Đề kiểm tra môn vật lý lớp 12 chuyên - 03/09/2011
Së GD §T Kiªn Giang Trêng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t --------------- | Kú thi: KiÓm Tra 1 TiÕt Lý 12 CHUY£N M«n thi: Lý 12 CHUY£N (Thêi gian lµm bµi: 45 phót) |
|
§Ò sè: 185 |
Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:.................................
C©u 1: Trong chuyển động quay đều của vật rắn, nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. Gia tốc tiếp tuyến tại mọi điểm trên vật đều bằng không.
B. Gia tốc pháp tuyến tại một điểm luôn có độ lớn bằng gia tốc tiếp tuyến tại điểm đó.
C. Góc quay của vật phụ thuộc vào thời gian theo hàm số bậc hai.
D. Gia tốc tại mọi điểm trên vật đều bằng không.
C©u 2: Một bánh đà có momen quán tính 4 Kgm2 được gia tốc dưới tác dụng của momen lực 12 Nm từ trạng thái nghỉ. Xác định động năng quay của vật rắn sau khi chuyển động được 3 s:
A. 625 J B. 265 J C. 162 J D. 425 J
C©u 3: Một chất điểm chuyển động tròn chậm dần đều với gia tốc góc g và tốc độ góc w0 = 120 rad/s. Sau t(s) nó dừng lại. Nếu gia tốc góc giảm đi 1 rad/s2 thì thời gian để chất điểm dừng lại tăng 6s. Độ lớn của gia tốc góc g và thời gian t:
A. g = 5 rad/s2 ; t = 24 s. B. g = 4 rad/s2 ; t = 30 s.
C. g = 4 rad/s2 ; t = 16 s. D. g = 5 rad/s2 ; t = 30 s.
C©u 4: Một bánh xe quay tự do với tốc độ góc w quanh một trục thẳng đứng. Một bánh xe thứ hai cùng trục quay, có mômen quán tính lớn gấp đôi bánh xe thứ nhất, ban đầu đứng yên, được ghép một cách đột ngột vào bánh xe thứ nhất. Tỉ số động năng quay ngay sau khi ghép và động năng quay ban đầu của hệ là:
C©u 5: Ở máy bay lên thẳng, ngoài cánh quạt lớn ở phía trước, còn có một cánh quạt nhỏ ở phía đuôi. Cánh quạt nhỏ có tác dụng:
A. Làm tăng vận tốc máy bay. B. Giảm sức cản không khí.
C. Giữ cho thân máy bay không quay. D. Tạo lực nâng ở phía đuôi.
C©u 6: Một vật rắn đang quay với tốc độ góc ω quanh một trục cố định xuyên qua vật. Nếu tốc độ góc của vật giảm đi hai lần thì động năng quay của vật đối với trục quay sẽ:
A. tăng hai lần. B. giảm hai lần. C. tăng bốn lần. D. giảm bốn lần
C©u 7: Một thanh kim loại nhỏ, đồng chất, tiết diện đều có chiều dài l và khối lượng m. Momen quán tính của nó đối với trục quay vuông góc với thanh và qua một đầu thanh có giá trị . Khi gắn vào mỗi đầu thanh một chất điểm có khối lượng 2m thì momen của hệ đối với trục quay trên là:
C©u 8: Một vật rắn đang quay quanh trục cố định xuyên qua vật với tốc độ góc 20rad/s thì quay chậm dần đều và dừng lại sau 4s. Góc mà vật rắn quay được trong 1s cuối cùng trước khi dừng lại là:
A. 2,5rad B. 5rad C. 7,5rad D. 12,5rad
C©u 9: Hai đĩa tròn có momen quán tính là I1=1 kg.m2 và I2=3 kg.m2 đang quay đồng trục và ngược chiều nhau với tốc độ góc w1 = 5 rad/s và w2 = 2 rad/s. Bỏ qua lực cản. Nếu cho 2 đĩa dính vào nhau thì:
A. Hai đĩa chuyển động với cùng tốc độ w = 1 rad/s và cùng chiều quay với đĩa thứ nhất.
B. Hai đĩa chuyển động với cùng tốc độ w = 0,25 rad/s và ngược chiều quay với đĩa thứ hai.
C. Hai đĩa chuyển động với cùng tốc độ w = 4 rad/s và cùng chiều quay với đĩa thứ nhất.
D. Hai đĩa chuyển động với cùng tốc độ w = 0,25 rad/s và cùng chiều quay với đĩa thứ hai.
C©u 10: Một đĩa tròn có momen quán tính I đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc . Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Nếu tốc độ góc của đĩa tăng lên 3 lần thì động năng quay và momen động lượng của đĩa đối với trục quay tăng giảm như thế nào?
A. Động năng quay tăng 9 lần, momen động lượng tăng 3 lần.
B. Động năng quay tăng 9 lần, momen động lượng tăng 9 lần.
C. Động năng quay giảm 3 lần, momen động lượng tăng 9 lần.
D. Động năng quay tăng 9 lần, momen động lượng giảm 3 lần .
C©u 11: Quả cầu đặc đồng chất có khối lượng m và bán kính R. Momen quán tính quả cầu đối với trục quay đi qua tâm quả cầu là:
C©u 12: Chọn câu sai:
A. Tích của momen quán tính của một vật rắn và tốc độ góc của nó là momen động lượng.
B. Momen động lượng là đại lượng vô hướng, luôn luôn dương.
C. Momen động lượng có đơn vị là kgm2/s.
D. Nếu tổng các momen lực tác dụng lên một vật bằng không thì momen động lượng của vật được bảo toàn.
C©u 13: Một vật rắn quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với phương trình tốc độ góc: w = 2 + 0,5t (rad/s; s). Gia tốc góc của vật rắn là:
A. 0,5 rad/s2 B. 0,25 rad/s2 C. 0,75 rad/s2 D. 1 rad/s2
C©u 14: Một vật rắn quay quanh một trục cố định xuyên qua vật. Góc quay φ của vật rắn biến thiên theo thời gian t theo phương trình : φ, trong đó φ tính bằng rađian (rad) và t tính bằng giây (s). Góc quét được sau 2s kể từ lúc t = 0 là:
A. 8 rad. B. 12 rad. C. 15 rad. D. 19 rad.
C©u 15: Một bánh xe có đường kính 50 cm quay nhanh dần đều quanh trục cố định trên vật, trong 4 s tốc độ góc tăng từ 120 vòng/phút lên 360 vòng/phút. Lấy p = 3,14. Gia tốc hướng tâm của điểm M ở vành bánh xe sau khi nó tăng tốc được 3s là:
A. 246,5 m/s2. B. 88,7 m/s2. C. 177,5 m/s2. D. 493,0 m/s2.
C©u 16: Cho cơ hệ như hình vẽ: m1 = 600 g, m2 = 300 g. Ròng rọc là một đĩa tròn có khối lượng 200 g, bán kính 10 cm. Sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể. Bỏ qua mọi ma sát. Lấy g =10 m/s2. Khi thả nhẹ m1 cho hệ chuyển động thì lực căng dây treo m1 là:
A. 1,2 N. B. 4,8 N. C. 9,6 N. D. 2,4 N.
C©u 17: Một đĩa tròn đồng chất có khối lượng m, bán kính r đang quay đều xung quanh một trục cố định thẳng đứng đi qua tâm. Gọi Wđ là động năng của đĩa, có thể tính tốc độ dài của một điểm ở trung điểm của bán kính theo công thức:
C©u 18: Hình trụ đặc đồng chất khối lượng m bán kính R. Một sợi dây chỉ không co dãn được quấn trên mặt trụ, đầu dây còn lại được nối vào một giá cố định (hình vẽ). Hệ được thả từ trạng thái nghỉ. Khi khối trụ chuyển động thì trọng tâm trụ chuyển động theo phương đứng và dây không trượt trên mặt trụ. Độ lớn gia tốc trọng tâm của trụ tính theo gia tốc rơi tự do là:
A. 2g/3 B. g/3. C. g. D. g/2.
C©u 19: Hai đĩa tròn đồng chất có khối lượng bằng nhau, đều có trục quay thẳng đứng qua tâm đĩa và đang quay với tốc độ góc w1 = 2w2. Để động năng của 2 đĩa bằng nhau thì tỉ lệ hai bán kính của chúng là:
A. r1= 4r2 B. r1= 2r2 C. r2= 2r1 D. r2= 4r1
C©u 20: Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính r. Tại thời điểm t chất điểm có tốc độ dài, tốc độ góc, gia tốc hướng tâm và động lượng lần lượt là v, w, an và P. Biểu thức nào sau đây không phải là momen động lượng của chất điểm?
C©u 21: Phương trình nào dưới đây diễn tả mối liên hệ giữa tốc độ góc ω và thời gian t trong chuyển động quay nhanh dần đều quanh một trục cố định của một vật rắn ?
A. w = -2 - 4t (rad/s). B. w = 3 - 2t (rad/s).
C. w = -2 + 6t (rad/s). D. w = 3 + 2t + 4t2 (rad/s).
C©u 22: Một bánh xe quay nhanh dần đều quanh trục cố định trên vật với gia tốc góc 0,5 rad/s2. Tại thời điểm ban đầu khi t = 0 (s) thì bánh xe có tốc độ góc 2 rad/s. Đến thời điểm 6 giây thì tốc độ góc của bánh xe là:
A. 3 rad/s B. 4 rad/s C. 5 rad/s D. 6 rad/s
C©u 23: Một vành tròn đồng chất có bán kính 50 cm, khối lượng 0,5 Kg quay đều trong mặt phẳng ngang với tốc độ góc 3,14 rad/s quanh một trục thẳng đứng đi qua tâm vành tròn. Momen động lượng của vành tròn đối với trục quay đó là:
A. 0,393 Kg.m2/s. B. 0,196 Kg.m2/s. C. 3,75 Kg.m2/s. D. 1,88 Kg.m2/s.
C©u 24: Nếu có một momen lực không đổi tác dụng vào một vật rắn có trục quay cố định thì chuyển động quay của vật sẽ là:
A. Quay đều. B. Quay nhanh dần đều. C. Quay biến đổi đều. D. Quay chậm dần đều.
C©u 25: Một đĩa tròn đặc đồng chất có đường kính 0,5 m, có thể quay xung quanh trục đối xứng đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Đĩa chịu tác dụng của một mômen lực không đổi M = 3 Nm. Sau 2 s kể từ lúc đĩa bắt đầu quay, tốc độ góc của đĩa là 24 rad/s. Khối lượng của đĩa là:
A. 0,25 kg. B. 8,00 kg. C. 4,00 kg. D. 0,13 kg.
C©u 26: Momen quán tính của một vật rắn quay quanh trục cố định không phụ thuộc vào:
A. Khối lượng của vật. B. Kích thước và hình dạng của vật.
C. Vị trí trục quay của vật. D. Tốc độ góc của vật.
C©u 27: Một vật rắn đang quay đều quanh 1 trục cố định đi qua vật. Vận tốc dài tại 1 điểm xác định trên vật rắn cách trục quay một khoảng r ≠ 0 có độ lớn:
A. Tăng dần theo thời gian. B. Giảm dần theo thời gian.
C. Biến đổi đều. D. Không đổi.
C©u 28: Phương trình toạ độ góc φ theo thời gian t của một vật rắn quay quanh một trục cố định có dạng: φ= 5 - 4t - t2 (rad, s). Ta có thể khẳng định:
A. Tổng momen ngoại lực tác dụng vào vật có tác dụng làm tăng tốc độ góc của vật.
B. Tổng momen ngoại lực tác dụng vào vật là momen cản.
C. Tổng momen ngoại lực tác dụng vào vật bằng không.
D. Tổng momen ngoại lực tác dụng vào vật có giá trị thay đổi theo thời gian.
C©u 29: Một đĩa tròn đồng chất có bán kính R = 0,5 m, khối lượng m = 1 Kg. Momen quán tính của đĩa đối với trục vuông góc với mặt đĩa tại tâm O của đĩa là:
A. 0,250 Kg.m2 B. 0,125 Kg.m2 C. 0,100 Kg.m2 D. 0,200 Kg.m2
C©u 30: Một đĩa mài có dạng đĩa mỏng bán kính 30 cm, khối lượng 5 Kg được tăng tốc từ trạng thái nghỉ. Sau khi mài xong, người ta ngắt công tắc điện, đĩa quay chậm dần dưới tác dụng của lực ma sát ổ trục có momen lực bằng 0,3 Nm. Sau bao lâu thì đĩa mài dừng lại? Biết khi ngắt điện đĩa có tốc độ góc 100rad/s
A. 50s B. 75s C. 25s D. 60s
----------------- HÕt 185 -----------------
No comments: