Hóa Học 12 Chuyên



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Hãa 12 Chuyªn

M«n thi: Hãa 12 Chuyªn

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 186

 

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:.........................

C©u 1: Nung nóng hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam bột Al ở nhiệt độ cao trong bình kín. Phản ứng xảy ra hòan tòan, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dd HCl đặc dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48                         B. 3,36                                 C. 10,08                              D. 7,84

C©u 2: Chọn phát biểu không đúng?

A. CuO có tính oxi hoá khi tham gia phản ứng oxi hoá khử

B. Có thể dùng muối CuCl2 để nhận biết khí H2S

C. Muối Cu(NO3)2 bị nhiệt phân tạo sản phẩm rắn là CuO

D. Có thể làm khô khí NH3 bằng CuSO4.

C©u 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 0,24 mol và Cu2S vào dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và V lít khí NO duy nhất . Giá trị của V là

A. 34,048                     B. 35,84                               C. 31,36                              D. 25,088

C©u 4: Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeClvà NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO(dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 68,2                         B. 28,7                                 C. 10,8                                D. 57,4

C©u 5: Hỗn hợp rắn X gồm 2 kim lọai Mg và R.

TN1: Cho 8 gam hỗn hợp rắn X tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch HCl 7,3%.

TN2:  Cho 8 gam hỗn hợp rắn X vào bình có thể tích 6,15 lít chứa đầy khí Cl2 (ở 27oC, 2 atm). Phản ứng xảy ra hòan tòan. Sau phản ứng hạ nhiệt độ bình đến nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất bình giảm đi một nửa (giả sử thể tích chất rắn chiếm không đáng kể). Kim lọai R là:

A. Fe                             B. Ag hoặc Cu                     C. Fe hoặc Cu                      D. Zn hoặc Cu

C©u 6: Có 4 dung dịch chứa riêng rẽ từng chất: AlCl3, CrCl3, ZnCl2, NiCl2. Để nhận ra dung dịch NiCl2 ta làm thí nghiệm:

A. Tác dụng với nước brom                                       B. Tác dụng với dung dịch NaOH lõang từ từ đến dư

C. Tác dụng với dung dịch NH3 từ từ đến dư            D. Tác dụng với dung dịch H2SO4

C©u 7: Thêm từ từ dd NaOH đến dư vào dd Na2Cr2O7 được dd X, sau đó thêm tiếp dd H2SO4 đến dư vào dd X, ta quan sát được sự chuyển màu của dd là

A. từ vàng sang da cam, sau đó chuyển từ da cam sang vàng.

B. từ không màu sang da cam, sau đó từ da cam sang vàng.

C. từ da cam sang vàng sau đó từ vàng sang da cam.

D. từ không màu sang vàng, sau đó từ vàng sang da cam.

C©u 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về Pb

A. Trong các hợp chất Pb thường có số oxi hóa là +2, +4

B. Có thể điều chế Pb từ PbS bằng phương pháp nhiệt luyện

C. Pb là kim lọai nặng, dễ dát mỏng và kéo sợi, có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp so với nhiều kim lọai

D. Tan được trong các dung dịch HCl (t0), HNO3, H2SO4 lõang, CuCl2

C©u 9: Trong các hợp chất sau: FeCl3, FeO, FeSO4, Fe2O3, Fe3O4, Fe(NO3)3. Số chất vừa có thể là chất oxi hoá, vừa có thể là chất khử là

A. 2                              B. 3                                      C. 4                                     D. 5

C©u 10: Tiến hành hai thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1  lít dd Cu(NO3)2  1M;

- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2  lít dd AgNO3  0,1M.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1  so với V2  là:

A. V1  = V2.                 B. V1  = 10V2.                    C. V1  = 5V2.                      D. V1  = 2V2.

C©u 11: Hỗn hợp A gồm mẩu đá vôi (chứa 80% khối lượng CaCO3) và mẩu quặng Xiđerit (chứa 65% khối lượng FeCO3). Phần còn lại trong đá vôi và quặng là các tạp chất trơ. Lấy 250 ml dung dịch HCl 2,8M cho tác dụng với 38,2 gam hỗn hợpA . Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào dưới đây là đúng

A. Không đủ HCl để phản ứng hết các muối Cacbonat    B. Các muối Cacbonat phản ứng hết, HCl dư

C. Phản ứng xảy ra vừa đủ                                               D. Không đủ dữ kiện để kết luận

C©u 12: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3  và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch

A. NaOH (dư).              B. HCl (dư).                         C. AgNO3  (dư).                  D. NH3(dư).

C©u 13: Cho 0,24 mol Fe và 0,03 mol Fe3O4 vào dd HNO3 loãng. Kết thúc phản ứng thu được dd Y và còn 3,36 gam kim loại dư. Khối lượng muối trong dd Y

A. 65,34 g                     B. 48,6 g                              C. 56,97 g                            D. 58,08 g

C©u 14: Sắt có cấu tạo mạng tinh thể

A. Lập phương tâm diện.

B. Lập phương tâm diện hoặc tâm khối tuỳ thuộc nhiệt độ

C. Lập phương tâm khối

D. Lục phương đặc khít hoặc lập phương tâm diện tuỳ thuộc nhiệt độ.

C©u 15: Trong sơ đồ :

Cu + X  ®  A + B                 

Fe  + A ® B + Cu

 Fe +  X ®  B                         

B +  Cl2  ®  X

         Thì X, A, B là :

A. FeCl3; FeCl2 ; CuCl2                                            B. FeCl3; CuCl2; FeCl2

C. AgNO3 ; Fe(NO­3)2 ; HNO3                                 D. HNO3; Fe(NO­3)2 ; Fe(NO­3)3

C©u 16: Cho hỗn hợp Cu và Fe dư vào dung dịch HNOloãng , nguội được dung dịch X , cho dung dịch NaOH vào dung dịch X được kết tủa Y . Kết tủa Y gồm những chất nào sau đây

A. Fe(OH)và Cu(OH)2                                          B. Fe(OH)và Cu(OH)2

C. Fe(OH)2                                                                D. Fe(OH)2, Fe(OH)và Cu(OH)2

C©u 17: A là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2. Trong đó O chiếm 9,6% về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 50 gam muối A . Lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được m gam oxit. Giá trị của m là

A. 47,3                         B. 44,6                                 C. 17,6                                D. 39,2

C©u 18: Cho các câu sau đây:

a) Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt      

b) Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ

c) Crom có những tính chất hoá học giống nhôm.

d) Crom có những hợp chất giống những hợp chất của lưu huỳnh

e) Trong tự nhiên, crom ở dạng đơn chất

f) Phương pháp sản xuất crom là điện phân Cr2O3 nóng chảy

g) Kim loại crom có thể rạch được thuỷ tinh

h) Kim loại crom có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.

Phương án gồm các câu đúng là

A. a, b, c                       B. a, c, d                              C. a, c, d, g, h                      D. a, c, d, g

C©u 19: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?

A. Fe và Al                   B. Fe và Cr                          C. Al và Cr                          D. Mn và Cr

C©u 20: Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt tác dụng với BaO, Mg, Fe2O3, Ni, Cu, dung dịch AgNO3, dd Br2, dd H2SO4 loãng. Các thí nghiệm thực hiện không tiếp xúc với không khí, số phản ứng hoá học có thể xảy ra trong các thí nghiệm đó là:

A. 7                              B. 8                                      C. 10                                   D. 5

C©u 21: Crom (III) oxit có thể điều chế được bằng cách dùng than để khử natri đicromat (hay còn gọi là natri bicromat) . Khi đó tạo ra 1 chất khí cháy được. Nhỏ dd HCl vào hh sau phản ứng thấy có khí thoát ra. Tổng hệ số tỷ lượng của các chất trong pthh trên là:

A. 12                            B. 5                                      C. 8                                     D. 6

C©u 22: Cho các phản ứng:

M + 2HCl à MCl2 + H2                                 MCl2 + 2NaOH à M(OH)2 + 2NaCl

4M(OH)2 + O2 + 2H2O à 4M(OH)3              M(OH)3 + NaOH à Na[M(OH)4]

M là kim loại:

A. Fe                             B. Al                                    C. Cr                                    D. Pb

C©u 23: Quặng sắt có giá trị sản xuất gang là

A. Hematit và manhetit                                              B. Hematit và pirit

C. Xiđerit và manhetit                                               D. Pirit và manhetit

C©u 24: Chia 1,6 lít dd Cu(NO3)2 và HCl thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 điện phân với điện cực trơ I = 2,5A sau t giây thu được 0,14 mol khí duy nhất ở anot. Dung dịch sau điện phân phản ứng vừa đủ với 550 ml dung dịch NaOH 0,8M được 1,96 gam kết tủa. Cho m gam bột Fe vào phần 2 đến khi phản ứng hòan tòan thu được 0,7m gam hỗn hợp kim lọai và V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m và V là

A. 23,73 và 2,24           B. 23,73 và 6,72                  C. 28 và 2,24                       D. 23,73 và 6,72

C©u 25: Cho Fe tan hết trong dd HNO3 loãng, được dd X. Biết dd X có thể hoà tan Cu, và khi tác dụng với dd AgNO3 có kết tủa xuất hiện. Dd X chứa

A. Fe(NO3)2, HNO3                                                 B. Fe(NO3)3, HNO3

C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3                                        D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, HNO3

C©u 26: Sục khí Cl2 vào dd CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là

A. Na2Cr2O7, NaCl, H2O                                         B. NaClO3, Na2CrO­4, H2O

C. Na[Cr(OH)4], NaCl, NaClO, H2O                        D. Na2CrO4, NaCl, H2O

C©u 27: Hoà tan 58,4 gam hỗn hợp muối khan AlCl3 và CrCl3 vào nước, thêm dư dd NaOH sau đó tiếp tục cho thêm nước clo, rồi lại thêm dư dd BaCl2 thu được 50,6 gam kết tủa. Thành phần % khối lượng CrCl3 trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 54,28%                    B. 45,72%                           C. 52,31%                           D. 51,32%

C©u 28: Hoà tan 0,1 mol FeCO3 với dd HNO3 loãng (vừa đủ), được dd X. Thêm H2SO4 loãng (dư) vào X thì dd thu được có thể hoà tan tối đa x gam đồng. Giá trị của x

A. 3,2 gam                    B. 6,4 gam                           C. 32 gam                            D. 60,8 gam

C©u 29: Cho 16,25 gam FeCl3 vào dung dịch Na2S dư thì thu được kết tủa X. Khối lượng của kết tủa X là:

A. 3,2 gam.                   B. 10,4 gam.                        C. 1,6 gam.                          D. 8,8 gam.

C©u 30: Au không bị hoà tan trong trường hợp nào sau đây?

A. cho Au vào dung dịch NaCN.

B. cho Au vào dung dịch HNO3, H2SO4 đậm đặc theo tỉ lệ mol tương ứng 1:3..

C. cho Au vào Hg ở dạng lỏng.

D. cho Au vào hỗn hợp hai axit HNO3, HCl đậm đặc theo tỉ lệ mol thích hợp.

 

Cho Na = 23; Ba =137; Mg = 24; Cr = 52; Fe =56; Cu =64; Ni =59; Ag =108; Cl = 35,5; O = 16; S =32

 

----------------- HÕt m· ®Ò 186 -----------------





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu