Đề kiểm tra môn Hóa lớp 11



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Hãa 11 C¬ b¶n

M«n thi: Hãa 11 C¬ b¶n

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 114

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:.............................

C©u 1: Hóa chất nào dưới đây có thể dùng để phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa dung dịch phenol và benzen.

1. Na.                          2. dung dịch NaCl.                 3. nước brom.

A. 1 và 2.                     B. 1 và 3.                             C. 2 và 3.                            D. 1, 2 và 3.

C©u 2: Số đồng phân hiđrocacbon thơm của C9H12 là:

A. 6                              B. 7                                     C. 8                                     D. 9

C©u 3: Tên gọi của chất có công thức cấu tạo dưới đây là:

A. 1,4–đimetyl–6–etylbenzen.                               B. 1,4–đimetyl–2–etylbenzen.

C. 2–etyl–1,4–đimetylbenzen.                               D. 1–etyl–2,5–đimetylbenzen.

C©u 4: Câu nào đúng nhất trong các câu sau khi nói về benzen ?

A. Benzen là một hiđrocacbon.                             B. Benzen là một hiđrocacbon no.

C. Benzen là một hiđrocacbon không no.              D. Benzen là một hiđrocacbon thơm.

C©u 5: Đốt hỗn hợp hai hiđrocacbon thơm kế tiếp trong dãy đồng đẳng của benzen thu được 1,456 lit CO2 (đktc) và 0,63 gam nước. CTPT của hai hiđrocacbon thơm là:

A. C6H6, C7H8           B. C7H8, C8H10                C. C8H10, C9H12              D. C9H12, C7H4.

C©u 6: Ở điều kiện thích hợp benzen tác dụng được với các chất trong nhóm nào sau đây

A. Brom khan, khí Clo, dung dịch KMnO4 , hidro.

B. Brom khan, khí Clo, hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc, hidro.

C. Hỗn hợp HNO3 đặc, H2SO4 đặc, KMnO4 , hidro.

D. Dung dịch brom, hỗn hợp HNO3 đặc, H2SO4 đặc, hidro.

C©u 7: Các ancol no đơn chức tác dụng được với CuO nung nóng tạo andehit là:

A. ancol bậc 1              B. ancol bậc 2                     C. ancol bậc 4                     D. ancol bậc 3

C©u 8: Cho 4 ancol : C2H5OH (1); C2H4(OH)2 (2); C3H5(OH)3 (3) và HOCH2CH2CH2OH (4). Ancol không hòa tan được Cu(OH)2 là:

A. 1 và 2                      B. 2 và 4                              C. 1 và 4                             D. 1 và 3

C©u 9: Cho dãy các chất: cumen, stiren, isopren, xiclohexan, axetilen, benzen. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là:

A. 5.                             B. 4.                                    C. 2.                                    D. 3.

C©u 10: Cho 28,2 gam phenol tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 (xt H2SO4 đặc). Khối lượng của axit picric thu được là:

A. 68,70 gam               B. 67,80 gam                       C. 76,80 gam                      D. 87,60 gam

C©u 11: Hỗn hợp A gồm glixerol và 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 8,75 gam A tác dụng với Na dư thu được 2,52 lít khí (đktc). Mặt khác 14 gam A hòa tan vừa hết 3,92 gam Cu(OH)2. Công thức phân tử hai ancol là:

A. C2H5OH và C3H7OH                                       B. CH3OH và C2H5OH   

C. C3H7OH và C4H9OH                                       D. C2H5OH và C3H5OH

C©u 12: Có bao nhiêu chất chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H8O tác dụng với Na và dung dịch NaOH?

A. 2.                             B. 3.                                    C. 4.                                    D. 1.

C©u 13: Để phân biệt 4 chất lỏng: benzen, toluen, stiren, có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch brom                                                  B. Dung dịch KMnO4       

C. Dung dịch HNO3đặc (xt H2SO4 đặc)               D. Quỳ tím

C©u 14: Cho a gam chất A(CxHy) cháy thu được 13,2 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Tam hợp A thu được B là một đồng đẳng của benzen. Công thức phân tử của A và B lần lượt là:

A. C3H6 và C9H8       B. C2H2 và C6H6              C. C3H4 và C9H12            D. C9H12 và C3H4

C©u 15: Trong ancol no đơn chức X, oxi chiếm 26,667% về khối lượng. Đun nóng X với H2SO4 đặc thu được anken Y. Phân tử khối của Y là:

A. 42.                           B. 70.                                  C. 28.                                  D. 56.

C©u 16: Lượng Clobenzen thu được khi cho 23,4 gam C6H6  tác dụng hết với Cl2 ( xt bột Fe) hiệu suất đạt 80% là:

A. 21 gam                    B. 24 gam                            C. 27 gam                           D. 30 gam

C©u 17: Chọn phát biểu sai:

A. Stiren là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong nước, còn có tên là vinylbenzen.

B. Stiren không tham gia phản ứng thế với Br2 khan (Fe bột , to).

C. Stiren vừa có tính chất giống anken vừa có tính chất giống benzen.

D. Stiren làm mất màu dung dịch KMnO4 ở mọi điều kiện

C©u 18: Stiren tác dụng với dung dịch nước Brom vùa đủ tạo thành 1,2-đibromphenyletan. Khối lượng brom đủ để phản ứng hết với 1,56 gam Stiren là:

A. 1,26 gam                 B. 2,02 gam                         C. 2,4 gam                          D. 1,06 gam

C©u 19: Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4-C2H5, p-HO-C6H4-NO2,         p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau?

(a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.

(b) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng.

A. 3.                             B. 4.                                    C. 1.                                    D. 2.

C©u 20: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X tạo ra 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O. X tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Oxi hóa X bằng CuO tạo hợp chất hữu cơ đa chức Y. Nhận xét nào sau đây đúng với X?

A. Trong X có 3 nhóm -CH3.

B. Hiđrat hóa but-2-en thu được X.

C. Trong X có 2 nhóm -OH liên kết với hai nguyên tử cacbon bậc hai.

D. X làm mất màu nước brom.

C©u 21: Khi vòng benzen đã có sẵn một nhóm ankyl thì nhóm thế kế tiếp sẽ ưu tiên vào vị trí:

A. meta.                       B. ortho và para.                 C. meta và para.                  D. ortho và meta.

C©u 22: Quy trình nào sau đây là không đúng với chất tạo thành là sản phẩm chính?

A. butan-1-ol → but-1-en → butan-2-ol

B. but-1-en → 2-clobutan → but-2-en

C. benzen → brombenzen → m-bromnitrobenzen

D. benzen → isopropylbenzen (cumen) → p-bromcumen

C©u 23: So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau  ancol etylic (1) ,  etyl clorua (2), đietyl ete (3) và phenol (4) ta có:

A. (1 ) > (2) > (3) > (4)                                          B. (4) > (3) > (2) > (1)

C. (4) > (1) > (3) > (2)                                           D. (1) > (2) > (3) > (4)

C©u 24: Cho các chất: (1) CH3 – CH2 – OH ; (2) CH3 – C6H4 – OH ; (3) CH3 – C6H4 – CH2 – OH ;               (4) C6H5 – OH ;   (5) C6H5 – CH2 – OH ; (6) C6H5 – CH2 – CH2 – OH.

Dãy chất nào sau đây đều là ancol thơm?

A. (1), (3), (5).              B. (4), (5), (6).                     C. (2), (3), (6).                     D. (3), (5), (6).

C©u 25: Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Liên kết hidro là sự hút tĩnh điện giữa nguyên tử  H tích điện dương và nguyên tử O tích điện âm.

B. Giữa các phân tử ancol có liên kết hidro.

C. t0 sôi của ancol thấp hơn của các hidrocacbon có cùng số Cacbon.

D. Tất cả các ancol no đơn chức đều nhẹ hơn nước.

C©u 26: Chọn sơ đồ phản ứng sai:

A. phenol + dd Br2 → axit picric + HBr

B. ancol benzylic + CuO → andehit benzoic + Cu + H2O

C. propan-2-ol + CuO →  axeton + Cu + H2O

D. glixerol + Cu(OH)2 → dd màu xanh thẫm + H2O

C©u 27: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):

(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.

(b) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.

(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.

(d) Hiện nay người ta sản xuât phenol chủ yếu qua quy trình benzen  cumen phenol .

(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.

Số phát biểu đúng là:

A. 4.                             B. 2.                                    C. 5.                                    D. 3.

C©u 28: Cho sơ đồ sau:

Các chất (A), (B), (C), (D) lần lượt là:

A. CH4, C2H4, C6H6, Br2 khan.                         B. CH4, C2H2, C6H6, HBr

C. C2H2, C2H2, C6H6, HBr.                               D. CH4, C2H2, C6H6, Br2 khan.

C©u 29: X là hỗn hợp gồm phenol và ancol đơn chức A . Cho 25,4 gam X tác dụng  với Na (dư) được 6,72 lít H2 (ở đktc). A là:

A. CH3OH.                 B. C2H5OH.                       C. C3H5OH.                      D. C4H9OH.

C©u 30: Stiren có CTPT C8H8. Câu nào đúng khi nói về stiren?

A. Stiren là đồng đẳng của benzen.                       B. Stiren là đồng đẳng của etilen.

C. Stiren là hidrocacbon thơm.                              D. Stiren là hidrocacbon không no.

 

(Cho  C=12; H=1; O=16; Br=80, Na=23, Cu=64)

----------------- HÕt 114 -----------------





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu