ml) thu được 0,4 mol khí. Thành phần % về khối lượng của ZnO là: (Cl = 35,5; Zn = 65; H = 1; O = 16)
A. 81,37% B. 38,39% C. 50,0% D. 61,61%
C©u 22: Cho sơ đồ phản ứng sau:
D là:
A. NaOH B. AgNO3 C. Fe D. Ag
C©u 23: Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này xảy ra là do:
A. Sự oxi hóa ozon . B. Sự oxi hóa kali. C. Sự oxi hóa iotua. D. Sự oxi hóa tinh bột.
C©u 24: Cho dung dịch chứa 2 gam HBr vào dung dịch chứa 2 gam NaOH. Nhúng giấy quì tím vào dung dịch thu được sau phản ứng thì giấy quỳ tím chuyển sang màu: (O = 16; H = 1; Na = 23; Br = 80)
A. đỏ B. xanh C. quỳ không đổi màu D. không xác định được
C©u 25: Đốt cháy 61,6 gam bột Fe thu được 84 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và một phần Fe dư. Cho dung dịch HCl tác dụng hoàn toàn với hỗn hợp A thấy thoát ra 2,24 lít khí (đkc). Tính số mol Fe chuyển thành Fe2O3? (Cl = 35,5; H = 1; Fe = 56)
A. 0,4 mol B. 0,6 mol C. 0,1 mol D. 0,2 mol
C©u 26: Kết luận nào sau đây không đúng với các halogen?
Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ flo đến iot thì:
A. Tính phi kim giảm dần. B. Độ âm điện giảm dần.
C. Bán kính nguyên tử giảm dần. D. Tính oxi hóa của các đơn chất giảm dần.
C©u 27: Cho hỗn hợp khí oxi và ozon, sau một thời gian ozon bị phân huỷ hết (2O3 ® 3O2) thì thể tích khí tăng lên so với ban đầu là 2 lít, thể tích của ozon trong hỗn hợp đầu là:
A. 3 lit O3 B. 4 lit O3 C. 5 lit O3 D. 6 lit O3
C©u 28: Kết luận nào sau đây là đúng với oxi?
A. Phân tử khối của oxi là 16
B. Oxi là nguyên tố có tính oxi hóa yếu nhất nhóm VIA
C. Liên kết trong phân tử oxi là liên kết cộng hóa trị không cực
D. Tính chất cơ bản của oxi là tính khử mạnh.
C©u 29: Trong các hợp chất với oxi, số oxi hóa của clo có thể là:
A. +1, +3, +5, +7 B. -1, 0, +3, +7 C. -1, +1, +3, +7 D. -1, +1, +3, +5, +7
C©u 30: Dãy chất được xếp theo chiều tính axit tăng dần:
A. H2Te, H2Se, H2S, H2O B. H2Se, H2Te, H2S, H2O
C. H2O, H2S, H2Se, H2Te D. H2O, H2S, H2Te, H2Se
----------------- HÕt 167-----------------
Tags: Huỳnh Mẫn Đạt
No comments: