Đề kiểm tra môn vật lý lớp 12 chuyên - 25/02/2012
Së GD §T Kiªn Giang Trêng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t --------------- | Kú thi: KiÓm Tra Lý 12 Chuyªn M«n thi: Lý 12 Chuyªn (Thêi gian lµm bµi: 45 phót) |
§Ò sè: 147 |
Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:.........................
C©u 1: Theo Anhxtanh, khi giảm cường độ chùm sáng tới mà không thay đổi màu sắc của nó thì
A. tần số của photon giảm.
B. tốc độ của photon giảm.
C. số lượng photon truyền đi trong một đơn vị thời gian giảm.
D. năng lượng của mỗi photon giảm
C©u 2: Tia laser không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Độ đơn sắc cao. B. độ định hướng cao. C. Cường độ lớn. D. Công suất lớn.
C©u 3: Trong một thí nghiệm về hiện tượng quang điện, người ta dùng màn chắn tách ra một chùm các electron có vận tốc cực đại và hướng vào môt từ trường đều sao cho vận tốc ban đầu của các electron vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Bán kính quỹ đạo của các electron tăng khi:
A. tăng cường độ chùm sáng kích thích B. giảm cường độ chùm sáng kích thích
C. tăng bước sóng của ánh sáng kích thích D. giảm bước sóng của ánh sáng kích thích
C©u 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?
A. Năng lượng của các phôton ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng
B. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà theo từng phần riêng biệt, đứt quãng
C. Chùm áng sáng là chùm hạt, mỗi hạt gọi là một phô-ton
D. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng
C©u 5: Một nguồn có công suất bức xạ 3W, phát ra chùm bức xạ đơn sắc. Chiếu chùm bức xạ do nguồn phát ra vào catốt của một tế bào quang điện thì dòng quang điện chạy qua nó có cường độ bằng bao nhiêu với giả sử rằng cứ 200 phôtôn đập vào catốt thì có 2 electrôn bị bứt ra.
A. 6,5mA B. 7,2mA C. 5,7mA D. 8,2mA
C©u 6: Rọi ánh sáng hồ quang điện vào một tấm kẽm cô lập điện và không mang điện trong thời gian đủ dài thì hiện tượng xảy ra đối với nó như thế nào?
A. Bị nhiễm điện tích dương tăng dần đến một giá trị giới hạn sau thời gian ngắn
B. Bị nhiễm điện tích dương tăng dần liên tục đến khi ngừng chiếu sáng
C. Hiện tượng quang điện xảy ra sau một thời gian ngắn thì ngừng lại
D. Không bị nhiễm điện
C©u 7: Khi tăng hiệu điện thế giữa hai cực ống Roentgen thì :
A. Vận tốc tia Roentgen tăng lên do tần số tia Roentgen tăng
B. Vận tốc tia Roentgen giảm xuống do bước sóng tia Rơn ghen giảm
C. Bước sóng ngắn nhất của tia Roentgen sẽ càng giảm
D. Vận tốc tia Roentgen tăng lên do vận tốc chùm electron tăng
C©u 8: Trong tế bào quang điện, động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện phụ thuộc vào
A. cường độ của chùm sáng kích thích B. Năng lượng của từng phôtôn hấp thụ được
C. số phôtôn hấp thụ được D. hiệu điện thế giữa anod và catod
C©u 9: Trong thí nghiệm Hertz, nếu chiếu ánh sáng hồng ngoại vào lá kẽm tích điện âm thì
A. Điện tích âm của lá kẽm mất đi B. Tấm kẽm sẽ trung hòa về điện
C. Điện tích của tấm kẽm không thay đổi D. Tấm kẽm tích điện dương
C©u 10: Các vạch trong dãy Pasen thuộc vùng nào trong các vùng sau?
A. Vùng hồng ngoại B. Vùng ánh sáng nhìn thấy
C. Vùng tử ngoại D. Một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, một phần nằm trong vùng tử ngoại.
C©u 11: Tần số lớn nhất trong chùm tia Rơnghen là fmax = 5.1018Hz. Coi động năng đầu của e rời catôt không đáng kể. Cho biết: h = 6,625.10–34J.s; c=3.108m/s; e= 1,6.10–19 C . Động năng của electron đập vào đối catốt là:
A. 3,3125.10-15J B. 4.10-15J C. 6,25.10-15J D. 8,25.10-15J
C©u 12: Laze rubi không hoạt động theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Dựa vào sự phát xạ cảm ứng. B. Tạo ra sự đảo lộn mật độ.
C. Dựa vào sự tái hợp giữa êléctron và lỗ trống. D. Sử dụng buồng cộng hưởng.
C©u 13: Chiếu chùm sáng trắng vào mặt trước 2 tấm kính lọc sắc màu đỏ và màu vàng ghép sát nhau người ta nhìn thấy gì sau 2 tấm kính đó
A. Màu đen B. Màu da cam C. Màu tổng hợp D. Màu đỏ
C©u 14: Biết năng lượng nguyên tử hi đrô ở trạng thái dừng thứ n là En = - với E0 là một hằng số . Khi nguyên tử chuyển từ mức năng lượng Em sang mức năng lượng En ( Em >En) thì nguyên tử phát ra vạch quang phổ có bước sóng
C©u 15: Công thoát của một kim loại dùng làm catốt của một tế bào quang điện là A, giới hạn quang điện của kim loại này là λ0. Nếu chiếu bức xạ đơn sắc có bước sóng λ = 0,6λ0 vào catốt của tế bào quang điện trên thì động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện tính theo A là:
A. 2A/3. B. 1,5A C. 0,6 A D. 5A/3.
C©u 16: Khi chiếu bức xạ có tần số f = 2,538.1015 Hz lên catôt của một tế bào quang điện thì các electron bức ra khỏi catôt sẽ không tới được anốt khi UAK ≤ -8V. Nếu chiếu đồng thời vào catôt hai bức xạ λ1 = 0,4μm và λ2 = 0,6μm thì hiện tượng quang điện sẽ xảy ra đối với bức xạ nà?
A. λ1. B. λ1 và λ2.
C. λ2 D. không có xảy ra hiện tượng quang điện
C©u 17: Vạch thứ hai của dãy Laiman có bước sóng l =0,1026 μm.Cho biết năng lượng cần thiết tối thiểu để bứt electron ra khỏi nguyên tử hidrô từ trạng thái cơ bản là 13,6eV. Bước sóng ngắn nhất của vạch quang phổ trong dãy Pasen bằng
A. 0, 862 μm B. 0,875 μm C. 0,832 μm D. 0,866 μm
C©u 18: Chọn câu sai:
A. Những vật hấp thụ lọc lựa ánh sáng trong miền nhìn thấy gọi là những vật trong suốt có màu.
B. Hệ số hấp thụ của môi trường phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng.
C. Những vật không hấp thụ ánh sáng trong miền ánh sáng nhìn thấy gọi là những vật trong suốt có màu.
D. Tỷ lệ phần trăm cường độ ánh sáng tới bị phản xạ trên một vật của các bước sóng khác nhau là khác nhau.
C©u 19: Chiếu một chùm bức xạ đơn săc có bước 147nm vào một quả cầu bằng kim loại cô lập. Sau thời gian nhất định, điện thế cực đại của quả cầu là 4V.Giới hạn quang điện của kim loại đó là:
A. 0,312m B. 279nm C. 0,23m D. 325nm
C©u 20: Lần lượt chiếu vào catôt của một tế bào quang điện hai bức xạ đơn sắc có bước sóng và thì hiệu điện thế hãm để dòng quang điện triệt tiêu khác nhau ba lần.Giới hạn quang điện của kim loại làm catôt là:
C©u 21: Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện có vận tốc 7,31.105 (m/s) và hướng nó vào một từ trường đều có cảm ứng từ 9,1.10-5 (T) theo hướng vuông góc với từ trường. Xác định bán kính quỹ đạo các electron đi trong từ trường.
A. 4,6 cm B. 6 cm C. 4,5 cm D. 5,7 cm
C©u 22: Các mức năng lượng của nguyên tử hiđrô ở các trạng thái dừng được xác định bởi công thức: En = -13,6/n2 (eV) với n =1,2,3... khi nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản thì được chiếu chùm bức xạ mà các phôtôn có năng lượng trong khoảng từ 1,89 eV đến 10,19 eV thì nó có thể chuyển lên trạng thái kích thích nào sau đây
A. Mức kích thích thứ hai B. Không thể ở bất cứ mức kích thích nào
C. Mức kích thích thứ ba D. Mức kích thích thứ nhất
C©u 23: Khi hiện tượng quang điện đã xảy ra, nếu giữ nguyên cường độ và bước sóng ánh sáng kích thích nhưng tăng hiệu điện thế UAK từ giá trị dương thì
A. cường độ dòng quang điện bão hòa tăng.
B. vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện tăng.
C. động năng ban đầu của các êlectron quang điện giảm.
D. vận tốc của các êlectron quang điện khi đến anốt tăng.
C©u 24: Cho bán kính quỹ đạo Bohr thứ 2 ứng với trạng thái dừng L là 2,12.10-10m. Nếu các nguyên tử hyđro được kích thích để electron trong nguyên tử nhảy lên quỹ đạo dừng ứng với bán kính quỹ đạo bằng 13,25.10-10m thì trong dãy Balmer của quang phổ vạch phát xạ hyđro này có các vạch
A. chàm và tím. B. đỏ, lam, chàm. C. đỏ, lam, chàm, tím. D. đỏ và lam.
C©u 25: Mức năng lượng nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng có biểu thức: với n=1, 2, 3 … Khi kích thích nguyên tử hiđrô ở trạng thía cơ bản bằng việc hấp thụ một phôtôn có năng lượng thích hợp, bán kính quỹ đạo dừng của electrôn tăng lên 9 lần. Bước sóng lớn nhất của bức xạ mà nguyên tử có thể phát ra là:
A. 0,657 B. 0,627 C. 0,72 D. 0,276
C©u 26: Giới hạn quang điện của đồng (Cu) là 0,3mm. Chiếu vào bề mặt kim loại này lần lượt các bức xạ có tần số f1 = 8.1014 Hz; f2 = 15.1014 Hz; f3 = 1015 Hz; f4 = 0,85.1014 Hz thì bức xạ nào gây ra được hiện tượng quang điện (cho: c = 3.108m/s)
A. f1 và f2 B. f3 và f4 C. f2 và f3 D. f2 và f4
C©u 27: Trong thí nghiệm đối với một tế bào quang điện, kim loại dùng làm Catốt có bước sóng giới hạn là lo. Khi chiếu đồng thời các bức xạ có bước sóng khác nhau l1và l2 thì đo được hiệu điện thế hãm là Uh. Khi tắt bức xạ có bước sóng l1 thì hiệu điện thế hãm không đổi, xong cường độ dòng quang điện bão hòa giảm. Nhận định nào sau đây là đúng nhất
A. l1< l2 < lo B. l1= l2 < lo C. l2< l1 < lo D. l1> l2 < lo
C©u 28: Khi chiếu một bức xạ kích thích vào một chất lỏng thì chất lỏng này phát ánh sáng huỳnh quang màu vàng. Bức xạ kích thích đó không thể là
A. Ánh sáng đơn sắc màu lục B. Tia tử ngoại
C. Ánh sáng trắng D. Ánh sáng đơn sắc màu cam
C©u 29: Khi chiếu chùm bức xạ λ=0,2μm rất hẹp vào tâm của catốt phẳng của một tế bào quang điện công thoát electron là 1,17.10-19J. Anốt của tế bào quang điện cũng có dạng bản phẳng song song với catốt. Đặt vào giữa anốt và catôt một hiệu điện thế UAK = -2V thì vận tốc cực đại của electron khi đến anốt bằng
A. 1,1.106m/s B. 1,1.105m/s C. 1,22.1012m/s D. 1,22.1010m/s
C©u 30: Tìm phát biểu đúng. Trong hiện tượng quang điện
A. động năng ban đầu cực đại của êlêctrôn quang điện tỉ lệ nghịch với bước sóng ánh sáng kích thích.
B. để có dòng quang điện thì hiệu điện thế giữa anốt và catốt phải lớn hơn hoặc bằng 0.
C. khi giảm bước sóng ánh sáng kích thích thì hiệu điện thế hãm tăng.
D. giới hạn quang điện phụ thuộc vào tốc phôtôn đập vào catốt.
----------------- HÕt 147 -----------------
No comments: