Đề Thi Môn Vật Lý Lớp 10 Nâng Cao HKII - Huỳnh Mẫn Đạt



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: Thi HKII - VËt Lý 10

M«n thi: Lý 10 N©ng cao

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 128

 

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:..........................

C©u 1: Có ba chất khác nhau, nhiệt dung riêng của chúng lần lượt là c1 ,c2, c3 (c1 >c2>c3), ban đầu chúng có khối lượng và nhiệt độ như nhau. Nếu cùng được hấp thụ một nhiệt lượng như nhau thì nhiệt độ của các vật sau đó:

A. t1 >t2>t3                 B. t1 <t2<t3                        C. t1 >t3>t2                        D. t1 >t3>t2

C©u 2: Phát biểu nào sau đây không đúng về hệ số căng bề mặt của chất lỏng.

A. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc bản chất của chất lỏng

B. Hệ số căng bề mặt có đơn vị là N/m

C. Nhiệt độ tăng, hệ số căng bề mặt cũng tăng theo

D. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ

C©u 3: Chọn câu sai khi nói về nhiệt lượng:

A. Một vật lúc nào cũng có nội năng do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng

B. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của công

C. Nhiệt lượng không phải là nội năng

D. Nhiệt lượng là phần nội năng vật tăng thêm khi nhận được nội năng từ vật khác

C©u 4: Một vòng xuyến bị nước làm dính ướt, có đường kính trong 4,8cm, đường kính ngoài 5cm, khối lượng 4g. Biết hệ số căng mặt ngoài của nước là 0,073 N/m, lấy g=10m/s2. Tính lực bứt vòng xuyến ra khỏi mặt nước

A. 0,018 N                   B. 0,062 N                          C. 0,04N                             D. 0,022N

C©u 5: Một ống mao dẫn có đường kính trong là 1mm nhúng thẳng đứng trong rượu. Rượu dâng lên trong ống một đoạn 12mm. Khối lượng riêng của rượu là D= 800 kg/m3, g= 10m/s2. Suất căng mặt ngoài của rượu có giá trị nào sau đây?

A. 0,24 N/m                 B. 0,024 N/m                      C. 0,012 N/m                      D. 0,12 N/m

C©u 6: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 25 cm. Lò xo được nén lại tới lúc chỉ còn dài 5cm. Độ cứng của lò xo là k=100N/m. Một viên bi khối lượng 40g, dùng làm đạn, được đặt tiếp xúc với một đầu của lò xo bị nén. Khi bắn, lò xo truyền toàn bộ thế năng cho đạn. Tốc độ đạn lúc bắn là:

A. 2,5m/s                      B. 10m/s                              C. 0,5m/s                             D. 5m/s

C©u 7: Có hai quả cầu nhỏ khối lượng m1 và m2 trên mặt phẳng ngang, quả cầu 1 chuyển động với vận tốc không đổi đến va chạm hoàn toàn đàn hồi với quả cầu 2 đang đứng yên. Bỏ qua mọi ma sát. Sau va chạm, vận tốc hai quả cầu ngược chiều nhau và có cùng độ lớn. Tỉ số

A.                    B.                           C.                           D.

Câu 8: Chuyển động nào sau đây không theo qui tắc của chuyển động phản lực?

A. Chuyển động của thuyền máy trên mặt nước      B. Chuyển động của con sứa biển

C. Chuyển động của tên lửa                                     D. Súng giật khi bắn

C©u 9: Khi nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của nó thay đổi như thế nào?

A. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại đều tăng như nhau nên độ ẩm tỉ đối không thay đổi.

B. Độ ẩm tuyệt đối giảm, còn độ ẩm cực đại tăng nên độ ẩm tỉ đối giảm.

C. Độ ẩm tuyệt đối tăng chậm, còn độ ẩm cực đại tăng nhanh hơn nên độ ẩm tỉ đối giảm.

D. Độ ẩm tuyệt đối không thay đổi, còn độ ẩm cực đại giảm nên độ ẩm tỉ đối tăng.

C©u 10: Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Khi chất lỏng làm dính ướt thành bình thì mặt chất lỏng gần thành bình là mặt lõm.

B. Khi chất lỏng không làm dính ướt thành bình thì mặt chất lỏng gần thành bình là mặt lồi.

C. Một chất lỏng dính ướt với chất rắn này thì cũng dính ướt với mọi chất rắn khác

D. Tùy theo bản chất của chất rắn và chất lỏng mà có thể xảy ra hiện tượng dính ướt hay không dính ướt.

 

 

 

C©u 11: Chọn câu sai khi nói về chất lỏng:

A. Khi nhiệt độ tăng, khối lượng riêng của chất lỏng cũng tăng theo

B. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động quanh những vị trí cân bằng, nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển

C. Thời gian cư trú của một phân tử chất lỏng nhỏ hơn thời gian cư trú của một phân tử chất rắn vô định hình

D. Lực căng bề mặt của chất lỏng luôn có xu hướng thu nhỏ diện tích mặt thoáng

C©u 12: Khi truyền nhiệt lượng 6.106J cho khí trong một xy lanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pittông lên làm thể tích của khí tăng thêm 0,5m3. Tính độ biến thiên nội năng của khí. Biết áp suất của khí là 8.106 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong quá trình khí thực hiện công.

A. 2.106 J                     B. 3.106 J                            C. 1,7.106 J                         D. 2,6.106 J

C©u 13: Để xác định nhiệt hóa hơi riêng của nước người ta làm thí nghiệm sau. Đưa 10 g hơi nước ở 1000C vào một nhiệt lượng kế chứa 290 g nước ở 200C . Nhiệt độ cuối của hệ là 400C, biết nhiệt dung của nhiệt lượng kế (tích của nhiệt dung riêng và khối lượng) là 46 J/độ, nhiệt dung riêng của nước là 4,18 J/g.độ. Nhiệt hóa hơi riêng của nước là:

A. 2,02.103 kJ/kg         B. 2,27.103 kJ/kg                C. 2,45.103 kJ/kg                D. 2,68.103 kJ/kg

C©u 14: Một vật ban đầu nằm yên, sau đó vỡ thành 2 mảnh có khối lượng 3M và 2M. Biết tổng động năng của 2 mảnh là Wđ . Động năng của mảnh nhỏ là:

A.                       B.                               C.                                D.

C©u 15: Một thước thép ở 200C có độ dài 1000mm. Biết hệ số nở dài của thép là 12.10-6K-1. Khi nhiệt độ của thước tăng lên đến 400C thì thanh thép dài thêm:

A. 2,4mm                     B. 3,2mm                            C. 0,24mm                          D. 4,2mm

C©u 16: Phát biểu nào sau đây sai: Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi:

A. Cùng là một dạng năng lượng.

B. Đều được xác định sai kém một hằng số cộng

C. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.

D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể (+), (–) hoặc = 0

C©u 17: Một khối khí lý tưởng thực hiện chu trình biến đổi như sau: Trong quá trình biến đổi nào thì nhiệt lượng của khối khí tăng:

A. Quá trình 1-2                                                       B. Quá trình 2-3 và quá trình 3-1

C. Quá trình 1-2 và quá trình 3-1                             D. Chỉ có quá trình 3-1

C©u 18: Một ôtô có khối lượng 1200kg tăng tốc từ 18 km/h đến 108 km/h trong 10s. Tính công suất trung bình của động cơ ôtô đó.

A. 300 W                     B. 68040 W                         C. 52500 W                        D. 3000 W

C©u 19: Một ôtô tải khối lượng 1 tấn, chuyển động trên đường nằm ngang với tốc độ đầu 36km/h, sau khi đi được 100m thì đạt tốc độ 72km/h. Lực cản của mặt đường là 400N. Lực kéo của động cơ không đổi và có độ lớn  là:

A. 1500N                     B. 1100N                            C. 1900N                            D. 700N

C©u 20: Hai vật có khối lượng bằng nhau chuyển động với các vận tốc lần lượt  . Trong hệ vật trên, phương và chiều của động lượng của hệ là :

A. Phương và chiều của                                       B. Phương và chiều của

C. Phương và chiều của                          D. Phương và chiều của

C©u 21: Một sợi dây thép đường kính 0,04m có độ dài ban đầu là 5 m. (Biết E = 2.1011 Pa). Hệ số đàn hồi của sợi dây thép là:

A. 1,5p. 107N/m.         B. 1,6p. 107 N/m.               C. 1,7p.107 N/m                 D. 1,8p. 107 N/m

C©u 22: Một vật có khối lượng m = 500g rơi từ một điểm A cách mặt đất 20m ở nơi có g = 10m/s2. Bỏ qua mọi sức cản không khí. Chọn mốc không của thế năng tại mặt đất. Độ giảm thế năng của vật sau khi rơi được 1s có giá trị:

A. 25J                           B. 10 J                                 C. 2,5J                                 D. 75J

C©u 23: Một vật chịu tác dụng của lần lượt ba lực không đổi, có độ lớn F1>F2>F3 và cùng đi được quãng đường trên phương AB như hình vẽ. Có thể kết luận gì về quan hệ giữa các công của các lực này:

A. A1>A2>A3                                                         B. A1<A2<A3                   

C. A1=A2=A3                                                         D. còn phụ thuộc vào vật di chuyển đều hay không

C©u 24: Hiệu suất của một động cơ nhiệt là 40%, nhiệt lượng nguồn nóng cung cấp là 800J. Nhiệt lượng động cơ cung cấp cho nguồn lạnh là:

A. 480J                         B. 2kJ                                  C. 800J                                D. 320J

C©u 25: Một vật khối lượng m thả không tốc độ đầu từ đỉnh dốc nghiêng có độ cao của đỉnh so với chân là h. Khi dốc có ma sát thì tốc độ vật ở chân dốc chỉ bằng 2/3 tốc độ vật đến chân dốc khi không có ma sát, biết gia tốc trọng trường là g. Độ lớn công của lực ma sát là:

A. 2mgh/3                    B. 4mgh/9                           C. 5mgh/9                           D. mgh/3

C©u 26: Nếu va chạm giữa hai quả cầu là đàn hồi xuyên tâm thì:

A. Động năng toàn phần của chúng không thay đổi.

B. Động năng của mỗi quả cầu luôn không đổi.

C. Sau va chạm tổng động năng của hai quả cầu lớn hơn tổng động năng của chúng trước khi va chạm.

D. Sau va chạm tổng động năng của hai quả cầu nhỏ hơn tổng động năng của chúng trước khi va chạm.

C©u 27: Chọn đáp án đúng. Đặc tính của chất rắn vô định hình là

A. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

B. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

C. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

D. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

C©u 28: Khi động năng môt vật (khối lượng không đổi) tăng lên gấp 9 lần thì động lượng của vật sẽ bằng bao nhiêu lần giá trị ban đầu?

A. 81                            B. 3                                     C. 4,5                                  D. 9

C©u 29: Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hoà?

A. Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.

B. Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích của hơi.

C. Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hoà giảm.

D. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hoà của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.

C©u 30: Vật nào dưới đây chịu biến dạng kéo?

A. Trụ cầu.                                                               B. Móng nhà.                     

C. Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng.             D. Cột nhà.

 

----------------- HÕt 128 -----------------

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu