Đề Kiểm Tra Vật Lý Lớp 10 chuyên - Huỳnh Mẫn Đạt - 2012



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Lý 10 Chuyªn

M«n thi: Lý 10 Chuyªn

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 179

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:.............................

C©u 1: Một đĩa nằm ngang quay quanh trục thẳng đứng với vận tốc 30 vòng /phút. Vật đặt lên đĩa cách trục quay 20cm. Hỏi hệ số ma sát bằng bao nhiêu để vật không trượt trên đĩa? Cho g ==10m/s2

A. 0,1                           B. 0,2                                  C. 0,15                                D. 0,25

C©u 2: Vật khối lượng m đặt trên mặt phẳng nghiêng một góc a so với phương nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa vật và mặt phẳng nghiêng là mn. Vật có thể trượt xuống hay không được quyết định bởi các yếu tố

A. m và mn.                  B. a và m.                           C. amn.                          D. a, m và mn.

C©u 3: Chọn phát biểu sai về lực quán tính

A. Lực quán tính xuất hiện trong hệ quy chiếu không quán tính

B. Lực quán tính xuất hiện trong hệ quy chiếu quán tính

C. Lực quán tính không có phản lực

D. Chiều lực quán tính luôn ngược với chiều gia tốc của hệ quy chiếu phi quán tính

C©u 4: Các nhà du hành vũ trụ trên con tàu quay quanh Trái Đất đều ở trong trạng thái mất trọng lượng là do

A. Con tàu ở rất xa Trái  Đất nên lực hút của Trái Đất giảm đáng kể.

B. Con tàu ở vào vùng mà lực hút của Trái Đất và Mặt Trăng cân bằng nhau.

C. Con tàu thoát ra khỏi khí quyển của Trái Đất.

D. Các nhà du hành và con tàu cùng "rơi" về Trái Đất với gia tốc g.

C©u 5: Một  ôtô có khối lượng 1 tấn chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 50,4 km/h. Hệ số ma sát 0,05, g =10m/s2. Xe đang chạy tài xế tắt máy và phanh xe một lực không đổi , xe chạy thêm 20m nữa thì dừng .Tìm lực phanh xe

A. 1500N                     B. 2500N                            C. 3500N                            D. 4400N

C©u 6: Một người đứng trong thang máy, khi thang máy đi lên chậm dần đều với gia tốc a thì lực nén của người lên sàn thang máy là :

A. N = mg                    B. N = mg + ma                  C. N = mg – ma                  D. N = ma – mg

C©u 7: Một vật có khối lượng 100g được gắn vào đầu của lò xo có khối lượng không đáng kể có độ cứng k = 2000 N/m. Đầu kia của lò xo được gắn chặt vào một trục thẳng góc với mặt phẳng nằm ngang(hình vẽ). Cho vật quay đều với tần số 300 vòng/phút thì lò xo có chiều dài là 40 cm. Hỏi chiều dài ban đầu của lò xo là bao nhiêu ? Coi ma sát giữa vật với mặt phẳng nằm ngang là không đáng kể và lấy π2 = 10.

A. l0 = 38 cm .             B. l0 =    36 cm .                 C. l0 = 34 cm .                    D. l0 = 30 cm .

C©u 8: Một người đi xe đạp vào khúc quanh nằm ngang có bán kính 16 m. Hỏi vận tốc tối đa của người đó để khỏi trượt. Cho biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường bằng 0,1. Tính góc nghiêng của người so với phương thẳng đứng khi vận tốc bằng 3m/s. ( g =10m/s2)

A. 30 15'                   B. 40 15'                          C. 50 15'                          D. 20 15'

C©u 9: Một buồng thang máy nặng 1 tấn. Từ vị trí đứng yên ở mặt đất thang máy được kéo lên theo phương thẳng đứng bằng lực F không đổi có độ lớn 12000N. Sau bao lâu thang máy lên được 25m? Khi đó vận tốc thang máy là bao nhiêu?

A. 5s; 10m/s;                B. 10s; 5m/s                        C. 5s; 5m/s                          D. 10s ; 10 m/s

C©u 10: Một vật khối lượng m = 400g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là m = 0,3. Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F = 2N có phương nằm ngang. Quãng đường vạt đi được sau 1s là  ( g =10m/s2)

A. S = 1m.                    B. S = 2m.                           C. S = 3m.                           D. S = 4m.

C©u 11: Một quả cầu nhỏ khối lượng m = 300g buộc vào một đầu dây treo vào trần của một toa tàu đang chuyển động. Người ta thấy quả cầu khi đứng yên bị lệch về phía trước so với phương thẳng đứng một góc a = 40. Độ lớn và hướng gia tốc của tầu là  ( g= 10m/s2)

A. a = 0,69m/s2; hướng ngược hướng chuyển động.

B. a = 0,69m/s2; hướng cùng hướng chuyển động.

C. a = 0,96m/s2; hướng ngược hướng chuyển động.

D. a = 0,96m/s2; hướng cùng hướng chuyển động.

C©u 12: Vật chịu tác dụng của lực F ngược chiều chuyển động thẳng trong 6s, vận tốc giảm từ 8m/s còn 5m/s. Trong 5s tiếp theo lực tác dụng tăng gấp đôi về độ lớn nhưng không đổi hướng. Tính vận tốc ở thời điểm cuối.

A. 3m/s                         B. 2m/s                                C. 1m/s                                D. 0m/s

C©u 13: Cho cơ hệ như hình vẽ m1 = 3kg, m2 = 2kg , F= 20N. 300 , hệ số ma sát 0,3; g=10m/s2 . Tính gia tốc chuyển động của hệ và lực căng của dây nối (dây không giãn, nhẹ)

A. 1,06m/s2 ; 8,12N      B. 1,06m/s2 ; 6,12N    C. 2,06m/s2 ; 8,12N        D. 0,6m/s2 ; 8N

C©u 14: Một vật trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10m, góc nghiêng so với mặt ngang 300 ,coi ma sát trên mặt phẳng nghiêng không đáng kể , vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang trong bao lâu nếu hệ số ma sát trên đoạn này là 0,1 ; g= 10m/s2

A. 10s                           B. 12s                                  C. 15s                                  D. 8s

C©u 15: Cho hệ cơ học như hình vẽ, m1= 1kg (nằm trên mặt bàn ngang) , m2= 2kg; hệ số ma sát giữa m1 và mặt bàn là 0,2. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua khối lượng dây, khối lượng ròng rọc và độ giãn dây. Tìm gia tốc hệ và lực nén lên ròng rọc.

A. 6m/s2 ; 8N        B. 6m/s2 ; 8N                      C. 2m/s2 ; 8N               D. 2m/s2 ; 8N

C©u 16: Khi đi thang máy, xách một vật trên tay ta có cảm giác vật nặng hơn khi

A. Thang máy bắt đầu đi xuống.                              B. Thang máy bắt đầu đi lên.

C. Thang máy chuyển động đều lên trên.                 D. Thang máy chuyển động đều xuống dưới.

C©u 17: Một vật được truyền một vận tốc ban đầu v0 = 2m/s chuyển động lên mặt phẳng nghiêng (góc nghiêng  600 so với phương thẳng đứng). Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,3. Gia tốc a và độ cao lớn nhất H mà vật đạt tới là (g =10m/s2)

A. a = - 7,59m/s2; H = 13,17cm.                              B. a = + 7,59m/s2; H = 14,6cm.

C. a = - 7,59 m/s2; H = 26,35cm.                             D. a = + 2,4m/s2; H = 41,6cm.

C©u 18: Người ta đặt một khối gỗ hình chữ nhật trên một tấm ván, rồi tăng độ cao h của một đầu tấm ván đến giá trị H thì khối gỗ bắt đầu trượt. Lực ma sát nghỉ cực đại xuất hiện khi

A. Đầu tấm ván có độ cao h = 0.

B. Đầu tấm ván có độ cao 0 < h < H.

C. Đầu tấm ván có độ cao h = H và khối gỗ vẫn đứng yên trên tấm ván.

D. Đầu tấm ván có độ cao h = H và khối gỗ đang trượt trên tấm ván.

C©u 19: Một người có khối lượng m = 60kg đứng trong buồng thang máy trên một bàn cân lò xo. Số chỉ của cân là 642N. Độ lớn và hướng gia tốc của thang máy là  ( g= 10m/s2)

A. a = 0,5m/s2, hướng thẳng đứng lên trên.             B. a = 0,5m/s2, hướng thẳng đứng xuống dưới.

C. a = 0,7m/s2, hướng thẳng đứng lên trên.             D. a = 0,7m/s2, hướng thẳng đứng xuống dưới.

C©u 20: Một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trâi Đất ở độ cao bằng bán kính R của Trái Đất. Cho  R = 6 400 km và gia tốc trọng trường mặt đất là 10 m/s2. Tốc độ dài của vệ tinh nhân tạo là

A. 5 km/h.                    B. 5,5 km/h.                        C. 5,66 km/s.                       D. 6km/s

C©u 21: Lực quán tính li tâm xuất hiện trong hệ qui chiếu

A. Quán tính

B. Phi quán tính chuyển động thẳng với gia tốc

C. Phi quán tính chuyển động quay

D. Phi quán tính có chuyển động quay và vật có chuyển động với vận tốc  so với hệ qui chiếu phi quán tính có chuyển động quay này.

C©u 22: Một vật khối lượng 0,5kg móc vào lực kế treo trong buồng thang máy. Thang máy đi xuống và được hãm với gia tốc 1m/s2. Số chỉ của lực kế là ( g= 10m/s2)

A. 4,0N                        B. 4,5N                               C. 5,0N                               D. 5,5N

C©u 23: Cho hệ vật như hình vẽ; với m1 = 3kg ( nằm trên mặt phẳng nghiêng), m2 = 1kg. Hệ số ma sát giữa m1 và mặt phẳng nghiêng là μ = 0,1, góc α = 300 , g = 10m/s2. Dây không dãn. Bỏ qua khối lượng ròng rọc và dây nối. Tính gia tốc của vật và sức căng dây.

A. a = 0,6m/s2, T = 10,6N                                        B. a = 0,3m/s2, T = 10,6N

C. a = 0,6m/s2, T = 1,6N                                          D. a = 0,3m/s2, T = 1,6N

C©u 24: Chọn câu sai.

A. Hiện tượng tăng trọng lượng xảy ra khi trọng lượng biểu kiến lớn hơn trọng lượng của vật.

B. Hiện tượng giảm trọng lượng xảy ra khi trọng lượng lớn hơn trọng lượng biểu kiến của vật.

C. Hiện tượng mất trọng lượng xảy ra khi trọng lượng biểu kiến bằng  trọng lượng của vật.

D. Hiện tượng giảm trọng lượng xảy ra khi trọng lượng biểu kiến nhỏ hơn trọng lượng của vật

C©u 25: Một đoàn tàu đang chạy với  tốc độ 64,8km/h thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Tính gia tốc của đoàn tàu và quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh.

A. -0,5m/s2; 1500m     B. -0,15m/s2 ; 1080m          C. -0,15m/s2 ; 1800m         D. -0,5m/s2 ; 1080m

C©u 26: Một xe ôtô đang chạy trên đường lát bê tông với vận tốc v0 = 72km/h thì hãm phanh. Quãng đường ôtô đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng hẳn là 40m. Hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường là (g =10m/s2)

A. m = 0,3.                    B. m = 0,4.                           C. m = 0,5.                           D. m = 0,6.

C©u 27: Một ô tô có khối lượng 1 tấn chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ 57,6 km/h. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất bằng bao nhiêu? Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g = 10 m/s2.

A. 11 760N.                 B. 6600N.                           C. 9600N.                           D. 4880N.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C©u 28: Cho cơ hệ như hình vẽ 1, khối lượng của các vật là m1 = 1000g, m2 = 1500g, bỏ qua mọi ma sát, sợi dây không dãn, khối lượng của dây và ròng rọc không đáng kể. Gia tốc chuyển động của hệ vật và lực tác dụng vào trục treo ròng rọc ( g=10m/s2 )

A. 0,2m/s2;  2,5(N).     B. 0,2m/s2;  4,5(N).            C. 2m/s2;  24(N).                D. 2m/s2; 12(N).

C©u 29: Một ôtô khối lượng 1,5tấn chuyển động thẳng đều trên đường. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và măt đường là 0,08. Lực phát động đặt vào xe là  ( g =10m/s2)

A. F = 1200N.              B. F > 1200N.                     C. F < 1200N.                     D. F = 1,200N.

C©u 30: Cầm một cái xô đựng nước và quay tròn nó trong mặt phẳng thẳng đứng, bán kính của vòng tròn là 1m. Phải quay với vận tốc nào để nước trong xô không đổ ra khi đi qua điểm cao nhất? Cho g ==10m/s2

A.  0,5 vòng/s           B.  0,5 vòng/s                   C.  5 vòng/s                     D.  5 vòng/s

 

----------------- HÕt 179 -----------------





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu