Đề Kiểm Tra Vật Lý Lớp 10 Chuyên - Huỳnh Mẫn Đạt - 23/02/2013
Së GD §T Kiªn Giang Trêng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t --------------- | Kú thi: KiÓm Tra Lý 10 Chuyªn M«n thi: Lý 10 Chuyªn (Thêi gian lµm bµi: 45 phót) |
§Ò sè: 127 |
Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:..................................
C©u 1: Một lò xo có độ cứng 20N/m. Kéo lò xo đến vị trí dãn 10cm. Khi thả lò xo từ độ dãn 10cm xuống 4cm, lò xo sinh ra một công:
A. 0,114J B. 0,084J C. 0,116J D. 0,10J
C©u 2: Tên lửa có khối lượng tổng cộng 10 tấn đang bay với tốc độ 200m/s đối với Trái Đất thì phụt ra sau tức thời khối lượng khí 2 tấn với tốc độ 500m/s đối với tên lửa trước khi phụt khí. Vận tốc tức thời của tên lửa sau khi phụt khí là:
A. 250m/s B. 325m/s C. 364m/s D. 346m/s
C©u 3: Một khẩu súng được đặt nằm yên trên một bệ ngang. Khi bắn ra một viên đạn về phía trước thì tốc độ giật lùi của súng:
A. Tỉ lệ thuận với khối lượng của đạn, tỉ lệ nghịch với khối lượng súng
B. Tỉ lệ thuận với khối lượng của súng, tỉ lệ nghịch với khối lượng đạn
C. Tỉ lệ nghịch với khối lượng của đạn và súng
D. Tỉ lệ nghịch với tốc độ của đạn
C©u 4: Một trực thăng có khối lượng 5 tấn bay lên nhanh dần đều không vận tốc đầu, lên cao 1250m trong 50s. Lực cản của không khí bằng 0,1 trọng lượng trực thăng. Tính công suất trung bình và công suất cực đại của động cơ trong thời gian trên:
A. 0,125MW; 0,25 MW B. 0,25 MW; 0,5 MW
C. 0,2 MW; 0,5 MW D. 0,3 MW, 0,6 MW
C©u 5: Một lò xo có độ cứng k, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật nhỏ có khối lượng m, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chọn mốc thế năng đàn hồi tại vị trí lò xo không biến dạng. Thế năng đàn hồi của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là
C©u 6: Một vật rơi tự do từ độ cao h. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Điều nào sau đây đúng khi nói về vật đang rơi:
A. Động năng và thế năng của vật là không đổi
B. Tổng động năng và thế năng của vật giảm theo độ cao
C. Tổng động năng và thế năng của vật tăng theo độ cao
D. Tổng động năng và thế năng của vật bằng động năng của vật khi vừa chạm đất
C©u 7: Hai vật có khối lượng m1, m2 nằm trên trục ox như hình vẽ với các tọa độ tương ứng là x1, x2. Hệ thức nào sau đây có thể dùng để xác định tọa độ trọng tâm xG của hai vật trên:
C©u 8: Một xe chuyển động không ma sát trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực F hợp với phương thẳng đứng một góc 30º, có độ lớn 300N. Trong thời gian 2s vật đi được quãng đường 300m. Công suất của xe là:
A. 38971,14W B. 45000W C. 22500W D. 225W
C©u 9: Va chạm nào sau đây được coi là va chạm đàn hồi:
A. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông
B. Bắn một đầu đạn vào một bao cát.
C. Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác.
D. Ném một cục đất sét vào tường.
C©u 10: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn 20N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là 30 cm. Momen của ngẫu lực là:
A. M = 0,6(Nm). B. M = 600(Nm). C. M = 6(Nm). D. M = 60(Nm).
C©u 11: Hai lò xo L1, L2 có độ cứng là K1 và K2, chiều dài tự nhiên bằng nhau. Đầu trên của hai lò xo móc vào trần nhà nằm ngang, đầu dưới móc vào thanh AB=1m, nhẹ, cứng sao cho hai lò xo luôn thẳng đứng. Tại O (OA=40cm) ta móc quả cân khối lượng 1kg thì thanh AB có vị trí cân bằng mới là nằm ngang. Tính lực đàn hồi của mỗi lò xo (g=10m/s2)
A. Fđh1=6N; Fđh2=4N B. Fđh1=10N; Fđh2=12N
C. Fđh1=8N; Fđh2=6N D. Fđh1=10N, Fđh2=8N
C©u 12: Thanh OA có khối lượng không đáng kể, có chiều dài 20cm, quay dễ dàng quanh trục nằm ngang O. Một lò xo gắn vào điểm giữa C . Người ta tác dụng vào đầu A của thanh một lực F = 20N, hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi thanh ở trạng thái cân bằng, lò xo có phương vuông góc với OA, và OA hợp với phương ngang
một góc a = 300. Phản lực của lò xo tác dụng vào thanh và độ cứng của lò xo là: (Biết lò xo bị nén một đoạn 8cm)
A. 433N và 34,6N.m B. 65,2N và 400N/m C. 34,6N và 433N/m D. 34,6N vµ 400N/m
C©u 13: Một tấm ván nặng 240N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B 1,2m. Xác định lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A
A. 160N B. 120N C. 80N D. 60N
C©u 14: Một con lắc gồm quả nặng kích thước nhỏ so với chiều dài dây treo, dây có chiều dài 1m. Kéo cho dây hợp với phương thẳng đứng một góc 600 rồi thả nhẹ. g=10m/s2. Vận tốc quả nặng khi nó đi qua vị trí mà dây treo hợp với đường thẳng đứng một góc 300 là: ( Bỏ qua mọi ma sát )
A. 2,7 m/s B. 3,7 m/s C. 2,5 m/s D. 3,5 m/s
C©u 15: Một viên đạn có khối lượng m1 = 100(g) chuyển động theo phương ngang với vận tốc v = 10(m/s) đến cắm vào bao cát có khối lượng m2 = 400(g) treo trên sợi dây nhẹ không dãn và có chiều dài l = 1(m) đang đứng yên. Bỏ qua sức cản không khí và lấy g = 10 (m/s2). Bao nhiêu phần trăm năng lượng ban đầu đã chuyển hoá thành nhiệt?
A. 90%. B. 74%. C. 80%. D. 50%.
C©u 16: Đối với vật quay quanh trục cố định, câu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không chịu mômen lực tác dụng thì vật phải đứng yên.
B. Khi không còn mômen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.
C. Vật quay được là nhờ có mômen lực tác dụng lên nó.
D. Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có mômen lực tác dụng lên vật.
C©u 17: Một quả đạn có khối lượng 20kg đang bay thẳng đứng xuống dưới với tốc độ 70m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng 8kg bay theo phương ngang với tốc độ 90m/s. Độ lớn vận tốc mảnh thứ hai nhận giá trị nào sau đây:
A. 131,2m/s B. 123m/s C. 332m/s D. 232m/s
C©u 18: Khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì:
A. Động lượng và động năng của vật không đổi
B. Động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần
C. Động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần
D. Động lượng tăng 2 lần, động năng không đổỉ
C©u 19: Chọn phương án sai trong các câu sau:
A. Trọng lực là một lực thế
B. Công của lực thế không phụ thuộc vào dạng quỹ đạo
C. Công của trọng lực luôn là công dương
D. Công là một đại lượng vô hướng
C©u 20: Treo một vật m = 10kg vào giá đỡ nhờ hai dây AB và AC làm với phương nằm ngang góc α = 600 và β = 450 như hình. Tính lực căng của các dây treo. Lấy g =10m/s2
A. TAB=73,2N; TAC=51,76N B. TAB=53,2N; TAC=73,2N
C. TAB=51,76N; TAC=53,2N D. TAB=83,4N; TAC=64,3N
C©u 21: Điều nào sau đây là sai khi nói về động lượng?
A. Động lượng là đại lượng vectơ
B. Động lượng được xác định bằng tích khối lượng của vật và vectơ vận tốc của vật ấy.
C. Động lượng có đơn vị kg.m/s2.
D. Trong hệ kín, động lượng của hệ là đại lượng bảo toàn.
C©u 22: Bản mỏng đồng chất hình chữ nhật dài 9cm, rộng 6cm, ghép với một bản mỏng hình vuông, đồng chất có kích thước 3cm ´ 3cm (hình vẽ). Khi đó trọng tâm của hệ nằm cách trọng tâm của hình vuông:
A. 5,3cm B. 0,77cm C. 0,88cm D. 3cm
C©u 23: Chọn câu đúng:
A. Trong bài toán va chạm, động lượng của hệ không bảo toàn
B. Định luật bảo toàn cơ năng đúng cho hệ kín và không ma sát
C. Trong bài toán va chạm đàn hồi xuyên tâm, cơ năng của hệ không được bảo toàn
D. Trong bài toán va chạm mềm, động năng của hệ được bảo toàn
C©u 24: Bắn một hòn bi thủy tinh (1) có khối lượng m với vận tốc 3 m/s vào một hòn bi thép (2) đứng yên có khối lượng 3m. Tính độ lớn các vận tốc của 2 hòn bi sau va chạm? Va chạm là trực diện, đàn hồi
A. v1=1,5 m/s; v2=1,5 m/s. B. v1=9 m/s; v2=9m/s
C. v1=6 m/s; v2=6m/s D. v1=3 m/s; v2=3m/s.
C©u 25: Hai vật được buộc vào hai đầu một sợi dây không dãn rồi vắt qua một ròng rọc cố định, khối lượng của các vật là m1=5kg, m2=3kg. Lúc đầu hệ vật được giữ yên, buông cho hệ chuyển động. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g=10m/s2. Độ biến thiên thế năng của hệ sau khi chuyển động được 1s là:
A. -60J B. -100J C. -25J D. -20J
C©u 26: Một viên bi nằm cân bằng trên mặt bàn nằm ngang thì dạng cân bằng của viên bi đó là:
A. Cân bằng phiếm định.
B. Cân bằng bền.
C. Lúc đầu cân bằng bền, sau một thời gian chuyển thành cân bằng phiếm định.
D. Cân bằng không bền.
C©u 27: Hợp lực của hai lực đồng qui là một lực:
A. Có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực.
B. Có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực.
C. Có độ lớn được xác định bất kì.
D. Có phương, chiều và độ lớn được xác định theo quy tắc hình bình hành.
C©u 28: Cho cơ hệ như hình vẽ. Với m=1kg và = 300, ma sát không đáng kể, g = 10m/s2. Lực căng của dây là
C©u 29: Một ôtô có khối lượng 1600kg đang chạy với tốc độ 50km/h thì người lái xe nhìn thấy một vật cản trước mặt cách 15m. Người đó tắt máy và hãm phanh khẩn cấp. Giả sử lực hãm ôtô không đổi và bằng 1,2.104N. Xe ôtô sẽ dừng lại cách vật cản :
A. 12,86m B. 2,14m C. 10,77m D. 4,23m
C©u 30: Theo định luật II Kêple? Trong chuyển động của một hành tinh, véctơ bán kính nối từ Mặt Trời đến hành tinh
A. Quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
B. Quét diện tích nhỏ nhất trong những khoảng thời gian bằng nhau.
C. Quét những diện tích tăng dần trong những khoảng thời gian bằng nhau.
D. Quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian khác nhau.
----------------- HÕt 127 -----------------
Tags: Huỳnh Mẫn Đạt
No comments: