Đề kiểm tra môn hóa lớp 10 cơ bản 29/10/2011



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Hãa 10

M«n thi: Hãa 10 C¬ b¶n

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 179

 

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:.........................

PhÇn tr¾c nghiÖm (5®)

C©u 1: Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch HCl thu được 3,36 lít khí (ở đkc). Hai kim loại đó là:

A. Be, Mg                    B. Mg, Ca                           C. Ca, Sr                             D. Sr, Ba

C©u 2: Vị trí của nguyên tố có số hiệu nguyên tử Z=11 trong bảng tuần hoàn là:

A. Ô số 11, chu kỳ 3, nhóm IIA                               B. Ô số 11, chu kỳ 3, nhóm IA

C. Ô số 11, chu kỳ 4, nhóm IIA                               D. Ô số 11, chu kỳ 4, nhóm IA

C©u 3: Các nguyên tố Li(Z=3), Na(Z=11), K(Z=19), Be(Z=4) được sắp xếp theo chiều tính kim loại giảm dần trong các dãy sau đây là:

A. Be> K>Na>Li         B. K>Na>Li>Be                 C. Be>Na>Li>K                 D. Li>Be>Na>K.

C©u 4: Cấu hình electron của nguyên tử Cl (Z=17) là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. Phát biểu không đúng là:

A. Phân lớp electron ngoài cùng có 7 electron         B. Lớp thứ ba (M) có 7 electron

C. Lớp thứ hai (L) có 8 electron                               D. Lớp thứ nhất (K) có 2 electron

C©u 5: Cặp nguyên tố có tính chất hóa học giống nhau nhất là:

A. Ca và Mg.               B. P và S.                            C. Ag và Ni.                       D. N và O.

C©u 6: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA . Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s1       B. 1s2 2s2 2p6                    C. 1s2 2s2 2p6 3s2              D. 1s2 2s2 2p5 3p2

C©u 7: Các nguyên tố xếp ở chu kỳ 6 có số lớp electron trong nguyên tử là

A. 3                              B. 5                                     C. 6                                     D. 7

C©u 8: Cho 4,6 gam kim loại thộc nhóm IA tác dụng với nước thì thu được 2,24 lít khí (đktc). Kim loại đó là:

A. Cs                            B. Li                                    C. Na                                  D. K

C©u 9: Thứ tự tăng dần tính axit của các hidroxit là:

A. HClO4 < H2SO4 < H3PO4 < H2SiO3               B. H2SO4 < HClO4 < H2SiO3 < H3PO4

C. H2SiO3 < H3PO4 < H2SO4 < HClO4               D. H2SiO3 < H3PO4 < HClO4 < H2SO4

C©u 10: Chọn câu đúng:

Trong bảng tuần hoàn, trong cùng một chu kỳ, khi đi theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì:

A. tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần đồng thời tính phi kim yếu dần.

B. tính kim loại của các nguyên tố yếu dần đồng thời tính phi kim mạnh dần.

C. độ âm điện của các nguyên tố nói chung giảm dần.

D. tính bazơ của các oxít và hydroxít tương ứng tăng dần.

C©u 11: Phát biểu không đúng là:

A. Nhóm VIIIA được gọi là nhóm khí hiếm.

B. Các nguyên tố khí hiếm hầu như không tham gia vào phản ứng hoá học ở điều kiện thường.

C. Các nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm khí hiếm luôn luôn có 8 electron ở lớp ngoài cùng.

D. Phân tử của khí hiếm ở điều kiện bình thường chỉ có 1 nguyên tử.

C©u 12: Nguyên tử của một nguyên tố ở chu kỳ 3, nhóm VA có số hiệu nguyên  tử là:

A. 13                            B. 15                                   C. 21                                   D. 22

C©u 13: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là H2R. Oxít cao nhất của nó chứa 60% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là:

A. Selen                       B. Telu                                C. Poloni                             D. Lưu huỳnh

C©u 14: Hoà tan 5,4 gam một kim loại M trong dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được 26,7 gam muối khan. Kim loại M là:

A. Nhôm                      B. Sắt                                  C. Đồng                              D. Kẽm

C©u 15: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là:

A. flo                            B. nitơ                                 C. brôm                               D. oxi

 

 

PHẦN TỰ LUẬN (5đ):

Bài 1 (2,5đ):  

Tổng số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử của một nguyên tố X thuộc nhóm VA là 21.

a. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X.

b. Viết công thức hợp chất oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có).

Bài 2 (2,5đ):

Hai nguyên tố A, B liên tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của A và B là 39.

a. Xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn.           

b. Xác định nguyên tố A, B.

 

(Cho Na = 23; K= 39; Mg = 24; Ca = 40; S = 32; Al = 27; H = 1; Cl = 35,5; N=14; O = 16)

 

Lưu ý: học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn!

 

----------------- HÕt -----------------


 

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu