Hóa Học Lớp 12 NC
Së GD §T Kiªn Giang Trêng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t --------------- | Kú thi: KiÓm Tra Hãa 12 N©ng Cao M«n thi: Hãa 12 N©ng Cao (Thêi gian lµm bµi: 45 phót) |
§Ò sè: 161 |
Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:..................................
C©u 1: Phát biểu nào sau đây về nhôm không chính xác?
A. kim loại có tính khử mạnh, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
B. kim loại lưỡng tính, hòa tan được trong dd axit hoặc dd kiềm mạnh.
C. không tan trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
D. tác dụng với HNO3 loãng lạnh có thể tạo ra NH4NO3.
C©u 2: Điều nào sau đây không đúng với Canxi
A. Nguyên tử Ca bị oxi hoá khi Ca tác dụng với nước
B. Ion Ca2+ bị khử khi điện phân CaCl2 nóng chảy
C. Ion Ca2+ không thay đổi khi Ca(OH)2 tác dụng với HCl
D. Nguyên tử Ca bị khử khi Ca tác dụng với H2
C©u 3: Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Nung 24,1 gam X trong diều kiện không có không khí được chất rắn Y, Hòa tan hết Y trong 1,0 lít dung dịch HNO3 2M được dung dịch Z và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Cho dung dịch Z phản ứng với dung dịch NH3 dư được kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi được 31,3 gam chất rắn F. Giá trị của V là:
A. 6,72 B. 11,2 C. 7,84 D. 8,96
C©u 4: Phản ứng hóa học không xảy ra là:
A. Al2O3 + 3CO 2Al + 3CO2 B. Al2O3 + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2O
C. Al2O3 + 2NaOH + 3H2O à 2Na[Al(OH)4] D. 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
C©u 5: Trường hợp nào tạo ra kết tủa khi phản ứng hoàn toàn?
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Al(NO3)3
B. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Na[Al(OH)4]
C. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2
D. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3
C©u 6: Hòa tan 4,47 gam hỗn hợp X gồm 2 kim lọai kiềm và một kim lọai kiềm thổ vào nước thu được dung dịch Y và 0,06 mol H2. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch chứa H2SO4 a(M) và HCl 4a(M). Tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng trung hòa là:
A. 6,51 B. 7,88 C. 9,23 D. 6,72
C©u 7: Dung dịch X chứa các ion Na+ a mol; HCO3- b mol, CO32- c mol, SO42- d mol. Để tạo ra kết tủa lớn nhất phải dùng 100 ml dung dịch Ba(OH)2 x M. Mối quan hệ giữa x, a, b là:
C©u 8: Có 200ml dung dịch chứa Na2CO3 và KHCO3 với CM (KHCO3) =2 CM (Na2CO3) .Thêm từ từ dung dịch H2SO4 0,1M vào dung dịch trên. Những bọt khí đầu tiên xuất hiện khi thể tích H2SO4 thêm vào là 100ml .Tính nồng độ mol của Na2CO3 và KHCO3 trong dung dịch đầu và thể tích dung dịch H2SO4 0,1M phải dùng để hết khí CO2 thoát ra .
A. CNa2CO3 =0,05M , CKHCO3 =0,1M , VH2SO4 = 0,8lit
B. CNa2CO3 =0,2M , CKHCO3 =0,4M , VH2SO4 = 0,8lit
C. CNa2CO3 =0,2M , CKHCO3 =0,4M , VH2SO4 = 1,6lit
D. CNa2CO3 =0,1M , CKHCO3 =0,2M , VH2SO4 = 0,4lit
C©u 9: Trong dung dịch có tồn tại cân bằng sau:
Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng khi thêm vào:
A. Dung dịch HNO3 B. Dung dịch NaHSO4 C. Dung dịch NaHCO3 D. Dung dịch H2SO4 loãng
C©u 10: Cho a gam hỗn hợp X gồm Na, Fe, Al tác dụng với nước dư thu được V1 lít khí và rắn Y. Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được V2 lít khí. Thể tích khí đo cùng điều kiện và V2 > V1. Kết luận nào sau đây đúng
A. Rắn Y là Fe B. Rắn Y gồm Fe và Al dư
C. Dung dịch sau phản ứng với nước chứa Ba(AlO2)2 và Ba(OH)2 D. Rắn Y gồm Fe và Na
C©u 11: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là
A. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3. B. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO.
C. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3. D. Fe2O3.
C©u 12: Trộn V ml dung dịch KOH 2M vào cốc đựng 300ml dung dịch Al2(SO4)3 0,25M .Ta thu được một kết tủa nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì thu được 5,1 gam chất rắn.Giá trị lớn nhất của V là:
A. 0,15 lít B. 0,25 lít C. 0,1lít D. 0,35 lít
C©u 13: Hòa tan hỗn hợp Ba và K theo tỉ lệ số mol 2: 1 và nước dư thu được dung dịch X và 2,24 lít khí ở đktc. Hấp thụ hết 1,344 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 11,82 B. 7,88 C. 9,85 D. 15,76
C©u 14: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al hoà tan hết vào H2O dư thu được 200 ml dung dịch A chỉ chứa 1 chất tan duy nhất có nồng độ 0,2M. Giá trị của m là :
A. 2,32 B. 3,56 C. 3,52 D. 5,36
C©u 15: Chọn phát biểu không đúng?
A. Nhôm hidroxit là bazơ lưỡng tính. B. Kém bền, bị nhiệt phân tạo nhôm oxit.
C. Nhôm hidroxit rất ít tan (không tan) trong nước. D. Muối nhôm có thể bị thủy phân tạo nhôm hidroxit
C©u 16: Tổng hệ số trong phương trình phản ứng sau là:
...Al + ....HNO3 ® ...Al(NO3)3 + ... N2O + ...H2O
A. 38 B. 64 C. 22 D. 14
C©u 17: Hỗn hợp X gồm Mg và MgO được chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: tác dụng hết với HCl thu được 0,14 mol khí H2; cô cạn dung dịch và làm khô được 14,25 gam chất rắn khan
Phần 2: tác dụng hết với dung dịch HNO3 được 0,02 mol khí X (sản phẩm khí duy nhất); cô cạn dung dịch và làm khô được 23 gam chất rắn khan. Khí X là:
A. N2 B. NO C. NO2 D. N2O
C©u 18: Nung nóng hỗn hợp gồm 10,8 g bột Al với 16 g bột Fe2O3 (không có không khí), nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng Al2O3 thu được là
A. 8,16g B. 10,20g C. 20,40g D. 16,32g
C©u 19: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Al à X à Al(OH)3 à Y à Al(OH)3 à R à Al.
X, Y, R lần lượt là:
A. NaAlO2 , AlCl3 , Al2O3 . B. KAlO2 , Al2O3, Al2(SO4)3
C. Al2O3 , AlCl3 , Al2S3 D. KAlO2 , Al2O3, NaAlO2
C©u 20: Chọn một hóa chất để phân biệt các dung dịch riêng biệt: AlCl3, CuCl2, FeCl3, NaCl, ZnSO4
A. Dung dịch KOH B. Dung dịch NH3 C. Dung dịch NaNO3 D. Dung dịch H2SO4
C©u 21: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thu được dung dịch X. Hiện tượng quan sát được khi cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch X là:
A. Tạo kết tủa màu vàng. B. Tạo kết tủa màu trắng
C. Dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam D. Dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng.
C©u 22: Cặp chất nào không phản ứng với nhau?
A. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch AlCl3 B. Al(OH)3 và dung dịch NH3
C. Al(OH)3 và dung dịch NaHSO4 D. Dung dịch AlCl3 và dung dịch NH3
C©u 23: Phát biểu nào dưới đây là đúng
A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm bền vững.
B. Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ do nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn và cấu trúc tinh thể kém đặc khít.
C. Kim loại kiềm có độ cứng cao do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm bền vững.
D. Kim loại kiềm có tỉ khối lớn và thuộc loại kim loại nặng.
C©u 24: Hòa tan 34,8 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat và sunfit của cùng một kim lọai kiềm vào dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít hỗn hợp khí (đktc). Kim lọai kiềm là:
A. Li B. Na C. K D. Rb
C©u 25: Cặp chất nào đều là chất lưỡng tính?
A. CrO3 và Cr(OH)3 B. Cr2O3 và NH4Cl C. (NH4)2CO3 và Al D. NaHCO3 và Cr2O3
C©u 26: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là
A. +2, +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6.
C©u 27: X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Thêm 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều thì trong cốc tạo ra 7,8 gam kết tủa. Lại thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều thì lượng kết tủa trong cốc là 10,92 gam. Các phản ứng đều xảy ra hòan tòan. Nồng độ mol của dd X là:
A. 1,6 B. 1,2 C. 1,4 D. 1,0
C©u 28: Trong các câu sau, câu nào đúng.
A. CrO3 là một oxit axit
B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ
C. Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt
D. Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr2O3 nóng chảy
C©u 29: Nhôm không tác dụng với chất nào sau đây?
A. CO2, đun nóng B. HNO3 đặc nguội C. Dung dịch FeCl2 D. S, đun nóng
C©u 30: Phát biểu đúng là:
A. Các hợp chất Cr2O3 , Cr(OH)3 đều có tính chất lưỡng tính.
B. Hợp chất Cr(II) có tính oxi hoá đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính khử mạnh.
C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn Cr2O3 không tác dụng.
D. Thêm dung dịch kiềm vào dung dịch muối đicromat, dung dịch muối này chuyển sang màu đỏ da cam
Cho Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85; Mg = 24; Ca = 40; Cl = 35,5; S = 32; O =16; Al = 27; Fe =56; Ba = 137
----------------- HÕt m· ®Ò 161 -----------------
Tags: Huỳnh Mẫn Đạt
No comments: